Đề tài Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở Tỉnh Hải Dương

Khi nhắc đến các cơ quan tư pháp người ta thường hay nhắc đến các cơ quan như Tòa án; Viện kiểm sát, trong khi đó cơ quan Thi hành án lại không hay được nhắc đến. Mặc dù không được nhắc đến nhiều nhưng cơ quan Thi hành án có vai trò rất quan trọng đến việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, việc Tòa án ban hành những bản án, quyết định công bằng đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhưng yêu cầu có tính quyết định là thực thi hiệu quả những bản án, quyết định đó theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án, qua quá trình thực tập ở địa phương em đã chọn đề tài “ Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu cho quá trình thực tập. Qua đó để có cái nhìn toàn diện nhất về công tác thi hành án dân sự tại địa phương. Chuyên đề thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan Thi hành án tỉnh Hải Dương và đặc biệt sự giúp đỡ của các cô, các chú nơi em thực tập là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Tỉnh Hải Dương. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, giới hạn trang viết bị hạn chế, đặc biệt đây là một đề tài nghiên cứu rất mới mẻ ở cấp độ chuyên đề thực tập nên bài viết của em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo hướng dẫn, các bạn đọc và độc giả quan tâm. Em xin chân thành cảm ơn!

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở Tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUYÊN ĐỀ Khi nhắc đến các cơ quan tư pháp người ta thường hay nhắc đến các cơ quan như Tòa án; Viện kiểm sát, trong khi đó cơ quan Thi hành án lại không hay được nhắc đến. Mặc dù không được nhắc đến nhiều nhưng cơ quan Thi hành án có vai trò rất quan trọng đến việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, việc Tòa án ban hành những bản án, quyết định công bằng đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhưng yêu cầu có tính quyết định là thực thi hiệu quả những bản án, quyết định đó theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thi hành án, qua quá trình thực tập ở địa phương em đã chọn đề tài “ Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở địa phương” làm đề tài nghiên cứu cho quá trình thực tập. Qua đó để có cái nhìn toàn diện nhất về công tác thi hành án dân sự tại địa phương. Chuyên đề thực tập của em được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ quan Thi hành án tỉnh Hải Dương và đặc biệt sự giúp đỡ của các cô, các chú nơi em thực tập là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Tỉnh Hải Dương. Do thời gian nghiên cứu hạn hẹp, giới hạn trang viết bị hạn chế, đặc biệt đây là một đề tài nghiên cứu rất mới mẻ ở cấp độ chuyên đề thực tập nên bài viết của em không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo hướng dẫn, các bạn đọc và độc giả quan tâm. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Đinh Thị Thu PHẦN II: QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN I. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH TÌM HIỂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN Quán triệt tinh thần và mục đích của kế hoạch thực tập, nhận thức rõ tầm quan trọng của khâu tìm hiểu và thu thập thông tin đối với việc viết chuyên đề thực tập, nên trong suốt quá trình thực tập tại Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương em đã vạch ra cho mình những định hướng, yêu cầu cụ thể để tìm hiểu và thu thập được nhiều thông tin nhất, đảm bảo chất lượng viết chuyên đề. Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi thực tập, đặc biệt sự giúp đỡ của Giám đốc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương, cơ quan Thi hành án tỉnh Hải Dương nên trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin em đã gặp rất nhiều thuận lợi. Để có được một cái nhìn tương đối khái quát về vấn đề mình chọn làm đề tài viết báo cáo thực tập, cụ thể ở đây là đề tài “ Thực tiễn tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án dân sự ở địa phương” thì công việc của em là tiếp xúc với hồ sơ vụ án mà cơ quan Thi hành án tỉnh đã thực hiện qua các năm. Việc nghiên cứu hồ sơ đòi hỏi phải thật cẩn thận, xem xét mọi góc độ, khía cạnh để tìm ra được bản chất của từng vụ việc cụ thể. Qua việc nghiên cứu hồ sơ cho em thấy được số liệu của các vụ mà cơ quan thi hành án tiếp nhận, trong đó số vụ việc phải tiến hành kê biên tài sản, số tài sản kê biên đã được bán và thanh toán tiền bán tài sản kê biên đó như thế nào. Song muốn việc nhìn nhận, đánh giá công tác tổ chức bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên được toàn diện thì còn phải cần đến những yếu tố thực tiễn. Mặc dù nơi em thực tập là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương nhưng rất may cho em là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và cơ quan Thi hành án (THA) tỉnh Hải Dương có mối quan hệ hết sức mật thiết về công việc cho nên đã nhiều lần em được xem xét việc thi hành án của các cô chú, anh chị tại cơ quan Thi hành án. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu, em đã được trực tiếp xem xét việc thi hành các bản án, quyết định của cơ quan thi hành án và trực tiếp được đến cơ sở để xem xét, giải quyết thi hành án. Đặc biệt em đã trực tiếp được xem việc kê biên tài sản để thi hành án và việc bán tài sản kê biên để thi hành án. Mặc dù vẫn chưa phải là nhiều nhưng những gì học hỏi được từ thực tiễn thì lại có ý nghĩa rất lớn và bổ ích. Được sự giúp đỡ của cơ quan nơi em thực tập là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương và cơ quan thi hành án tỉnh Hải Dương em đã được tiếp xúc với hồ sơ, trực tiếp tham gia gặp mặt đương sự đó là người phải thi hành án và người được thi hành án, được tham dự vào quá trình kê biên tài sản, tham dự vào quá trình bán đấu giá tài sản đã kê biên. Bên cạnh đó, để viết chuyên đề thực tập của mình thì việc tìm hiểu và thu thập thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách vở, báo chí cũng được chú trọng đến. Kết hợp với việc tiếp thu những ý kiến đóng góp về những kinh nghiệm thực tiễn của thủ trưởng cơ quan thi hành án, các chấp hành viên và của các anh chị của trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản để em hoàn thiện chuyên đề thực tập này. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN THU THẬP THÔNG TIN Phương pháp thu thập thông tin Phương pháp thu thập thông tin là yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin. Do đó, phải có phương pháp thu thập thông tin đúng đắn, hợp lý thì thông tin thu dược mới thực sự bổ ích. Trên cơ sở phương pháp luận Triết học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh lý luận chung về nhà nước và pháp luật, em đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau trong mỗi hoạt động thực tiễn của mình để việc thu thập thông tin đạt kết quả tốt. Các phương pháp được sử dụng như sau: Phương pháp quan sát kết hợp với phương pháp phân tích khi trực tiếp xuống cơ sở để thực hiện thi hành án, kê biên tài sản để thi hành án; phương pháp thống kê tổng hợp và phương pháp so sánh lại được dùng trong quá trình xem xét, nghiên cứu hồ sơ… tổng kết những gì đã thu thập được để rút ra được những kết luận chính xác. Đối với từng hoạt động cụ thể lại có những phương pháp thích hợp, nhưng việc áp dụng nó không cứng nhắc mà còn cần phải đòi hỏi những phương pháp khác để hỗ trợ cho việc tìm hiểu và thu thập thông tin. Qua đó cho em có cái nhìn khái quát nhất về việc bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên đó. Nguồn thu thập thông tin Công tác thi hành án dân sự tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Hải Dương nói riêng và các địa phương khác nói chung thường bao gồm nhiều công đoạn, nhiều phương pháp làm và tất nhiên các tài liệu ghi nhận các công đoạn đó luôn rất phong phú nếu không muốn nói là khá phức tạp. Chính vì vậy, để phục vụ cho việc viết chuyên để thực tập thì không phải mọi thông tin thu được đều có thể sử dụng mà cần phải có sự chọn lọc phù hợp cho đề tài. Vì vậy, xác định được đúng nguồn sẽ mang lại hiệu quả cho công tác thu thập thông tin, tránh được những nhầm lẫn cũng như là thiếu xót không đáng có. Những thông tin, số liệu trong chuyên đề này được em rút ra từ những nguồn chủ yếu sau đây: Báo cáo thi hành án năm 2008 của thi hành án tỉnh Hải Dương Hồ sơ thi hành án Báo cáo gửi sở tư pháp của thi hành án tỉnh Hải Dương Tạp chí Luật học, tạp chí Dân chủ và pháp luật Tin thi hành án dân sự của Cục thi hành án Bộ Tư pháp Báo cáo tổng kết công tác năm 2008 của trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 Một số website Các hoạt động cụ thể khác: + Xuống cơ sở xem xét khả năng thi hành án của đương sự + Bán tài sản kê biên, bán đấu giá tài sản kê biên. Các thông tin thu được Với yêu cầu của chuyên đề là thực tiễn việc bán tài sản đã kê biên và thanh toán tiền bán tài sản đã kê biên đó. Với các nguồn thông tin và phương pháp thu thập nêu trên thì các tư liệu mà em thu thập được như sau: ban đầu qua tìm hiểu sách báo, pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 em đã có cái nhìn khái quát về công tác thi hành án dân sự và bán tài sản kê biên, việc thanh toán tiền bán tài sản kê biên. Qua quá trình tìm hiểu thực tiễn em được biết số các vụ phải tiến hành kê biên và thực tiễn việc thanh toán số tiền đó. Như vậy những kiến thức em thu nhận được đầu tiên có thể kể đến là cái nhìn khái quát về hoạt động thi hành án, về việc kê biên tài sản để thi hành án và việc bán tài sản kê biên. Sau đó, qua quá trình tìm hiểu cả lý luận và thực tiễn em có những số liệu, những kiến thức thực tiễn về việc bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên. PHẦN III. KẾT QUẢ XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP ĐƯỢC Qua việc tìm hiểu và xem xét thực tế, em đã có cái nhìn ban đầu, khái quát về công tác THA và kê biên tài sản, sau đó là cái nhìn cụ thể về thực tiễn việc bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên. I. Nhận thức chung về Thi hành án dân sự và kê biên tài sản để THA Thi hành án dân sự Thi hành án là hoạt động tiếp theo của hoạt động nhằm thực thi các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực. Thực tiễn cuộc sống cho thấy, việc thi hành những bản án, quyết định công bằng, đúng pháp luật có ý nghĩa quan trọng nhưng yêu cầu có tính quyết định là thực thi hiệu quả những bản án, quyết định đó theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật để đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, xã hội và công dân. Nhìn lại lịch sử phát triển pháp luật thi hành án dân sự ở nước ta thì trước năm 1992 hoạt động thi hành án pháp luật được quy định tại Pháp lệnh Thi hành án năm 1989. Theo pháp lệnh này, ngoài chức năng xét xử tòa án còn được giao nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, việc tòa án vừa có chức năng xét xử vừa tổ chức thi hành những bản án, quyết định làm cho tòa án bị quá tải trong công việc. Trên cơ sở Hiến pháp 1992, đã ghi nhận sự ra đời vai trò của cơ quan thi hành án “Các bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành” điều 136 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. Vì vậy Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng hệ thống cơ quan thi hành án độc lập với hệ thống tòa án nhân dân. Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 đã bộc lộ những bất cập trước những đòi hỏi của quá trình đổi mới, để đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn và yêu cầu của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN sửa đổi của pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 đã thực sự tạo được những đổi mới đáng kể trong công tác thi hành án dân sự. Theo pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, những bản án, quyết định dân sự được thi hành bao gồm: “1. Những bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật là: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; đ) Quyết định của Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực thi hành; 2. Những bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật: a) Bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án để đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án.” Khi những bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cũng sẽ xảy ra hai trường hợp: thứ nhất, người phải thi hành án sẽ tự nguyện thi hành án theo điều 7 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004; thứ hai, người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án. Đối với những trường hợp không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành theo Điều 7 của pháp lệnh thi hành án dân sự. Pháp luật quy định rất cụ thể các biện pháp cưỡng chế thi hành, theo Điều 37 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 Chấp hành viên có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau đây: 1. Khấu trừ vào tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án; 2. Trừ vào thu nhập của người thi hành án; 3. Phong tỏa tài khoản, tài sản của người thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước; 4. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ; 5. Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác; 6. Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.” 2. Kê biên tài sản và bán tài sản kê biên Trước đây theo Pháp lệnh thi hành án 1993, biện pháp biện pháp kê biên tài sản là biện pháp đầu tiên trong số các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Nhưng hiện nay, theo pháp lệnh thi hành án dân sự 2004, biện pháp kê biên đứng thứ ba sau biện pháp: Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người thi hành án (điều 39) và biện pháp trừ vào thu nhập của người phải thi hành án (điều 40). Sở dĩ pháp luật quy định như vậy bởi vì hiện nay đời sống người dân của chúng ta không ngừng được cải thiện, rất nhiều người có tiền gửi vào tài khoản, thu nhập của người dân được nâng cao nên áp dụng các biện pháp này trước tiên là hoàn toàn đúng đắn. Hơn nữa biện pháp kê biên tài sản thường phức tạp hơn các biện pháp kia. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án là một trong 6 loại biện pháp cưỡng chế thi hành án được quy định cụ thể tại điều 41 pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004. Theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 thì quá trình kê biên tài sản như sau: “1. Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản nếu có căn cứ cho rằng tài sản đó là của người phải thi hành án kể cả quyền sử dụng đất hoặc tài sản đang do người thứ ba giữ, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh này” Giai đoạn tiếp theo của biện pháp này là định giá tài sản kê biên, được quy định tại điều 43 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004; bán tài sản kê biên được quy định tại điều 47 pháp lệnh. Theo đó, việc bán tài sản kê biên dược quy định rất rõ ràng cụ thể như sau: Cơ quan THA sẽ kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, đối với các loại tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên. Chấp hành viên bán động sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở xuống, trường hợp tài sản có giá trị dưới 500.000 đồng hoặc tài sản thuộc diện mau hỏng, chấp hành viên có thể tổ chức bán trong thời gian 5 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên. Giai đoạn cuối cùng của biện pháp này là thanh toán tiền bán tài sản để thi hành án. Theo điều 52 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 ta thấy : Thứ tự ưu tiên thanh toán áp dụng chung đối với số tiền thu được để thi hành án (tiền bán tài sản, tiền thu được của người phải thi hành án, tiền tạm giữ do cơ quan tố tụng chuyển sang…). Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí về thi hành án, trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày thu được, được thanh toán theo thứ tự quy định. II. THỰC TIỄN VIỆC BÁN TÀI SẢN KÊ BIÊN VÀ THANH TOÁN TIỀN BÁN TÀI SẢN KÊ BIÊN 1. Thực tiễn việc bán tài sản kê biên. Sau một thời gian làm việc với tinh thần nghiêm túc, xem khâu thu thập thông tin, số liệu là tiền đề quan trọng để có thể tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện về việc bán tài sản kê biên và thanh toán tiền bán tài sản kê biên, kết quả thu được là rất tốt, bao gồm: Nội dung Năm VỤ VIỆC TÀI SẢN Tổng số thụ lý thi hành án Đã thi hành xong Tổng số cưỡng chế Cưỡng chế kê biên tài sản Số tài sản đã kê biên Số bán được 2007 405 311 6 4 5 4 2008 343 196 5 4 4 3 Bảng số liệu về tình hình cưỡng chế và bán tài sản kê biên (số vụ việc) Như vậy, qua bảng số liệu trên em thấy tình hình bán tài sản kê biên tại cơ quan THA tỉnh Hải Dương như sau: Năm 2007: Theo thống kê của cơ quan thi hành án: - Có 6 vụ việc phải tiến hành cưỡng chế Thi hành án trong đó 4 vụ phải tiến hành kê biên tài sản để THA. Số tài sản phải kê biên để THA là 5 tài sản (trong đó, có 3 tài sản là động sản và 2 tài sản là bất động sản ) + Trong đó, số tài sản phải bán là 4 tài sản ( trong đó có 2 tài sản là động sản, 2tài sản là bất động sản) chiếm 80% so với tổng số tài sản kê biên để THA. + Số tài sản phải bán đấu giá là 2 tài sản. Trong đó có 2 tài sản là bất động sản động sản) Năm 2008: Theo thống kê của cơ quan thi hành án - Có 5 vụ việc phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế để THA trong đó có 4 vụ việc phải áp dụng biện pháp kê biên để THA. Số tài sản phải kê biên để THA là 4 tài sản + Trong đó, số tài sản phải bán là 3 tài sản (trong đó có 1 tài sản là động sản và 2 là bất động sản ) chiếm trên 70% so với tổng số tài sản kê biên để THA. + Số tài sản phải tiến hành bán đấu giá là 2 tài sản. Trong đó, có 2 tài sản là bất động sản Qua quá trình tìm hiểu tại cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Hải Dương, em nhận thấy thực tiễn việc cưỡng chế kê biên tài sản thường ít được tiến hành. Sở dĩ có điều đó bởi vì theo thẩm quyền thi hành án dân sự tỉnh việc thi hành các bản án, quyết định dân sự cũng ít hơn thành phố và các huyện trong tỉnh. Hầu như các vụ việc thường được giải quyết tại cơ quan THA của các huyện và thành phố Hải Dương chứ cơ quan THA tỉnh có ít vụ việc để giải quyết. Điều này có thể thấy qua quy định tại khoản 1 điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 về thẩm quyền ra quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan thi hành án cấp tỉnh như sau: “Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp tỉnh ra quyết định thi hành các bản án, quyết định sau đây: a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; b) Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền ra quyết định thi hành án của Thủ trưởng Cơ quan thi hành án cấp huyện nhưng do tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều huyện mà xét thấy cần thiết lấy lên để thi hành; c) Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao gửi cho cơ quan Thi hành án cấp Tỉnh; d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án nơi khác ủy thác; đ) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam”( khoản 1 điều 21, pháp lệnh Thi hành án năm 2004) Một số nguyên nhân nữa khiến cho việc kê biên tài sản ít được thực hiện kéo theo việc bán tài sản kê biên ít xảy ra là do các bên đương sự thỏa thuận được việc thi hành án, áp dụng biện pháp cưỡng chế khác ví dụ như các biện pháp:khấu trừ vào tài sản, trừ vào thu nhập của người phải THA…hoặc trường hợp người phải thi hành án không còn tài sản hoặc còn nhưng không thuộc diện phải thi hành án nên không thể áp dụng biện pháp cưỡng chế THA. Thực tiễn việc tổ chức bán tài sản kê biên của cơ quan THA tỉnh Hải Dương như sau: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật về việc bán tài sản kê biên, quy định về bán đấu giá tài sản và hệ thống bổ trợ tư pháp ( các trung tâm bán đấu giá), để đảm bảo sự khách quan trong việc bán tài sản, đồng thời tạo sự chủ động cho Chấp hành viên, Điều 47 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 quy định hai phương thức bán tài sản kê biên. Theo đó, các chấp hành viên tại THA tỉnh Hải Dương tiến hành bán tài sản kê biên theo những phương thức sau: + Thứ nhất: Kí hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, đối với các loại tài sản kê biên là bất động sản, bao gồm cả quyền sử dụng đất hoặc động sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên. Thực tiễn trong thời gian qua, cơ quan THA tỉnh Hải Dương và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản có nhiều hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản. Năm 2007, cơ quan THA kí 2 hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trong đó có 2 tài sản là bất động sản Năm 2008, cơ quan THA kí 2 hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Trong đó có 2 tài sản là bất động sản Trong trường hợp này, cơ quan dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Hải Dương đã tiến hành bán tài sản kê biên theo quy định của NĐ 05/ 2005 / NĐ-CP. Theo đó, phải thực hiện các thủ tục bán đấu giá tài sản theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể là các thủ tục như: định giá tài sản, lập kế hoạch bán đấu giá tài sản, thông