Bảo hiểm là một sự cam kết bồ thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Bảo hiểm xuất nhập khẩu là bảo hiểm mà có đối tượng bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu.
Người được bảo hiểm là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tốn thất xảy ra. Người bảo hiểm có thể là công ty nhà nước hay của tư nhân.
Người được bảo hiểm là người có lợi ích bào hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nopojphis bảo hiểm. Trong cáchợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì người được bảo hiểm có thể là người xuất khẩu, người nhập khẩu.
21 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3823 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng bảo hiểm xuất nhập khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA NGÂN HÀNG
BỘ MÔN THANH TOÁN QUỐC TẾ
&
BÀI THẢO LUẬN CHỦ ĐỀ 9
THực trạng bảo hiểm xuất nhập khẩu của việt nam
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 12
Vương Thị Huyền (Nhóm trưởng)
Phạm Đức Nam
Vũ Thị Lý
Nguyễn Ngọc Sơn
Đào Thị Nhân
Lê Tiến Hưng
Nguyễn Thị Loan
Vũ Văn Hiệu
Nguyễn Cơ Thạch
Lê Văn Hậu
MỤC LỤC
Sơ lược về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Khái niệm
Bảo hiểm là một sự cam kết bồ thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Bảo hiểm xuất nhập khẩu là bảo hiểm mà có đối tượng bảo hiểm là hàng hóa xuất nhập khẩu.
Người được bảo hiểm là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tốn thất xảy ra. Người bảo hiểm có thể là công ty nhà nước hay của tư nhân.
Người được bảo hiểm là người có lợi ích bào hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nopojphis bảo hiểm. Trong cáchợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thì người được bảo hiểm có thể là người xuất khẩu, người nhập khẩu.
Đặc điểm
Hàng hóa xuất ra và nhập vào đều phải đi qua các cửa khẩu biên giới quốc gia. Vì vậy, nó phải tuân thủ các quy chế của từng quốc gia về số lượng, chủng loại hàng hóa, phải chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan, của cơ quan kiểm dịch.
Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các cá nhân, các tổ chức thương mại giữa các nước đều phải thực hiện theo hợp đồng mua bán ngoại thương. Hợp đồng này đồng thời phải theo đúng thông lệ quốc tế và những quy định của quốc gia của người bán và người mua. Trong hợp đồng phải quy định về quy cách, phẩm chất, số lượng, ký mã hiệu, đóng gói bao bì, giá cả, cước vận chuyển, phí bảo hiểm, đồng tiền thanh toán, .. theo thỏa thuận giữa bên mua và bên bán.
Hàng hóa được vận chuyển theo thông lệ quốc tế phải mua bảo hiểm. Việc mua bảo hiểm phải được thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm có thể thực hiện giữa bên mua hoặc bên bán với cơ quan bảo hiểm. Nếu người bán hàng mua bảo hiểm, có thể nhượng lại quyền lời bảo hiểm bằng cách kí nhận cho người mua hàng để khi hàng nhập khẩu nếu bị tổn thất gì thì có thể đòi cơ quan bảo hiểm bồi thường.
Hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau theo hợp đồng. Người vận chuyển hàng hóa cũng đồng thời là người giao hàng cho người mua. Do đó, người vận chuyển có trách nhiệm rất cao trong việc bảo đảm an toàn cho số hàng hóa được vận chuyện. Để có những chứng cứ về mối ràng buộc trách nhiệm, khi vận chuyển hàng hóa pahri có vận đơn (trong đó thể hiện bằng chứng của hợp đồng chuyên chở), bằng chứng về quyền sở hữu hàng hóa và bằng chứng hoàn thành nhiệm vụ chuyên chở và giao hàng theo đúng hợp đồng mua bán.
Vai trò của bảo hiểm
Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất.
Bù đắp thiệt hại, khắc phục tổn thất là tác dụng chủ yếu của bảo hiểm và cũng xuất phát chính từ nhu cầu này mà bảo hiểm đã ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến khả năng bồi thường khi có tổn thất xảy ra, và vai trò của các công ty bảo hiểm là cung cấp các loại dịch vụ đặc biệt nhằm khôi phục khả năng vật chất, tài chính như trước khi xảy ra rủi ro, hoặc bồi thường cho người thụ hưởng trong hợp đồng bảo hiểm con người.
Tăng cường công tác đề phòng và hạn chế tổn thất
Bên cạnh khả năng giải quyết các hậu quả của rủi ro, bảo hiểm còn góp phần thực hiện một nội dung trong các biện pháp rủi ro. Đó là đề phòng và hạn chế mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy. Nhờ đó, những thiệt hại đáng tiếc về người và tài sản được giảm thiểu và những hậu quả về kinh tế - xã hội cũng được chủ động phòng tránh.
Sử dụng hiệu quả những khoản tiền nhàn rỗi, tạo được nguồn vốn lớn để đầu tư vào lĩnh vực khác
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, người ta luôn phai tính đến những rủi ro có thể gặp phải, và luôn muốn chủ động trong tình uống xấu nhất. Việc tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư.
Tăng thu ngân sách nhà nước
Hàng năm, thông qua việc nộp thuế, bảo hiểm đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, bảo hiểm đã góp phần tiết kiệm cho ngân sách thông qua việc tốt khâu phòng ngừa và hạn chế tổn thất, giúp bảo vệ tối đa tài sản công cộng, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại đáng tiếc. Điều này giúp nhà nước giảm bớt chi tiêu những khoản lớn để bù đắp những tổn thất như phải xây dựng đường xá, cầu cống, nhà xưởng, cong trình… ngoài ra, một thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ chức mua bảo hiểm của công ty bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
Tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh
Khi kinh doanh ngày càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì người ta càng có nhu cầu được đảm bảo an toàn cho tương lai. Môi trường kinh doanh cũng như môi trường xã hội đang dần xuất hiện những rủi ro mới. Những rủi ro thiên nhiên như bão lũ, hạn hán, cháy rừng tự nhiên… đang trở lên hết sức phức tạp. Thế giới đang biến triển hết sức phức tạp, khó đoán như chiến tranh, khủng bố, xung đột. trong tình hình như vậy, bảo hiểm chính là một giải pháp hữu hiệu, góp phần tích cực tạo ra tâm lý an tâm trong kinh doanh trong cuộc sống cho con người.
Các loại bảo hiểm trong xuất nhập khẩu
Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, một trong những cách thức phân chia thường gặp là phân chia theo phương thức vận tải. Là một khẩu song hành và rất quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu nên bảo hiểm cũng được phân chia rất phổ biến theo phương thức vận tải. Chủ yếu các loại bảo hiểm tập trung vào bảo hiểm hàng hóa vận tải bằng đường biển và vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
Theo đó bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng đối với các hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng đông lạnh, thịt đông lạnh… còn đối với các hàng hóa có lô nhỏ, đòi hỏi giao ngay, an toàn và chính xác, có giá trị cao, có cự ly vận chuyển dài thường được vận chuyển bằng đường hàng không sẽ được bảo hiểm đường hàng không.
Ngoài ra đối với từng loại bảo hiểm theo các phương thức lại chia ra các loại bảo hiểm khác nhau với các đặc điểm như:
Bảo hiểm hàng hóa XNK theo các điều khoản loại A, B, C
Theo các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ICC 1/11982 (Institute Cargo Clauses - điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành và được sử dụng rộng rãi trên thế giới), BIC chịu trách nhiệm bảo hiểm cho những rủi ro dưới đây, trừ những trường hợp loại trừ.
Bảng so sánh các rủi ro được/ không được bảo hiểm
Rủi ro
ICC (A)
ICC (B)
ICC (C)
Cháy và nổ
V
V
V
Tàu/ phương tiện vận chuyển mắc cạn, đắm, lật úp
V
V
V
Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh
V
V
V
Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước
V
V
V
Dỡ hàng tại cảng lánh nạn
V
V
V
Động đất, núi lửa phun, sét đánh
V
V
X
Hy sinh tổn thất chung
V
V
V
Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước cuốn khỏi tàu
V
V
V
Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu, xà lan, hầm tàu, container hoặc nơi chứa hàng
V
V
X
Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp/ dỡ hàng
V
V
X
Tổn thất chung và chi phí cứu hộ
V
V
V
Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng
V
X
X
Bảo hiểm trách nhiệm người vận tải hàng xuất nhập khẩu (shipping line / consol):
• Giới hạn tất cả các yêu cầu bồ thường về tổn thất và hư hỏng xảy ra trong vòng 1 năm.
• Giới hạn trách nhiệm của người vận tải về tổn thất, hư hỏng theo thông lệ quốc tế (tính theo trọng lượng hoặc đơn vị).
• Không bao gồm “các rủi ro khác” (bất khả kháng).
• Không thể mua bảo hiểm vào ngày bắt đầu vận tả.i
• Luôn có thể bị vượt quá/khấu trừ.
Bảo hiểm đình công đối với hàng hóa XNK
Các rủi ro được bảo hiểm là:
• Tổn thất hay hư hỏng đối với đối tượng được bảo hiểm gây ra bởi:
• Đình công, cấm công nhân hay những người tham gia vào việc gián đoạn lao động, nổi loạn hay bạo động dân sự.
• Bất kì kẻ khủng bố hay người nào hành động vì động cơ chính trị hoặc tôn giáo.
Ngoại trừ sự chậm trễ, làm biến đổi bản chất vốn có của hàng hóa được bảo hiểm và sự tổn thất hay hư hỏng gây ra bởi các hành động thù nghịch, có tính chất chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, bạo động dân sự hay phản đối có tính chất tương tự.
Bảo hiểm chiến tranh đối với hàng hóa XNK
Các rủi ro được bảo hiểm là:
- Chiến tranh, nội chiến, hành động thù địch gây chiến v.v...
- Thu giữ, tịch thu, bắt giữ do những hành động ở trên gây ra.
- Mìn, thủy lôi v.v...
Ngoại trừ:
- Tổn thất, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ bất kì việc sử dụng vũ khí hiếu chiến nào, hoặc chiến tranh sử dụng chất nổ hạt nhân hay vũ lực phản ứng hoặc phóng xạ nào.
- Chỉ áp dụng cho đoạn đường vận tải biển.
Thực trạng bảo hiểm hàng hóa XNK ở Việt Nam
Thực trạng xuất nhập khẩu ở Việt Nam thời gian qua
Trong những năm qua, xuất - nhập khẩu của Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của đất nước. Xuất - nhập khẩu tăng trưởng với nhịp độ bình quân khá cao về kim ngạch, đa dạng và phong phú về mặt hàng. Thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng.
Trong năm 2013, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong tháng 9/2013 đạt gần 22,46 tỷ USD, giảm 3,4% so kết quả thực hiện của tháng 8 trước đó; trong đó, xuất khẩu đạt 11,18 tỷ USD, giảm 6,2% và nhập khẩu là 11,27 tỷ USD, giảm nhẹ 0,4%. Với kết quả này, cán cân thương mại hàng hóa trong tháng 9 này của Việt Nam có mức thâm hụt nhẹ trị giá 88 triệu USD. Như vậy, tính từ đầu năm đến hết tháng 9 năm 2013, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 192,53 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, xuất khẩu đạt 96,27 tỷ USD, tăng 15,5% và nhập khẩu là 96,26 tỷ USD, tăng 15,1%. Kết quả là cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam khá cân bằng trong 3 quý tính từ đầu năm 2013.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại từ tháng 1/2013 đến hết tháng 9/2013
Ghi chú: Số liệu từ tháng 1 đến tháng 6/2013 là số liệu điều chỉnh, số liệu tháng 7,8 và 9 là số liệu sơ bộ.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong tình hình xuất nhập khẩu kể trên, có thể thống kê các nhóm hàng xuất khẩu chính bao gồm: Điện thoại các loại và linh kiện, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Hàng dệt may, Giày dép các loại, Dầu thô, Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, Thủy sản, Gỗ và sản phẩm gỗ, Cao su, Gạo, Hạt điều, Than đá.
Các nhóm hàng nhập khẩu chính bao gồm: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, Điện thoại các loại và linh kiện, Xăng dầu các loại, Nguyên vật liệu ngành dệt may, da, giày, Sắt thép các loại, Thức ăn gia súc và nguyên liệu, Phế liệu sắt thép, Chất dẻo nguyên liệu, Phân bón các loại, Ô tô nguyên chiếc…
Nhìn vào cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam, kết hợp với các điều kiện về tự nhiên, kinh tế kỹ thuật,… có thể thấy ngành xuất nhập khẩu đang từng bước phát triển và chủ yếu tập trung vào các hàng hóa thông thường được vận chuyển bằng phương thức vận tải đường biển. Một số mặt hàng có thể vận chuyển bằng đường hàng không nhưng còn nhiều hạn chế. Điều này phần nào cũng phản ánh được một phần nào việc sử dụng các loại hình bảo hiểm tương ứng đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thực trạng bảo hiểm hàng hóa XNK
2.2.1. Sơ lược thị trường bảo hiểm Việt Nam và bảo hiểm hàng hóa XNK thời gian qua
Tính đến nay, tổng số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường là 58 doanh nghiệp, trong đó gồm 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 15 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường bảo hiểm vẫn đạt được kết quả nhất định.
- Tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng toàn thị trường ước đạt 20.922 tỷ đồng, tăng 6,3%% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 11.767 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 2,2 %; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt 9.155 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2012.
- Tổng số tiền thực bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm 6 tháng năm 2013 ước là 8.551 tỷ đồng, trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước là 4.045 tỷ đồng; các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước là 4.506 tỷ đồng.
- Tổng số tiền đầu tư 6 tháng năm 2013 ước đạt 95.796 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp nhân thọ đạt khoảng 70.996 tỷ đồng, doanh nghiệp phi nhân thọ đạt khoảng 24.800 tỷ đồng.
- Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới uớc tính 6 tháng đầu năm 2013 là hơn 2.804 tỷ đồng, tăng 26,1%; tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm đạt hơn 231 tỷ, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2012. (Theo số liệu thống kê thị trường Cục quản lý, giám sát bảo hiểm – Bộ Tài chính)
Bảo hiểm trong xuất nhập khẩu nói chung hay bảo hiểm hàng hóa XNK nói riêng đề nằm trong bảo hiểm phi nhân thọ. 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ ước đạt 11.767 tỷ đồng, tăng 2,31% so với cùng kỳ năm 2012. Ước số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 6 tháng đầu năm 2013 là 4.506 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 38,29% cao hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2012 (35,32%).
Trong số doanh thu kể trên cần chú ý tới Bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu đạt doanh thu 1.795 tỉ đồng, giảm 3,67%. Số tiền đã bồi thường 830 tỉ đồng, chiếm 46% (chưa kể dự phòng bồi thường). Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đạt doanh thu 1.927 tỉ đồng, tăng trưởng 6,2%.. Tỉ lệ đã bồi thường chiếm 27% tương đương 516 tỉ đồng.
Để có cái nhìn khách quan hơn về bảo hiểm trong xuất nhập khẩu, nhóm đi vào nghiên cứu thực tế quy trình thực hiện các công tác triển khai của bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu của đại đa số các doanh nghiệp hiện nay.
2.2.2. Thực trạng các quy trình các công tác triển khai bảo hiểm hàng hóa trong xuất nhập khẩu
a/ Công tác khai thác tìm kiếm khách hàng
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu là một trong những nhiệm vụ truyền thống của các công ty kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Hiện nay với sự tham gia kinh doanh của 29 công ty làm cho quá trình cạnh tranh diễn ra hết sức sôi động và gay găt. Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường không những giảm mạnh mà các công ty còn không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng, với vai trò là người tư vấn và là nhà bảo hiểm. Hầu hết các công ty bảo hiểm hiện nay đều rất coi trọng việc giữ lại số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm cũ thông qua tiếp tục hợp đồng hàng năm đồng thời tích cực chủ động tìm kiếm và khai thác khách hàng mới trong mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Trình độ năng lực nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên bảo hiểm ngày một nâng cao giúp cho quá trình tư vấn, phân tích đánh giá rủi ro đưa ra các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất có hiệu quả. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu thường bảo hiểm lô hàng có giá trị rất lớn nên việc tái bảo hiểm là vô cùng quan trọng.
Công tác khai thác bảo hiểm là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp. Khai thác được coi như là đầu vào cho hoạt động sản xuất tạo ra lợi thế thương mại cuối cùng cho doanh nghiệp, nó quyết định đến sự sống còn của công ty. Doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh dịch vụ tài chính không có hoạt động sản xuất nên họ chủ yếu tập trung vào khai thác thị trường. Nếu các công ty khai thác tốt tức là bán được nhiều hợp đồng bảo hiểm mang lại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần, nâng cao vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm. Chính vì tính chất quan trọng của khâu khai thác mà hầu hết các công ty bảo hiểm phải lập ra các chiến lược khai thác. Công việc khai thác càng trở nên khó khăn hơn trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Vào đầu năm các nhân viên của phòng bảo hiểm hàng hải phải thu thập được thông tin về kim ngạch xuất khẩu qua đó sẽ tập hợp số liệu để lập kế hoạch khai thác và định mức thu phí trong năm của các đối tượng. Đối với khách hàng mới thì các cán bộ phải tìm cách tiếp cận để tìm hiều về ngành hàng, cách thức đóng gói chất xếp, luồng vận chuyển. Các nhân viên phải tìm cách tiếp cận được với những khách hàng này cho họ thấy sự hiện diện của công ty và giúp họ hiểu hơn về sản phẩm mà công ty có thể cung cấp. Thông qua tư vấn giúp đỡ các công ty xuất nhập khẩu lựa chọn điều kiện bảo hiểm phù hợp. Đối với khách hàng cũ, các khách hàng truyền thống, các nhân viên phải thuyết phục được họ tiếp tục hợp đồng một cách tự nguyện. Lượng khách hàng truyền thống này sẽ đảm bảo cho công ty một doanh thu ổn định. Một công ty bảo hiểm có lượng khách hàng truyền thống chiếm tỷ lệ cao chứng tỏ chất lượng dịch vụ của công ty là rất tốt và biểu phí phù hợp.
b/ Công tác giám định và bồi thường tổn thất
Ngay sau khi nhận được thông báo tai nạn, tổn thất từ khách hàng qua bất cứ hình thức nào, công ty bảo hiểm phải cử ngay nhân viên thu thập thông tin ban đầu liên quan đến tổn thất và mở sổ theo dõi tổn thất, sổ nhận khai báo tổn thất.
Quy trình giám định bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:
Nhận yêu cầu giám định
Thực hiện giám định
Thông báo kết quả giám định
Lập biên bản giám định và lập hồ sơ giám định
Thu phí giám định
Nhận yêu cầu giám định:
Khi phát hiện ra tổn thất người được bảo hiểm phải gửi ngay giấy yêu cầu giám định đến công ty bảo hiểm, yêu cầu ban đầu có thể bằng điện thoại nhưng sau đó phải bổ sung giấy yêu cầu chính thức theo mẫu để lưu vào tập hồ sơ giám định. Đồng thời người yêu cầu giám định phải bổ sung đầy đủ các giấy tờ có liên quan cần thiết. Dựa trên các chứng từ thu thập được, giám định viên phân tích yêu cầu giám định, xem xét các điều kiện bảo hiểm, loại hàng hóa, phương thức đóng gói, phương tiện vận chuyển… để đánh giá sơ bộ tổn thất có được bảo hiểm hay không, có thuộc phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm không. Nếu tổn thất không được bảo hiểm hoặc có thể khẳng định ngay không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì phải trả lời ngay cho khách hàng để khách hàng có biện pháp thích hợp đối với hàng hóa của mình, tránh tổn thất hàng hóa phát sinh. Nếu tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm hoặc trách nhiệm bảo hiểm chưa xác định được ngay hoặc phạm vi bảo hiểm chưa rõ ràng, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành các công việc tiếp theo.
Thực hiện giám định:
Việc giám định có thể do công ty tự tổ chức giám định hoặc thuê các công ty giám định chuyên nghiệp. Giám định viên cần phải phối hợp với các bên liên quan để thu thập thông tin, xét nghiệm hiện trường một cách chính xác. Các giấy tờ có liên quan đến vụ giám định thường gồm:
Giấy chứng nhận bảo hiểm
Vận đơn B/L
Chi tiết đóng gói P/L
Hóa đơn mua hàng Invoice
Hợp đồng mua bán Sale Contract
Giấy chứng nhận phẩm chất
Biên bản hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ do tàu gây nên
Sơ đồ xếp hàng
Nhật ký hàng hải
Giấy chứng nhận kín chắc hầm tàu trước khi xếp hàng
Giấy chứng nhận vệ sinh hầm tàu trước khi xếp hàng
Giấy chứng nhận ôn độ.
Công tác giám định tại hiện trường: Giám định viên cùng đại diện của chủ tàu, chủ hàng đến nơi hàng tổn thất để tiến hành giám định.
Kiểm tra miệng hầm:
+ Xem xét tình trạng niêm chì, ký hiệu niêm chì, vị trí cặp chì
+ Cách che đậy miệng hầm, tình trạng miệng hầm.
Kiểm tra hàng trước khi dỡ hàng, xem xét tình trạng hàng xếp mặt trên
Kiểm tra tình hình chèn lót, sắp xếp hàng, thông gió, thiết bị của tàu và các yếu tố có thể gây nên tổn thất.
Nếu thấy hàng ướt phải xem ngay ống dẫn nước, dẫn dầu, đường thông gió, hàng lỏng xung quanh.
Nếu hàng bị rách vỡ phải kiểm tra khả năng do dụng cụ xếp dỡ hàng xuống tàu, cách chèn lót sắp xếp của tàu, bao bì đóng gói, khả năng va chạm của tàu.
Giám định bên ngoài kiện hàng: kiểm tra ký m