Tỷ số giới tính khi sinh bình thường ở mức 105 bé trai /100 bé gái. Do mức độ chết của của con trai lớn hơn mức độ chết của con gái nên tỷ số giới tính theo độ tuổi giảm dần và đến một độ tuổi nào đó tỷ số giới tính nhỏ hơn 100. Ở các nhóm tuổi càng cao thì tỷ số giới tính càng thấp. Các số liệu trong Bảng 3.4 cho thấy, tỷ số giới tính của nhóm tuổi 0-4 đã cao một cách bất thường chủ yếu là do tỷ số giới tính khi sinh đã gia tăng, nhất là trong 5 năm gần đây (UNFPA, 2009). Có lẽ do tỷ số giới tính khi sinh gia tăng trong thời gian qua nên tỷ số giới tính dân số dưới 15 tuổi cũng khá cao: 106,9. Trong khi đó, tỷ số giới tính của dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) đang ở mức khá cân bằng là 99.0. Ngoài ra, dường như đã có sự thiếu hụt không bình thường về nam giới trong các nhóm tuổi 20-24 và 25-29 và ở mức độ nhỏ hơn là các nhóm tuổi 15-19 và 25-29 trong số liệu của năm 2009.
15 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4130 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng cơ cấu dân số về giới của Việt Nam qua 4 cuộc tổng điều tra dân số - Từ đó so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ Và Tên:TẠ TIẾN ĐẠT MSV:553341
ĐỀ TÀI: Thực trạng cơ cấu dân số về giới của Việt Nam qua 4 cuộc tổng điều tra dân số. Từ đó so sánh với một số nước trong khu vực và trên thế giới.
I, Cơ cấu dân số về giới của Việt Nam
Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-2009 là 85.789.573 người gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%).
Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-1999 là 76.323.173 người gồm 37.469.117 nam (chiếm 49,08%) và 38.854.056 nữ (chiếm 50,09%).
Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-4-1989 là 64.411.713 người gồm 31.243.993 nam (chiếm 48,5%) và 33.167.720 nữ (chiếm 51,5%).
Tổng số dân của nước ta vào 0 giờ ngày 1-10-1979 là 52.741.766 người gồm 25.658.869 nam (chiếm 48,65%) và 27.082.897 nữ (chiếm 51,35%)
Nguồn:Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 phần I, biểu I, tr3 - THE 2009 VIETNAM POPULATION AND HOUSING CENSUS: COMPLETED RESULTS , part I, table 1,page 3
Dân số cả nước tại thời điểm 1/4/1999 phân theo vùng phân theo giới tính.
Người
Tổng số
Chia ra
Thành thị
Nông thôn
Nam
37469117
8825112
28644005
Đồng bằng sông Hồng
8198917
1626168
6572749
Đông Bắc
4387439
790319
3597120
Tây Bắc
1113850
135483
978367
Bắc Trung Bộ
4909826
619543
4290283
Duyên hải Nam Trung Bộ
3185934
857949
2327985
Tây Nguyên
2054014
552361
1501653
Đông Nam Bộ
5736887
2910834
2826053
Đồng bằng sông Cửu Long
7882250
1332455
6549795
Nữ
38854056
9251711
29602345
Đồng bằng sông Hồng
8634920
1670199
6964721
Đông Bắc
4439219
788270
3650949
Tây Bắc
1112522
134486
978036
Bắc Trung Bộ
5097873
641752
4456121
Duyên hải Nam Trung Bộ
3342147
896792
2445355
Tây Nguyên
2005914
551437
1454477
Đông Nam Bộ
5973036
3119126
2853910
Đồng bằng sông Cửu Long
8248425
1449649
6798776
Nguồn:tổng cục thống kê-Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999-trang 43.
Bảng 2 - Dân số Việt Nam 1979 Dân số Việt Nam 1989
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
0-4
3946
3766
7.48
7.14
0-4
4646
4364
7.21
6.78
5-9
3929
3762
7.45
7.13
5-9
4404
4177
6.84
6.49
10-14
3632
3407
6.89
6.46
10-14
3876
3651
6.02
5.67
15-19
2954
3061
5.60
5.80
15-19
3377
3444
5.24
5.35
20-24
2281
2601
4.32
4.93
20-24
2880
3120
4.47
4.84
25-29
1742
1976
3.30
3.75
25-29
2696
2971
4.19
4.61
30-34
1177
1315
2.23
2.49
30-34
2264
2469
3.52
3.83
35-39
967
1104
1.83
2.09
35-39
1551
1774
2.41
2.75
40-44
919
1085
1.74
2.06
40-44
1039
1196
1.61
1.86
45-49
995
1114
1.89
2.11
45-49
882
1083
1.37
1.68
50-54
825
902
1.56
1.71
50-54
865
1077
1.34
1.67
55-59
681
873
1.29
1.66
55-59
922
1045
1.43
1.62
60-64
541
663
1.03
1.26
60-64
714
861
1.11
1.34
65-69
419
560
0.79
1.06
65-69
537
701
0.83
1.09
70-74
284
434
0.54
0.82
70-74
326
481
0.51
0.75
75-79
183
313
0.35
0.59
75-79
211
354
0.33
0.55
80-84
64
136
0.12
0.26
80-84
95
195
0.15
0.30
85+
40
91
0.08
0.17
85+
48
110
0.07
0.17
Tổng số
25579
27163
48.49
51.49
Tổng số
31333
33073
48.65
51.35
Nguồn:Tổng cục thống kê 1/10/1979-tr46
Tổng cục thống kê 1/4/1989-tr50
Bảng 4: Tỷ số giới tính khi sinh chia theo thành thị/nông thôn giai đoạn 1999-2009
Năm
1999
2006
2007
2008
2009
Toàn quốc
107
109.8
111.6
112.1
110.5
Thành thị
-
109
112.7
114.2
110.6
Nông thôn
-
110
111.3
111.4
110.5
Nguồn: Kết quả tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam 2009, TCTK.
Nguồn:Tổng cục thống kê-Tổng điều tra dân số và nha ở 1/4/2009-Trang 54
Tỷ số giới tính khi sinh bình thường ở mức 105 bé trai /100 bé gái. Do mức độ chết của của con trai lớn hơn mức độ chết của con gái nên tỷ số giới tính theo độ tuổi giảm dần và đến một độ tuổi nào đó tỷ số giới tính nhỏ hơn 100. Ở các nhóm tuổi càng cao thì tỷ số giới tính càng thấp. Các số liệu trong Bảng 3.4 cho thấy, tỷ số giới tính của nhóm tuổi 0-4 đã cao một cách bất thường chủ yếu là do tỷ số giới tính khi sinh đã gia tăng, nhất là trong 5 năm gần đây (UNFPA, 2009). Có lẽ do tỷ số giới tính khi sinh gia tăng trong thời gian qua nên tỷ số giới tính dân số dưới 15 tuổi cũng khá cao: 106,9. Trong khi đó, tỷ số giới tính của dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) đang ở mức khá cân bằng là 99.0. Ngoài ra, dường như đã có sự thiếu hụt không bình thường về nam giới trong các nhóm tuổi 20-24 và 25-29 và ở mức độ nhỏ hơn là các nhóm tuổi 15-19 và 25-29 trong số liệu của năm 2009.
Đồ thị về tỷ số giới tính theo nhóm tuổi cho thấy có thay đổi một cách bất thường (lõm xuống) trong những nhóm tuổi này. Điều này có thể do có sự khai báo thiếu nam giới của những nhóm tuổi này. Hiện tượng này có thể thấy rõ không chỉ ở số liệu của cuộc Tổng điều tra năm 2009 mà ở số liệu tổng điều tra dân số của tất cả các năm. Tỷ số giới tính của nhóm tuổi 20-24 của tất cả các cuộc tổng điều tra đều giảm một cách đột ngột so với nhóm tuổi 15-19, đặc biệt là so với tỷ số giới tính của cùng thế hệ trong cuộc tổng điều tra dân số trước đó.
Nguồn:Tổng cục thống kê-tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009-Trang 55
Tỷ số giới tính khi sinh của nhóm 10-14 tuổi năm 1999 là 105,5 con trai trên 100 con gái, đây là một tỷ số giới tính khá bình thường. Sau 10 năm, những người thuộc nhóm tuổi này sẽ chuyển thành nhóm 20-24 tuổi năm 2009 và do mức độ chết của nam thường cao hơn của nữ nên tỷ số giới tính của nhóm 20-24 năm 2009 có thể giảm đi đôi chút so với khi còn ở nhóm tuổi 10-14 năm 1999. Tuy nhiên, tỷ số giới tính của nhóm này năm 2009 đã đột ngột giảm xuống chỉ còn 101.8 con trai trên 100 con gái. Nếu như tác động của di dân quốc tế là không đáng kể thì có thể đã có sự thiếu hụt trong điều tra nam giới thuộc nhóm tuổi 20-24 trong cuộc tổng điều tra dân số 2009. Điều tương tự cũng đã xảy ra khi so sánh tỷ số giới tính của nhóm 20-24 tuổi năm 1999 so với nhóm tuổi 10-14 năm 1989 cũng như khi so sánh nhóm tuổi 20-24 năm 1989 với nhóm tuổi 10-14 năm 1979 (cùng thế hệ).
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh phân theo vùng
Số bé trai/100 bé gái
2005
2007
2008
2009
Sơ bộ 2010
CẢ NƯỚC
105.6
111.6
112.1
110.5
111.2
Đồng bằng sông Hồng
109.3
110.8
119.0
115.3
116.2
Trung du và miền núi phía Bắc
101.8
109.1
114.2
108.5
109.9
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
104.7
112.4
108.2
109.7
114.3
Tây Nguyên
108.5
117.3
116.7
105.6
108.2
Đông Nam Bộ
106.8
117.5
116.8
109.9
105.9
Đồng bằng sông Cửu Long
103.8
107.9
102.8
109.9
108.3
Nguồn:
Năm 2005, tỷ lệ giới tính khi sinh là 105,6 bé trai/100 bé gái, năm 2007 là 111,6/100 và năm 2009 là 110,5/100. Hầu hết các vùng dân cư đều có sự chênh lệch ở mức báo động, mà cao nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng, tỷ lệ hiện là 115,3/100, và tỉnh có sự chênh lệch giới tính cao nhất là Hưng Yên: 130,7 bé trai/100 bé gái.
Đây là sự chênh lệch rất cao bởi mức sinh tự nhiên trung bình chỉ trong khoảng 103 đến 107/100
Tỷ số giới tính của Việt Nam liên tục giảm, từ 98 nam trên 100 nữ năm 1931 xuống chỉ còn 94,2 nam trên 100 nữ năm 1989. Nguyên nhân chính của tình trạng này là nam giới có mức tử vong trội hơn và chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến tranh trong các thời kỳ 1946-1954 (kháng chiến chống Pháp), 1955-1975 (kháng chiến chống Mỹ) và chiến tranh biên giới 1978-1979. Sau chiến tranh,ảnh hưởng của chiến tranh đã giảm dần và tỷ số giới tính khi sinh cũng tăng khá nhanh trong mấy năm gần đây,cùng sự phát triển kinh tế - xã hội, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam đã trở nên cân bằng hơn, tăng từ 94,2 nam trên 100 nữ năm 1989 lên 96,4 nam trên 100 nữ năm 1999 và 97,6 nam trên 100 nữ năm 2009
Dân số trung bình phân theo giới tính (*)
Bảng: Số nam của các vùng trong cả nước.(1)
Bảng:Số nữ của các vùng trong cả nước.(2)
(1),(2)Nguồn: TCTK. Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2008
Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009
.
Bảng: Tỉ lệ nam/100 nữ của các vùng trong cả nước
Đơn vị: Nam/100 nữ
1999
2009
CẢ NƯỚC
96.4
97.6
Đồng Bằng Sông Hồng
95.71948
96.80685
Trung Du và miền núi phía Bắc
98.61163
99.32141
Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung
96.4394
97.80228
Tây Nguyên
102.5566
102.0724
Đông Nam Bộ
96.01404
95.05638
Đồng Bằng Sông Cửu Long
96.04855
98.76694
Nguồn:Tự tính toán từ số nam và nữ ở hai bảng trên.
Hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có mức tăng dân số nhanh hơn mức bình quân chung của cả nước, song tỷ số giới tính của Tây Nguyên năm 2009 là 102,07 cao hơn tỷ số giới tính chung của cả nước, còn Đông Nam Bộ là 95,05 thấp hơn tỷ số giới tính chung của cả nước.
Điển hình và rõ nét nhất về tỷ số giới tính thấp là vùng Đông Nam Bộ. Ở đây tỷ lệ tăng dân số hàng năm đã cao hơn rất nhiều, nhưng tỷ số giới tính năm 2009 lại thấp hơn đáng kể so với mức bình quân chung của cả nước. Bởi vì, thứ nhất là Đông Nam Bộ có thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước và chiếm tới 51% tổng dân số của cả vùng, thành phố này luôn có tỷ số giới tính thấp nhất cả nước trong cả 4 cuộc Tổng điều tra dân số vừa qua (90,2 nam/100 nữ vào năm 1979, 88,4 nam/100 nữ vào năm 1989, 92,8 nam/100 nữ vào năm 1999 và 92,7 nam/100 nữ vào năm 2009); thứ hai, luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào 3 tỉnh thu hút dân lớn cả nước thuộc vùng Đông Nam Bộ là thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu luôn có số nữ nhiều hơn số nam.
II, So sánh cơ cáu về giới với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Theo ước lượng của Liên hợp quốc thì những nước phát triển như Nga, Pháp, Thuỵ Sỹ, Bỉ, Tây Ban Nha, Mỹ… đều có tỷ số giới tính thấp, còn những nước đang phát triển như Pakistan, Bangladesh, Dominicana, Công Gô… đều có tỷ số giới tính cao (Hình 3.22). Trung Quốc, Ấn Độ tuy kinh tế tương đối phát triển nhưng lại thuộc những nước khá phổ biến hiện tượng lựa chọn giới tính thai nhi cũng như lựa chọn giới tính trẻ em nên tỷ số giới tính khi sinh, tỷ số giới tính của trẻ em và tỷ số giới tính của toàn bộ dân số đều khá cao (tỷ số giới tính khi sinh của Trung Quốc thời kỳ 2005-2010 tới 120 bé trai trên 100 bé gái).
Trong số 10 nước ASEAN, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam hiện nay chỉ cao hơn Thái Lan, Campuchia và Malaysia (Hình 3.24).
NN:
Theo báo cáo của UNFPA, trình độ học vấn của người mẹ có liên quan tới tỷ số giới tính khi sinh. Trong đó, nhóm các bà mẹ có trình độ tiểu học và thấp hơn thì tỷ số giới tính khi sinh là 100 bé gái/107,1 bé trai; nhóm trình độ cao đẳng, đại học trở lên thì 100 bé gái/113,9 bé trai. Mặt khác, sự mất cân bằng giới tính khi sinh cũng tùy thuộc vào vị thế kinh tế xã hội của hộ gia đình và số lượng con. Nhóm dân số nghèo nhất thường có tỷ số giới tính khi sinh rất gần với mức bình thường, nhóm dân số giàu thì tỷ số giới tính khi sinh là 100 bé gái/112 bé trai. (Các số liệu của năm 2009)
Mong muốn có con trai là tâm lý lâu đời, chưa kể giá trị lao động của nam giới ở một số vùng được đánh giá là cao hơn phụ nữ. ví dụ: ở những miền sông nước, miền biển.
Ngày nay, sự tiên tiến của các kỹ thuật chẩn đoán giới tính thai nhi ở những khu vực có sự phát triển về dịch vụ chăm sóc sức khỏe càng góp phần kéo giãn sự chênh lệch này. Một số khảo sát gần đây cho thấy cha mẹ có khuynh hướng bỏ thai bé gái ngay từ lần mang thai đầu tiên chứ không phải như trước đây là ở lần mang thai thứ hai…
Tỷ số giới tính cao hơn ở những vùng phát triển nhanh với các ngành nghề thu hút những người di cư là nam giới từ các nơi khác đến và ngược lại, tỷ số này sẽ thấp hơn ở những vùng có mức phát triển nhanh nhưng chủ yếu phát triển các ngành nghề thu hút lao động nữ là chính
Các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai:
Dựa trên phân tích những số liệu từ cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, nghiên cứu của UNFPA đã cho thấy ảnh hưởng nhân khẩu học của tỷ số giới tính khi sinh trong tương lai với những kịch bản khác nhau có thể xảy ra:
Kịch bản thứ nhất “Không can thiệp”, tỷ số giới tính khi sinh toàn quốc sẽ lên đến 115 vào năm 2015 và chắc chắn không dừng lại ở đó. Theo kịch bản này, tỷ số giới tính với nhóm dân số ở độ tuổi trưởng thành (15-49 tuổi) hiện đang cân bằng ở mức 100 – 100 thì đến năm 2049 sẽ là 113 nam trên 100 nữ, dẫn tới dư thừa 12% nam giới trong giai đoạn 2009 – 2049.
Kịch bản thứ hai giả định có các chương trình và chính sách can thiệp mạnh mẽ để giải quyết sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, làm sao lùi thời điểm tỷ số giới tính khi sinh là 115 từ năm 2015 đến tận năm 2020, sau đó quay lại tỷ số cân bằng sinh học vào năm 2030. Theo kịch bản này, tỷ số giới tính với nhóm dân số ở tuổi trưởng thành vào năm 2044 sẽ là 110 nam trên 100 nữ, rồi dần dần quay lại mức cân bằng sinh học.
Kịch bản thứ ba giả định giữ được tỷ số giới tính khi sinh ở mức ổn định là 105 trong suốt giai đoạn 1999 – 2049. Giả định này hàm ý rằng nhóm dân số dưới 10 tuổi của năm 2009 không bị ảnh hưởng bởi sự mất cân bằng giới tính như hiện nay. Kết quả là nửa đầu thế kỷ, tỷ lệ dân số nam giới sẽ không tăng.