Kể từ khi đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng : trong thời kỳ này thực hiện chiến lược 10 năm 1991-2000, nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng; trong thời kỳ 5 năm đầu tiên thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010, nền kinh tế dừng như “không chệch hướng” khỏi quỹ đạo và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao. Ngoài ra còn các thành tích khá ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô, về tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng năm, về xóa đói giảm nghèo chính những thành tích đạt và vượt kế hoạch ấy đôi khi đã làm dịu đi những băn khoăn về một số chỉ tiêu khác của đổi mới chứa đạt kế hoạch, trong đó có việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong tổng thể công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, điều cần khẳng định trước tiên là mục tiêu của đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ chương trình đổi mới nền kinh tế, trong đó điều cốt lõi là nguyên tắc thị trường sẽ thay thế nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung. Theo tinh thần này, hai mục tiêu trực tiếp nổi bật của đổi mới doanh nghiệp nhà nước là nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn và đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước góp phần cùng kinh tế nhà nước nói chung làm tốt hơn "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế.
Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên thực tế được triển khai trên nhiều bình độ, trong đó nổi lên một xu hướng được coi là chủ lưu: đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong chương trình “đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước" thì ai cũng biết, cổ phần hóa các doanh nghiệp là một nội dung được coi là chủ yếu.
Muốn đổi mới hoạt động doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Muốn huy động vốn trong nước và ngoài nước cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần cổ phần hóa. Muốn cải cách hành chính trong kinh tế, cổ phần hóa là một nội dung không thể thiếu. Cổ phần hóa là một xu thế khách quan, nhất là khi ta đã trở thành thành viên WTO, nghĩa là đã hội nhập ở một trình độ cao, đã hình thành một nền kinh tế thị trường, thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp.
27 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2276 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
(((((((((
TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
GV hướng dẫn: Ths.Lữ Lâm Uyên
SV thực hiện :Nguyễn Bảo Ngọc
Lớp :Thương mại 3
Khóa :32
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 4 năm 2008
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Điểm bằng số:
Điểm bằng chữ : ........................................................................................................ ........................................................................................................
( LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu quan trọng : trong thời kỳ này thực hiện chiến lược 10 năm 1991-2000, nền kinh tế thoát ra khỏi khủng hoảng; trong thời kỳ 5 năm đầu tiên thực hiện chiến lược 10 năm 2001-2010, nền kinh tế dừng như “không chệch hướng” khỏi quỹ đạo và đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm tương đối cao. Ngoài ra còn các thành tích khá ấn tượng về ổn định kinh tế vĩ mô, về tốc độ tăng giá trị xuất khẩu hàng năm, về xóa đói giảm nghèo… chính những thành tích đạt và vượt kế hoạch ấy đôi khi đã làm dịu đi những băn khoăn về một số chỉ tiêu khác của đổi mới chứa đạt kế hoạch, trong đó có việc đổi mới doanh nghiệp Nhà nước.Đổi mới doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong tổng thể công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, điều cần khẳng định trước tiên là mục tiêu của đổi mới doanh nghiệp nhà nước phải phù hợp với mục tiêu chung của toàn bộ chương trình đổi mới nền kinh tế, trong đó điều cốt lõi là nguyên tắc thị trường sẽ thay thế nguyên tắc kế hoạch hóa tập trung. Theo tinh thần này, hai mục tiêu trực tiếp nổi bật của đổi mới doanh nghiệp nhà nước là nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn và đảm bảo cho doanh nghiệp nhà nước góp phần cùng kinh tế nhà nước nói chung làm tốt hơn "vai trò chủ đạo" trong nền kinh tế.
Quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên thực tế được triển khai trên nhiều bình độ, trong đó nổi lên một xu hướng được coi là chủ lưu: đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Trong chương trình “đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước" thì ai cũng biết, cổ phần hóa các doanh nghiệp là một nội dung được coi là chủ yếu.
Muốn đổi mới hoạt động doanh nghiệp cần cổ phần hóa. Muốn huy động vốn trong nước và ngoài nước cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần cổ phần hóa. Muốn cải cách hành chính trong kinh tế, cổ phần hóa là một nội dung không thể thiếu. Cổ phần hóa là một xu thế khách quan, nhất là khi ta đã trở thành thành viên WTO, nghĩa là đã hội nhập ở một trình độ cao, đã hình thành một nền kinh tế thị trường, thoát ra khỏi cơ chế quan liêu bao cấp. Đây là đề tài tương đối rông và phức tạp, mặc dù đã cố gắng tìm tòi và sắp xếp tư liệu nhưng chắc chắn trong bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô để em có thể hoàn thiện hơn bài viết của mình
Em xin chân thành cảm ơn cô.
MỤC LỤC
Lời nói đầu……………………………………………………………….....3
Mục lục……………………………………………………………………...4
Chương I:Khái quát chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.……..5
1)Mục tiêu,yêu cầu cổ phần hóa(CPH) Doanh nghiệp nhà nước(DNNN)..........5
2)Sự cần thiết chuyển sang hình thức cổ phần hóa DNNN…………………….5
3)Đối tượng và điều kiện cổ phần hóa………………………………………….6
4)Hình thức cổ phần hóa………………………………………………………..6
5)Chi phí thực hiện cổ phần hóa………………………………………………..6
6)Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động sau CPH……………….7
a.Doanh nghiệp sau khi CPH được hưởng các ưu đãi..............................7
b.Người lao động trong doanh nghiệp CPH đựơc hưởng các chính sách ưu đãi sau…………………………………………………………………………...8
Chương II: Kết quả sau khi cổ phần hóa Doanh nghiệp……….....................8
1)Luật điều chỉnh………………………………………………………………..8
2)Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục……………………..……10
3)Nguyên nhân …………………………………………………………………11
Chương III: Thực trạng cổ phần hoán DNNN tại Việt Nam………..……...11
1)Thực trạng chung hiện nay……………………………………………………11
2)Một số DNNN điển hình………………………………………………………15
a/DNNN cổ phần hóa không đạt mục tiêu………………………………...15
b/Các DNNN cổ phần hóa có hiệu quả.......................................................15
c/Các dự án cổ phần hóa khác…………………………………………….16
d/DNNN điển hình…………………………………………………………17
4)Mục tiêu hoàn thành CPH hơn 1500 DNNN vào năm 2010…………………...18
ChươngVI: Vấn đề đặt ra và biện pháp giải quyết của nhà nước……………19
1)Vấn đề đặt ra hiện nay……………...………………………………………..19
2)Biện pháp khắc phục…………………………………………………………22
3)Chủ trương,chính sách của Nhà nước………………………………………..23
4)Kết luận………………………………………………………………………25
*Tài liệu tham khào.…………………………………………………………..27
CHƯƠNG I :KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC:
1)Mục tiêu,yêu cầu cổ phần hóa(CPH) Doanh nghiệp nhà nước(DNNN):
(Theo điều 1 – Nghị định 187)
1.Chuyển đổi những công ty nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu; huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh nghiệp.
3. Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường; khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
2)Sự cần thiết chuyển sang hình thức cổ phần hóa DNNN:
- Dưới góc độ của kinh tế thị trường, cổ phần hóa không phải là tư nhân hóa. Về điều này, sự phân tích về tính chất xã hội hóa của hình thái cổ phần so với các hình thái công ty khác ở phần trên đã rất rõ. Trong vấn đề này, ít nhất có một điều đã rõ là, không phải tỷ lệ kinh tế thuộc doanh nghiệp quốc doanh càng lớn về mặt lượng thì tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế càng cao. Đây là một sự nhầm lẫn về nhận thức đã được thực tiễn lịch sử kiểm chứng và xác nhận.
- Theo quan niệm “truyền thống” của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, doanh nghiệp quốc doanh được coi là hình thức mang tính chất xã hội hóa trực tiếp và cao nhất, bởi nó được nhà nước nhân danh toàn xã hội mà lập ra. Trước đây, quan niệm này không chấp nhận kinh tế thị trường nên cũng vì thế mà không chấp nhận các dạng thức xã hội hóa khác nhau của kinh tế thị trường. Thành ra, doanh nghiệp quốc doanh đã trở thành hình thái độc quyền biểu thị tính chất xã hội hóa của sản xuất, là hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, (còn hợp tác xã thì chỉ là xã hội chủ nghĩa có một nửa). Từ đó, dẫn đến sự chỉ đạo về mặt chính sách là bằng mọi cách, làm cho kinh tế quốc doanh càng chiếm tỷ trọng cao càng tốt với điều tâm niệm rằng: doanh nghiệp quốc doanh chính là hiện thân của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, nghĩa là càng nhiều doanh nghiệp quốc doanh thì càng có nhiều chủ nghĩa xã hội. Chính cách hiểu này đã khiến cho có thời kỳ quá trình quốc doanh hóa trở thành xu hướng chủ đạo trong nền kinh tế, và như đã nói, đã bị thực tiễn bác bỏ.
- Ngược lại, nếu đứng từ góc độ của kinh tế thị trường, như đã trình bày ở phần trên, cả trên phương diện lô-gíc lẫn lịch sử, hình thái cổ phần chính là một hình thái biểu hiện tính chất xã hội hóa sản xuất cao nhất, và tính hiệu quả của nó cũng đã được thử thách qua thời gian với độ dài tính bằng thế kỷ. Và theo lô-gíc, không thể chuyển sang kinh tế thị trường mà lại không chấp nhận hình thức tổ chức kinh tế chủ yếu đã tạo ra chính bản thân nó.Để có khả năng hướng nền kinh tế đi theo những mục tiêu đã định, Nhà nước rất cần có thực lực sức mạnh kinh tế của mình. Đặc biệt là trong trường hợp sử dụng các doanh nghiệp nhà nước, khi mà việc gia tăng số lượng loại công cụ này chưa hẳn đã làm cho chính nó mạnh hơn.
Như vậy, về phương diện học thuật, hoàn toàn có thể khẳng định rằng, trên quan điểm của kinh tế thị trường, việc cổ phần hóa ở nước ta hiện nay có ý nghĩa như là một trong những biểu hiện bằng hành động thực tiễn của sự nhận thức lại về bản chất của tính chất xã hội hóa của sản xuất; rằng đó là quá trình chuyển đổi hình thức xã hội hóa sản xuất từ dạng doanh nghiệp quốc doanh trong khuôn khổ của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang dạng công ty cổ phần (trong đó có loại tuyệt đối 100% cổ phần của Nhà nước) thích hợp với khuôn khổ của kinh tế thị trường.
3)Đối tượng và điều kiện cổ phần hóa:
Áp dụng đối với công ty Nhà nước không thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện cổ phần hóa, bao gồm:các tổng công ty Nhà nước (kể cả ngân hàng thương mại Nhà nước và các tổ chức tài chính Nhà nước); công ty Nhà nước độc lập; công ty thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc của công ty Nhà nước.
Các công ty nhà nước quy định ở trên được tiến hành cổ phần hóa khi còn vốn Nhà nước ( chưa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất) sau khi giảm trừ giá trị tài sản không cần dung, tài sản chờ thanh lý, các khoản tổn thất do lỗ, giảm giá tài sản, công nợ không có khả năng thu hồi và chi phí cổ phần hóa.
Đối với việc CPH đơn vị hạch toán phụ thuộc của các công ty nhà nước chỉ được tiến hành khi:
_Đơn vị hạch toán phụ thuộc của doanh nghiệp có đủ điều kiện hạch toán độc lập.
_Không gây khó khăn hoặc ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp hoặc các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
4)Hình thức cổ phần hóa:
Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn áp dụng đối với những doanh nghiệp CPH có nhu cầu tăng them vốn điều lệ. Mức vốn huy động thêm tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu vốn của công ty cổ phần. Cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần được phản ảnh trong phương án CPH
Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành cộ phiếu để thu hút vốn.
Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để thu hút vốn.
5)Chi phí thực hiện cổ phần hóa:
Chi phí thực hiện cổ phần hoá được trừ vào vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hoá. Nội dung và mức chi phí cổ phần hoá thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
6)Chính sách đối với doanh nghiệp và người lao động sau CPH:
a.Doanh nghiệp sau khi CPH được hưởng các ưu đãi:
1. Được hưởng ưu đãi như đối với doanh nghiệp thành lập mới theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần phải làm thủ tục cấp chứng nhận ưu đãi đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hoá thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán thì ngoài các ưu đãi trên còn được hưởng thêm các ưu đãi theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Được miễn lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ phần.
3. Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi chuyển từ công ty nhà nước thành công ty cổ phần.
4. Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan Nhà nước hoặc được ưu tiên mua lại theo giá thị trường tại thời điểm cổ phần hoá để ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.
5. Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.
6. Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế như đối với công ty nhà nước.
7. Được duy trì và phát triển Quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật như: các công trình văn hóa, câu lạc bộ, bệnh xá, nhà điều dưỡng, nhà trẻ để đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong công ty cổ phần. Những tài sản này thuộc sở hữu của tập thể người lao động do công ty cổ phần quản lý.
8. Sau khi công ty nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, nếu do nhu cầu tổ chức lại hoạt động kinh doanh, thay đổi công nghệ dẫn đến người lao động ở công ty nhà nước chuyển sang bị mất việc hoặc thôi việc, kể cả trường hợp người lao động tự nguyện thôi việc thì được giải quyết như sau:
a) Trong 12 tháng kể từ ngày công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu người lao động bị mất việc do cơ cấu lại công ty thuộc đối tượng hưởng chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ thì được Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư hỗ trợ.
Các đối tượng lao động mất việc, thôi việc còn lại thì được hưởng trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành và được hỗ trợ từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá công ty nhà nước quy định tại Điều 35 của Nghị định này.
b) Trường hợp người lao động bị mất việc, thôi việc trong 4 năm tiếp theo thì công ty cổ phần có trách nhiệm thanh toán 50% tổng mức trợ cấp theo quy định của Bộ luật Lao động, số còn lại được thanh toán từ tiền thu của Nhà nước do cổ phần hoá công ty nhà nước quy định tại Điều 35 của Nghị định này. Hết thời hạn trên, công ty cổ phần chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ trợ cấp cho người lao động.
b.Người lao động trong doanh nghiệp CPH đựơc hưởng các chính sách ưu đãi sau:
1. Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm quyết định cổ phần hoá được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá giảm 40 % so với giá đấu bình quân bán cho nhà đầu tư khác.
2. Được tiếp tục tham gia và hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội theo chế độ hiện hành nếu chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần.
3. Được hưởng chế độ hưu trí và các quyền lợi theo chế độ hiện hành nếu đã có đủ điều kiện tại thời điểm cổ phần hóa.
4. Nếu bị mất việc, thôi việc tại thời điểm cổ phần hoá được thanh toán trợ cấp mất việc, thôi việc theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ SAU KHI CỔ PHẦN HÓA DNNN
1)Luật điều chỉnh:
Cổ phần hóa là nội dung quan trọng của Đổi mới Sắp xếp Doanh nghiệp Nhà nước. Từ năm 1992 đến nay qua các Nghị định 28, 44. và hiện nay đang thực hiện là Nghị định 64/2002/NĐ-CP, chính sách cổ phần hóa ngày càng được bổ sung đầy đủ nhằm thực hiện các mục tiêu đa dạng hóa sở hữu tạo ra loại hình quản lý hiệu quả, huy động vốn của xã hội và tạo điều kiện cho người lao động làm chủ thực sự doanh nghiệp với tư cách vừa là chủ sở hữu vừa là người lao động.
Nghị quyết 9 đã đề ra:
Tiếp tục sắp xếp đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa mạnh hơn nữa… Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và mở rộng diện các doanh nghiệp cần cổ phần hóa kể cả một số Tổng công ty và doanh nghiệp lớn trong các ngành như điện lực, luyện kim, cơ khí, hóa chất, phân bón, cement, xây dựng, vận tải đường bộ, đường hàng không, hàng hải, viễn thông, ngân hàng, bảo hiểm… và hoàn thiện, mở rộng nhanh hoạt động của Thị trường chứng khoán để sớm trở thành kênh huy động vốn có hiệu quả cho đầu tư và phát triển. Khuyến khích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn của Nhà nước hoạt động có hiệu quả chuyển thành Công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu tham gia thị trường chứng khoán.
Mở rộng quy mô cổ phần hóa và không cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp chính là tinh thần xuyên suốt trong chủ trương đổi mới cơ chế, chính sách về cổ phần hóa từ nay trở đi.
Dự thảo về chính sách đổi mới thay thế Nghị định số 64/2002/NĐ-CP về cổ phần hóa hiện nay thay đổi theo hướng sau:
_Đặt thêm mục tiêu: Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường, gắn việc phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp.
- Mở rộng đối tượng cổ phần hóa bao gồm các Tổng công ty Nhà nước kể cả các ngân hàng thương mại Nhà nước và các tổ chức tài chính Nhà nước.
- Chính phủ ban hành Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg về tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước, thu hẹp diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn Nhà nước và cổ phần chi phối, mở rộng diện cổ phần hóa cho hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ.
- Doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ sách kế toán từ 20 tỷ đồng trở lên việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện thông qua các tổ chức có chức năng định giá như các Công ty Kiểm toán, Công ty Chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong và ngoài nước có năng lực định giá.
- Đối tượng mua cổ phần lần đầu bao gồm: Nhà đầu tư chiến lược trong nước, người lao động trong doanh nghiệp các nhà đầu tư khác (bao gồm cả đầu tư nước ngoài).
- Thay thế các quy định hiện hành dành tối thiểu 30% số cổ phần còn lại (nếu có) để bán cho các đối tượng ngoài doanh nghiệp bằng quy định mới: dành 100% số cổ phần còn lại (sau khi trừ cổ phần Nhà nước nắm giữ) bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư… giá bán cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp được giảm 40% so với giá đấu bình quân.
- Phương thức tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu với khối lượng cổ phần hóa trên 1 tỷ đồng được đấu giá tại các tổ chức tài chính trung gian và trên 10 tỷ đồng thì tổ chức tại trung tâm giao dịch chứng khoán.
Các quy định mới trên dự thảo sắp ban hành đã được thảo luận kỹ càng, được nhiều Bộ, ngành, các nhà kinh tế ủng hộ vì có thể thực hiện được mục tiêu khắc phục tình trạng cổ phần hóa trong nội bộ doanh nghiệp, tạo điều kiện thay đổi phương thức quản lý và huy động thêm vốn xã hội đồng thời khắc phục hạn chế những khiếm khuyết trong xác định giá trị doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội tạo nguồn hàng để phát triển thị trường chứng khoán.
Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về Chứng khoán và Thị trường chứng khoán đã đơn giản hóa nhiều những điều kiện để các Công ty cổ phần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (chỉ cần vốn điều lệ 5 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh năm trước có lãi) hoặc điều kiện để được niêm yết cổ phiếu (vốn điều lệ trên 5 tỷ đồng, 2 năm liên tục trước đó có lãi…).
Chỉ thị số 20/2004/CT-UB của Ủy ban nhân dân Thành phố đã giao Ban Đổi mới Quản lý doanh nghiệp Thành phố phối hợp với T