Đề tài Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh bắt buộc ở bhxh quận ba đình

Ba Đình là quận nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp với quận Tây Hồ, phía Đông giáp với quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp với quận Đống Đa, phía Tây giáp với quận Cầu Giấy. Là quận trung tâm hành chính, chính trị quốc gia của Thành phố với diện tích 9.2km, tổng số dân gần 25 vạn dân với gần 54.000 hộ dân, gồm 14 phường: Quán Thánh, Điện Biên, Cống Vị, Đội Cấn, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Hà, Trúc Bạch, Ngọc Khánh, Liễu Giai,Vĩnh Phúc. Trong phạm vi toàn quận đang quản lý có 31.410 người có công với Cách Mạng bao gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Lão thành Cách Mạng, tiền khởi nghĩa, cán bộ bị bắt tù đày, thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang…Đối tượng cứu trợ xã hội là 628 người, hưởng chế độ người cao tuổi là 756 người, số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH là 39.562 người. tính đến hết tháng 12 năm 2009 toàn quận có 2.045 cơ quan, đơn vị tham gia BHXH với tổng số lao động là 124.560 người. Trong những năm qua, cùng với sự đổi thay của cả nước cũng như thử đô Hà Nội, quận BHXH đã đạt được những thành tựu to lớn. Hàng năm, quận luôn phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục mà Thành phố giao cho, công tác quản lý đô thị có bước phát triển, an sinh quốc phòng đựoc giữ vững, trật tự an toàn xã hội chuyển biến tốt, vai trò lãnh đạo của Đàng được đề cao, hệ thống chính quyền được củng cố, phong trào quần chúng phát triển tốt. Bên cạnh đó, quận Ba Đình cũng phải chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như: Lũ lụt, bão, hạn hán, dịch bệnh truyền nhiễm…tác động đến đời sống của nhân dân trong phạm vi toàn quận. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây nên sức ép khó khăn về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp trên giao cho, quận Ba Đình cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: quản lý đô thị, công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, sắp xếp lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy các phòng ban trong phạm vi toàn quận…

doc54 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 7387 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác chi trả các chế độ bhxh bắt buộc ở bhxh quận ba đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC HIỆN BHXH Ở BHXH QUẬN BA ĐÌNH. I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BHXH QUẬN BA ĐÌNH. 1.1 Đặc điểm tình hình BHXH quận Ba Đình. 1.1.1Giới thiệu chung về quận Ba Đình. Ba Đình là quận nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp với quận Tây Hồ, phía Đông giáp với quận Hoàn Kiếm, phía Nam giáp với quận Đống Đa, phía Tây giáp với quận Cầu Giấy. Là quận trung tâm hành chính, chính trị quốc gia của Thành phố với diện tích 9.2km, tổng số dân gần 25 vạn dân với gần 54.000 hộ dân, gồm 14 phường: Quán Thánh, Điện Biên, Cống Vị, Đội Cấn, Kim Mã, Giảng Võ, Thành Công, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Ngọc Hà, Trúc Bạch, Ngọc Khánh, Liễu Giai,Vĩnh Phúc. Trong phạm vi toàn quận đang quản lý có 31.410 người có công với Cách Mạng bao gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Lão thành Cách Mạng, tiền khởi nghĩa, cán bộ bị bắt tù đày, thương bệnh binh, thân nhân liệt sỹ, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang…Đối tượng cứu trợ xã hội là 628 người, hưởng chế độ người cao tuổi là 756 người, số người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH là 39.562 người. tính đến hết tháng 12 năm 2009 toàn quận có 2.045 cơ quan, đơn vị tham gia BHXH với tổng số lao động là 124.560 người. Trong những năm qua, cùng với sự đổi thay của cả nước cũng như thử đô Hà Nội, quận BHXH đã đạt được những thành tựu to lớn. Hàng năm, quận luôn phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục mà Thành phố giao cho, công tác quản lý đô thị có bước phát triển, an sinh quốc phòng đựoc giữ vững, trật tự an toàn xã hội chuyển biến tốt, vai trò lãnh đạo của Đàng được đề cao, hệ thống chính quyền được củng cố, phong trào quần chúng phát triển tốt. Bên cạnh đó, quận Ba Đình cũng phải chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan như: Lũ lụt, bão, hạn hán, dịch bệnh truyền nhiễm…tác động đến đời sống của nhân dân trong phạm vi toàn quận. Xu thế toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây nên sức ép khó khăn về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của cấp trên giao cho, quận Ba Đình cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: quản lý đô thị, công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, sắp xếp lao động, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, thực hiện cải cách hành chính, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại bộ máy các phòng ban trong phạm vi toàn quận… 1.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của BHXH quận Ba Đình. Cùng với sự ra đời và phát triển của BHXH Việt Nam, BHXH quận Ba Đình được thành lập theo quyết định số 01/ QĐ-TCCB ngày 12/07/1995 của Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8 năm 1995. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ban ngành, sự hướng dẫn, chỉ đạo của BHXH Thành phố, cùng với sự nỗ lực không ngừng của cán bộ nhân viên toàn đơn vị, BHXH quận Ba Đình luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần không nhỏ vào sự thành công chung của hoạt động BHXH thành phố. 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Ba Đình. 1.1.3.1 Chức năng nhiệm vụ. BHXH quận Ba Đình là đơn vị dự toán cấp 3 của hệ thống BHXH Việt Nam, BHXH quận Ba Đình trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý trực tiếp, thường xuyên và toàn diện của BHXH thành phố Hà Nội. BHXH quận Ba Đình trực tiếp thực hiện và hướng dẫn các đơn vị, các phường thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động, nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ BHXH theo quy định của Nhà nước trên địa bàn quận như: - Xây dựng chương trình kế hoạch năm trình Giám đốc BHXH thành phố duyệt và tổ chức thực hiện. - Hướng dẫn, theo dõi, đon đốc các cơ quan, đon vị trên địa bàn quận lập danh sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đang ký BHXH theo quy định của Luật. - Theo dõi các đơn vị thuộc diện đóng BHXH theo đúng quy định, đôn đốc kết hợp các hình thức phạt phù hợp để các đơn vị đóng BHXH một cách đầy đủ và đúng thời gian quy định. - Tổ chức theo dõi ghi biến động trong các cơ quan, đơn vị và người đóng BHXH, người hưởng BHXH. - Tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển sang nơi khác theo quy định của BHXH. - Quản lý, lưu trữ, khai thác danh sách đóng, hưởng BHXH. - Lập dự toán, quyết toán thu chi theo quy định của cấp trên và gửi lên BHXH thành phố. - Thực hiện chi trả BHXH cho các đối tượng do địa bàn quận quản lý: trả lương hưu trí, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, tử tuất theo đúng quy định của Luật BHXH . - Tổ chức thực hiện chi trả các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. - Định kỳ hàng tháng BHXH Quận có trách nhiệm kiểm tra việc chi trả BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động. - Điều chỉnh lương hưu theo quy định của Pháp luật. - Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo về việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT đối với các cá nhân, tổ chức tham gia BHXH, BHYT theo đúng quy định của pháp luật. - Thực hiện công tác BHXH tự nguyện. 1.1.3.2. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của đơn vị . BHXH quận Ba Đình do đồng chí Giám đốc quản lý và điều hành, giúp cho giám đốc là 2 phó giám đốc. BHXH quận Ba Đình không có cơ cấu tổ chức phòng ban, mà chỉ chia thành các bộ phận nghiệp vụ. Cụ thể như sau: Sơ đồ hệ thống tổ chức BHXH quân Ba Đình : Theo sơ đồ trên, bộ máy tổ chức BHXH quận Ba Đình được phân công cụ thể như sau: - Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan BHXH , phụ trách công tác chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của BHXH quận, phụ trách trực tiếp bộ phận chế độ chính sách và bộ phận kế toán. - Phó giám đốc: Đứng sau Giám đốc và giúp việc cho giám đốc. Phó giám đốc có trách nhiệm thay thế cho giám đốc quản lý cơ quan khi giám đốc vắng mặt. BHXH quận Ba Đình có 2 phó giám đốc phụ trách bộ phận thu và bộ phận giám định. - Bộ phận thu: Bộ phận này bao gồm những cán bộ chuyên phụ trách và làm các nghiệp vụ về thu. Bộ phận thu có trách nhiệm củ yếu như: lập kế hoạch thu BHXH hàng thàng, hàng quý, hàng năm; cấp sổ cho các đơn vị đến đăng ký BHXH và có trách nhiệm thu phí BHXH, mỗi cán bộ thu sẽ được phân chia để quản lý một đơn vị cụ thể; hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng; báo cáo kết quả thu BHXH về thành phố theo quy định; đồng thời hướng dẫn người lao động kê khai để cấp sổ BHXH sau đó cập nhật vào hồ sơ gốc. - Bộ phận chính sách - lưu trữ hồ sơ: Gồm những cán bộ quản lý chế độ chính sách, những cán bộ lưu trữ hồ sơ… Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận chính sách: giải thích những thắc mắc của các đối tượng, giải quyết vầ các chế độ cho người lao động là hưu trí, thia sản, tử tuất; lưu trữ hồ sơ của các đố tượng tham gia trong suốt quá trình làm việc và đóng BHXH; theo dõi đối tựợng biến động của các đối tượng, rút hồ sơ trả người lao động khi giải quyết chế độ tử tuất. - Bộ phận kế toán – tài vụ: Bộ phận này có trách nhiệm tính lương hưu, tiền trợ cấp cho các đối tượng hưởng, chi các chế độ như: lương hưu và chi trợ cấp BHXH cho những người tham gia BHXH. - Bộ phận giám định: Bộ phận này hoạt động tịa các bệnh viện, chuyên theo dõi bệnh viện trên địa bàn, kiểm tra thủ tục giấy tờ phiếu khám chữa bệnh BHYT và khms và điều trị tại bệnh viện, yêu cầu người bệnh phải khám đúng tuyến; giám định về chi phí khám chữa bệnh. 1.1.4. Đội ngũ cán bộ, công nhức, viên chức của BHXH quận Ba Đình. Cơ cấu đội ngũ cán bộ BHXH quận Ba Đình có 38 cán bộ nhân viên, bao gồm ban lãnh đạo và các bộ phận: bộ phận thu 18 người, bộ phận chính sách 10 người, bộ phận kế toán 6 người, bộ phận giám định 1 người. Đội ngũ cán bộ nhân viên của cơ quan có tinh thần trách nhiệm cao, hết mình với công việc được giao, năng động và sáng tạo trong công việc, cụ thể như sau: -Về độ tuổi: +Tuổi trung bình:35 tuổi. +Tuổi cao nhất: 56 tuổi +Tuổi thấp nhất:26 tuổi -Về trình độ học vấn: +Trình độ đại học: là 34 đồng chí chiếm gần 90%. +Trình độ cao đẳng là: 3 đồng chí chiếm 7%. + Trình độ trung cấp: 1 đồng chí chiếm gần 3%. Không có trình độ sơ cấp. - 100% cán bộ, công chức của đơn vị sử dụng thành thạo máy vi tính, có thể ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc. 1.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của BHXH quân Ba Đình. BHXH quân Ba Đình có trụ sở riêng tại 71 phố Quán Thánh, được xác định là một trong những cơ quan trọng điểm của Thành phố Hà Nội. Trụ sở làm việc của cơ quan có 9 phòng chức năng. Tại các phòng chức năng được trang bị cơ sở vật chất khá đầy đủ, phục vụ tốt cho các hoạt động BHXH. Mỗi cán bộ nhân viên có 1 máy tính riêng, mỗi bộ phận trong cơ quan được trang bị 1 máy in, một máy phô tô phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của cơ quan. 1.2. Một số thuận lợi, khó khăn của BHXH quận Ba Đình. 1.2.1. Một số thuận lợi. Căn cứ vào quyết định số 01/ QĐ-TCCB ngày 12/07/1995 của TTổng giám đốc BHXH Việt Namvề việc thành lập BHXH quận Ba Đình được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/1995. Dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, HĐND, UBND quận, BHXH quận Ba Đình luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống người về hưu cùng các đối tượng hưởng BHXH theo cơ chế mới của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực 1/1/2007 là cơ sở pháp lý cao nhất để thực hiện các chế độ BHXH và cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động khi tham gia BHXH. Công tác BHXH luôn được các cấp ngành tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện. Do vậy các đơn vị sử dụng lao động đã dần có những chuyển biến tích cực về nhân thức và thực hiện tốt. Đội ngũ cán bộ, nhân viên của BHXH quận Ba Đình chủ yếu là những cán bộ trẻ, nhiệt tình, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức đáp ứng được yêu cầu trong việc thực hiện các chính sách , chế độ BHXH theo quy định của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để BHXH hoạt động và phát triển bền vững. BHXH quận Ba Đình luôn đoàn kết, hết lòng vì công việc, thái độ làm việc lịch sự, văn minh cùng với trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc để mỗi cá nhân hoàn thành tốt công việc của cấp trên giao cho. 1.2.2. Những khó khăn. Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình thực hiện BHXH quận Ba Đình cũng gặp nhiều khó khăn, tồn tại: Phần lớn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan không được đào tạo chính quy về ngành BHXH mà chỉ được đào tạo nghiệp vụ 3 tháng. Vì thế khó khăn trong việc giải quyết công việc cũng như nắm bắt các quy định của ngành một cách nhanh chóng. Trên địa bàn quận có nhiều doanh nghiệp nhưng chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ nên việc tham gia BHXH của các doanh nghiệp còn hạn chế, việc nợ đọng BHXH của các đơn vị còn nhiều, ảnh hưởng đến thực hiện chủ trương chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động. Nhiều doanh nghiệp trong địa bàn quận gặp nhiều khó khăn, làm ăn thua lỗ, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, sản xuất kinh doanh chưa ổn định, kết quả kinh doanh cũng thu nhập của người lao động không đều ảnh hưởng tới quá trình thu BHXH. Nhận thức của chủ sử dụng lao động về BHXH còn hạn chế. Vì thế chưa có trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động. Một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm thường xuyên tới việc thực hiện các chế độ BHXH. II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BHXH QUẬN BA ĐÌNH 2.1. Công tác tuyên truyền, thông tin phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH. Ngay từ khi mới thành lập, BHXH thành phố Hà Nội đã xác định tuyên truyền là một khâu quan trọng trong hoạt động BHXH. Được sự chỉ đạo BHXH thành phố, BHXH quận Ba Đình đã thực hiện gián tiếp các hình thức tuyên truyền mà BHXH thành phố giao cho như: băng rôn, khẩu hiệu, đài phát thanh quận giúp cho người lao động, người sử dụng lao động hiểu được ý nghĩa của việc tham gia cũng như nắm bắt đày đủ thông tin về chính sách BHXH. 2.1 Tình hình tham gia BHXH quận Ba Đình. Với sự quan tâm giúp đỡ của các ban, ngành, sự nỗ lực trong công việc của cán bộ nhân viên trong cơ quan, kết hợp với các hình thức thông tin, tuyên truyền về chính sách, pháp luật về BHXH. Trong những năm qua, tình hình tham gia BHXH ở quận Ba Đình có những chuyển biển tích cực, các đơn vị sử dụng lao động đã nghiêm túc thực hiện và đăng ký tham gia đóng BHXH cho người lao động làm việc tại đơn vị mình, các đơn vị cũng đã trích lập tiền lương đóng BHXH theo đúng quy định của Luật. Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH quận Ba Đình giai đoạn 2007-2009. Năm  Số đơn vị tham gia (đơn vị)  Số người tham gia (người)   2006  896  56.785   2007  1.086  73.785   2008  1.794  100.446   2009  2.242  224.588   (Nguồn: Báo cáo tổng kết BHXH quận Ba Đình). Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình tham gia BHXH quận Ba Đình tăng khá nhanh qua các năm. Nếu như năm 2006 toàn quận mới chỉ có 896 đơn vị tham gia BHXH với tổng số lao động là 100.446 người, đến hết 31/12/2009 số đơn vị tham gia với tổng số 224.588 lao động. Điều này cho thấy các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động đã hiểu được vai trò, ý nghĩa của việc tham gia BHXH. Đông thời thấy rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động với lao động trong đơn vị mình. 2.3 Công tác cấp, chốt sổ BHXH, thẻ BHYT. - Cấp sổ BHXH : Sổ BHXH mà cơ quan BHXH cấp cho người lao động sử dụng để ghi chép quá trình lao động có tham gia BHXH, đây là căn cứ pháp lý để gải quyết các chế độ BHXH cho người lao động. Vì vậy, trong quá trình quản lý cơ quan BHXH phải thực hiện một quy trình khép kín về việc cấp sổ BHXH cho người lao động để ghi nhận thời gian tham gia BHXH. Năm 2009, BHXH quận đã duyệt hồ sơ của người lao động, kiểm tra mức đóng BHXH, đối chiếu tờ khai và cấp sổ BHXH cho người lao động. Tính đến 19/12/2009 BHXH quận Ba Đình cấp sổ cho 718 đơn vị với 8652 sổ BHXH. - Chốt sổ BHXH: BHXH quận đã tiến hành kiểm tra chốt sổ cho các đơn vị. Lũy kế đến 19/12/2009 đã chốt sổ cho 823 lượt đơn vị với 30.253 sổ BHXH. - Khai thác đơn vị mới: Năm 2008, BHXH quận Ba Đình khai thác được 354 đơn vị mới với 3.666 lao động tương ứng với quỹ lương 6.972.395.733 đồng. Cùng với công tác cấp sổ BHXH, việc phát thẻ BHYT cũng được Quận đặc biệt quan tâm. Với sự cố gắng của cán bộ thu trong công tác nhập dữ liệu theo chương trình quản lý thu BHXH trên máy kịp thời để in thẻ cho số lao động tăng mới trong tháng và gia hạn thẻ BHYT 2010, đến hết 25/12/2009 BHXH Quận Ba Đình đã thực hiện gia hạn thẻ BHYT cho 1.653 đơn vị với tổng số là 76.120 thẻ BHYT và chuyển trả các đơn vị là 1.312 đơn vị với tổng số là 56.373 thẻ BHYT, đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh của người lao động được kịp thời. Tuy nhiên, trong năm 2009 quận vẫn còn 879 sổ BHXH của 72 đơn vị chưa được cấp. Sở dĩ vẫn còn tình trạng trên là do nhiều đơn vị vẫn chưa đến cơ quan BHXH để đối chiếu tờ khai cho người lao động. Mặt khác, nhiều đối tượng tham gia BHXH vào những tháng cuối năm, BHXH đang trong quá trình làm thủ tục cấp sổ BHXH cho đối tượng. Vì thế cuối năm không thể cấp sổ BHXH cho người lao động. 2.4 Tình hình thu, nộp BHXH. 2.4.1 Công tác thu BHXH bắt buộc. Theo quy định của Luật BHXH, tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH được phân chia cụ thể như sau: Người sử dụng lao động 15% so với tổng quỹ lương của những ngừời tham gia BHXH trong đơn vị, người lao động đóng 5% tiền lương tháng, Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. Thực hiện theo quy định của Luật BHXH, toàn bộ cán bộ thu đã tích cực đôn đốc các đơn vị chuyển tiền BHXH, đối chiếu quý 4năm 2009; báo tăng báo giảm lao động theo biểu mẫu mới kịp thời làm cơ sở phát hành thẻ BHYT năm 2010; hoàn thiện hồ sơ chứng từ thanh toán trợ cấp ốm đau, thai sản năm 2009. Ước tính đến 31/12/2009 thu BHXH được 397.213.915.578 đồng đạt 10% kế hoạch năm, cụ thể như sau: Bảng 2: Tình hình thu, nộp BHXH quận Ba Đình năm 2009. Loại đơn vị  Số đơn vị  Số lao động  Quỹ tiền lương  Kết quả thu   D.N Nhà Nước  118  19.592  467.932.980.718  104.482.049.962   Hành chính sự nghiệp  325  17.062  413.037.976.410  109.591.366.400   D.N ngoài quốc doanh  1.627  33.592  701.049.512.955  164.795.927.084   D.N có vốn ĐT nước ngoài  8  31  1.036.823.540  257.098.561   Xã, phường  14  290  6.356.924.260  1.590.813.770   Ngoài công lập  28  506  7.806.328.400  1.768.483.095   Hợp tác xã  2  98  981.988.000  211.297.344   Hộ KD cá thể  7  50  590.924.000  150.324.874   Khối thu 3%  113  19.807  215.074.200.300  14.131.901.473   Tổng cộng  2.143  91.029  1.743.892.593.143  396.979.262.563   ( Nguồn: Báo cáo tổng kết BHXH quận Ba Đình ). 2.4.2 Công tác thu BHXH tự nguyện. Thực hiện công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02/06/2008 của BHXH Việt Nam và công văn số 541/BHXH nagỳ 25/06/2008 của BHXH Thành phố Hà Nội về việc thu BHXH tự nguyện từ 07 năm 2008. BHXH quận Ba Đình đã tổ chức triển khai thu BHXH tự nguyện trên địa bàn quận. Tính đến hết ngày 19/12/2009 đã thu được 195 đối tượng với số tiền là : 579.068.800 đồng. Quận tiếp tục khai thác thu BHXH tự nguyện đến các hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã theo chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, tiến tới BHXH toàn dân. Hiện nay công tác thu BHXH đã đi vào nề nếp và ổn định, các đơn vị sử dụng lao động tự nguyện hợp tác tốt trong việc đối chiếu tăng, giảm lao động, quỹ lương hàng tháng, quý, tự giác trích nộp BHXH vào tài khoản chuyên thu của BHXH quận theo đúng quy định. Tuy nhiên, công tác thu BHXH thời gian vẫn chưa khai thác hết nguồn thu trong lực lượng lao động mà luật quy định, người sử dụng lao động còn lợi dụng kẻ hở của Pháp luật để trốn nộp BHXH như: Ký kết hợp đồng lao động dưới 3 tháng cho người lao động, khai giảm người lao động trong đơn vị. 2.4.3 Công tác BHYT tự nguyện. - BHYT tự nguyện nhân dân: Thực hiện theo công văn số 49/BHNX-TN ngày 14/01/2008 của BHXH Việt Nam và công văn số 189/BHXH-TN ngày 14/03/2008 của BHXH Thành phố Hà Nội về hướng dẫn bổ sung thực hiện BHYT tự nguyện. BHXH quận Ba Đình đã đưa ra văn bản và họp với UBND các phường để triển khai, hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện nhân dân. Hàng tháng BHXH quận cùng với 14 phường trên địa bàn tổ chức thu tiền BHYT tự nguyện nhân dân theo quy định từ ngày 25 đến hết ngày cuối tháng. Tính đến hết 12/2009 đã phát hành được 6.639 thẻ BHYT tự nguyện nhân dân với số tiền thu được là: 1.860.066.610 đồng. - BHYT tự nguyện học sinh năm học 2008-2009. Theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai thu BHYT năm học 2009-2010, kế hoạch thực hiện của BHXH Thành phố Hà Nội, BHXH Ba Đình đã tham mưu cho UBND quận ra văn bản chỉ đạo việc thực hiện thu BHYT học sinh, trong tháng 08 BHXH quận đã phối hợp với phòng GD-ĐT quận tiến hành triển khai kế hoạch BHYT học sinh năm học 2009-2010. Tính đến hết tháng 12/2009 toàn quận có 51 trường tham gia BHYT học sinh và đã phát hành được 40.581 thẻ BHYT học sinh, tổng số tiền thu được 6.296.613.250 đồng. 2.5 Công tác giải quyết chế độ chính sách, chế độ BHXH đối với người lao động. Công tác giải quyết các chế độ, chính sách BHXH luôn được BHXH quận xác định là nhiệm vụ quan trọng của BHXH quận. Trong năm 2009, các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản đã được BHXH quận giải quyết kịp thời, nhanh chóng theo quy định cho các đơn vị tham gia BHXH, trong năm 2009 đã thanh toán dưỡng sức cho 964 lượt người số tiền: 760.646.125 đồng, trợ cấp ốm đau cho 4.128 lượt người với số tiền là 1.882.962.204 đồng. Ngoài ra còn thanh toán trợ cấp thai sản cho 3.843 người với số tiền 19.198.039.392 đồng. Như vậy, công tác giải quyết chính sách, chế độ cho người lao động ngày càng được BHXH quận coi trọng và giải quyết khá triệt để cho người lao động, đảm bảo cuộc sống cho người lao động, tạo động lực và niềm tin cho người lao động với chính sách của
Luận văn liên quan