Đề tài Thực trạng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO

Trong quá trình thực tập tốt nghiệp khoá 47 ở một chi nhánh của công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex (PJICO ) – Văn phòng 7, em đã vận dụng các kiến thức tổng hợp đã học ở giảng đường để đi vào thực tế bằng việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách sơ bộ và tổng hợp nhất thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PJICO. Tìm hiểu các nghiệp vụ mà công ty đã triển khai đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, và em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO ” trở thành chuyên đề thực tập của mình. Qua bài viết giúp em tăng cường và tích luỹ kiến thức thực tế về chuyên nghành Bảo Hiểm mà mình đã học và rút ra cho mình bài học quý báu về cách nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề thực tế, đồng thời giúp em thêm về nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO.

doc96 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3260 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Trong quá trình thực tập tốt nghiệp khoá 47 ở một chi nhánh của công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex (PJICO ) – Văn phòng 7, em đã vận dụng các kiến thức tổng hợp đã học ở giảng đường để đi vào thực tế bằng việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá một cách sơ bộ và tổng hợp nhất thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm PJICO. Tìm hiểu các nghiệp vụ mà công ty đã triển khai đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, và em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO ” trở thành chuyên đề thực tập của mình. Qua bài viết giúp em tăng cường và tích luỹ kiến thức thực tế về chuyên nghành Bảo Hiểm mà mình đã học và rút ra cho mình bài học quý báu về cách nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề thực tế, đồng thời giúp em thêm về nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO. Qua đây em xin chân thành cảm ơn cô giáo Bùi Quỳnh Anh cùng cán bộ tại văn phòng 7 – công ty bảo hiểm PJICO đã nhiệt tình hướng dẫn em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập này. Dưới đây là những nồi dung chính trong phần trình bày của mình: Chương 1: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và công tác giám định bồi thường nghiệp vụ. Khái quát chung về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba . Công tác giám định – bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Chương 2: Thực trạng công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm PJICO ( 2003 – 2008 ). 2.1 Giới thiệu về Công ty bảo hiểm PJICO. 2.2 Tình hình tham gia BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại Việt Nam. 2.3 Công tác giám định bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người ths ba tại Công ty Bảo hiểm PJICO. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty Bảo hiểm PJICO. 3.1 Phương hướng mục tiêu trong công tác giám định – bồi thường của công ty Bảo hiểm PJICO. 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác giám định – bồi thường tại Công ty Bảo hiểm PJICO. 3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại PJICO 3.4 Một số đề xuất. Chương 1 Khái quát chung về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và công tác giám định – bồi thường nghiệp vụ. Tổng quan về bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Trong quộc sống, mỗi cá nhân cũng như mỗi tổ chức đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật cho từng hành vi ứng xử của mình. Nhìn chung, khi một người gây ra thiệt hại cho người khác do sự bất cẩn của mình thì phải chịu trách nhiệm trước những thiệt hại đó. Khi tham gia giao thông xe cơ giới có thể gây thiệt hại cho người khác nếu xảy ra tai nạn, theo quy định của pháp luật, chủ xe, lái xe sẽ phải bồi thường thiệt hại do họ gây ra cho nạn nhân. Điều này sẽ gây ra thiệt hại về mặt tài chính cho người gây tai nạn. Trước đây, khi phương tiện giao thông còn thô sơ, tai nạn giao thông ít xảy ra, nếu có xảy ra thì chủ xe cũng có khả năng tự bồi thường. Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các phương tiện cũng hiện đại hơn, kéo theo đó là sự gia tăng tai nạn giao thông cùng mức độ thiệt hại của nó và nó có thể gây ra các vụ tại nạn nghiêm trọng, gây ra thiệt hại đối với chủ xe, khiến họ không có đủ khả năng thanh toán, bồi thường cho người bị hại. Thông thường, việc bồi thường thế nào do các bên thỏa thuận, trong nhiều trường hợp, việc thảo thuận rất khó khăn, đặc biệt nếu có người thiệt mạng thì việc giải quyết bồi thường sẽ phức tạp hơn. Do vậy, nếu có nguồn tài chính sẵn sàng cho việc giải quyết hậu quả cũng như dàn xếp hợp lý việc bồi thường sẽ đem lại lợi ích cho chủ xe, nạn nhân trong các vụ tai nạn và sự yên tâm cho mọi người khi tham gia lưu thông. Tại Việt Nam, giao thông là một vấn đề bức xúc. Chỉ riêng tháng 2/2007, cả nước đã xảy ra tới 1500 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1381 người và bị thương 1301 người. So với tháng 2/2006 tăng tới 204 vụ tai nạn (25,42% ), 388 người chết ( 32,41% ) và 370 người bị thương (39,74). Đây là một trong những tháng có số người chết vì tai nạn giao thông cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Sở dĩ tai nạn giao thông tháng 2/2007 gia tăng đột biến như vậy là do chỉ trong 6 ngày tết Đinh Hợi đã xảy ra 57 vụ tai nạn, làm chết 387 người, bị thương 643 người. So với tết Nguyên Đám năm 2006, tăng 100 vụ, 52 người chết và 79 người bị thương. Tháng 6/2007 xẩy ra 7936 vụ tai nạn gia thông, làm chết 7122 người, bị thương 6048 người, tăng cả 3 mặt với 298 vụ tai nạn ( 3,94% ), 624 người chết ( 9,9% ) và 107 người bị thương ( 1,8% ) so với cùng kỳ năm 2006. Bước sang năm 2008 số vụ tai nạn giao thông đã giảm trên cả 3 mặt so với năm 2007, chỉ tính riêng đường bộ xảy ra 12.163 vụ, làm chết 11.318 người, bị thương 7.885 người ( giảm 2.055 vụ - 14,5%, số người chết giảm 1539 người). Tuy vậy, nhưng nhìn chung tai nạn giao thông xảy ra vẫn là cao và hậu quả của nó ngày càng nghiêm trọng hơn. Như vậy có thể nói giao thông đang là thách thức lớn nhất đối với chúng ta. Bởi vì tai nạn giao thông xẩy ra nó sẽ gây ra những thiệt hại về cả vật chất và tinh thần cho cả chủ xe cũng như nạn nhân, chính vì vậy để phòng chống giảm thiểu tổn thất do tai nạn giao thông gây ra thì việc triển khai và thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là rất cần thiết và rất quan trọng. Nó có tác dụng vô cùng to lớn: Đối với chủ xe: Giúp cho chủ xe, lái xe an tâm, tự tin hơn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Góp phần bù đắp thiệt hại, ổn định tài chính, làm chủ xe nhanh chóng khôi phục tinh thần, khôi phục hoạt động kinh tế. Làm tăng ý thức của chủ xe trong việc phòng ngừa tai nạn giao thông. Góp phần giảm bớt căng thẳng giữa chủ xe với nạn nhân và gia đình nạn nhân. Đối với người thứ ba: Bồi thường thiệt hại giúp họ kịp thời khắc phục hậu quả tai nạn, nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh. Giúp nạn nhân hoặc người nhà họ ổn định tinh thần, trách căng thẳng giữa các bên. Đối với toàn xã hội: Bảo hiểm giúp tăng thu cho ngân sách Nhà nước, từ đó đầu tư nâng cấp, xây dựng hạ tầng giao thông, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Công tác thống kê rủi ro và xác định nguyên nhân tai nạn giúp các cơ quan chức năng đưa ra biện pháp thiết thực để đề phòng tránh tai nạn giao thông. Bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm cũng trích doanh thu của mình vào công tác để đề phòng hạn chế tổn thất, góp phần đem lại sự an toàn cho người tham gia giao thông, hạn chế tai nạn, tăng uy tín và lợi nhuận về sau cho doanh nghiệp. Góp phần gắn kết các thành viên trong xã hội, giúp mỗi người có trách nhiệm hơn với hành vi của mình. 1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 1.1.2.1 Nghiệp vụ được thực hiện dưới hình thức bắt buộc Trên thế giới hiện nay, ở các nước có ngành bảo hiểm phát triển thì hầu hết các nghiệp vụ BH TNDS nói chung và nghiệp vụ BHTNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba nói riêng đều được thực hiện dưới hình thức bắt buộc. Ở Việt Nam, theo đó tại điều 308 bộ luật này có quy định các lỗi sau đây phát sinh trách nhiệm dân sự: Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghiệp vụ dân sự thì phải chịu TNDS khi có lỗi cố ý hoặc có lỗi vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xẩy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải bồi thường hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xẩy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có thể gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Trong trường hợp phát sinh TNDS gây thiệt hại cho bên thứ ba thì người gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thứ ba. Điều này được quy định trong điều 307 Bộ Luật dân sự Việt Nam, cụ thể như sau: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền cho bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Trên tinh thần đó của luật sư, luật kinh doanh bảo hiểm ngày 22/2/2000 cũng có những quy định cụ thể về từng loại hình BH TNDS theo đó tại khoản 2 điều 8 luật kinh doanh bảo hiểm quy định: Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, BH TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách. Bảo hiểm TNDS nghề nghiệp đối với hoạt động với hành khách. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Bảo hiểm cháy nổ. Như vậy, ở nước ta bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba được thực hiện bắt buộc theo quy định của pháp luật. Việc thực hiện bắt buộc góp phần đảm bảo tính công bằng trong xã hội và đảm bảo quyền lợi của mọi công dân. Ngoài ra, thực hiện bắt buộc còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của mọi người dân và đặc biệt là các chủ phương tiện xe cơ giới. 1.1.2.2 Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba thường áp dụng giới hạn trách nhiệm. Bảo hiểm trách nhiệm có đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng, trách nhiệm dân sự phát sinh không thể xác định tại thời điểm tham gia bảo hiểm mà tổn thất đó có thể rất lớn. Do đó, để đảm bảo lợi ích của bên bảo hiểm và nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường đưa ra giới hạn trách nhiệm, đó là mức bồi thường tối đa của bên bảo hiểm hay số tiền bảo hiểm. Nếu thiệt hại trách nhiệm dân sự là rất lớn thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường toàn bộ thiệt hại đó mà chỉ bồi thường trong phạm vi số tiền bảo hiểm. Mặt khác, khi tham gia bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ngoài điểm tích cực là nâng cao ý thức an toàn giao thông cho người dân, nếu các công ty bảo hiểm không có chế tài quản lý hợp lý sẽ dấn đến trường hợp người tham gia dựa vào các nhà bảo hiểm mà không có trách nhiệm trong việc bồi thường tổn thất cho bên thứ ba, do vậy họ thờ ơ trước những tổn thất do lỗi của mình gây ra. Để đối phó với những lý do trên trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba các nhà bảo hiểm thường đặt ra hạn mức trách nhiệm của mình với một số tiền bảo hiểm nhất định. 1.1.2.3 Đối tượng bảo hiểm mang tính chất trừu tượng: Trong nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, đối tượng bảo hiểm được xác định là phần trách nhiệm hay nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại của chủ xe cơ giới khi quã trình tham gia giao thông của họ gây tổn thất, thiệt hại cho người khác. Do đó, đối tượng mang tính chất rất trừu tượng. Đối với nghiệp vụ BH TNDS nói chung thì phần trách nhiệm thực tế phát sinh là bao nhiêu được quy định bởi sự phán quyết của tòa án và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân tổ chức nhất định. Ở Việt Nam hiện nay, chính vì đối tượng bảo hiểm trừu tượng của nghiệp vụ bảo hiểm này cộng với ý thức và hiểu biết về pháp luật dân sự của người dân còn nhiều hạn chế nên để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này thành công, các công ty bảo hiểm và phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải tích cực tuyên truyền, phổ biến để nâng cao hiểu biết của người dân về sự cần thiết và tác dụng của việc triển khai nghiệp vụ BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba cũng như nâng cao ý thức pháp luật của người dân. 1.1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba Đối tượng bảo hiểm và phạm vi bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là loại hình bảo hiểm trách nhiệm pháp lý có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự phát sinh của chủ xe gây ra thiệt hại cho người thứ ba trong quá trình lưu hành sử dụng xe. Người tham gia bảo hiểm ( người được bảo hiểm ) thường là chủ xe, phần trách nhiệm dân sự của chủ xe có thể phát sinh do chủ xe hoặc do lái xe gây ra thiệt hại. TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường ngoài hợp đồng của chủ xe hay lái xe cho người thứ ba khi xe lưu hành gây tai nạn. TNDS ở đây bao gồm: Trách nhiệm liên quan quyền sở hữu tài sản. Do đặc điểm của chủ xe cơ giới là sử dụng động cơ và chuyển động với vận tốc cao nên tự bản thân nó có thể gây ra tai nạn và làm thiệt hại cho người thứ ba mà không phải do lỗi của chủ xe hay lái xe. Tuy nhiên với tư cách là chủ sở hữu, chủ xe chịu trách nhiệm dân sự đối với những thiệt hại đó. Trách nhiệm dân sự phát sinh từ trách nhiệm phải điều khiển xe an toàn, không có những hành vi sơ suất gây thiệt hại cho người thứ ba. Đối tượng được bảo hiểm không được xác định trước. Chỉ khi nào việc lưu hành xe gây ra tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba thì đối tượng này mới được xác định cụ thể. Điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba bao gồm: Điều kiện thứ nhất: Có thiệt hại về tài sản, tính mạng hoặc sức khỏe của bên thứ ba. Điều kiện thứ hai: Chủ xe ( lái xe ) phải có hành vi trái pháp luật. Có thể do vô ý hay cố ý mà lái xe vi phạm luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm các quy định khác của Nhà nước… Điều kiện thứ ba: phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của chủ xe ( lái xe ) với những thiệt hại của người thứ ba. Điều kiện thứ tư: Chủ xe ( lái xe ) phải có lỗi. Bên thứ ba trong BH TNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ: Lái, phu xe, người làm công cho chủ xe; Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái… Hành khách, những người có mặt trên xe; Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên; Lý do loại trừ chủ yếu do những người ngồi trên xe cơ quan hệ lợi ích trực tiếp với lãi xe. Lái xe, phụ xe, người làm công cho chủ xe là những người làm thuê cho chủ xe để nhận công chính vì vậy theo quy định họ không được coi là những người thứ ba. Cha mẹ, vợ, chồng, con cái… của lái xe họ là những người thân của chủ xe nên không được coi là những người thứ ba. Hành khách, những người có mặt trên xe; tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên họ đều có hình thức bảo hiểm riêng như bảo hiểm hành khách hay bảo hiểm tài sản chính vì vậy họ không phải người thứ ba. Hơn nữa việc loại trừ này còn giúp cho công ty bảo hiểm có thể phòng chống được trục lợi bảo hiểm do những người lãi xe dàn dựng. Phạm vi bảo hiểm Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba chịu trách nhiệm những thiệt hại của người thứ ba bao gồm: Thiệt hại về con người: tính mạng, sức khoẻ Thiệt hại về tài sản Thiệt hại về kinh doanh do thiệt hại về tài sản gây nên, hoặc thiệt hại về thu nhập do thiệt hại về người gây ra Ngoài ra, công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm đối với những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất xảy ra thêm ( thiệt hại tính mạng, sức khoẻ những người tham gia cứu chữa, chi phí ngăn ngừa tai nạn, cấp cứu và chăm sóc nạn nhân … ) và những chi phí ra tòa trong trường hợp nếu cần. Mặc dù tai nạn có phát sinh trách nhiệm dân sự nhưng công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường: Hành động cố ý của chủ xe, lái xe và người bị thiệt hại. Xe không đủ điều kiện kỹ thuật và thiệt hại an toàn để tham gia giao thông theo quy định của bộ giao thông vận tải. Chủ xe vi phạm nghiêm trọng trật tự an toàn giao thông đường bộ. Thiệt hại do chiến tranh, bạo động. Thiệt hại do gián tiếp do tai nạn. Thiệt hại đối với tài sản bị cướp, cắp trong tai nạn. Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ quốc gia, trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa công ty bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm. Tài sản đặc biệt: Tiền, vàng bạc, đá quý, tranh ảnh quý, đồ cổ, thi hài, hài cốt Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm được tính theo đầu phương tiện. Người tham gia bảo hiểm đóng phí BH TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba theo số lượng đầu phương tiện của mình. Mặt khác, các phương tiện khác nhau nên phí bảo hiểm được tính riêng cho từng loại phương tiện ( hoặc nhóm phương tiện ). Phí bảo hiểm thường tính theo năm: P = f + d Trong đó: P : Phí bảo hiểm/1xe F : Phí thuần D : Phụ phí ( tỷ lệ phần trăm nhất định so với tổng phí bảo hiểm ) Phí thuần được xác định theo công thức: f = Trong đó: S: Số vụ tai nạn có phát sinh TNDS của chủ xe T: Số tiền bồi thường bình quân 1 vụ tai nạn trong năm i C: Số lượng phương tiện cùng loại tham gia bảo hiểm trong năm i. n: Số năm thống kê Trên đây là cách tính phí trên cơ sở quy luật số đông. Đối với các phương tiện không thông dụng, mức độ rủi ro lớn ( xe tải hạng nặng, xe kéo ro mọc… ) thì tính thêm tỷ lệ phu phí so với mức phí cơ bản. Việt Nam hiện nay thường cộng thêm 30% phí cơ bản. Phí đối với phương tiện hoạt động ngắn hạn ( tính tròn tháng ): Phí ngắn hạn = Hoặc : Phí ngắn hạn = Phí năm x Tỷ lệ phí ngắn hạn theo tháng Cách tính tròn tháng ở đây được tính theo phương thức: Nếu thời điểm tính phí được tính từ ngày 15 trở đi thì phí tính cả tháng đó Nếu thời điểm tính phí được tính dưới ngày 15 trở lại thì phí không tính tháng đó. Khi chủ xe đã đóng phí cả năm mà tại thời điểm nào đó phương tiện ngừng hoạt động hoặc chuyển quyền sở hữu không chuyển quyền bảo hiểm mà trước đó chủ xe chưa có khiếu nại và được bảo hiểm bồi thường thì được hoàn phí. Số phí hoàn lại: P hoàn lại = Chủ xe có trách nhiệm phải nộp phí đầy đủ. Công ty bảo hiểm sẽ quy định thời gian, số lần, mức phí tương ứng và tỷ lệ giảm phí tùy theo số lượng phương tiện tham gia bảo hiểm và tỷ lệ tổn thất ( thông thường mức giảm tối đa là 20% ). Nếu không thực hiện đúng quy định bị phạt tùy theo hợp đồng giữa công ty bảo hiểm và chủ xe. Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm được xác định trên cơ sở mức TNDS thực tế phát sinh Mức TNDS = Thiệt hại thực tế x Mức độ lỗi phát sinh của bên thứ ba của chủ xe (lái xe) Mức độ lỗi của chủ xe chủ yếu được xác định giựa trên kết quả điều tra của cảnh sát giao thông, của các giám định viên… và được tính theo phần trăm mức độ lỗi của hai bên. Vậy, mức TNDS phát sinh thông thường phụ thuộc vào thiệt hại thực tế của bên thứ ba và mức độ lỗi của chủ xe, lái xe. Tuy nhiên, mức TNDS phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của chủ xe, lái xe. Tuy nhiên, mức TNDS phụ thuộc vào phán quyết cuối cùng của toà án hoặc do sự thoả thuận của 2 bên. Phán quyết này thường dựa trên khả năng tài chính của chủ xe, hoặc hoàn cảnh gia đình, thu nhập của người thứ ba, có thể do người thứ ba là trụ cột gia đình mà bị chết hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thì mức trách nhiệm sẽ cao hơn dẫn đến số tiền bồi thường phải được trả tiền trên tinh thần nhân đạo. Ví dụ trong trường hợp phán quyết của Toàn án dựa trên khả năng tài chính của chủ xe : Tại mỹ, trong 1 vụ tai nạn giao thông, bên A và bên B đâm vào C, C bị thương nặng, toà án yêu cầu bồi thường 15 triệu đôla. Xác định trách nhiệm : lỗi của bên A là 20%, bên B là 80%, vậy bên A phải đền 3 triệu, bên B đền 12 triệu cho bên C. Nhưng bên B là một chủ xe tải nếu bán hết chỉ được đến tổng số tiền là 3,2 triệu đôla. Do đó, toà án phán quyết, bên B đến 0,2 triệu, còn lại bên A đền hết, phán quyết
Luận văn liên quan