“Chúng ta sinh ra là để lấp đầy cho nhau, như những xếp hình với dáng vẻ kỳ diệu, đầy những ưu điểm và khuyết điểm, sở trường và sở đoản, là vô nghĩa dù hiện hữu, nếu không lấp đầy cho nhau để tạo nên một thời gian rực rỡ và hoàn hảo”. (Trích từ “Trò chuyện đầu tuần”, báo Hoa học trò). Đó là một câu nói được lấy từ trong cuộc sống này. Tất cả chúng ta là những con người bình thường nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những mảnh đời bất hạnh, không được nguyên văn, họ phải gánh chịu những thiệt thòi cùng với những nổi đau tinh thần lẫn thể chất không hề nhỏ, và đó là một cuộc sống thật sự khó khăn đối với trẻ em khuyết tật.
Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội, cần được quan tâm hơn đến trẻ khuyết tật. Vì vậy, giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của nghành giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận bình đẳng, có chất lượng, giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt giữa môi trường sống giáo dục đặc biệt là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao, không chỉ đối với gia đình trẻ mà còn chính với bản thân trẻ khuyết tật và toàn xã hội, là điều kiện giúp trẻ khuyết tật sớm được can thiệp và khắc phục các khiếm khuyết của trẻ. Bên cạnh đó, có một số trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ, làm cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập và cuộc sống sau này của trẻ. Nên mọi trẻ khuyết tật ngôn ngữ cần có sự hỗ trợ của các giáo viên, gia đình, người thân và cộng đồng để giúp trẻ tham gia thật sự vào các tương tác xã hội trong lớp học, kết hợp nhiều phương tiện giao tiếp cùng một lúc như có thể dùng ngôn ngữ bằng lời kết hợp với tranh ảnh, ký hiệu để trẻ có thể sớm nhận biết về ngôn ngữ và hòa nhập với bạn bè, cộng đồng, xã hội. Thực tế ở trường mầm non Bình Minh, Núi thành, Quảng nam cũng có hai cháu bị khuyết tật ngôn ngữ. Đó là cháu: Đỗ Vũ Nguyên, hiện đang học lớp mẫu giáo nhỡ 01, cháu không được như các bạn khác trong lớp, cháu đang ở tình trạn ngôn ngữ rất kém, cháu thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp, cháu được bác sĩ chuẩn doán là chậm phát triển ngôn ngữ. Mức độ phát triển về ngôn ngữ của cháu còn hạn chế nên rất cần sự hỗ trợ của giáo viên ở trường cùng với gia đình để giúp cháu phát triển tốt hơn về ngôn ngữ của mình. Cháu thứ hai là cháu Trần Thị Mai, học lớp mẫu giáo lớn 02, cháu có khả năng nói được hơn Đỗ Vũ Nguyên, nhưng cháu ở tình trạng phát âm chưa đúng, cháu được bác sĩ chuẩn đoán là nói ngọng, mức độ phát triển ngôn ngữ của cháu còn yếu nên cần sự quan tâm của các giáo viên cùng gia đình để giúp cho cháu phát âm chuẩn hơn. Song việc công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ ở trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn chưa chăm sóc và giáo dục phù hợp, hiệu quả cho trẻ khuyết tật. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non Bình Minh, nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường.
Xuất phát từ những lí do trên tôi ngiên cứu đề tài “Thực trạng công tác giáo dục đạc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam”.
17 trang |
Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 12373 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng công tác giáo dục đạc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Chúng ta sinh ra là để lấp đầy cho nhau, như những xếp hình với dáng vẻ kỳ diệu, đầy những ưu điểm và khuyết điểm, sở trường và sở đoản, là vô nghĩa dù hiện hữu, nếu không lấp đầy cho nhau để tạo nên một thời gian rực rỡ và hoàn hảo”. (Trích từ “Trò chuyện đầu tuần”, báo Hoa học trò). Đó là một câu nói được lấy từ trong cuộc sống này. Tất cả chúng ta là những con người bình thường nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những mảnh đời bất hạnh, không được nguyên văn, họ phải gánh chịu những thiệt thòi cùng với những nổi đau tinh thần lẫn thể chất không hề nhỏ, và đó là một cuộc sống thật sự khó khăn đối với trẻ em khuyết tật.
Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Trẻ em là mầm non của đất nước, do đó trẻ cần được hưởng sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội, cần được quan tâm hơn đến trẻ khuyết tật. Vì vậy, giáo dục trẻ khuyết tật là nhiệm vụ quan trọng và đầy tính nhân văn của nghành giáo dục, tạo cơ hội cho trẻ tiếp cận bình đẳng, có chất lượng, giúp trẻ khuyết tật được học tại nơi trẻ sinh sống cùng gia đình, không có sự tách biệt giữa môi trường sống giáo dục đặc biệt là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng và lớn lao, không chỉ đối với gia đình trẻ mà còn chính với bản thân trẻ khuyết tật và toàn xã hội, là điều kiện giúp trẻ khuyết tật sớm được can thiệp và khắc phục các khiếm khuyết của trẻ. Bên cạnh đó, có một số trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ, làm cho trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ngôn ngữ và lời nói ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập và cuộc sống sau này của trẻ. Nên mọi trẻ khuyết tật ngôn ngữ cần có sự hỗ trợ của các giáo viên, gia đình, người thân và cộng đồng để giúp trẻ tham gia thật sự vào các tương tác xã hội trong lớp học, kết hợp nhiều phương tiện giao tiếp cùng một lúc như có thể dùng ngôn ngữ bằng lời kết hợp với tranh ảnh, ký hiệu để trẻ có thể sớm nhận biết về ngôn ngữ và hòa nhập với bạn bè, cộng đồng, xã hội. Thực tế ở trường mầm non Bình Minh, Núi thành, Quảng nam cũng có hai cháu bị khuyết tật ngôn ngữ. Đó là cháu: Đỗ Vũ Nguyên, hiện đang học lớp mẫu giáo nhỡ 01, cháu không được như các bạn khác trong lớp, cháu đang ở tình trạn ngôn ngữ rất kém, cháu thường hay dùng cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp, cháu được bác sĩ chuẩn doán là chậm phát triển ngôn ngữ. Mức độ phát triển về ngôn ngữ của cháu còn hạn chế nên rất cần sự hỗ trợ của giáo viên ở trường cùng với gia đình để giúp cháu phát triển tốt hơn về ngôn ngữ của mình. Cháu thứ hai là cháu Trần Thị Mai, học lớp mẫu giáo lớn 02, cháu có khả năng nói được hơn Đỗ Vũ Nguyên, nhưng cháu ở tình trạng phát âm chưa đúng, cháu được bác sĩ chuẩn đoán là nói ngọng, mức độ phát triển ngôn ngữ của cháu còn yếu nên cần sự quan tâm của các giáo viên cùng gia đình để giúp cho cháu phát âm chuẩn hơn. Song việc công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ ở trường vẫn chưa được quan tâm đúng mức, vẫn còn chưa chăm sóc và giáo dục phù hợp, hiệu quả cho trẻ khuyết tật. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ở trường mầm non Bình Minh, nhằm tìm ra nguyên nhân từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường.
Xuất phát từ những lí do trên tôi ngiên cứu đề tài “Thực trạng công tác giáo dục đạc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam. Qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Triển khai thực hiện thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam. Từ ngày 2/11/2014 đến ngày 16/11/2014.
4. Đóng góp của đề tài
Làm rõ thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam.
Đề xuất một số biện pháp tăng khả năng hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tiến hành tổng hợp và phân tích, đọc tài liệu trong và ngoài nước để làm sáng tỏ rõ cơ sở lí luận về công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường Bình Minh, Núi Thành, Quảng Nam.
5.2. Nhóm phương pháo thực tiễn
Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý và phụ huynh trẻ ở trường mầm non Bình Minh nhằm thu thập thông tin về thực hiện công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non.
Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên, phụ huynh trẻ về vấn đề chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Phương pháp quan sát: Quan sát giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam.
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu thực trạng công tác giáo dục đặc biệt của trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam.
1.11. Ở nước ngoài
Từ những năm đầu thế kỷ XI, ở các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và một số nước Châu Âu đã xuất hiện phương thức giáo dục chuyên biệt mang đậm tư tưởng nhân văn, quan điểm y tế, phục hồi chức năng ngôn ngữ, là mô hình xuất hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật ngôn ngữ, ở sự giáo dục này, các trẻ khuyết tật ngôn ngữ được đưa vào các cơ sở giáo dục riêng.
Theo quan niệm bấy giờ, trẻ khuyết tật ngôn ngữ là những trẻ “ Không bình thường” Cần đượ huấn luyện “đặc biệt” để trở thành người bình thường. Như vậy mục tiêu của giáo dục đặc biệt là thực hiện vấn đề nhân đạo, cái đích cuối cùng là phục hồi giọng nói để hi vọng “ bình thường” trẻ khuyết tật ngôn ngữ mới đạt tiêu chuẩn để trở thành người như bao người khác.
Cũng chính vì những lí do mong muốn trẻ khuyết tật ngôn ngữ được hòa nhập và trở thành người bình thường nên các nước trên thế giới đã tìm mọi cách giáo dục để trẻ có thể tham gia vào sự hợp tác của người lớn với bạn bè có năng lực cao hơn, những người này đã giúp đỡ và khuyến khích trẻ. Trong mối quan hệ này, quá trình tư duy trong một xuất hiện nhất định được chuyển sang trẻ. Điều này vô cùng ý nghĩa đối với việc cần phải giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
1.12. Ở Việt Nam
ở Việt Nam, theo thứ trưởng Bộ lao động – thương binh và xã hội Nguyễn Trọng Đàm, Việt Nam là nước có tỷ lệ người khuyết tật cao thứ 4 trong tổng số các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Việt Nam đã nổ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến trẻ khuyết tật ngôn ngữ, hổ trợ mọi nhu cầu để trẻ thích ứng và phát triển ngôn ngữ của mình, nhằm giúp đỡ trẻ sớm được hòa nhập với cộng đồng, xã hội
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Khái niệm trẻ khuyết tật
Trẻ khuyết tật là trẻ có những khiếm khuyết về cấu trúc hoặc các chức năng cơ thể hoạt động không bình thường, dẫn đến trẻ gặp khó khăn nhất định và không thể theo được chương trình giáo dục phổ thông nếu không được hỗ trợ đặc biệt về phương pháp giáo dục dạy học và những trang thiết bị trợ giúp cần thiết.
Theo TS. Nguyễn Thị Hoàng yến, trẻ khuyết tật là những trẻ có khiếm khuyết 1 phần thể chất hoặc tinh thần nên không có khả năng tự bảo đảm cuộc sống của mình trong xã hội ( ăn uống, đi lại, vui chơi, sinh hoạt)
1.2.2. Khái niệm giáo dục đặc biệt
Giáo dục đặc biệt là những chương trình giáo dục hay dịch vụ giáo dục được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ có nhu cầu đặc biệt.
1.2.3. Khái niệm khuyết tậ ngôn ngữ
Trong quá trình sử dụng một hình thức ngôn ngữ nào đó ( nghe, nói, viết) ở trẻ em thường xuyên xuất hiện những khiểm khuyết về ngữ âm, ngữ pháp, hoặc từ vựng. Nếu những khuyết tật ở trẻ kéo dài và ổn định thì gọi là trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ.
1.3. Hoạt động giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tạt ngôn ngữ
1.3.1. Các đặc trưng cơ bản của Giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Giáo dục cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ ở trường, trong môi trường học tập phù hợp với khả năng của trẻ.
Cung cấp sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè, người thân về mặt học tập và sinh hoạt xã hội cho các học sinh khuyết tật ngôn ngữ.
Điều chỉnh, bổ sung và lượt bớt chương trình lúc cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho học sinh khuyết tật ngôn ngữ vè khả năng của mình.
Sử dụng phương pháp giảng dạy đặc biệt, thay đổi có khoa học về chương trình dạy, nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
1.3.2. Nội dung giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường
Lĩnh hội kiến thức cần thiết về ngôn ngữ.
Thông qua quá trình dạy học cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ, cần xây dựng được sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức của bài học và mức độ lĩnh hội về ngôn ngữ của trẻ.
Rèn luyện kỹ năng nói và phát âm chuẩn cho trẻ.
Qua bài học cần củng cố những kỹ năng có liên quan đến kiến thức cần thiết với trẻ.
Nghiên cứu nội dung dạy học và phương pháp dạy học phù hợp với trẻ.
Có sự thống nhất giữa cha, mẹ và giáo viên để hỗ trợ trẻ.
Tìm hiểu kỹ năng tiếp thu về ngôn ngữ của trẻ tại trường và phải ứng dụng được vào môi trường cộng đồng.
Mục tiêu giáo dục phù hợp cho trẻ.
1.3.3. Phương pháp giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường.
*Phương pháp phục hồi và rèn luyện cấu âm cơ bản.
Có 4 phương pháp:
Luyện giọng nói
Thể dục cấu âm
Luyện tri gác ngữ âm, sửa lỗi phát âm sai với âm mẫu.
Luyện phát âm, âm vị
* Phương pháp phục hồi và phát triển khả năng phát âm theo thành phần âm tiết sử dụng âm tiết trung gian để khắc phục trẻ phát âm vị bao gồm các biện pháp sau.
Phát triển khả năng phát âm phụ, âm đầu, âm tiết
Phương pháp phát triển khả năng phát âm đệm
Khắc phục khiếm khuyết phát âm chính
Phát triển kỹ năng phát âm âm cuối
Phát triển kỹ năng phát âm chuẩn thanh điệu
*Phát triển vốn từ và kỹ năng ngữ pháp
*Rèn luyện và phát triển khả năng ngôn ngữ trong và ngoài giờ học
Phương pháp dạy học trong lớp có học sinh khuyết tật ngôn ngữ.
Xác định mục tiêu cho một bài học cụ thể.
Lập kế hoạch bài dạy cụ thể cho lớp học hòa nhập trẻ khuyết tật ngôn ngữ
1.4. Phân loại trẻ khuyết tật ngôn ngữ
* Mất ngôn ngữ có biểu hiện:
Không hiểu hoặc hiểu kém ngôn ngữ của người xung quanh
Biểu hiện ở ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
* Không có ngôn ngữ
Không hiểu hoặc hiểu rất ít ngôn ngữ khi nghe người khác nói.
Không biết nói hoặc nói rất ít so với trẻ cùng độ tuổi
Hiểu ít, nói ít hoặc không nói
* Nói lắp: Thường lặp đi lặp lại nhiều lần 1 âm, 1 từ hoặc 1 cụm từ biểu hiện như sau
Nói lặp giật rung do rối loạn âm điệu, nhịp điệu.
Nói lắp co thắt, do bị các cơ khi nói.
* Nói khó: Trẻ nói ngọng là thường không có khả năng phát âm đúng những âm chuẩn của một phương ngữ nào đó
Rối loạn giọng điệu: giọng nói khàn, yếu, đứt đoạn không rõ.
Chậm phát triển ngôn ngữ: Trẻ thường dùng điệu bộ, cử chỉ, lắc đầu
Chương II: Thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam.
2.1. Vài nét về trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam.
Trường mầm non Bình Minh ở xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam
Hiệu trưởng của trường: Quỳnh Thị Thiên Nga
Trường có tổng số lớp: 12 lớp, trong đó: có 4 lớp nhỡ, 5 lớp bé, 3 lớp lớn
Trường có số trẻ khuyết tật ngôn ngữ: 2 trẻ
Điều kiện, cơ sở vật chất của trường vẫn chưa được đầy đủ
2.2. Cách thức điều tra thực trạng công tác giáo dục đặc biệt trẻ khuyết tật tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam.
2.2.1. Mục đích điều tra:
Tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường nhằm tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ.
2.2.2. Đối tượng điều tra:
Trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam.
2.2.3. Phương pháp điều tra
Phương pháp lý luận
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp
Phương pháp thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
Phương pháp xử lý số liệu
2.2.4. Môi trường học tập, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Môi trường lớp học được điều chỉnh bảo đảm phù hợp với hoạt động gia đình và dạy học nhằm lôi cuốn sự tham gia của trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Trẻ cần được học trong môi trường tự nhiên, trong cộng đồng với nhiều hoạt động, quan hệ giao lưu và hợp tác xã hội sẽ học được nhiều về kỹ năng giao tiếp, ứng xử, hiểu biết.
Tạo cho trẻ một nơi học tập tự nhiên, không gây áp lực và khó khăn cho trẻ.
Giáo dục cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ trong trường ở cộng đồng trong môi trường học tập quen thuộc.
Tạo mối liên kết trong trường , trong lớp để trẻ cảm thấy chúng được chấp nhận và phát huy được khả năng của mình.
2.2.5. Thực hiện chương trình giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Xây dựng chương trình và sách giáo khoa dạy trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Xây dựng chương trình và tài liệu hướng dẫn phát triển các kỹ năng đặc thù cho trẻ.
Tổ chức hệ thống quá trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên chú ý điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy học phù hợp với khả năng của trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Ban giám hiệu và giáo viên chú ý điều chỉnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy học phù hợp với kỹ năng của trẻ khuyết tật ngôn ngữ
2.2.6. Đem lại hiệu quả cao trong thực trạng công tác giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Giúp trẻ học và phát triển tốt hơn về ngôn ngữ
Trẻ đã biết gọi tên, dùng lời nói để giao tiếp với những người xung quanh
Trẻ biết phát âm chuẩn và dần sửa đổi được việc phát âm của mình, nói rõ ràng, không còn nói ngọng
2.3. Nguyên nhân và phương pháp phục hồi rèn luyện cấu âm
2.3.1. Nguyên nhân
2.3.1.1. Do môi trường ngôn ngữ và đặc điểm chăm sóc gia đình
Do cha mẹ và người lớn không chú ý quan tâm đến ngôn ngữ của trẻ lúc trẻ bắt đầu biết nói.
Do thói quen bát chước cái sai trong quá trình học nói không được uốn nén kịp thời, lâu dần sẽ trở thành thói quen
2.3.1.2.Do bệnh tật, dùng thuốc, chấn thương.
Trẻ bị mắc bệnh não, di chứng khó khăn về nói, để phục hồi cần cho trẻ tiêm chủng đầy đủ .
2.3.1.3. Thai nghén và sinh nở của người mẹ
2.3.1.4. Thiếu sự phát triển không bình thường về cơ thể và các giác quan
Môi, răng, hàm, lưỡi có khiếm khuyết dẫn đến tình trạng của trẻ không bình thường.
2.4.2 Phương pháp phục hồi và rèn luyện cấu âm.
Luyện giọng nói: Bắt đầu từ việc luyện các cơ quan hô hấp, chú ý đến cường độ cao, thấp.
Thể dục cấu âm. Thể dục môi, hàm, lưỡi, các động tác kết hợp
Luyện tri giác ngữ âm, sửa lỗi phát âm sai với âm mẫu
Luyện phát âm, âm vị (môi đầu lưỡi, quặt lưỡi).
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ tại trường mầm non “Bình Minh”, Núi Thành, Quảng Nam
3.1.Một số giải pháp
3.1.1. Tổ chức tuyên truyền
Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng dân cư, những nhận thức về vấn đề khuyết tật ngôn ngữ
Giáo dục bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Chống kì thị, phân biệt đối xử với trẻ khuyết tật ngôn ngữ, các biện pháp phòng ngừa khuyết tật và các loại hình dịch vụ đối với trẻ khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về vấn đề trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Sử dụng các trí thức tuyên truyền các phương tiện như báo, đài
Tổ chức hoạt động kỉ niệm ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4 và ngày quốc tế về người khuyết tật 3/12
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, giữa các tổ chức cá nhân và gia đình trẻ khuyết tật ngôn ngữ chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc, hỗ trợ trẻ khuyết tật ngôn ngữ tham gia các hoạt động xã hội.
3.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp của gia đình, địa phương, trường lớp.
Xây dựng cơ chế phối hợp liên nghành để thực hiện có hiệu quả kế hoạch trợ giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Đơn vị trường, lớp, địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện trợ giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
3.1.3. Nâng cao năng lực cán bộ giáo viên trong trường , địa phương làm tác trợ giúp trẻ khuyết tật ngôn ngữ.
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức, kĩ năng làm việc và hỗ trợ trẻ khuyết tật ngôn ngữ cho cán bộ giáo vien trong trường, địa phương.
3.1.4.Tăng cường công tác giám sát, đánh giá
Xây dựng hệ thống công tác, giám sát, đánh giá trẻ khuyết tật ngôn ngữ ở cuối kỳ, cuối năm.
Tổng kết, đánh giá và rút ra kinh nghiệm trong quá trình giáo dục chăm sóc trẻ khuyết tật ngôn ngữ
3.1.5. Huy động nguồn lực
Tăng cường và đổi mới phương thức, huy động gia đình, người thân, bạn bè để hỗ trợ, giúp cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
3.1.6. Tổ chức khen thưởng cho trẻ khuyết tật ngôn ngữ
Tổ chức lễ tuyên dương cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập và vượt khó học tập
3.1.7. Sự quan tâm của phụ huynh cùng các giáo viên ở trường
Cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn như tiếp xúc trò chuyện với trẻ, tạo môi trường gần gũi để trẻ có cơ hội phát triển ngôn ngữ của bản thân.
Cô cùng phối hợp với phụ huynh của trẻ tạo điều kiện cho trẻ phát huy tốt khả năng của mình. Phụ huynh cố gắng dành thời gian để trò chuyện và lắng nghe trẻ nói, khi trò chuyện trẻ nghe, cha, mẹ, người thân cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước
Cô cùng nhà trường giúp đỡ tạo điều kiện cho phụ huynh mỗi tháng nghỉ một ngày để phụ huynh đưa cháu đi khám.
Khi tổ chức giờ dạy, cô cho trẻ ngồi đối diện với cô để giúp trẻ có thể nghe và nhìn khẩu hình miệng của cô để hiểu cô nói gì, khi tổ chức các hoạt động dạy giáo viên cũng phải tự luyện giọng để giúp trẻ cảm thụ tiết học tốt.
Trong các hoạt động học và vui chơi, cô luyện phát âm cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, hướng dẫn trẻ làm những bài tập, khơi gợi kinh nghiệm, kỹ năng phán đoán của trẻ.
Bên cạnh dó phụ huynh và giáo viên cần nhận biết sớm và điều chỉnh , về khả năng ngôn ngữ ở trẻ. Không nên để tình trạng khuyết tật ngôn ngữ kéo dài, vì đó sẽ ảnh hưởng đến việc chậm phát triển trí tuệ và cuộc sống sau này của trẻ.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua đề tài này tôi thấy hoạt động nhận thức của trẻ khuyết tật nói chung và ở dạng khuyết tật ngôn ngữ của trẻ nói riềng là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong quá trình dạy học cho đối tượng có nhu cầu dạy học và giáo dục đặc biệt này. Có một số nhận định cho rằng nếu trẻ bị khuyết tật ngôn ngữ không được can thiệp kịp thời trong thời kỳ thơ ấu có thể sẽ ảnh hưởng tới trí lực khi trẻ đến tuổi trưởng thành bởi vấn đề hạn chế kỹ năng ngôn ngữ thường kéo theo nguy cơ không hòa nhập được trong ngữ cảnh xuất hiện cũng như các hoàn cảnh phổ biển thường gặp khác trong các giờ dạy học cần tính đến những đặc điểm hết sức đặc trưng của từng dạng trẻ khuyết tật để có những nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nhận thức và khả năng hiểu biết về ngôn ngữ của trẻ nhằm đạt hiệu quả tối ưu. Bên cạnh đó các giáo viên cần phối hợp cới các đoàn thể tổ chức của trường, bạn bè của trẻ khuyết tật ngôn ngữ, cần tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động giao tiếp trong các môi trường xung quanh trẻ, đặc biệt ở người giáo viên trong quá trình tiếp xúc với trẻ cần hết sức tôn trọng trẻ thông qua việc luôn tin tưởng khả năng giao tiếp. Hướng đến việc điều chỉnh trình độ của giáo viên phù hợp với khả năng giao tiếp của trẻ, đồng thời giáo viên cần phải quan sát và ghi chép thường xuyên những biểu hiện hành vi giao tiếp của trẻ để có thể có kế hoạch hướng dẫn và tổ chức hoạt động học cho trẻ tiếp theo. Cần nâng cao năng lực giáo viên, cán bộ quản lý thêm kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật, khơi dậy tình cảm của mọi người đối với những trẻ kém may mắn, giáo dục trẻ có trí tuệ bình thường và trẻ khuyết tật ngôn ngữ nhằm phát triển nhân cách cho trẻ. Ngoài ra, phát huy những thế mạnh của trẻ chậm phát triển trì trệ và hạn chế những khiếm khuyết ch