Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công, thực hiện mục tiêu thắng lợi kinh tế - xã hội đề ra. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý trong đó kế toán là một công cụ quan trọng. Kế toán là một công cụ quản lý giúp các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn để đề ra các chiến lược kinh doanh. Có thể nói công tác kế toán có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Trong đại hội XI của Đảng đã xác định chuyển dịch cơ cấu nghành với nền kinh tế nhiều thành phần. Các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi dần hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, nghĩa là các doanh nghiệp tự huy động vốn, tự hạch toán sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật, thay đổi cách nghĩ cách làm của người lao động, tự khẳng định vai trò làm chủ của mình. Mô hình cổ phần hóa đã bước đầu đi vào thực tiễn và kết quả mô hình này cho ta thấy trong một thời gian không xa. Sự phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn xã hội mà kinh tế là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Kế toán là việc ghi chép tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị để phản ánh và kiểm tra tình hình vận động của các loài tài sản, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng vốn. Kế toán không chỉ đem những công việc như vậy mà qua đó còn giúp cho nhà quản lý tìm ra phương thức giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Công tác hạch toán trong Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nó khẳng định và chứng minh được sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu, con số cụ thể.
Nhận thức rõ điều đó, khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế, thực tập ở các đơn vị với phương châm: “học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã giúp sinh viên tiếp cận với thực tế, ứng dụng một cách linh hoạt các lý thuyết đã được học ở trên lớp vào đời sống thực tiễn, đồng thời có cái nhìn chân thực, sâu sắc về công tác kế toán.
* Mục đích nghiên cứu :
Tổng kết những vấn đề lý luận trong hạch toán kế toán tại Công ty.
Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty.
Đế xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty
Từ việc thu thập số liệu tại Công ty để đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán nhằm phát hiện ra những ưu điểm nhược điểm từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện, khắc phục những tồn tại để phát triển Công ty, mang lại hiệu quả cao cho đời sống cán bộ công nhân viên chức được cải thiện và nâng cao.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Thực tập môn học tại công ty Điện lực Thái Nguyên, số liệu hạch toán trọng tâm trong tháng 3 năm 2011.
Phạm vi về thời gian: Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 04/05/2011 đến ngày 31/05/2011. Quỹ thời gian nghiên cứu để hoàn thành tốt báo cáo được giới hạn trong 01 tháng kể từ ngày nghiên cứu và thực tập.
* Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
- Thu thập thông tin qua điều tra thống kê, phỏng vấn và quan sát.
- Phương pháp nghiệp vụ bao gồm:
- Phương pháp chứng từ kế toán.
- Phương pháp tài khoản kế toán.
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
- Phương pháp phân tích
Bài báo cáo của nhóm chúng em gồm có 4 phần:
o Phần 1: Khái quát chung về Công ty điện lực Thái Nguyên
o Phần 2: Khái quát bộ máy kế toán tại Công ty điện lực Thái Nguyên
o Phần 3: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty điện lực Thái Nguyên.
o Phần 4: Nhận xét và kiến nghị
80 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4670 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác kế toán tại công ty điện lực Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua cùng với quá trình đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, thực hiện nền kinh tế mở cửa, hội nhập kinh tế với các nước trên thế giới. Sự phát triển của doanh nghiệp khẳng định vị trí, vai trò rất quan trọng tạo nên sự thành công, thực hiện mục tiêu thắng lợi kinh tế - xã hội đề ra. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới, hoàn thiện hệ thống các công cụ quản lý trong đó kế toán là một công cụ quan trọng. Kế toán là một công cụ quản lý giúp các nhà quản trị có những quyết định đúng đắn để đề ra các chiến lược kinh doanh. Có thể nói công tác kế toán có vai trò tích cực trong quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế.
Trong đại hội XI của Đảng đã xác định chuyển dịch cơ cấu nghành với nền kinh tế nhiều thành phần. Các doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi dần hình thức sở hữu sang công ty cổ phần, nghĩa là các doanh nghiệp tự huy động vốn, tự hạch toán sản xuất kinh doanh theo khuôn khổ pháp luật, thay đổi cách nghĩ cách làm của người lao động, tự khẳng định vai trò làm chủ của mình. Mô hình cổ phần hóa đã bước đầu đi vào thực tiễn và kết quả mô hình này cho ta thấy trong một thời gian không xa. Sự phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của toàn xã hội mà kinh tế là công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý kinh tế cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Kế toán là việc ghi chép tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị để phản ánh và kiểm tra tình hình vận động của các loài tài sản, kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh sử dụng vốn. Kế toán không chỉ đem những công việc như vậy mà qua đó còn giúp cho nhà quản lý tìm ra phương thức giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Công tác hạch toán trong Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nó khẳng định và chứng minh được sự tồn tại và phát triển của các Doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu, con số cụ thể.
Nhận thức rõ điều đó, khoa Kế toán trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh thường xuyên tổ chức các chuyến đi thực tế, thực tập ở các đơn vị với phương châm: “học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn” đã giúp sinh viên tiếp cận với thực tế, ứng dụng một cách linh hoạt các lý thuyết đã được học ở trên lớp vào đời sống thực tiễn, đồng thời có cái nhìn chân thực, sâu sắc về công tác kế toán.
* Mục đích nghiên cứu :
Tổng kết những vấn đề lý luận trong hạch toán kế toán tại Công ty.
Đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty.
Đế xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty
Từ việc thu thập số liệu tại Công ty để đánh giá tình hình tổ chức hạch toán kế toán nhằm phát hiện ra những ưu điểm nhược điểm từ đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện, khắc phục những tồn tại để phát triển Công ty, mang lại hiệu quả cao cho đời sống cán bộ công nhân viên chức được cải thiện và nâng cao.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Thực tập môn học tại công ty Điện lực Thái Nguyên, số liệu hạch toán trọng tâm trong tháng 3 năm 2011.
Phạm vi về thời gian: Thời gian bắt đầu nghiên cứu từ ngày 04/05/2011 đến ngày 31/05/2011. Quỹ thời gian nghiên cứu để hoàn thành tốt báo cáo được giới hạn trong 01 tháng kể từ ngày nghiên cứu và thực tập.
* Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là:
- Thu thập thông tin qua điều tra thống kê, phỏng vấn và quan sát.
- Phương pháp nghiệp vụ bao gồm:
- Phương pháp chứng từ kế toán.
- Phương pháp tài khoản kế toán.
- Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán.
- Phương pháp phân tích
Bài báo cáo của nhóm chúng em gồm có 4 phần:
Phần 1: Khái quát chung về Công ty điện lực Thái Nguyên
Phần 2: Khái quát bộ máy kế toán tại Công ty điện lực Thái Nguyên
Phần 3: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty điện lực Thái Nguyên.
Phần 4: Nhận xét và kiến nghị
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2011
Nhóm Sinh Viên
Nhóm 11 lớp K5KTDNCNA
PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Tên doanh nghiệp: Công ty Điện lực Thái Nguyên. Trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Địa chỉ: Số 31 - Đường Hoàng Văn Thụ - Phường Phan Đình Phùng - TP Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên
Mã số thuế: 0100100417 - 006
Tài khoản: 10201000439013 (tại Ngân hàng Công thương tỉnh Thái Nguyên)
Điện thoại: 02802 210 405 Fax: 02802 750 958
1. Vài nét về tình hình điện ở Thái Nguyên trước năm 1960
Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, thực dân Pháp đã xây dựng đường dây 30kV đưa điện lên tỉnh lị Thái Nguyên. Lúc ấy cả thị xã Thái Nguyên chỉ có một bốt Điện nhỏ (trạm biến áp phân phối) đặt ở cạnh sở Lục Lộ (vị trị bây giờ đối diện với Kho bạc tỉnh), công suất hơn 100 kVA, điện áp 30/0,2kV phục vụ cho các công sở, chỗ ở của bộ máy cai trị và một số gia đình buôn bán lớn ở trong lòng thị xã. Đưòng dây 30kV và lưới điện nhỏ bé này đã bị thiêu hủy hoàn toàn trong kháng chiến chống Pháp.
Sau hòa bình lập lại, từ năm 1956 thị xã Thái Nguyên có một tổ Điện thuộc ty Kiến trúc Thái Nguyên, có máy phát điện công suất 40kVA đặt ở khu vực cạnh Bưu điện tỉnh bây giờ, gần chân núi Cô Kê; phụ tải chủ yếu dùng cho chiếu sáng Khu ủy, Ủy ban hành chính Khu, Ủy ban hành chính tỉnh và Ủy ban hành chính thị xã Thái Nguyên. Từ năm 1959, công trường xây dựng khu liên hợp Gang thép đầu tiên của miền Bắc ở Lưu Xá -Thái Nguyên và đường sắt Hà Nội - Quan Triều - Điện Cao Ngạn được tiến hành rất sôi động.
2. Nhà máy điện Cao Ngạn xưa (Công ty Điện lực Thái Nguyên nay) và những mốc lịch sử quan trọng
* Ngày 10/7/1960 tại Quan Triều, cách thị xã Thái Nguyên 04 km về phía Bắc khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn (A62) do Trung Quốc giúp. Đồng thời lưới điện 6kV thị xã Thái Nguyên (đường dây 675+676A62), các đường dây 35kV cấp điện cho: Khu CN Gang Thép (372+373A62); mỏ than Núi Voi và mỏ sắt Trại Cau (380+381A62); mỏ than Quan Triều, Phấn Mễ, Làng Cẩm (376+377A62) và đường dây 110kV Đông Anh - Thái Nguyên (171A62) cũng đang được triển khai nhộn nhịp.
* Ngày 24/02/1962 chạy thử lò số 1, máy số 1 công suất 06MW. Ngày 24/12/1962 chạy thử lò 2, máy 2 công suất 06 MW (máy 1 và máy 2 đã kịp thời cấp điện cho mẻ gang đầu tiên của Tổ quốc ra lò ngày 29/11/1963). Ngày 10/12/1963 chạy thử lò 3, máy 3 công suất 12MW.
* Ngày 25/12/1963 chính thức cắt băng khánh thành nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn Thái Nguyên (A62), 03 lò, 03 máy với tổng công suất 24MW, lúc bấy giờ là nhà máy điện lớn nhất miền Bắc, giám đốc đầu tiên của nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn cũ là đồng chí Nguyễn Văn Đài. Từ đó ngày 25/12 hàng năm được chọn là ngày truyền thống của nhà máy điện Cao Ngạn xưa – Công ty Điện lực Thái Nguyên nay. Cũng trong năm 1963 tổ điện Thái Nguyên (nói ở trên) đã tách khỏi ty Kiến trúc Thái Nguyên để cùng phân xưởng Đường dây nhà máy điện Cao Ngạn lập nên chi nhánh Điện Thái Nguyên nhưng trực thuộc sở Điện 1 Hà Nội
* Ngày 01/01/1964 nhà máy Điện Cao Ngạn Thái Nguyên vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Đây là niềm động viên tinh thần rất lớn giúp cán bộ công nhân viên Điện lực thêm hăng say làm việc
* Tháng 02/1985 đổi tên nhà máy điện Cao Ngạn thành sở Điện lực Bắc Thái. Tháng 03/0986 thành lập phòng Điều độ thuộc sở Điện lực Bắc Thái để chỉ huy vận hành lưới điện tỉnh Bắc Thái.
* Sau 26 năm hoạt động liên tục, rất hiệu quả, tháng 04/1989 các lò máy nhà máy Điện Cao Ngạn cũ chính thức ngừng không phát điện (do máy móc thiết bị cũ kỹ lạc hậu, phần kiến trúc bị hư hỏng nặng nề do chiến tranh), chuyển sang nhận điện về phân phối.
* Ngày 01/04/1997 chuyển chức năng quản lý Nhà nước về điện sang sở Công Nghiệp, tách chi nhánh điện Bắc Cạn khỏi Sở điện lực Bắc Thái để thành lập Điện lực Thái Nguyên và Điện lực Bắc Cạn trực thuộc Công ty Điện lực I - Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
* Tháng 08/1998 khởi công nâng cấp lưới 6kV thành phố Thái Nguyên lên 22kV (đến 25/08/2008 đóng điện đường dây 475E6.4), ngừng trạm 35/6 kV Đán, hoàn thành nâng cấp lưới điện 6kV thành phố
* Tháng 12/2000, nhà điều hành điện lực Thái Nguyên chuyển xuống vị trí mới ở số 31 đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
* Tháng 11/2003 hoàn thành mục tiêu 100% số xã trong tỉnh Thái Nguyên (145/145 xã) có điện lưới Quốc gia. Đây là nỗ lực đáng biểu dương của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Điện lực.
* Ngày 17/04/2006 khai trương trung tâm Thông tin viễn thông Điện lực Thái Nguyên (EVN TELECOM tại Thái Nguyên).
* Từ 27/04/2007, một nửa tỉnh Thái Nguyên nhận điện từ Vân Nam Trung Quốc ở cấp điện áp 220kV, giảm bớt gánh nặng thiếu nguồn trầm trọng cho hệ thống điện Việt Nam.
* Ngày 05/12/2007 Điện lực Thái Nguyên được QUACERTT cấp giấy chứng nhận: Phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000
Nhiều năm liền Công ty Điện lực Thái Nguyên luôn là lá cờ đầu trong các thành viên của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
Công ty Điện lực Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Các chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Công ty Điện lực Thái Nguyên bao gồm:
- Điều độ hệ thống điện, truyền tải, phân phối, kinh doanh và cung ứng điện cho các hộ sử dụng điện trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
- Tư vấn, thiết kế xây dựng các công trình điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống.
- Thí nghiệm các vật tư, thiết bị điện, công tơ và các dụng cụ đo đếm điện năng khác.
- Quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, củng cố, phát triển lưới điện do ngành điện đầu tư trên địa bàn.
- Xây lắp, sửa chữa đường dây và trạm biến áp điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống.
- Tham gia quy hoạch, phát triển lưới điện, nguồn điện nhỏ với chính quyền địa phương.
- Hỗ trợ, hướng dẫn công tác quản lý điện và bán điện ở những vùng nông thôn miền núi.
- Kinh doanh mạng Viễn thông điện lực (EVN Telecom) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
III. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Công ty Điện lực Thái Nguyên có một cơ sở, vật chất khá đầy đủ và hiện đại. Gồm hai tòa nhà làm việc chính, có trang bị thanh máy và thang bộ; các phòng ban đều có một phòng riêng để làm việc được trang bị điều hòa, máy vi tính, điện thoại và các thiết bị chuyên dùng khác; các phòng ban thông qua mạng LAN có thể trao đổi thông tin, liên lạc với nhau một cách dễ dàng, nhanh chóng và thường xuyên có sự cập nhập thông tin với bên ngoài thông qua mạng Internet. Song do các Điện lực trực thuộc Công ty nằm rải rác trên địa bàn tỉnh nên cũng gây không ít khó khăn cho công tác quản lý và thu thập thông tin của doanh nghiệp.
TSCĐ của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, chủ yếu là tài sản được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và vốn tự bổ xung. Phần lớn các máy móc thiết bị có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài và đòi hỏi một chế độ vận hành, bảo dưỡng khá phức tạp.
Năm 2009, tổng tài sản của doanh nghiệp là: 470.353.609.379 đ, trong đó TSCĐ là: 316.759.712.427 đ, chiếm 67,35 %.
Tính đến hết ngày 31/12/2010, tổng tài sản của doanh nghiệp là: 601.235.088.376 đ, trong đó TSCĐ chiếm 317.487.313.226đ, tương ứng chiếm 52,3 %.
Cụ thể: - Giá trị vật kiến trúc, nhà cửa: 28.871.929.907 đ
- Giá trị máy móc, thiết bị: 101.743.724.238 đ
- Giá trị phương tiện vận tải, truyền dẫn: 186.871.659.081 đ
2. Tình hình lao động của doanh nghiệp
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, Công ty Điện lực Thái Nguyên cần một lực lượng lao động lớn và có trình độ kỹ thuật cao để quản lý hiệu quả các trạm biến áp, các đường dây và các thiết bị điện trên địa bàn.
- Do đặc thù của quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị nên số lao động nam chiếm tỉ trọng cao hơn so với lao dộng nữ. Cụ thể năm 2010 số lao động nam chiếm 69,02%, nữ chiếm 30,98%; Sang quý I năm 2011 số lao động nam chiếm 68,19%, nữ chiếm 31,81%.
- Công ty Điện lực Thái Nguyên luôn tổ chức bố trí sử dụng lao động hợp lý, tuyển chọn lao động phù hợp với quy trình sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. Hiện nay, doanh nghiệp có 16 thạc sỹ, 285 kỹ sư, 79 cử nhân. Năm 2010, số lao động có trình độ Đại học tăng 3,26% so với năm 2009. Với chính sách bồi dưỡng nguồn nhân lực hàng năm, Công ty Điện lực luôn cử cán bộ, công nhân viên đi học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn
IV. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY
Công ty Điện lực Thái Nguyên là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực Miền bắc, nên mô hình tổ chức bộ máy quản lý về cơ bản có những nét tương đồng với các Công ty Điện lực thành viên khác trong Tổng công ty Điện lực Miền bắc.
Hiện nay, bộ máy tổ chức, quản lý của Công ty Điện lực Thái Nguyên đều được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Giám đốc Công ty, bao gồm:
- 10 phòng chức năng
- 10 Điện lực ở các thành phố, huyện, thị xã trong tỉnh
- 04 phân xưởng
- 01 trung tâm Viễn thông
Sơ đồ 01:Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Chức năng của từng bộ phận được tóm tắt một cách khái quát như sau:
- Giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp, người đại diện cho doanh nghiệp và giữ vai trò lãnh đạo chung, chịu trách nhiệm về mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp việc cho giám đốc có 03 Phó giám đốc phụ trách từng lĩnh vực công việc được phân công.
+ Phó giám đốc kỹ thuật - vật tư: Phụ trách công tác quản lý, vận hành, kỹ thuật, an toàn trong quá trình truyền tải, điều độ, phân phối điện năng và quản lý mua bán, cấp phát, sử dụng vật tư.
+ Phó giám đốc kinh doanh - xây dựng cơ bản: Phụ trách công tác kinh doanh điện năng và công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo và phát triển lưới điện.
+ Phó giám đốc (Trưởng Trung tâm viễn thông): Phụ trách công tác quản lý, kinh doanh dịch vụ viễn thông điện lực (EVN Telecom).
- Văn phòng: Thực hiện công tác hành chính, tổng hợp, văn thư, lưu trữ và công tác quản trị đời sống của Công ty.
- Phòng Kế hoạch & đầu tư: Thực hiện công tác lập, duyệt và tổ chức triển khai, điều độ, đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư xây dựng của Công ty.
- Phòng Quản lý xây dựng: Thực hiện công tác giám sát thi công, đền bù giải phóng mặt bằng, quản lý các dự án đầu tư xây dựng, củng cố, cải tạo và phát triển lưới điện.
- Phòng Kinh doanh điện năng và điện nông thôn: Thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh bán điện của toàn Công ty Điện lực. Theo dõi, đôn đốc kế hoạch thu nộp tiền điện, giá bán điện bình quân, điện thương phẩm, tổn thất điện năng, dư Nợ tiền điện. Quản lý, phát triển khách hàng và hệ thống đo đếm điện năng.
- Phòng Thanh tra an toàn: Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc công tác an toàn lao động và an toàn sản xuất trong toàn Công ty Điện lực.
- Phòng Công nghệ thông tin: Thực hiện công tác quản lý công nghệ thông tin, quản trị mạng máy tính của Công ty. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng các chương trình, phần mềm máy tính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực.
- TT Điều độ: Thực hiện theo dõi tình hình vận hành, điều độ hệ thống điện, chỉ huy, theo dõi việc đóng, cắt lưới điện trung và cao thế.
- PX Thiết kế: Thực hiện nhiệm vụ tư vấn, lập các thủ tục theo trình tự đầu tư xây dựng (Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, dự toán, hồ sơ mời thầu,...) cho các dự án cải tạo, phát triển lưới điện của Công ty Điện lực và khách hàng.
- Trung tâm viễn thông Điện lực: Thực hiện công tác quản lý kinh doanh dịch vụ viễn thông Điện lực.
- Phân xưởng thí nghiệm đo lường: Thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm các vật tư, thiết bị điện, công tơ và các thiết bị đo lường điện năng khác cho Công ty Điện lực và các khách hàng trước khi lắp đặt, đưa vào sử dụng cũng như thí nghiệm định kỳ trong quá trình vận hành, sửa chữa.
- Phân xưởng sửa chữa thiết bị điện: Thực hiện nhiệm vụ sử lý sự cố, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn các trám biến áp và các thiết bị điện.
- Phân xưởng xây lắp điện: Thực hiện nhiệm vụ sửa chữa lớn, xây dựng các công trình đường dây và các trạm biến áp.
- 10 Điện lực: Quản lý, theo dõi, vận hành, sửa chữa lưới điện, thực hiện kinh doanh bán điện, theo dõi tổn thất điện năng, quản lý khách hàng và phát triển khách hàng mới trên địa bàn thuộc khu vực mình phụ trách.
Các Điện lực trực thuộc bao gồm:
1. Điện lực TP Thái Nguyên 6. Điện lực Phú Bình
2. Điện lực Đồng Hỷ 7. Điện lực Đại Từ
3. Điện lực Gang Thép 8. Điện lực Phú Lương
4. Điện lực TX Sông Công 9. Điện lực Định Hóa
5. Điện lực Võ Nhai 10. Điện lực Phổ Yên
PHẦN 2
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÁI NGUYÊN
I. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Căn cứ vào mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Tổng công ty Điện lực Miền bắc về sản xuất kinh doanh điện thì Công ty Điện lực Thái Nguyên chỉ hạch toán đến bước tập hợp chi phí và xác định doanh thu, phần sản xuất khác thì đơn vị tự cân đối và hạch toán khi xác định kết quả kinh doanh, phần giá điện do nhà nước độc quyền.
II.Mô hình và cơ cấu bộ máy kế toán tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Phòng Tài chính kế toán của Công ty Điện lực Thái Nguyên làm nhiệm vụ tham mưu giúp ban giám đốc về công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán theo pháp lệnh kế toán thống kê và phân cấp tài chính của Tổng công ty Điện lực Miền bắc. Doanh nghiệp phải lập, duyệt báo cáo quyết toán từng tháng, quý, năm với Tổng công ty.
Trên cơ sở kế hoạch Tổng công ty và Công ty Điện lực giao, phòng Tài chính kế toán lập kế hoạch chi phí SXKD, kế hoạch khấu hao TSCĐ, thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD, nộp tiền điện kịp thời về Tổng công ty và nộp đầy đủ nghĩa vụ với Tổng công ty, với ngân sách nhà nước.
Bộ máy kế toán gồm 13 người (có sơ đồ minh họa trang bên) có nhiệm vụ tổng hợp báo cáo quyết toán sản xuất kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh hàng tháng, lập các báo cáo tài chính quý, báo cáo quý nộp vào ngày 20 của tháng quý sau. Đồng thời phải lập Báo cáo kế toán xây dựng cơ bản; Báo cáo kiểm kê vật tư, tiền vốn, tài sản cố định theo định kỳ 6 tháng, năm và Báo cáo thống kê tổng hợp về tình hình SXKD gửi cấp trên và ban ngành liên quan.
Trình độ của đội ngũ kế toán tương đối đồng đều (13/13 là cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán).
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phòng Tài chính - Kế toán
Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy kế toán phòng TC - KT
III. Chức năng, nhiệm vụ của các phần hành
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn bộ phận công tác kế toán, thống kê trong đơn vị; chịu trách nhiệm về độ chính xác và tin cậy của các báo cáo với lãnh đạo cấp trên
- Kế toán tổng hợp SXKD điện: Làm công tác kiểm tra, tổng hợp, lập các báo cáo liên quan đến SXKD điện
- Kế toán thuế: Theo dõi và hạch toán chi tiết các loại thuế có liên quan đến doanh nghiệp như: Thuế GTGT đầu vào và đầu ra, thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế nhà đất. Phụ trách các TK 133, TK 333 và các TK chi tiết có liên quan
- Kế toán lương và các khoản trích theo lương: Theo dõi và hạch toán chi tiết, tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương của toàn doanh nghiệp. Phụ trách TK 334, TK 338 cùng các TK chi tiết có liên quan
- Kế toán nguyên vật liệu: Hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu, sự biến động của nguyên vật liệu tồn kho, sự mất mát, hao hụt vật tư trong quá trình bảo quản vật tư. Phụ trách TK 152, TK 153...
- Kế toán thanh toán và theo dõi tạm ứng: Theo dõi và hạch toán chi tiết, tổng hợp tình hình tăng, giảm, tồn quỹ tiền mặt, theo dõi tình hình công nợ tạm ứng của công nhân viên trong doanh nghiệp. Phụ trách TK 111, TK 141 và các TK chi tiết liên quan
- Kế toán giá thành điện, viễn thông: Hạch toán chi tiết, tổng hợp các chi phí phát sinh liên quan đến sản phẩm điện, viễn thông. Phụ trách một số tài khoản: TK 154, TK 627,TK 641, TK 642...
- Kế toán SCL và sản xuất khác: Hạch toán chi tiết và tổng hợp các chi phí phát sinh liên quan đến các công trình SCL TSCĐ và một số hoạt động kinh