Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố đân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa,xã hội, văn minh,quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩ quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
32 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CSHT : Cơ sở hạ tầng
HĐND : Hội đồng nhân dân
GCN : Giấy chứng nhận
GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo
GPMB : Giải phóng mặt bằng
GTVT : Giao thông vận tải
NĐ : nghị định
NQ : Nghị quyết
QLNN : Quản lí nhà nước
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TN&MT : Tài nguyên và môi trường
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
UBTV : Ủy ban thường vụ
MỤC LỤC
PHẦN I: BÁO CÁO TỔNG QUAN Trang
1.Khái quát về quá trình thực tập và cơ quan thực tập 9
1.1. Khái quát quá trình thực tập 9
1.2. Nội dung thực tập 10
1.3. Vị trí địa lý 11
1.4. Địa hình, khí hậu 13
1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch 13
2. Thực trạng dân số và phát triển kinh tế 14
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
2.2. Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai 15
2.3. Đánh giá chung 16
2.4. Hiện trạng sử dụng đất và quản lí tài nguyên đất đai của phường Nguyễn Văn Cừ giai đoạn 2010–2013 17
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐÈ THỰC TẬP 22
CHƯƠNG 1: Lý luận chung quản lý nhà nước về đất đai 22
1. Đất đai và quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta 1.1. Đất đai 22
1.2. Vai trò của quản lý nhà nước về đất đai trong chế độ sở hữu toàn dân ở nước ta
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003 29
1.3.1. Xác ddingj địa giới hành chính 30
1.3.2. Quản lý tài chính về đất đai 31
1.3.3. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 34
1.3.4. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
1.3.5. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai 35
1.4. Những nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp phường của thành phố Quy Nhơn 37
CHƯƠNG 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên đại bàn phường Nguyễn Văn Cừ 41
1.Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên đại bàn phường 41
2.Công tác đo đạc, lập bản đò địa chính 42
3. Thực hiện quy hoạch sử dụng đất 43
4. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 44
5. Công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cũng như phối hợp quản lý và sử dụng đất đai của UBND TP. Quy Nhơn với P.Nguyễn Văn Cừ 44
6. Đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 48
7. Công tác thống kê kiểm kê đất 49
8. Công tác giải quyết các tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo về các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất 49
CHƯƠNG 3: Đánh giá và một số giải pháp 51
1.Những yếu tố gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyên Văn Cừ 51
2. Một số giải pháp nhằm tăng cương công tác quản lý nhà nước về đất đai trên đại bàn phường Nguyễn Văn Cừ 54
2.1. Cần coi trọng công tác tuyên truyền 54
2.2. Công tác khai báo biến động 54
2.3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp Luật Đất đai cả từ hai phía 54
2.4. Công tác cán bộ 54
KẾT LUẬN 56
KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp bách của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố đân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa,xã hội, văn minh,quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và bảo vệ vốn đất như ngày nay. Đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng, có vị trí cố định trong không gian, không thể thay thế và di chuyển được theo ý muốn chủ quan của con người. Chính vì vậy, việc quản lý và sử dụng tài nguyên quý giá này một cách hợp lý không những có ý nghĩ quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước mà còn đảm bảo cho mục tiêu chính trị và phát triển xã hội.
Đất đai luôn là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ quốc gia nào. Ngay từ khi loài người biết đến chăn nuôi, trồng trọt, thì vấn đề sử dụng đất đai không còn đơn giản nữa bởi nó phát triển song song với những tiến bộ của nền khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, chính trị...Khi xã hội càng phát triển thì giá đât ( giá Quyền sử dụng đất) ngày càng cao và luôn giữ được vị trí quan trọng như Mác đã khẳng định: “ Lao động là cha, đất là mẹ sản sinh ra của cải vật chất”. Do đó, việc quản lý đất đai luôn là mục tiêu Quốc gia của mọi thời đại nhằm nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất đai bảo việc sử dụng đất đai tiết kiệm và có hiệu quả.
Nước ta, với tổng diện tích tự nhiên là 32.924.061 ha (chỉ tính riêng phần đất liền ) thuộc loại trung bình đứng thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới, đứng thứ 4 trên tổng ssoos 11 nước trong khu vực Đông Nam Á; dân số khoảng 80 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 khu vự Đông Nam Á. Bình quân diện tích đất tự nhiên tính theo đầu người rất thấp chỉ khoảng 4500m2. Bình quân diện tích đất nông nghiệp theo đầu người thấp chỉ khoảng hơn 100m2. Vì vậy, để việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội – xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện Luật Đất đai cũng như các quy định khác vẫn còn nhiều hạn chế trong khâu tổ chức thực hiện. Nhiều văn bản tính chất pháp lý còn chồng chéo và mâu thuẫn, tình trạng chuyển dịch đất đai ngoài sự kiểm soát của pháp luật xảy ra. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình còn chậm đặc biệt đối với đất ở Đối với vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đô thị và quyền sở hữu nhà ở thì triển khai còn chưa đồng bộ, kết quả đạt được thấp. Việc tranh chấp đất đai diễn ra dưới nhiều hình thức, việc phát triển các khu dân cư mới ven đô thị lấy từ đất lúa còn đang diễn ra ở nhiều nơi. Đứng trước thực trạng đó, để đưa vào việc quản lý và sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả, góp phần vào công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, cần phải rút kinh nghiệm từ thực tế trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Trên cơ sở đó. Xây dựng các biện pháp nhằm quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn, bền vững hơn.
Để đánh giá được một cách đầy đủ và khoa học tình hình quản lý nhà nước về đất đô thị trên địa bàn một phường của thành phố Quy Nhơn. Được sự phân công của khoa GDCT & QLNN, dưới sự hướng dẫn của thầy Hồ Xuân Quang, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Thực trạng công tác quản lý nhà nước về đất đai và một số giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định”.
2.Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc quản lý và sử dụng đất theo hiến pháp và pháp luật đất đai.
- Tìm hiểu công tác quản lý nhà nước về đất đai của phường Nguyễn Văn Cừ – Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.
- Tìm hiểu nguyên nhân gây áp lực đến công tác quản lý nhà nước về đất đai tại phường và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cương công tác quản lý và sử dụng đất của phường Nguyễn Văn Cừ trong thời gian tới.
3.Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận về đất đai, tình hình quản lý nhà nước về đất đai.
- Nghiên cứu điều kiện địa lí tự nhiên, kinh tế – xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.
- Nghiên cứu những quy định của pháp luật đất đai liên quan đến công tác quản lý nhà nước về đất đai, thực trạng sử dụng đất đai và sự quản lý của nhà nước đối với các vấn đề đất đai trên địa bàn phường Nguyên Văn Cừ, TP. Quy Nhơn. Trên cơ sở đó chỉ ra những thiếu sót, tồn tại trong việc QLNN về đất đai ở cấp cơ sở.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật đất đai, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho công đan, cũng cố lòng tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng.
4. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tình hình quản lý nhà nước đối với vấn đề đất đai ở cấp cơ sở.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy Nhơn.
+ Thời gian: Giai đoạn từ 2010 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa: Làm rõ hiện trạng của khu vực nghiên cứu xem có trùng khớp với các số liệu đã thu nhập hay không, tránh được sự chủ quan, áp đặt, tạo khả năng vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.
- Phương pháp thu nhập số liệu, tài liệu: Thu nhập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội,tình hình quản lý nhà nước về đất đai và các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ, Thành phố Quy Nhơn.
- Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Tổng hợp, phân tích, xử lý các tài liệu, số liệu đã thu thập nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Phương pháp sơ đồ, biểu đồ: Minh họa bằng bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ nhằm tăng tính trực quan cho bài báo cáo.
- Phương pháp trao đổi: Nhờ sự chỉ dẫn và học hỏi từ những người am hiểu và có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất đai để có sự tiếp cận, nghiên cứu và giải quyết vấn đề tốt hơn.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài trang bìa, nhận xét của giảng viên hướng dẫn, nhận xét của cơ quan thực tập, danh mục từ viết tắt, mục lục và lời mở đầu bài báo cáo có kết cấu 3 phần.
Phần 1: Báo cáo tổng quan
Phần 2: Báo cáo chuyên đề
Trong phần báo cáo chuyên đề có kết cấu 3 chương:
Chương I: Lý luận chung quản lý nhà nước về đất đai.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Nguyễn Văn Cừ.
Chương III: Đánh giá và một số giải pháp.
Kết luận – Kiến nghị
PHẦN I
BÁO CÁO TỔNG QUAN
1.Điều kiện tự nhiên
1.1. Khái quát quá trình thực tập
Thông tin về cơ quan thực tập:
Tên cơ quan thực tập: Ủy ban nhân dân phường Nguyễn Văn Cừ Thành phố Quy Nhơn Tỉnh Bình Định.
Địa chỉ: 146 Cần Vương, Phường Nguyễn Văn Cừ, Tành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Sđt: 0563847661
Cán bộ hướng dẫn: Võ Thị Thu Trang
Chức vụ: Trưởng phòng – Cán bộ địa chính, nhà đất UBND phường Nguyễn Văn Cừ
Giảng viên hướng dẫn: Ts. Hồ Xuân Quang
Chức vụ: Ts – Giảng viên khoa Giáo dục chính trị và quản lí nhà nước
Email: hoxuanquang@qnu.edu.vn
Thời gian thực tập: 8 tuần ( Từ ngày 02/03/2015 đến ngày 24/04/2015)
Kết quả quá trình thực tập:
Được sự đồng ý của lãnh đạo UBND phường Nguyễn Văn Cừ em về thực tập tại văn phòng UBND phường Nguyễn Văn Cừ từ ngày 02//03/2015 đến ngày 24/04/2015. Mặc dù nội dung thực tập khá phức tạp, thời gian thực tập có hạn nhưng được sự quan tâm tạo điều kiện của cán bộ lãnh đạo cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của các anh chị công tác lâu năm trong phòng cùng với sự nổ lực của bản thân em đã đạt được những kết quả sau: Qua thời gian thực tập tại văn phòng ủy ban nhân dân phường Nguyễn Văn Cừ, em đã trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân, em đã năm được những kiến thức thực tế về nền hành chính công tại cơ quan và em đã học hỏi thêm một số kiến thức, nhiệm vụ mới, giúp em có được một cái nhìn tổng quát hơn nữa về công tác tổ chức tại cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhà nước. Ngoài ra em còn trang bị thêm cho mình kỹ năng sống, cách ứng xử nơi công sở. Qua quá trình tự học hỏi của bản thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ trong phòng, các nghiệp vụ văn phòng, tác phong làm việc và kỹ năng giao tiếp nơi công sở của cá nhân em đã cải thiện rất nhiều – đó là kết quả lớn nhất mà em đã đạt được trong đợt thực tập này. Mặc dù thời gian đầu em có gặp một số bỡ ngỡ trong quá trình tieps cận với công việc và môi trường làm việc nơi công sở nhưng với kiến thức đã học trên lớp kết hợp với quá trình quan sát, tiếp thu được tại cơ quan thực tập đã giúp em phần nào hình dung ra được cách thức làm việc của một cán bộ văn phòng.
1.2.Nội dung thực tập
Tuần 1: (02/03 – 06/03/2015)
Sáng ngày 02/03 lên cơ quan thực tập gặp mặt lãnh đạo và cán bộ trong phòng
Bắt đầu từ ngày 04/03 đến thwucj tập tại văn phòng
Tuần 2 : (09/03 – 12/03/2015)
Đến cơ quan thực tập
Thu nhập tài liệu
Chuẩn bị tài liệu để làm đề cương sơ lược
Tuần 3 : ( 15/03 – 19/03/2015 )
Đến cơ quan thực tập, tìm và đọc tài liệu
Giủ đề cương sơ bộ cho giáo viên hướng dẫn
Tuần 4: ( 24/03 -28/03/2015)
Đến cơ quan thực tập
Chiều ở nhà đọc và sắp xếp tài liệu thu nhập được.
Tuần 6: ( 07/04 – 11/04/2015)
Sáng đến cơ quan thực tập
Chiều ở nhà viết báo cáo
Tuần 7: (14/04 – 18/04/2015)
Nghỉ ở cơ quan thực tập
Ở nhà hoàn thiện báo cáo
Tuần 8: ( 21/04 – 24/04/2015)
Đến cơ quan nộp báo cáo và chỉnh sửa.
1.3. Vị trí địa lý
Từ thực tế về điều kiện địa lí, dân số cũng như điều kiện phát triển KT – XH và thực hiện chủ trương mở rộng không gian đô thị TP. Quy Nhơn Chính Phủ đã ban hành nghị định 118/1997/NĐ – CP ngày 22/12/1997 về việc chia tách P.Quang Trung,Ghềnh Ráng, Nguyễn Văn Cừ, Theo đó, ngyaf 17/03/1998 UBND P. Nguyễn Văn Cừ được thành lập nằm trong khu vực nội thành của TP. Quy Nhơn với diện tích 143 ha được tách ra từ P. Quang Trung. Lúc đầu được thành lập P.Nguyễn Văn Cừ được chia thành 9 khu vực với 54 tổ dân phố, để thuận lợi hơn cho việc quản lý hiện nay phường đã tách nhỏ các địa bàn ra thành 9 khu vực dân cư với 56 tổ dân phố.
P. Nguyễn Văn Cừ nằm ở hướng Đông Nam TP. Quy Nhơn, trong khoảng tọa độ địa lý:
- Từ 109o08’53” đến 109o22’15” độ kinh Đông.
- Từ 13o35’37” đến 13o53’59” độ vĩ Bắc.
Ranh giới hành chính:
Phía Đông giáp biển đông
Phía Tây giáp phường Quang Trung
Phía Nam giáp phường Ghềnh Ráng
Phía Bắc giáp phường Ngô Mây
1.4. Địa hình, khí hậu
Là phường nội ô của thành phố nên điều kiện tự nhiên của phường Nguyễn Văn Cừ gần giống như kiểu đặc trưng của thành phố Quy Nhơn:
Địa hình, địa mạo:
Do đặc thù về vị trí địa lý là phường của thành phố biển với khu vực vên biển nên địa hình phường Nguyễn Văn Cừ không mấy phức tạp, chủ yếu là dạng địa hình bằng phẳng, đây là điều kiện tiền đề cho việc phát triển mọi mặt ở phường.
Khí hậu
Nằm ở hướng Đông Nam thành phố Quy Nhơn, có đường bờ biển dìa gần 1km nên khí hậu phường Nguyễn Văn Cừ chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển Đông và dãy Trường Sơn Nam, chịu tác động của gió mùa Đông Á nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình của phường ngang mức trung bình của TP. Quy Nhơn là khoảng 27,4oC, riêng tháng 6, tháng 7, tháng 8 trên 29,5oC, tháng lạnh nhất là tháng giêng, nhiệt độ khoảng 23oC.
+ Lượng mưa: Lượng mưa khoảng 1.962mm, tập trung vào tháng 9, tháng 10, tháng 11. Có khi mưa kéo dài 20 ngày trong một tháng, chiếm đến 69.4% so với tổng lượng mưa cả năm.
+ Nắng: Số giờ nắng theo địa bàn TP.Quy Nhơn nhiều nhất là từ tháng 1 đến tháng 8, trung bình 2.000 giờ/năm.
1.5. Cảnh quan thiên nhiên và tiềm năng du lịch
Nằm ở vị trí hết sức thuận lợi để phát triển Kinh tế- xã hội, với bờ biển dài, bãi biển đẹp lại tiếp giáp với quốc lộ 1D ở cửa ngõ phía Nam của thành phố là lợi thế để địa phương khai thác, phát triển kinh tế theo hướng dịch vụ, thương mại, du lịch.
2.Thực trạng dân số và phát triển kinh tế
Dân số và lao động
Phường Nguyễn Văn Cừ có số dân tương đối đông, có 2885 hộ dân với trên 12000 nhân khẩu ( năm 2013), dân tộc kinh chiếm 98,8%, ở phường có đông cán bộ quân đội, công chức, viên chức nghỉ hưu (gần 1.400 người), số đối tượng chính sách có công đông nhất thành phố (hơn 700 đối tượng). Đa số hộ gia đình có nguồn thu nhập dựa vào các chế độ trên, còn lại một bộ phận dân cư sống nhờ vào các dịch vụ phục vụ sinh viên, dịch vụ buôn bán nhỏ và tiểu thủ công nghiệp, lao động phổ thông, Nhìn chung đời sống nhân dân toàn phường ổn định ngày càng được cải thiện, nâng cao.
2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
Tăng trưởng kinh tế
Trên cơ sở tiếp tục định hướng phát trienr kinh tế phường theo cơ cấu ưu tiên dịch vụ thương mại, du lich, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, tập trung vào thê mạnh của địa phương là phát triển dich vụ thương mại, dịch vụ phục vụ sinh viên. Hiện toàn phường có 600 nhà trọ sinh viên bình dân, 58 nhà nghỉ, khách sạn. Do đó trong năm qua kinh tế toàn phường tiếp tục có đà tăng trưởng bền vững, các dịch vụ thương mại phát triển mạnh cả về lượng và chất, đã tạo nhiều việc làm và nguồn thu ổn định, hộ khá giàu ngày càng tăng, hộ nghèo giảm còn 11 hộ tỉ lệ 0,36 %, hộ cận nghèo còn 4 hộ, tỉ lệ còn 0,13 %, có 5/9 khu vực không còn hộ nghèo và cận nghèo.
Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật
P. Nguyễn Văn Cừ là nơi đứng chân của nhiều cơ quan nhà nước, là phường trọng yếu của TP.Quy Nhơn nên hệ thống cơ sở hạ tầng của phường được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện, là nơi có nhà cửa dân cư bố trí tập trung với nhiều nhà cao tầng khang trang được nối liền ngang dọc bởi nhiều đường lớn: Đường An Dương Vương, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thái Học,Cần Vương,Tạo nên thê liên hoàn giữa các khu vực. Mặt khá là phường ven biển của TP. Quy Nhơn nneen rất thuận lợi cho dịch vụ du lịch do đó có rất nhiều nhà hàng, khách sạn lớn được xây dựng trên khu vực phường.
2.2. Nhận thức của người dân về pháp luật đất đai
Thời gian qua, công tác tuyên truyền pháp luật đất đai trên địa bàn P.Nguyễn Văn Cừ được chú trọng thực hiện, từng bước nâng cao hiểu biết của cán bộ và nhân dân về kiến thức pháp luật. Nhưng công tác tuyên truyền pháp luật đất đai trên địa bàn phường vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
-Công tác tuyên truyền pháp luật đất đai chưa được tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong nhân dân. Nội dung, hình thức, phương pháp và mức độ tuyên truyền pháp luật trên địa bàn chưa đa dạng và phù hợp với từng khu vực cụ thể.
- Công tác tuyên truyền pháp luật còn mang nặng tính hình thức. Một số hình thức tuyên truyền pháp luật đất đai như tập