Đề tài Thực trạng công tác thanh tra pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành 3 loại cũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệo siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nhgiệo nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. - Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủ quy định, số lượng lao động trung bình háng năm từ 10 người trở xuống được coi là Doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 20 đến 200 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 lao động được coi là doanh nghiệp vừa.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thanh tra pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1) Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể chia thành 3 loại cũng căn cứ vào quy mô đó là: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệo siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nhgiệo nhỏ có số lượng lao động từ 10 người đến dưới 50 người, còn doanh nghiệp vừa có từ 50 đến 300 lao động. - Ở Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính Phủ quy định, số lượng lao động trung bình háng năm từ 10 người trở xuống được coi là Doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 20 đến 200 lao động được coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 lao động được coi là doanh nghiệp vừa. 2) Vai trò: - Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp. Ở Việt Nam chỉ xét các doanh nghiệp có đăng ký tỷ lệ này là trên 95%. Vì thế đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo việc làm là rất đáng kể. - Giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hoẹp đồng thầu phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định. Vì thế doanh nghiệp nhỏ và vừa được ví là thanh giảm sốc cho nền kinh tế. Làm cho nền kinh tế năng động: vì doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, nên dễ điều chỉnh hoạt động. - Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu những doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở tại những trung tâm kinh tế của đất nước, thì các doanh nhgiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở các địa phương. II.THANH TRA VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA 1) Thanh tra và mục đích thanh tra - Thanh tra là hoạt động xem xét, kiểm tra của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc theo sự uỷ quyền của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới (mang tính trực thuộc) và là một bộ phận của hoạt động hành pháp. - Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sở hở trong cơ chế quản lý,chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, các nhân. 2) Hệ thống thanh tra Nhà nước: Cơ quan thanh tra Nhà nước bao gồm: + Cơ quan thanh tra được lập theo cấp hành chính: - Thanh tra Chính phủ. - Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ( gọi chung là thanh tra tỉnh ) - Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là thanh tra huyện ) + Cơ quan thanh tra được thành lập ở cơ quan quản lý theo ngành, lĩnh vực: - Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ. Thanh tra bộ có thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. - Thanh tra Sở. 3) Nguyên tắc hoạt động thanh tra: Hoạt động thanh tra phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời, không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 4) Hoạt động của đoàn thanh tra: Được quy định cụ thể tại chương III, Quyết định số 2151/2006/QĐ-TTCP ngày 10 tháng 11 năm 2006 của Tổng thanh tra về việc ban hành quy chế hoạt động của Đoàn thanh tra. Bao gồm một số nội dung sau: 4.1) Chuẩn bị thanh tra: - Xây dựng kế hoạch tiến hành thanh tra. trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng kế họach tiến hành thanh tra trình Người ra quyết định thanh tra phê duyệt. - Phổ biến kế hoạch thanh tra. Trưởng đoàn thanh tra tổ chức họp đoàn thanh tra để phổ biến kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn thanh tra. - Đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo. Căn cứ vào nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được Người ra quyết định thanh tra phê duyệt, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức việc xây dựng Đề cương đề ngị đối tượng thanh tra báo cáo. Đề cương phải bằng văn bản, được gửi cho đối tượng thanh tra trước khi công bố quyết định thanh tra. 4.2) Tiến hành thanh tra: - Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành văn bản. - Thu nhận báo cáo của đối tượng thanh tra, nghe đối tượng thanh tra báo cáo. - Thu thập, kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu. - Báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra. - Nhật ký đoàn thanh tra - Sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra. Trong quá trình thanh tra, nếu xét thấy cần phải sửa đổi, bổ sung kế hoạch thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản đề nghị Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định. Khi Người ra quyết định thanh tra có văn bản đồng ý thì mới được sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra. - Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên đoàn thanh tra. 4.3) Kết thúc thanh tra: - Thông báo kết thúc thanh tra tại nơi được thanh tra. - Báo cáo kết quả thanh tra: Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra , trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo két quả thanh tra. Báo có kết quả thanh tra được gửi tới Người ra quyết định thanh tra. - Xây dựng dự thảo kết luận thanh tra - Công bố kết luận thanh tra. - Rút kinh nhgiệm về hoạt động của Đoàn thanh tra. - Lập, bàn giao hồ sơ thanh tra. III.THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP 1) Bộ luật Lao động - Bộ luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp với quan hệ lao động. 2) Đối tượng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động - Là các hoạt động thực hiện pháp luật lao động của các chủ thể trong quan hệ lao động ( người lao động và người sử dụng lao động) tại các doanh nghiệp, tổ chức. 3) Phạm vi thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp - Các cá nhân, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan tổ chức tham gia kinh doanh dịch vụ mà thực hiện theo hợp đồng lao động, thỏa ước lao động. 4) Mục đích: - Nhằm ngăn chặn, ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các tổ chức, cá nhân. 5) Những quy định chung của pháp luật lao động: 5.1) Học nghề |* Người học nghề: ít nhất phải đủ 13 tuổi, trừ một số nghề do Bộ LĐ-TB&XH quy định và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề theo học. * Cơ sở dạy nghề phải đảm bảo các điều kiện sau đây: + Nếu tổ chức đó là tổ chức thành lớp học thì phải thỏa mãn: - Có phòng học, có cơ sỏ thực hành và trang thiết bị phòng họ. - Người dạy nghè néu dạy lý thuyết phải có bằng tốt nghiệp trung học nghiệp vụ và có năng lực sư phạm. - Người dạy nghề thực hành thì phải có trình độ cao hơn 2 bậc so với mực tiêu đào tạo - Có chương trình, giáo trình thích hợp với chương trình của Bộ Giáo dục- Đào tạo. + Đối với cơ sở dạy nghè theo con đường kèm cặp tại xưởng: - Có địa điểm và trang thiết bị thực hành. - Có đầy đủ công cụ va nguyên liệu cho người dạy nghề tiến hành dạy nghề. * Cơ sở dạy nghề phải đăng ký hoạt động theo quy định về dạy nghề, thu học phí theo quy định của pháp luật. * Việc học nghề phải có hợp đồng học nghề bằng văn bản hoặc bằng miệng giữa người học nghề với người dạy nghề hoặc đại diện của cơ sở dạy nghề. * Trường hợp học nghề chấm dứt trước thời hạn vì lý do bất khả kháng thì không phải bồi thường. * Nghiêm cấm mọi doanh nghiệp, tổ chức lợi dụng danh nghĩa dạy nghề để bóc lột sức lao động của người học nghề. * Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề thì không phải đăng ký và không được thu học phí. 5.2) Hợp đồng lao động * Chủ thể: - Người lao động phải từ đủ 15 tuổi trở lên, có năng lực lao động và có giao kết hợp đồng lao động. - Người sử dụng lao động: phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng trả công. * Khi người lao động tham gia vào quan hệ lao động thì phải kí kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động. * HĐLĐ được kí kết bằng văn bản và phải được chia thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản. * HĐLĐ được chia theo thời hạn thì có 3 loại: - HĐLĐ không xác định thời hạn. - HĐLĐ có tính mùa vụ dưới 12 tháng. - HĐLĐ có thời hạn 12 tháng đến 36 tháng. * Nội dung chr yếu của HĐLĐ: công việc phải làm, thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, cjhế độ phụ cấp, thời hạn làm việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, BHXH đối với NLĐ. * Trong quá tình thực hiện HĐLĐ nếu bên nào có yêu cầu thay đổi nội dung HĐ thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất là 3 ngày. * HĐLĐ được tạm hoãn trong những trường hợp sau đây: - NLĐ đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc các nghĩa vụ công dân khác do Pháp luật quy điịnh. - NLĐ bị tạm giữ, tạm giam. - Các trường hợp khác do 2 bên thoả thuận. * Chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn: - NLĐ được quy định tại điều 37* của Bộ luật Lao động. - NSDLĐ dược quiy định tại điều 38* của Bộ luạt Lao động. * Trong tường hợp sát nhập, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu thì NSDLĐ kế tiếp phải có trách nhiệm thực hiện HĐLĐ với NLĐ. * Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan quyền lợi mỗi bên ; trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. * Tiền lương của người thử việc phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn,không được quá 30 ngày đối với lao động khác. 5.3) Thoả ước lao động tập thể: * Chủ thể: tập thể NLĐ với NSDLĐ. Đại diện thương lượng ký kết bên NLĐ là BCH Công đoàn cơ sở hoặc BCH Công đoàn lâm thời. Đại diện bên NSDLĐ là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền hợp pháp. * Nguyên tắc ký kết: tự nguyện, bình đẳng, công khai. * TƯLĐTT phải được chia làm 4 bản: - Một bản do NSDLĐ giữ. - Một bản do BCH Công đoàn cơ sở giữ. - Một bản do BCH Công đoàn cơ sở gửi Công đoàn cấp trên. - Một bản do NSDLĐ gửi đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày đăng ký. * TƯLĐTT có hiệu lực từ ngày 2 bên thoả thuận ghi trong thoả ước, trường hợp 2 bên không thoả thuận thì TƯ có hiệu lực kể từ ngày ký. * TƯLĐTT bị coi là vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Toàn bộ nội dung TƯ trái pháp luật. - Người ký kết TƯ không đúng thẩm quyền. - Không tiến hành trình tự theo đúng ký kết. - Không dăng ký ở cơ quan lao động cấp tỉnh. * TƯ được ký kết thời hạn 1 năm đén 3 năm. Đối với doanh nhgiệ lần đầu tiên ký kết thoả ước, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 1 năm. * Chỉ sau 3 tháng tực hiện, kể từ ngày có hiệu lực đối với TƯTT thời hạn dưới 1năm và sau 6 tháng đối với TƯTT thời hạn từ 1 đến 3 năm, các bên mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bố sung. * Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sane của doanh nghiệp thì NSDLĐ và BCHCĐcơ sở căn cứ vào phán quyết sử dụng lao động để xem xét việc tiếp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ký kết TƯTT mới. * NSDLĐ chịu mọi chi phí cho việc thương lượng, ký kết, đăng ký, sửa đổi, bổ sung TƯTT. * Trước khi TƯTT hết hạn hai bên có thể thương lượng kéo dài thời hạn của TƯTT hoặc ký kết TƯTT mới. Khi TƯTT hết hạn mà hai bên vẫn tiếp tục thương lượng, thì TƯTT vẫn tiếo tục có hiệu lực. Nếu quá 3 tháng kể từ ngày TƯTT hết hạn mà thương lượng không đi đến kết quả, thì TƯTT đương nhiên hết hiệu lực. 5.4) Tiền lương: * Tiền lương của NLĐ do hai bên thoả thuận trong HĐLĐ và được trả lương theo năng suất lao động, chất lượng lao động và hiệu quả công việc. * Mức lương của NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. * Đảm bảo trả lương bình đẳng giữa nam và nữ. * Trả lương đầy đủ, đúng hận cho NLĐ. Lương phải được trả bằng tiền mặt. * NLĐ có quyền được biết các khoản khấu trừ vào tiền lương của mình. Trước khi khấu trừ vào tiền lương của NLĐ, NSDLĐ phải thoả thuận với BCHCĐCS. Trường hợp khấu trừ thì cũng không được khấu trừ quá 30%tiền lương của NLĐ. * NSDLĐ không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của NLĐ. * NLĐ làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm: - Vào ngày thường ít nhất bằng 150%. - Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%. - Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất bằng 300%. * NLĐ làm việc vào ban đêm quy định taịo điều 70 của Bộ luật Lao động, thì được trả thêm íh nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm theo ban ngày. * Trong trường hợp ngừng việc: - Nếu do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ lương. - Do nguyên nhân khách quan: điện, nước, nguyên vật liệu thì tiền lương dựa vào sự thoả thuận của hai bên nhưng không được thấ hơn tiền lương tối thiểu. - Do nguyên nhân của NLĐ thì NLĐ gây ra lỗi không được trả lương, những NLĐ khác vẫn được trả lương. * Khi bản thân gia đình NLĐ gặp khó khăn, NLĐ được tạm ứng tiền lương theo diều kiện do hai bên thoả thuận. * Các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc, lương, các chế độ khuyến khích khác có thể được thoả thuận trong HĐLĐ, TƯTT hoặc quy định trong quy chế của doanh nghiệp. 5.5) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: * Thời giờ làm việc tiêu chuẩn: - Thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày . - Thời giờ làm việc rút ngắn từ 1 đến 2 giờ đối với những người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ LĐTB&XH và Bộ Y tế ban hành. - Thời giờ làm việc không tiêu chuẩn. - Thời giờ làm thêm không được quá 4 giờ trong một ngày, 200 giờ trong một năm; trừ một số trường hợp đặc biệt làm thêm không được quá 300 giờ trong một năm do Chính phủ quy định. - Thời giờ làm thêm vào ban đêm tính từ 22 giờ đến 6 giờ hoặc từ 21 giờ đến 5 giờ tuỳ theo vùng khí hậu do Chính phủ quy định. * Thời giờ nghỉ ngơi: - Nghỉ hàng ngày: ban ngày nghỉ ít nhất nửa giờ, ban đêm nghỉ ít nhất là 45 phút. - Đối với lao động nữ: được nghỉ 1 giờ trong ngày nếu có thai từ tháng thứ 7 trở lên. Nghỉ 60 phút một ngày nếu nuôi con dưới 12 tháng tuổi. - Nghỉ hàng tuần: Mỗi tuần được nghỉ ít nhất một ngày - Nghỉ hàng tháng: Tối thiểu là 4 ngày. - Nghỉ lễ, tết: Tết dương lịch (1 ngày ); tết âm lịch ( 4 ngày ); ngày chiến thắng ( 1 ngày ); ngày quốc tế Lao động ( 1 ngày ); ngày quốc khánh ( 1 ngày ) và ngày giỗ tổ Hùng vương ( 1 ngày ). Nếu những ngày nghỉ nói trên mà trùng vào ngày nghỉ hàng năm thì NLĐ đựoc nghỉ bù ngày tiếp theo. - Nghỉ việc riêng: Kết hôn nghỉ 3 ngày; con kết hôn nghỉ 1 ngày; bố mẹ ( cả bên chồng và bên vợ), vợ hoặc chồng chết, con chết thì được nghỉ 3 ngày. - Nghỉ hàng năm: NLĐ có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệ thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương. 5.6) Bảo hiểm xã hội: * Chủ thể: người lao động và người sử dụng lao động. * Người sử dụng lao động: - Đóng BHXH cho người lao động theo quy định của Pháp luật. - Bảo quản sổ và trả sổ BHXH cho người lao động. - Trả trợ cấp BHXH cho người lao động. Có 5 chế độ BHXH đó là: thai sản; tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp; hưu trí; ốm đau; tử tuất. - Cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng có thâm quyền khi được yêu cầu. * Người lao động: - NLĐ khi ốm đau; tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp phải có giấy chứng nhận của cơ quan y tế có thảm quyền. - NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên & HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải đóng BHXH theo quy định tại điều 149 của Bộ luật Lao động. 6) Các hình thức xử phạt khi doanh nghiệp vi phạm PLLĐ: - Xử phạt hành chính: được quy định cụ thể tạ Nghị định số 113/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2004 vê việc quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm Pháp luật Lao động. - Thu giấy phép hành nghề. B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.THỰC TRẠNG VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY 1) Học nghề 1.1) Những trường hợp vi phạm pháp luật lao động về học nghề của doanh nghiệp nhỏ và vừa. a) Doanh nghiệp dạy nghề. +Không có giấy phép đăng kí hoạt động. +Đăng kí sai tên gọi với cơ quan chức năng. +Chương trình đào tạo nghề bị rút ngắn. +Thu học phí không theo quy định ,thiếu minh bạch. +Đội ngũ giáo viên không đảm bảo chất lượng theo yêu cầu quy định. +Chiêu sinh không đúng đói tượng. +Cấp bằng giả cho học viên. +Không có hợp đồng học nghề đối với học viên học nghề. +Lợi dụng danh nghĩa học nghề bắt người lao động làm việc không công. b) Học viên học nghề. +Học viên chấm dứt hợp đồng học nghề với doanh nghiệp,chuyển sang làm việc cho doanh nghiệp khác. +Học viên không chấp hành các nội quy,quy định của doanh nghiệp. 1.2) Những trường hợp vi phạm nổi cộm. +Không có hợp đồng học nghề.Một công ty liên doanh với Nhật Bản đóng trên địa bàn quận 12-TPHCM không dạy nghề cho người lao động một ngày nào ,nhưng khi người lao động nghỉ việc ,công ty đưa ra một bản hợp đồng với nội dung :”Nếu làm việc chưa đủ 3 năm thì ohair bồi thường cho công ty 1,5 triệu đồng chi phí học nghề.Chi phí này có thể được trừ vào các khoản trợ cấp khi thôi việc.”.Đến khi làm việc với Liên Đoàn lao dộng quận ,công ty mới thừa nhận đã ngụy tạo bản hợp đồng trên để né tránh thanh toán trợ cấp thôi việc ,BHXH cho NLĐ. +Doanh nghiệp thu học phí của người học nghề .Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp không được thu học phí khi tuyển người vào học nghề để sử dụng.Nhưng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn lợi dụng danh nghĩa học nghề để thu tiền học phí của học viên .Đầu tháng 2 – 2002,chị Lê Quỳnh Giang được doanh nghiệp tư nhân may Minh Đức (quận Tân Bình – TPHCM )nhận vào làm việc sau 1 tuần thử việc và đóng tiền thế chân “200.000 đồng”. Còn tai công ty bao bì giấy Tân Lợi ,quận Bình Thạnh – TPHCM ,khi tuyển dụng lao động ,công ty hứa hẹn trong 23 tháng đầu ,NLĐ được đào tạo nghề miễn phí và đài thọ ăn ở.Nhưng suốt 3 tháng trời ,người lao đọng phải làm việc không công cho chủ nhưng vi chưa tìm được việc làm ,NLĐ đành chấp nhận bị chèn ép. +NLĐ không có nghĩa vụ làm đúng thỏa thuận đã kí kết ,doanh nghiệp bỏ công đào tạo song NLĐ bỏ ngang sang làm việc cho doanh nghiệp khác .Cách đây vài năm ,một số NLĐ làm việc tại một khách sạn liên doanh ở TPHCM phải bồi thường chi phí đào tạo vì vi phạm Hợp Đồng học nghề hai bên đã kí kết. Tại quận Tân Bình – TPHCM một doanh nghiệp chuyên may Kimono cho khách hàng Nhật Bản phải lao đao khi lao động tại hai dây chuyền sản xuất (đều là những lao động do doanh nghiệp đào tạo) lại bỏ sang làm việc cho một doanh nghiệp khác trả lương cao hơn . 1.3) Thực hiện công tác thanh tra. Khi thanh tra việc VPPLLĐ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì cán bộ thanh tra có thể yêu cầu doanh nghiệp trình các loại giấy tờ sau : +Giấy phép đăng kí hoạt động. +Hóa đơn chứng từ . +Thời khóa biểu ,lịch học. +Hợp đồng học nghề. +Giấy trực tiếp học viên để trao dổi thu thập ý kiến. 2) Hợp đồng lao động. 2.1) Những trường hợp vi phạm PLLĐ về Hợp Đồng lao động theo quy định pháp luật . +NSDLĐ và NLĐ không có Hợp Đồng lao động. +Không đảm bảo các nội dung trong hợp đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docN7897i dung.doc
  • docL7900I M7902 2727846U.doc
  • docMU803C LU803C.doc
Luận văn liên quan