Đề tài Thực trạng công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải pháp

Có 3 yêu cầu mà Chính phủ đã đề ra khi đưa luật thuế GTGT vào thực tế ở Việt Nam, đó là: không gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, không gây biến động giá cả và không làm giảm nguồn thu cho ngân sách. Số thu về thuế GTGT không giảm so với thuế doanh thu trước đây (theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính tính toán khi đưa thuế GTGT vào áp dụng thì: Số thuế GTGT khâu nhập khẩu tăng 9000 tỷ, bố trí để hoàn thuế cho hàng xuất khẩu là 4000 tỷ, đưa vào ngân sách khoảng 5000 tỷ, trong khi đó thu thuế GTGT nội địa giảm khoảng 5000 tỷ; vậy thu thuế GTGT tương đương với thuế doanh thu). Tổng số thu cho Ngân sách nhà nước từ thu ế, phí và lệ phí hàng năm tăng rõ rệt, tỷ trọng thuế GTGT trên tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí cũng tăng. Năm 1999 số thu từ thuế GTGT là 17.113 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng thu NSNN tổng thu từ thuế, phí và lệ phí, đến năm 2007, các con số này là 72.022 tỷ đồng tương ứng là 30,6%. Số thu thuế GTGT năm sau so với năm trước tăng bình quân là 19,13%. Dự báo trong những năm tới, số thu từ thuế GTGT vẫn giữ vai trò quan trọng cho ngân sách quốc gia.

pdf26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề tài: Thực trạng công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải pháp Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2 Chương 1. Thưc trạng công tác thu thuế GTGT tẠi Việt Nam ............................... 3 1.1. Kết quả thu thuế ............................................................................................... 3 1.2. Cơ cấu thu thuế GTGT ..................................................................................... 3 1.3. Cơ chế quản lý thuế ......................................................................................... 3 1.4. Các hình thức, thủ đoạn gian lận thuế phổ biến .............................................. 4 Chương 2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thu thuế GTGT ... 6 2.1. Thành tựu ......................................................................................................... 6 2.1.1. Đối với nền kinh tế quốc dân ........................................................................ 6 2.1.2. Đối với việc hoàn thiện chính sách thuế ....................................................... 8 2.1.3. Đối với một số lĩnh vực khác ........................................................................ 9 2.2. Hạn chế .......................................................................................................... 10 2.2.1. Gian lận, thất thu thuế còn nhiều ............................................................... 10 2.2.2. Phối hợp các ngành còn lỏng lẻo ............................................................... 11 2.2.3. Cơ chế quản lý còn chưa hợp lý ................................................................. 12 2. 3. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập .................................................... 13 2.3.1. Nhìn từ góc độ nhà nước............................................................................ 13 a. Đối tượng chịu thuế .......................................................................................... 13 b. Về thuế suất ....................................................................................................... 13 c. Chế độ hóa đơn chứng từ .................................................................................. 14 d. Quy định khấu trừ và hoàn thuế ....................................................................... 15 e. Thủ tục thành lập công ty còn chưa chặt chẽ ................................................... 15 f. Thời hạn kiểm tra gian lận thuế còn ngắn ......................................................... 16 g. Tổ chức bộ máy, cán bộ ngành thuế còn chưa hoàn thiện ............................... 16 h. Thiếu phương tiện kỹ thuật hỗ trợ .................................................................... 17 2.3.2. Nhìn từ góc độ doanh nghiệp ...................................................................... 18 a. Xuất phát từ động cơ lợi nhuận của các doanh nghiệp .................................... 18 b. Do những bất cập trong thủ tục nộp thuế GTGT .............................................. 18 c. Doanh nghiệp chưa nhận thức đúng nghĩa vụ nộp thuế ................................... 19 2.3.3. Từ góc độ người tiêu dùng .......................................................................... 19 Chương 3. Giải pháp ............................................................................................ 20 3.1. Kiện toàn bộ máy quản lý thuế, nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ ........................................................................................................ 20 3.2. Về cơ chế chính sách ...................................................................................... 20 3.3. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hoá đơn ........................................ 21 3.4. Ngăn chặn gian lận và hoàn thiện công tác quản lý trong hoàn thuế GTGT 22 3.5. Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức hạch toán thuế GTGT .................... 22 3.6. Tăng cường xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm ............................................ 23 3.7. Đẩy mạnh việc hình thành dịch vụ tư vấn thuế.............................................. 23 3.8. Tuyên truyền, giáo dục về thuế GTGT ........................................................... 24 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 25 Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 2 MỞ ĐẦU Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là công cụ quan trọng để phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Trong đó, thuế giá trị gia tăng là một sắc thuế mới, tiến bộ mới được áp dụng vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Việc áp dụng thuế giá trị gia tăng đã góp phần tăng thu ngân sách và đóng góp tích cực vào quá trình hiện đại hóa ngành thuế cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Để các tác dụng trên có thể trở thành hiện thực, đòi hỏi phải triển khai công tác thu thuế trên thực tiễn. Cũng như nhiều sắc thuế khác, việc triển khai công tác thu thuế trên thực tiễn bên cạnh những thành tựu còn có nhiều hạn chế cần khắc phục. Để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận của nhà trường, giúp các bạn sinh viên khác có thêm kiến thức cho môn học Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, nhóm chúng em nghiên cứu đề tài: “Thực trạng công tác thu thuế giá trị gia tăng tại Việt Nam và giải pháp”. Để đạt được mục đích trên, đề tài được nghiên cứu dựa trên Phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp chuyên gia, tổng hợp số liệu, so sánh… Đề tài được chia làm 3 phần: Chương 1. Thực trạng công tác thu thuế GTGT tại Việt Nam Chương 2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thu thuế GTGT Chương 3. Giải pháp Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 3 Chương 1. Thực trạng công tác thu thuế GTGT tại Việt Nam 1.1. Kết quả thu thuế Có 3 yêu cầu mà Chính phủ đã đề ra khi đưa luật thuế GTGT vào thực tế ở Việt Nam, đó là: không gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh, không gây biến động giá cả và không làm giảm nguồn thu cho ngân sách. Số thu về thuế GTGT không giảm so với thuế doanh thu trước đây (theo số liệu báo cáo của Bộ Tài chính tính toán khi đưa thuế GTGT vào áp dụng thì: Số thuế GTGT khâu nhập khẩu tăng 9000 tỷ, bố trí để hoàn thuế cho hàng xuất khẩu là 4000 tỷ, đưa vào ngân sách khoảng 5000 tỷ, trong khi đó thu thuế GTGT nội địa giảm khoảng 5000 tỷ; vậy thu thuế GTGT tương đương với thuế doanh thu). Tổng số thu cho Ngân sách nhà nước từ thuế, phí và lệ phí hàng năm tăng rõ rệt, tỷ trọng thuế GTGT trên tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí cũng tăng. Năm 1999 số thu từ thuế GTGT là 17.113 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng thu NSNN tổng thu từ thuế, phí và lệ phí, đến năm 2007, các con số này là 72.022 tỷ đồng tương ứng là 30,6%. Số thu thuế GTGT năm sau so với năm trước tăng bình quân là 19,13%. Dự báo trong những năm tới, số thu từ thuế GTGT vẫn giữ vai trò quan trọng cho ngân sách quốc gia. 1.2. Cơ cấu thu thuế GTGT Theo xu hướng hiện nay, chúng ta đang cố gắng giảm tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu thuế. Theo đó, số thuế GTGT thu vào tăng lên nhưng lại giảm được tỷ trọng thuế gián thu trong cơ cấu thuế nói chung. Số thu thuế GTGT được tập trung thu ở khâu sản xuất, khâu nhập khẩu hàng hóa. Trước đây, khi chưa áp dụng luật thuế GTGT thì cơ cấu giá hàng nhập khẩu bao gồm: Giá hàng nhập khẩu = Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Khi áp dụng thuế GTGT thì cơ cấu giá hàng nhập khẩu lúc này còn có thêm cả phần thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu. Thuế GTGT thu được từ nội địa chiếm phần lớn trong tổng thu của thuế GTGT. Cùng với quá trình tăng dần của kim ngạch nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu cũng tăng. 1.3. Cơ chế quản lý thuế Về cơ chế quản lý thuế, từ năm 2003, nước ta cũng đã bắt đầu áp dụng cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế. Tuy nhiên do chưa đủ các điều kiện cần thiết nên chưa thể thực hiện một cách đồng bộ, mà phải thực hiện từng bước một. Ngày 23/9/2003, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 127/2003/QĐ - Ttg về thực hiện thí điểm cơ chế mới đối với một số doanh nghiệp ở Cục thuế TP. Hồ Chí Minh và Cục thuế tỉnh Quảng Ninh bắt đầu từ năm 2004 và mở rộng Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 4 đối với Cục thuế Hà Nội, Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm 2005. Qua hơn 5 năm thực hiện, đã thu được nhiều kết quả tốt, phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của đối tượng nộp thuế. Việc thực hiện cơ chế mới đã giúp cho năng lực hiệu quả hoạt động của cơ quan thuế được nâng cao. Bộ máy quản lý thuế được tổ chức chuyên sâu theo chức năng, các nghiệp vụ quy trình quản lý thuế mới được xây dựng và vận hành. Các Cục thuế đã thực hiện được việc nhận và xử lý nhanh chóng, chính xác các tờ khai thuế, theo dõi được các lỗi kê khai của đối tượng nộp thuế: trong tháng đầu thực hiện cơ chế mới, số tờ khai lỗi rất lớn, chiếm tỉ lệ khoảng 61%. Đến kỳ kê khai tháng 12/2005 số tờ khai lỗi đã giảm xuống chỉ còn khoảng dưới 10%... Cho đến nay, cơ chế quản lý tự khai, tự nộp thuế đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc và hình thức cũng đổi mới hơn. Nếu trước đây các nghiệp vụ kê khai thuế thực hiện trên giấy tờ, tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức thì nay với việc ứng dụng thương mại điện tử, người kê khai chỉ cần một vài thao tác trên máy tính là có thể thực hiện kê khai một cách nhanh chóng, rõ ràng và được ưu tiên hơn rất nhiều. Hiện nay ngành thuế đã xây dựng được mạng máy tính từ tổng cục đến 64 cục thuế và 625 chi cục thuế. Hệ thống máy tính đã phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách thuế. 1.4. Các hình thức, thủ đoạn gian lận thuế phổ biến Tình hình kiểm tra sau hoàn thuế: cơ quan thuế đã tổ chức kiểm tra sau hoàn thuế được 3.521 cơ sở xin hoàn thuế, đã phát hiện 2 loại vi phạm: - Loại vi phạm hành chính thuế có 1.490 trường hợp với số thuế được hoàn là 140 tỷ đồng và đã thu hồi 78 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước. Số còn lại được áp dụng nhiều biện pháp để truy thu tiếp. Đây là các sai phạm mang tính chất hành chính. - Loại vi phạm nghiêm trọng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự là trên 300 trường hợp chiếm 0,45% số doanh nghiệp. Nhưng do không có chức năng điều tra, khởi tố vụ án như các nước trên thế giới nên cơ quan thuế đã chuyển hồ sơ cho các cơ quan pháp luật để điều tra khởi tố vụ án. Theo một phân tích, cứ 1000 tỷ đồng mất từ khâu chi ngân sách, thì kéo theo 420 tỷ nữa mất qua khâu thu! Hãy thử nhẩm tính với số tiền chi từ NSNN hằng năm hơn 100 ngàn tỷ đồng, trong đó chi lương từ NSNN chỉ khoảng 30 ngàn tỷ. Còn lại, hơn 70 ngàn tỷ chủ yếu là chi cho hàng hoá. Nếu khâu kiểm soát chi tiêu từ NSNN còn lỏng lẻo như hiện nay (theo đánh giá chung hiện nay, chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB có tỷ lệ thất thoát gần 40%) thì thiệt hại hàng năm của NSNN sẽ lên đến bao nhiêu? Con số kết quả sẽ thật đáng sợ! Qua thống kê, hiện có hai hình thức phổ biến gian lận thuế GTGT để xin hoàn thuế: Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 5 Thứ nhất, ngụy tạo hồ sơ xuất khẩu. Trường hợp này phải có sự đồng lõa giữa doanh nghiệp và một số cán bộ hải quan cửa khẩu. Hồ sơ xin hoàn thuế phải kèm theo bảng kê chứng từ chứng minh xuất khẩu. Nếu hải quan không xác nhận thì doanh nghiệp không thể nào gian lận và xin hoàn thuế được. Thứ hai, ngụy tạo hồ sơ nộp thuế GTGT đầu vào trong trường hợp có hàng hóa thực để xuất khẩu nhưng không nộp thuế GTGT đầu vào. Những thủ đoạn thường gặp của một số đối tượng gian lận việc hoàn thuế GTGT: - Bán hàng không xuất hoá đơn để che dấu doanh thu đầu ra, làm cơ sở cho việc tính thuế GTGT, nhằm chiếm đoạt số tiền thuế GTGT người mua đã nộp cho người bán. - Giá cả và số lượng khi xuất hoá đơn bán hàng ghi trong liên lưu nhỏ hơn liên giao. - Không có giao dịch, nhưng “bên bán” thông đồng với bên mua vẫn xuất hoá đơn ghi và giao cho “bên mua”, nhằm hợp thức hoá số hàng đầu vào cho “bên mua” khi khấu trừ hoặc hoàn thuế. - Thông đồng với các doanh nghiệp xuất khẩu lập hoá đơn khống để kê khai hoàn thuế khi xuất khẩu, sau đó chi nhau số tiền hoàn thuế. Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 6 Chương 2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong công tác thu thuế GTGT 2.1. Thành tựu 2.1.1. Đối với nền kinh tế quốc dân Thuế GTGT thu trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ ở các khâu sản xuất, lưu thông nên khắc phục được nhược điểm cơ bản của Luật thuế doanh thu là thu trùng lặp qua các khâu sản xuất, kinh doanh, tạo sự công bằng hơn về thuế, từ đó góp phần thực hiện hợp tác và chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh, khuyến khích phát triển và mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hoá. Điều này đã góp phần tích cực vào việc lấy lại đà tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Bắt đầu có hiệu lực năm 1999 – năm mà tăng trưởng kinh tế nằm ở điểm đáy so với các năm trước và sau nó. Có ý kiến đã cho rằng nguyên nhân của mức tăng trưởng thấp đó là do việc áp dụng luật thuế GTGT đã gây ảnh hưởng đến cả người sản xuất và tiêu dùng, việc quy định nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT khiến cho giá thành sản phẩm của những doanh nghiệp sử dụng đầu vào là những loại hàng hoá dịch vụ này tăng lên, những sản phẩm sử dụng nguyên liệu chủ yếu là hàng nhập khẩu cũng như những mặt hàng nhập khẩu giá cả cũng sẽ tăng bởi vì ngoài thuế nhập khẩu, hàng nhập khẩu còn phải chịu thêm thuế GTGT. Bởi vậy, các mặt hàng này sẽ có sức tiêu thụ kém đi và làm cho doanh thu của các đơn vị kinh tế ít hơn so với trước, làm giảm mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Thực tế, khi phân tích nguyên nhân của tình trạng giảm sút tốc độ tăng trưởng năm 1999 thì người ta thấy rằng nguyên do chủ yếu của hiện trạng trên là do tác động của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực năm 1997- 1998 cộng với sự giảm sút của vốn đầu tư nước ngoài (vốn đăng ký năm 1995 là 6531 triệu USD, năm 1996 là 8497 triệu USD, năm 1997 chỉ còn 4649 triệu USD, năm 1998 còn 3897 triệu USD và năm 1999 đã giảm xuống còn 1568 triệu USD). Như vậy, khi áp dụng thuế GTGT vào Việt Nam không những không làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy tăng trưởng, điều đó đã được chứng minh qua sự phát triển của nền kinh tế nước ta các năm sau đó. Ngược lại, việc thu thuế GTGT hiệu quả và hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn đầu tư xã hội tăng trưởng, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Các con số mà Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng (2008) đưa ra là khá khả quan: Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 7 - Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng qua các năm: năm 1999 là 2.700 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng thu từ thuế GTGT của năm, đến năm 2005 là 14.830 tỷ đồng (32,4% tổng thu từ thuế GTGT), năm 2006 là 18.037 tỷ đồng (32,7% tổng thu từ thuế GTGT) và năm 2007 là 24.650 tỷ đồng (34,2% tổng thu từ thuế GTGT). - Vốn đầu tư toàn xã hội so GDP tăng qua các năm: năm 2003 là 35,5% , năm 2004 là 36,2%, năm 2005 là 39,8%; 2006 là 40,9%. Giai đoạn 2006-2010, tăng trưởng các năm khá mạnh, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2006 đạt 8,23%, năm 2007 đạt 8,46%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32% và năm 2010 đạt 6,78%. Bình quân thời kỳ 2006-2010, tăng trưởng kinh tế đạt 7,01%/năm, trong đó bình quân giai đoạn 2006-2007 đạt 8,34%; bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 6,14% do ảnh hưởng của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế thế giới. GDP/người tăng từ 11694 nghìn đồng năm 2006 lên 22778 nghìn đồng năm 2010, gấp gần 2 lần, tương đương 11084 nghìn đồng. Nếu tính theo USD, GDP/người tăng từ 730 USD năm 2006 lên 1168 USD năm 2010, gấp 1,6 lần, tương đương mức tăng 438 USD. Rõ ràng thì với sự ra đời của thuế GTGT, đã góp phần tạo hàng lang pháp lý thuận lợi cho việc thu hút đầu tư từ nước ngoài. Tốc độ tăng vốn đầu tư theo giá trực tiếp năm 1998 là 8,1% đến năm 1999 sau một năm luật thuế GTGT đi vào thực tiễn tốc độ này đã tăng lên đáng kể 12%. Đối với nền kinh tế nói chung, tác động của thuế GTGT còn được thể hiện thông qua hoạt động xuất nhập khẩu. Thứ nhất, thuế GTGT đánh trên hàng nhập khẩu mới hình thành mặt bằng giá tính thuế bình đẳng với hàng sản xuất trong nước. Thông thường đối với hàng hoá xuất khẩu các nước đều không thu thuế GTGT nên nước nhập khẩu thu thuế GTGT nhằm thực hiện cân đối lại thuế đối với việc tiêu dùng loại hàng hoá này. Theo quy định hiện hành, đối với hàng hoá nhập khẩu, ngoài thuế nhập khẩu còn phải nộp thêm thuế GTGT. Như vậy, giá hàng nhập khẩu đã tăng lên đáng kể do phải nộp thêm thuế GTGT ngay khi hàng hóa vừa được nhập vào trong nước. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp không thể nhập khẩu hàng hoá một cách ồ ạt, thiếu tính toán, bởi vì việc phải chịu thêm thuế GTGT đồng nghĩa với việc lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị giảm sút. Lúc này họ sẽ phải cân nhắc, xem xét kỹ càng tính hiệu quả của hàng hoá nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết mà doanh nghiệp trong nước đã sản xuất được hay những mặt hàng có giá nhập khẩu cao mà sức mua trên thị trường nội địa lại thấp. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, việc đánh thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu cũng là cơ hội để tăng sức cạnh tranh của hàng nội địa với hàng nhập khẩu. Giá cả của các mặt hàng nhập khẩu cũng sẽ tăng lên do doanh nghiệp nhập khẩu muốn bảo toàn mức lợi nhuận bình quân của mình. Tuy Thực trạng công tác thu thuế GTGT ở Việt Nam và giải pháp Nhóm 8 lớp TMA320.3 Page 8 nhiên, mức độ tăng giá sẽ là mức tối thiểu do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và các doanh nghiệp trong nước. Lúc này, giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp nhập khẩu là cải tiến quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí. Tác động vào hoạt động nhập khẩu là tác động vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, bởi vì, trong bối cảnh hội nhập hiện nay cùng với việc cắt giảm thuế nhập khẩu thì thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu sẽ bảo hộ sản xuất trong nước, giảm tình trạng nhập siêu, khuyến khích sản xuất trong nước. Thứ hai, theo luật thuế GTGT hiện hành thì mức thuế suất 0% được áp dụng đối với hầu hết các loại hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Như vậy, các doanh nghiệp không những không phải nộp thuế GTGT đầu ra mà còn được hoàn thuế GTGT đầu vào. Điều này đã khuyến khích hoạt động xuất khẩu rất nhiều. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng cao cả vể số tuyệt đối và tỷ lệ so với năm trước: năm 2003 đạt xấp xỉ 20 tỉ USD tăng 19%, năm 2004 đã tăng lên là 26 tỉ USD tăng 28,9%, năm 2005 đạt 33,0 tỉ USD tăng 21,9% và năm 2006 đạt 39,6 tỷ USD tăng 20%, năm 2007 đạt 48 tỷ USD tăng 22,4%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Đối với vấn đề giá cả, khi bắt đầu áp dụng thuế GTGT do tâm lý của các đối tượng chưa thực sự hiểu đúng bản chất của sắc thuế mới này mà giá cả của một số mặt hàng có nhích lên một chút như thuốc tân dược ngoại tăng từ 5-10%; cước phí đường sắt, hàng không, chuyển phát nhanh tăng 10%...Tuy nhiên những biến động đó chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, nhờ sự cố gắng nỗ lực của các
Luận văn liên quan