Công ty Điện lực Hà Nội là công ty cung cấp điện cho toàn thành phố
Hà Nội với sản lượng điện tiêu thụngày càng tăng. Sốlượng các dựán đầu
tưnhiều, khối lượng vốn lớn.
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một ban quản lý với một bộmáy
đủlớn đểquản lý các dựán phức tạp của Công ty.
Tháng 4/1990, Phòng Quản lý dựán ra đời. Phòng này hoạt động dưới
sựlãnh đạo chung của Ban giám đốc. Các cán bộ được lấy từbộphận kế
toán xây dựng cơbản của phòng tài chính - kếtoán, bộphận vật tưxây
dựng cơbản tại phòng vật tưvà các bộphận khác của công ty. Nhiệm vụ
chính của phòng là quản lý việc đầu tưxây dựng công trình điện trên địa
bàn Thành phốHà Nội. Phân công nhiệm vụquản lý dựán được giao cho
các cán bộcông nhân viên thuộc các phòng. Tại thời điểm đó, các công
trình điện chưa nhiều, khối lượng vốn chưa lớn nên cách thức quản lý như
trên là phù hợp, tránh được tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Đến giai
đoạn hiện nay, việc quản lý nhưvậy không linh hoạt, không tập trung và
không chuyên trách.
68 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại ban quản lý dựán lưới điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ
CHỨC ĐẤU THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ
DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI.”
2
CHƯƠNG I. Giới thiệu tổng quát về Ban Quản lý dự án lưới
điện Hà Nội
1. Sự ra đời và phát triển của Ban Quản lý dự án
Công ty Điện lực Hà Nội là công ty cung cấp điện cho toàn thành phố
Hà Nội với sản lượng điện tiêu thụ ngày càng tăng. Số lượng các dự án đầu
tư nhiều, khối lượng vốn lớn.
Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một ban quản lý với một bộ máy
đủ lớn để quản lý các dự án phức tạp của Công ty.
Tháng 4/1990, Phòng Quản lý dự án ra đời. Phòng này hoạt động dưới
sự lãnh đạo chung của Ban giám đốc. Các cán bộ được lấy từ bộ phận kế
toán xây dựng cơ bản của phòng tài chính - kế toán, bộ phận vật tư xây
dựng cơ bản tại phòng vật tư và các bộ phận khác của công ty. Nhiệm vụ
chính của phòng là quản lý việc đầu tư xây dựng công trình điện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội. Phân công nhiệm vụ quản lý dự án được giao cho
các cán bộ công nhân viên thuộc các phòng. Tại thời điểm đó, các công
trình điện chưa nhiều, khối lượng vốn chưa lớn nên cách thức quản lý như
trên là phù hợp, tránh được tình trạng lãng phí nguồn nhân lực. Đến giai
đoạn hiện nay, việc quản lý như vậy không linh hoạt, không tập trung và
không chuyên trách.
Ngày 20/8/2000, BQLDA Hà Nội thành lập dưới sự quản lý của Công
ty ĐLHN, có trách nhiệm giúp việc cho Công ty trong việc thực hiện các
dự án đầu tư xây dựng nâng cấp cải tạo lưới điện. Căn cứ vào QĐ
166/evn/HĐQT - TCCB- ĐT ngày 04/07/2000 của Chủ tịch HĐQT TCT
ĐLVN về việc thành lập BQLDA trực thuộc Công ty ĐLHN, TCT ĐLVN.
BQLDA là đơn vị kinh tế sự nghiệp trực thuộc Công ty ĐLHN, TCT
ĐLVN, hoạt động theo kế hoạch của Công ty Điện lực Hà Nội giao và theo
các quy định điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.
Địa chỉ giao dịch: Hanoi power company
69 Đinh Tiên Hoàng Hà Nội
Điện thoại: 8265689
3
BQLDA có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng, được mở
tài khoản giao dịch tại các Ngân hàng, kho bạc Nhà nước và Quỹ hỗ trợ
đầu tư phát triển, được ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp và uỷ quyền
của Công ty Điện lực Hà Nội để thực hiện dự án.
Từ khi chính thức thành lập, Ban đã phấn đấu để đạt sự phát triển đáng
khích lệ thông qua việc hoàn thành kế hoạch năm của Công ty giao, với
khối lượng công việc ngày càng tăng qua các năm. Cùng với sự phát triển
về nhiệm vụ, công việc, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban không chỉ
lớn mạnh về số lượng mà đặc biệt về kiến thức chuyên môn, năng lực quản
lý điều hành dự án. Nhờ đó Ban đã được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam
và Công ty Điện lực Hà Nội tặng cờ và bằng khen như:
- Tổng Công ty Điện lực Việt Nam tặng Bằng khen thành tích trong
công việc đảm bảo điện cho Sea Game 22.
- Công ty Điện lực Hà Nội tặng giấy khen thành tích xuất sắc trong
việc hoàn thành kế hoạch ĐTPT lưới điện quý 3/2003,…
Tuy mới thành lập nhưng Ban đã có những bước đi vững chắc hoạt
động ngày càng hiệu quả khẳng định được vị thế của mình trong Công ty.
Hiện nay, Ban đang thực hiện rất nhiều dự án quan trọng có quy mô lớn.
Hơn nữa, đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ban là những tri thức trẻ, có
kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ cao.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Ban quản lý dự án
Căn cứ QĐ 318 NL / TCCBLĐ 08/07/1995 của Bộ Năng lượng về
việc thành lập Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.
Căn cứ QĐ166/EVN/HĐQT - TCCB - ĐT 04/07/00 của Chủ tịch
HĐQT Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (về việc thành lập Ban quản lý dự
án lưới điện Hà Nội)
Quyết định ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BQLDA
Ban thay mặt chủ đầu tư có nhiệm vụ:
- Quản lý các dự án lưới điện cấp điện áp đến 110 kV do Tổng Công
ty giao cho Công ty Điện lực Hà Nội.
4
- Quản lý các dự án phát triển lưới điện vay vốn nước ngoài và các dự
án thuộc các nguồn vốn khác của Công ty.
- Thực hiện một số nhiệm vụ tư vấn như: Tổ chức công tác đền bù,
GPMB, giám sát chất lượng công trình, …Các dự án do Công ty
Điện lực Hà Nội quản lý.
- Lập tiến độ thực hiện của từng dự án và cập nhật tiến độ hàng tuần.
- Lập kế hoạch công tác hàng tháng của Ban và thực hiện đúng kế
hoạch đề ra.
- Đôn đốc các đơn vị triển khai bước chuẩn bị đầu tư đảm bảo thời
gian tiến độ.
- Trình, duyệt cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án đúng tiến độ.
- Lập hồ sơ kỹ thuật, mời thầu, đấu thầu đúng quy định, đảm bảo chất
lượng và thời gian.
- Đảm bảo giám sát kỹ thuật, tổ chức nghiệm thu, đưa công trình vào
vận hành đạt chất lượng và thời gian.
- Giải quyết các thủ tục xin giấp phép xây dựng, đền bù hè đường,
…theo đúng quy định, đảm bảo thời gian.
- Quyết toán công trình đúng quy định, thanh toán vốn kịp thời.
- Bàn giao tài sản cho sản xuất ngay sau khi công trình hoàn thành để
tăng tài sản kịp thời.
- Ký hợp đồng kinh tế với Tư vấn.
- Tổ chức khảo sát, xét giá công trình và thanh quyết toán.
3. Đặc điểm các dự án do Ban quản lý dự án tổ chức đấu thầu
BQLDA đã và đang thực hiện các dự án có nguồn vốn từ:
- Công ty Điện lực Việt Nam cấp vốn
- Các dự án do Công ty Điện lực Hà Nội cấp vốn
- Các dự án sử dụng vốn trong nước
- Các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài
5
Các dự án Ban đã và đang thực hiện: Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới
lưới điện đến 110 kV, các dự án xây dựng trụ sở làm việc của Công ty và
đơn vị thành viên, kho tàng chứa vật tư thiết bị, các dự án viễn thông phục
vụ cho điện lực. Công trình điện là sản phẩm đặc biệt, để có được sản phẩm
cần có chi phí lớn, thời gian dài, liên quan nhiều ngành, lĩnh vực nên các
công trình điện không cho phép là phế phẩm.
Các dự án do BQLDA quản lý có tính chất kỹ thuật phức tạp, các hạng
mục công việc được thực hiện theo một trình tự, đặc biệt trình tự đóng điện
không thay đổi. Trong quá trình thực hiện dự án, BQLDA và các Điện lực
Quận, huyện - nơi có dự án đang thi công phải đảm bảo việc cung cấp điện
liên tục, ổn định.
Đặc trưng các dự án điện do BQLDA quản lý là có sự tham gia giám sát
của các Điện lực Quận huyện, hỗ trợ cùng BQLDA, là các đơn vị trực tiếp
quản công tình khi công trình hoàn thành. Vì Điện lực – nơi vận hành khai
thác, sẽ am hiểu hơn ai hết về lưới điện nơi họ quản lý.
Tuy nhiên, sau khi triển khai đấu thầu, các dự án khi triển khai thực hiện
đều phải điều chỉnh, thay đổi vì các nguyên nhân như: yếu tố mặt bằng, lỗi
chủ quan của các đơn vị tư vấn như thực hiện khảo sát không kỹ, …điều đó
làm tăng thời gian và làm tăng vốn đầu tư cho dự án. Mặt khác, do phần
lớn các dự án đều mang tính cấp bách, đồng thời triển khai đòi hỏi sự nỗ
lực cao của các đơn vị tư vấn. Chính các nguyên nhân trên cho thấy việc tổ
chức và thực hiện công tác đấu thầu các dự án công trình điện trên địa bàn
Hà Nội là rất phức tạp.
4. Cơ cấu tổ chức của BQLDA
Lãnh đạo BQLDA gồm một Trưởng ban và hai Phó trưởng ban, cùng
với 6 phòng chức năng trực thuộc Ban.
Trưởng ban là đại diện pháp nhân, là người có quyền điều hành cao
nhất của Ban, chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về điều hành
hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm điều hành công việc chung, trực tiếp
phụ trách một số mặt công tác của Ban.
6
Phó trưởng ban là người giúp việc Trưởng ban được Trưởng ban giao
trách nhiệm phân công và uỷ quyền, chịu trách nhiệm pháp lý trước Trưởng
ban và trước pháp luật về những quyết định chỉ đạo, giải quyết công việc
trong phạm vi được phân công và uỷ quyền đó.
Trưởng phòng Tài chính kế toán giúp Trưởng ban quản lý công tác tài
chính, kế toán, thống kê của Ban đồng thời chịu trách nhiệm và có quyền
hạn theo pháp lệnh về kế toán trưởng của Nhà nước qui định.
Các phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu,
giúp Trưởng ban trong quản lý điều hành công việc từng lĩnh vực do
Trưởng ban qui định theo nội qui của BQLDA.
Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ban
Ban có 6 phòng chức năng trực thuộc trong đó: phòng Hành chính -
tổng hợp và phòng Tài chính - kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Trưởng
ban. Phòng Kế hoạch, phòng Vật tư chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách
kế hoạch. Phòng Kỹ thuật và phòng Giải phóng mặt bằng xây dựng
(GPMBXD) chịu sự quản lý của phó Ban phụ trách thi công và quyết toán.
BQLDA là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Hà Nội, giúp Công ty
quản lý thực hiện dự án theo hình thức Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án.
Trưởng Ban
Phó ban Phụ trách
Kế hoạch
Phó ban Phụ trách
Thi công
P.Kế
hoạch
P.Vật
tư
P.Kỹ
thuật
P.GP
MB
XD
P.Tài
chính -
Kế toán
P.hành
chính -
tổng hợp
7
8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẤU
THẦU TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN LƯỚI ĐIỆN HÀ NỘI
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty do Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam giao là lập và trình kế hoạch chuẩn bị các dự án, tiến hành đấu thầu,
lựa chọn theo quyết định phân cấp của Tổng Công ty, nên Công ty đã
thường xuyên tiến hành tổ chức công tác đấu thầu trên cả hai lĩnh vực là:
đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị và đấu thầu xây lắp các công trình. Nhưng
do số lượng các dự án đầu tư nhiều, khối lượng vốn nên Tổng Công ty đã
quyết định thành lập BQLDA để thay mặt Công ty làm Chủ đầu tư quản lý
các dự án. Từ đó BQLDA tiến hành thực hiện công tác đấu thầu xây lắp
dưới sự quản lý của Công ty Điện lực Hà Nội.
I.Kết quả công tác đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án
trong thời gian qua
1. Tình hình đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý dự án trong
giai đoạn 2001- 2004
Ngày 20/08/2000, căn cứ QĐ 166/EVN/HĐQT-TCCB- ĐT ngày
04/07/2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị -Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam, BQLDA được thành lập dưới sự quản lý của Công ty Điện lực Hà
Nội. Nhưng đến đầu năm 2001, hoạt động của BQLDA mới bắt đầu đi vào
ổn định.
Trong giai đoạn 2001-2004, BQLDA đã tiến hành tổ chức đấu thầu
nhiều gói thầu xây lắp với hai hình thức lựa chọn nhà thầu chủ yếu là đấu
thầu rộng rãi và chỉ định thầu với qui mô gói thầu ngày càng lớn.
Số lượng gói thầu đấu thầu xây lắp trong giai đoạn 2001-2004 được
thể hiện trong bảng sau:
9
Bảng 1: Số lượng gói thầu đấu thầu trong giai đoạn 2001- 2004
(Đơn vị: gói thầu)
Chỉ tiêu
Năm
2001 2002 2003 2004
Số gói thầu đấu thầu 3 7 16 29
Số gói thầu chỉ định thầu 14 35 31 20
Tổng số gói thầu 17 42 47 49
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng ta thấy số lượng các gói thầu đấu thầu hàng năm ngày càng
tăng. Từ năm 2001- 2004, năm 2001 có số gói thầu đấu thầu thấp nhất là 3
gói, năm 2004 có số gói thầu đấu thầu cao nhất là 29 gói.
Sở dĩ có sự tăng lên của số lượng gói thầu đấu thầu như vậy là do:
Thứ nhất: Các gói thầu mà BQLDA thực hiện có qui mô vốn đầu tư
ngày càng lớn. Khi qui mô gói thầu lớn thì độ phức tạp sẽ cao và đòi hỏi sự
chính xác cao nên việc lựa chọn nhà thầu tốt nhất để thực hiện công trình là
rất cần thiết.
Thứ hai: Nguồn tài chính thực hiện đầu tư chủ yếu là nguồn vốn đầu tư
xây dựng của Công ty và nguồn vay tín dụng.
Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán độc
lập. Vì vậy tất cả các dự án đầu tư mà BQLDA thực hiện đòi hỏi phải có
hiệu quả cao nhất: tiết kiệm được vốn, chất lượng công trình cao, tiến độ
thi công công trình đảm bảo để có thể tránh được lãng phí, thất thoát vốn và
sớm thu hồi vốn.
Thứ ba: Do yêu cầu chất lượng công trình và tiến độ thi công trình
ngày càng cao.
Trong nền kinh tế có nhiều đổi mới như hiện nay, mức độ cạnh tranh
giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây dựng rất gay gắt nên các Nhà
thầu luôn phải nâng cao năng lực và các điều kiện thi công để có thể đứng
10
vững và phát triển. Trước xu thế đó giúp BQLDA chọn được Nhà thầu đảm
bảo các yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
Hình thức lựa chọn Nhà thầu mà BQLDA chọn chủ yếu là đấu thầu
rộng rãi. Hình thức này sẽ thu hút nhiều Nhà thầu tham gia, tạo ra môi
trường cạnh tranh giữa các Nhà thầu, từ đó BQLDA sẽ chọn được Nhà thầu
tốt nhất.
Loại hợp đồng mà BQLDA thường kí kết với các Nhà thầu là hợp
đồng trọn gói. Trong kế hoạch đấu thầu của BQLDA luôn xác định rõ yêu
cầu về số lượng, chất lượng và thời gian của gói thầu. Còn loại hợp đồng có
điều chỉnh giá được sử dụng khi có sự biến động về giá do chính sách của
Nhà nước thay đổi đối với các yếu tố nhân công, nguyên vật liệu hoặc
trường hợp các công trình thi công kéo dài hơn 1 năm.Ví dụ năm 2004,
trong lĩnh vực đầu tư xây dựng có sự biến động về giá thép, vật liệu xây
dựng, sự thay đổi mức thuế giá trị gia tăng, …nên BQLDA đã có hướng
dẫn điều chỉnh giá đối với các công trình đã đấu thầu.
Giai đoạn 2001- 2003, đấu thầu chưa được áp dụng một cách rộng rãi.
Nguyên nhân là qui mô các gói thầu nhỏ và do tính cấp bách của công trình
như chống quá tải, các công trình phục vụ SeaGames 22, ParaGames 2,
…nên BQLDA phải thực hiện hình thức chỉ định thầu để có thể rút ngắn
thời gian chuẩn bị thi công công trình, giúp hoàn thành đúng thời hạn.
2. Thực trạng công tác tổ chức đấu thầu tại Ban quản lý dự án
giai đoạn 2001- 2004
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2001
Năm 2001, BQLDA bắt đầu đi vào ổn định và tiến hành thực hiện
công tác đấu thầu các gói thầu xây lắp do Công ty giao và có 3 gói thầu
được đấu thầu thành công ngay trong năm này.
11
Bảng 4: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2001
(Đơn vị: triệu đồng)
TT Tên gói thầu Giá kế
hoạch
Giá trúng
thầu
Chênh
lệch
(%)
Tên nhà thầu
1 Cấp điện cho khu nhà
ở Định Công
693 575,8 16,9 Công ty xây
dựng & vật tư
khoa học kỹ
thuật
2 Xây dựng 5 TBA và
hạ thế khu vực
phường Dịch Vọng -
Cầu Giấy
736 668 9,23
Công ty hỗ trợ
phát triển năng
lượng
3 Xây dựng mới TBA
Đầm Hồng 2 và đường
trục hạ thế
123 116,8 5,04
Công ty hỗ trợ
phát triển năng
lượng
Tổng 1.552 1.360,6 12,33
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Các gói thầu trên đều được tiến hành theo hình thức đấu thầu rộng rãi
với phương thức 1 túi hồ sơ và thực hiện hợp đồng trọn gói.
Trong năm 2001 chỉ có 3 gói thầu đấu thầu nhưng đã cho ta thấy được
tác dụng của công tác đấu thầu. Đó là sự tiết kiệm vốn cho Công ty: tỷ lệ
tiết kiệm của năm là 12,33% với giá trị tiết kiệm tuyệt đối là 191,4 triệu
đồng. Trong đó, gói thầu “Cấp điện cho khu nhà ở Định Công” có giá trị
tiết kiệm tuyệt đối là 117,2 triệu đồng ( 16,9%).
Tuy mới đi vào hoạt động, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng tập thể
cán bộ BQLDA đã có nhiều cố gắng trong các khâu của công tác đấu thầu.
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2002
Năm 2002, số lượng gói thầu được BQLDA tổ chức tăng lên song các
gói thầu đấu thầu chiếm số lượng nhỏ trong tổng số gói thầu (18,6%). Giá
trị các gói thầu đều tăng lên và gói thầu có giá trị lớn nhất là trên 1 tỷ.
12
Số liệu cụ thể được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2002
(đơn vị: triệu đồng)
TT Tên gói thầu Giá kế
hoạch
Giá trúng
thầu
Chênh
lệch
(%)
Tên Nhà thầu
1 Cấp điện cho KCN
Đài Tư
1.183 903 23,7 Công ty Công
nghệ địa vật lý
2 Xây dựng mới TBA
khối 4 Ô Cách &
đườn hạ thế
158,8 117 26,3
Công ty XNK
đầu tư thanh
niên Hà Nội
3 cải tạo lưới điện trung
thế Nguyễn Du
67,8 63,6 6,2
Xí nghiệp xây
lắp công
nghiệp
4 Nâng điện áp 22kV
lộ 685E8
659,8 629 4,7
Xí nghiệp lắp
máy điện nước
số 5
5 Nâng điện áp 22kV lộ
277B sau 110kV Mai
Động
645,5 615,8 4,6
Trường trung
học cơ điện
6 Cải tạo lưới điện
trung thế và các TBA
lộ 275E8
1.224,8 1.118,8 8,65
Công ty cổ
phần xây lắp
Thanh Xuân
7 Hạ ngầm ĐDK sau
dao 2 La Văn Cầu &
Nâng điện áp từ 6,
3kV lên 22kV
991 963 2,8
Công ty đầu tư
xây lắp điện
Hà Nội
Tổng 4.930,7 4.410,2 10,55
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng trên ta thấy, số lượng các gói thầu được tổ chức đấu thầu
tăng lên song kết quả đấu thầu cho thấy: tuy có tiết kiệm được cho Công ty
13
về vốn nhưng tỷ lệ không cao như năm 2001, đạt tỷ lệ là 10,55% với giá trị
tiết kiệm tuyệt đối là 520,5 triệu đồng.
Trong 7 gói thầu thì có gói “ Xây dựng mới TBA khối 4 Ô Cách và
đường trục hạ thế” có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất là 26,3% và gói “Cấp điện
cho KCN Đài Tư” có tỷ lệ tiết kiệm là 23,7%. Chứng tỏ chất lượng công
tác đấu thầu của BQLDA đã được nâng cao và năng lực Nhà thầu được
chọn có chất lượng cao hơn.
Trong 7 gói thầu thì có 3 gói thầu tiết kiệm được thời gian so với dự
kiến nhưng hầu hết đều hoàn thành sớm hơn 5 ngày so với kế hoạch.
Đặc biệt, gói thầu “Cấp điện cho khu công nghiệp Đài Tư” đã được
BQLDA đấu thầu và chọn được Nhà thầu là Công ty Công nghệ địa vật lý
thi công. Nhưng khi Nhà thầu thi công được một phần gói thầu thì Nhà
thầu không thể làm tiếp vì khâu giải phóng mặt bằng tiến hành chậm. Nhà
thầu đã không thể chờ được do họ sợ thời gian kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng
đến việc trả lãi ngân hàng nên BQLDA phải nghiệm thu phần khối lượng
đã hoàn thành để thanh toán cho Nhà thầu. Sau đó BQLDA đã tiến hành
chỉ định thầu cho đơn vị khác thi công phần khối lượng còn lại sau khi có
mặt bằng thi công. Sự việc trên đã ảnh hưởng đến công tác đấu thầu vì mất
thời gian và chi phí cho việc đấu thầu hai lần.
Tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2003
Năm 2003, BQLDA thực hiện nhiều gói thầu nhất (47 gói) và số lượng
gói thầu đấu thầu cũng tăng lên, chiếm 34,04% so với tổng số gói thầu thực
hiện.
Năm 2003, trên địa bàn Hà Nội diễn ra các hoạt động thể thao lớn là
Sea Games 22 và Para Games 2. Toàn Công ty đã phát động phong trào thi
đua phục vụ các đại hội thể thao trong việc đảm bảo điện cho các hoạt động
diễn ra trong kỳ thi đấu.
Trong khoảng thời gian ngắn, BQLDA đã hoàn thành các công trình
trọng điểm đạt chất lượng cao, đảm bảo tiến độ góp phần quan trọng trong
14
việc bảo đảm điện phục vụ Sea Games 22 và Para Games 2 như gói thầu
“Tuyến cáp 22 kV E5 đi trạm cắt Seagames”,…
Bảng 3: Số lượng gói thầu đã đấu thầu trong năm 2003
(Đơn vị: triệu đồng)
TT Tên gói thầu Giá kế
hoạch
Giá trúng
thầu
Chênh
lệch
(%)
Tên nhà thầu
1 Nâng điện áp 22kV lộ
277A sau TBA 110
Mai Động
1.686,7 1.596 5,37
Công ty Cổ
phần xây lắp
Thanh Xuân
2 Nâng điện áp 22kV lộ
280E8 Hoàn Kiếm
337,9 328,9 2,66
Xí nghiệp lắp
máy điện nước
số 5
3 Nâng điện áp lộ 671E9
và lộ 672E20
996 952,7 4,35
Công ty công
nghệ địa vật lý
4 Nâng cấp Đ.D.K 6kV
lên 22kV lộ 272E1
1.677 1.480 11,7
Công ty TNHH
Lê Pha
5 Nâng điện áp 22kV lộ
673E9 và lộ 676E9
797,7 785 1,59
Trường TH
Công nghiệp
cơ điện
6 Nâng điện áp 22kV lộ
277B sau TBA 110
Mai Động
645,5 615,8 4,6
Trường TH
Công nghiệp
cơ điện
7 Nâng điện áp 22kV lộ
277 sau TBA 110
Thanh Nhàn
1.257 1.227 2,4
Công ty CP
cung ứng đầu
tư và xây lắp
8 Nâng điện áp lộ 274
Thanh Nhàn
600 575 4,2
Trường TH CN
cơ điện
9 Nâng điện áp 22kV lộ
276 E18 Hoàn Kiếm 293 284,5 2,9
Trường TH
công nghiệp cơ
điện
10 Nâng điện áp 22kV lộ
569 514,5 9,57
Trường TH
15
276 E8 công nghiệp cơ
điện
11 Cải tạo nâng điện áp
22k lộ 271E1 (676E1) 2.758 2.443 11,4
Công ty TNHH
Lê Pha
12 Cải tạo cấp điện lộ 672
và 675E10
930 899,5 3,29
Trường TH
công nghiệp cơ
điện
13 Cải tạo và XD Nâng
điện áp tuyến DDK
35kV lộ 371&378E2
1.424,8 1.369 3,9
Công ty XL và
kinh doanh
VTTB
14 Tuyến cáp 22kV E5 đi
trạm cắt Seagames 1.742 1.699 2,46
Công ty cổ
phần xây lắp
Thanh Xuân
15 Nâng điện áp 22kV từ
E9 đến E6 dọc theo
tuyến 977 E9 và 971E9
1.007 1.006 0,15
Công ty cổ
phần xây lắp
Thanh Xuân
16 Cấp điện cho khu công
nghiệp Phú thị 3.616 3.449 4,6
Công ty đầu tư
và xây lắp điện
Hà Nội
Tổng 20.337,6 19.224,9 5,47
Nguồn: Phòng Kế hoạch - BQLDA
Qua bảng trên ta thấy, tuy số lượng gói thầu tăng song tỷ lệ tiết kiệm
lại giảm mạnh, là 5,47%, giảm 5,08% so với năm 2002.
Trong các gói thầu trên thì có gói “Nâng cấp Đ.D.K 6kV lên 22kV lộ
272 E1” có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất, đạt 11,7% với tỷ lệ tiết kiệm tuyệt đối
là 197 triệu đồng và gói “nâng điện áp 22kV