Quá trình phát triển của lịch sử loài người gắn liền với các hình kinh tế xã hội khác nhau, hình thái kinh tế xã hội phát triển sau hơn hình thái kinh tế xã hội trước. Trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật cho mỗi hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời Rsống xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kính tế mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của ngành ngân hàng. Ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, vì vậy nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho ngành ngân hàng. Vì vậy, muốn có một xã hội ổn định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu phải phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất.
Nhận thấy được tầm quan trọng của lực lượng sản xuất nói chung và vai trò quan trọng đối với phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay và vấn đề xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ở ngân hàng” làm đề tài cho bải thảo luận của mình
32 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 15394 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay và vấn đề xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ở ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
-----&-----
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI:
Thực trạng của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay và vấn đề xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ở ngân hàng
Lớp : CAO HỌC 18.01 NHB
Nhóm : 9
Khoa : SAU ĐẠI HỌC
GVHD : TS.TRẦN THỊ THU HƯỜNG
Hà Nội, tháng 09 năm 2016
DANH SÁCH NHÓM 9 LỚP CAO HOC 18.01.NHB
1. Thẩm Quỳnh Trang (nhóm trưởng)
2. Nguyễn Thị Quỳnh Trang
3. Đỗ Thị Mai Trang
4. Phan Thành Trung
5. Dương Thanh Tùng
6. Nghiêm Thị Tuyết
7. Trần Đức Vinh
8. Võ Thị Ngọc Yến
LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của lịch sử loài người gắn liền với các hình kinh tế xã hội khác nhau, hình thái kinh tế xã hội phát triển sau hơn hình thái kinh tế xã hội trước. Trong đó phải kể đến vai trò của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất là nền tảng vật chất kĩ thuật cho mỗi hình thái kinh tế xã hội. Hình thái kinh tế xã hội khác nhau có lực lượng sản xuất khác nhau. Lực lượng sản xuất luôn đóng vai trò to lớn trong đời Rsống xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế xã hội, nó dẫn đến sự thay đổi quan hệ sản xuất do đó kiến trúc thượng tầng thay đổi theo dẫn đến hình thái kinh tế xã hội cũ được thay thế, hình thái kính tế mới cao hơn, tiến bộ hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, vì vậy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của đất nước và sự sống còn của ngành ngân hàng. Ngân hàng được coi là mạch máu của nền kinh tế quốc dân, vì vậy nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho ngành ngân hàng. Vì vậy, muốn có một xã hội ổn định, một nền kinh tế phát triển thì nhiệm vụ hàng đầu phải phát triển, xây dựng lực lượng sản xuất.
Nhận thấy được tầm quan trọng của lực lượng sản xuất nói chung và vai trò quan trọng đối với phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực ngân hàng nên em đã chọn đề tài: “Thực trạng của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay và vấn đề xây dựng, phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay ở ngân hàng” làm đề tài cho bải thảo luận của mình
1. LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Lực lượng sản xuất dùng để chỉ tổng thể các yếu tố cấu thành nội dung vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... của quá trình sản xuất, tạo thành năng lực thực tiễn cải biến giới tự nhiên của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò phản ánh căn bản trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người: trình độ thủ công của lực lượng sản xuất là lực lượng sản xuất phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên thấp hơn rất nhiều so với lực lượng sản xuất ở trình độ kỹ thuật công nghiệp và công nghệ cao.
Quan hệ sản xuất là phạm trù triết học chỉ quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội) .Quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sử hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất và quan hệ về phân phối các sản phẩm làm ra. Quan hệ sản xuất do con người tạo ra nhưng nó hình thành và phát triển một cách khách quan ko phụ thuộc vào ý chí con người. Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì quan hệ sản xuất lại là mặt xã hội của sản xuất.
1.1.2 Các bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất được cấu thành bởi hai bộ phận đó là người lao động và tư liệu sản xuất trong đó:
Tư liệu sản xuất là những tư liệu để tiến hành sản xuất, bao gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó tư liệu lao động bảo gồm công cụ lao động (máy móc)và đối tượng lao động khác (phương tiện vận chuyển, bảo quản, chưa đựng công cụ lao động và sản phẩm). Còn đối tượng lao động gồm hai bộ phận là những yếu tố nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên (đất đai, than đá,) và một bộ phận phái trải qua sự cải tạo của con người – còn gọi là nhân tạo ví dụ: nhựa, gỗ ép Trong tư liệu snar xuất thì công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất.
Người lao động là yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất vì người lao động đóng vai trò là chủ thể của quá trình sản xuất, là người tạo ra tư liệu lao động và sử dụng tư liệu lao động vào đối tượng lao động tao ra sản phẩm còn tư liệu sản xuất chỉ đóng vai trò là khách thể chịu sự tác động trong quá trình sản xuất. Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động. Con người vừa là một phần trong kết cấu của lực lượng sản xuất, vừa tác động đến quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Sự tác động này thể hiện ở chỗ con người có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất thông qua những hoạt động phù hợp hoặc không phù hợp với quy luật nội tại của lực lượng sản xuất, với quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ lực lượng sản xuất. Mặc dù tư liệu sản xuất, tiền vốn, khoa học và kỹ thuật đều là những yếu tố cần thiết để thực hiện sản xuất song tất cả đều phải thông qua hoạt động của con người mới đem lại hiệu quả kinh tế, những giá trị mới. Những yếu tố trên sẽ tồn tại ở dạng tiềm năng, sẽ trở thành vô hiệu hóa khi nó không được đặt trong mối quan hệ giữa tư liệu sản xuất và sức lao động. Con người tham gia vào quá trình sản xuất với tư cách là sức lao động, vừa với tư cách là con người có ý thức, chủ thể của những quan hệ kinh tế. Trình độ văn hóa, trình độ kỹ thuật, chuyên môn, ý thức và thái độ của người lao động đối với sản xuất và sản phẩm là những yếu tố quan trọng để sử dụng, khai thác kỹ thuật và tư liệu sản xuất vốn có để sáng tạo ra trong quá trình sản xuất. Ph Awngghen đã nhấn mạnh: “Muốn nâng sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lên mức độ cao mà chỉ có Phương tiện cơ giới và hóa học phù hợp thì không đủ, còn cần phải phát triển một cách tương ứng năng lực con người sử dụng những phương tiện đó nữa”
Cùng với người lao động, công cụ lao động cũng là một yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất, đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất. Công cụ lao động do con người sáng tạo ra là “sức mạnh của tri thức đã được vật thể hóa”, nó “nhân” sức mạnh của con người trong quá trình lao động là yếu tố động lực của sản xuất. Cùng với quá trình tích lũy kinh nghiệm với những phát minh và sáng chế kỹ thuật, công cụ lao động không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Sự biến đổi công cụ lao động là nguyên nhân suy đến cùng mọi sự biến đổi của xã hội. Các yếu tố trong lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cách khách quan làm cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố hoạt động nhất, cách mạng nhất trong một phương thức sản xuất
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của quá trình sản xuất, chúng tồn tại không tách rời nhau, tác động qua lại với nhau một cách biện chứng tạo thành quy luật sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất – quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội.
Sự vận động phát triển của lực lượng sản xuất quy định và làm thay đổi quan hệ sản xuất cho phù hợp với nó. Khi một Phương thức sản xuất mới ra đời , khi đó quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất là một trạng thái mà trong đó quan hệ sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất. Trong trạng thái đó, tất cả các mặt của quan hệ sản xuất đều “tạo địa bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Điều đó có nghĩa là nó tạo điều kiện sử dụng và kết hợp một cách tối ưu giữa người lao động với tư liệu sản xuấtvà do đó lực lượng sản xuất có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất quy định mục đích của sản xuất, tác động đến thái độ của con người trong lao động xã hội, đến tổ chức phân công lao động xã hội, đến phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ và do đó tác động đến sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Ngược lại quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu hoặc “ tiên tiến” hơn một cách giả tạo so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung, khi đó quan hệ sản xuất cũ sẽ được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ chịu sự tác động của quan hệ sản xuất mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên, dân số, thời đại, dân tộc, thể chế chính trị
Dân số của một nước quyết định đến số lượng của lực lượng lao động, nước càng đông dân thì nguồn lao động càng dồi dào
Thời đại: Xã hội loài người phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hôi nối tiếp nhau. Mỗi hình thái kinh tế xã hôi lại ứng với sự phát triển phù hợp của lực lượng sản xuất. Trong đó xã hội Công xã nguyên thủy con người tìm ra lửa để nấu chín thức ăn và đuổi thú dữ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, con người đã chế tạo và sử dụng các công cụ đồ thủ công bằng đá để làm vũ khí săn bắt Dưới chủ nghĩa tư bản, máy hơi nước ra đời năng suất lao động tăng cao
1.2. VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.2.1. Lực lượng sản xuất - yếu tố quyết định sự tồn tại, biến động và phát triển của đời sống xã hội
Để thấy rõ hơn vai trò của lực lượng sản xuất với sự phát triển của xã hội loài người, ta cần xét vai trò của nó với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội.
Khuynh hướng chung của sản xuất vật chất là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó xét đến cùng là bắt nguồn từ biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là công cụ lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất được đánh dấu bằng trình độ của lực lượng sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất trong từng giai đoạn lịch sử thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Trình độ lực lượng sản xuất biểu hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội, trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
Gắn liền với trình độ của lực lượng sản xuất là tính chất của lực lượng sản xuất. Trong lịch sử xã hội, lực lượng sản xuất đã phát triển từ chỗ có tính chất cá nhân lên tính chất xã hội hoá. Khi sản xuất dựa trên công cụ thủ công, phân công lao động kém phát triển thì lực lượng sản xuất chủ yếu có tính chất cá nhân. Khi sản xuất đạt tới trình độ cơ khí, hiện đại, phân công lao động xã hội phát triển thì lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hoá. Vai trò của lực lượng sản xuất đối với nền kinh tế và đời sống xã hội được thể hiện rõ nét trong quá trình lịch sử loài người. Xuất phát từ một nền kinh tế nhỏ bé, lạc hậu, thô sơ nhất. Đó là nền văn minh nông nghiệp thời kì chế dộ nguyên thuỷ tiếp đó là chiễm hữu nô lệ và cao hơn chút là chế độ phong kiến. Tất cả các hình thái kể trên đều có lực lượng sản xuất nhỏ bé tự cung tự cấp. Trình độ người lao động và sự phát triển công cụ lao động, cũng như đối tượng lao động còn rất nhiều hạn chế. Bởi vậy mà của cải vật chất tạo ra không nhiều do đó, nền kinh tế thời kì này chưa có gì nổi bật. Điều đó tất yếu dẫn tới ảnh hưởng đến đời sống xã hộ của con người. Một khi không tạo ta được một cách đầy đủ nhu cầu vật chất của con người thì đồng nghĩa không thể có một đời sống nâng cao. Các tiền đề cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người là ăn, mặc, ở, đi lại mà chưa được đáp ứng thì sẽ chẳng có thể có những đòi hỏi khác được thoả mãn. Có lẽ vì thế nên nhiều tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển toàn diện con người trong thới kì nền văn minh nông nghiệp là rất kém. Tuổi thọ trung bình, tỉ lệ trẻ em tử vong khi sinh, trình độ giáo dục đều ở mức báo động. Đó là những hệ quả, tuy nhiên, khi chuyển dần sang chủ nghĩa tư bản, lực lượng sản xuất đã có sự nhảy vọt. Tính chất xã hội hoá thay thế cho tính chất cá nhân. lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất mới, tiến bộ hơn quan hệ sản xuất phong kiến trước kia. Số lượng của cải vật chất mà con người làm ra bằng tất cả các thế hệ trước kia cộng lại.
Có thể nói, chưa bao giờ lực lượng sản xuất phát triển mạnh đến thế và tạo ra nhiều của cải vật chất đến vậy. Nhìn một cách toàn diện, con người tạo nên một nền kinh tế phát triển thực sự, hơn hẳn các nền kinh tế trước đó. Đó là nền kinh tế hàng hoá. lực lượng sản xuất đã làm thay đổi rất nhiều, nếu không nói là tất cả. Sự phát triển của lực lượng sản xuất mới trong lòng chế độ phong kiến đã thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới. Thiết lập nên chế độ cộng hoà. Như vậy, có thể thấy rằng dù trong xã hội nào đi chăng nữa thì tầm qua trọng của lực lượng sản xuất đối với nền kinh tế là rất lớn. Điều đó thực tế lịch sử chứng minh rất rõ ràng. Với sự ra đời của lực lượng sản xuất mới Tư bản chủ nghĩa, đời sống xã hội của con người được tăng lên rõ rệt. Tuổi thọ trung bình tăng, trình độ của con người được nâng cao, quyền lợi con người được đảm bảo Mặc dù vậy, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn có nhiều hạn chế, mâu thuẫn không thể khắc phục. Chỉ có chủ nghĩa xã hội với tính ưu việt của nó mới khắc phục được tất cả những hạn chế của chế độ trước kia. Tạo nên một xã hội mới, thực sự vì con người. Ở đó, lực lượng sản xuất được giải phóng tối đa, tạo môi trường kinh tế bền vững, phát triển ở trình độ cao.
Nếu một nền kinh tế mà ở đó, thiếu vắng sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại thì nền kinh tế đó khó có thể đứng vững. Thậm chí còn bị tiêu vong. Do đó mới thấy hết ý nghĩa, tầm quan trọng của lực lượng sản xuất. Sự phát triển lâu dài, bền vững và ổn định của bất kì một quốc gia nào trong lịch sử đều đi liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Yếu tố con người, lực lượng sản xuất chủ đạo sẽ là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy. Người ta biết đến sự thần kì của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai bởi một nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh chóng. Người lao động Nhật Bản, công cụ lao động Nhật Bản, và cả sự quản lý, điều hành của Nhật Bản là bài học quý đối với các nước đi sau. Những thành tựu kinh tế mà đất nước Nhật Bản đạt được không thể tách rời sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Tóm lại, lực lượng sản xuất có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế và trong đời sống xã hội nói chung.
1.2.2. Vai trò của lực lượng sản xuất ở một số nước trên thế giới trong giai đoạn hiện nay
Trong thời đại ngày nay, khi mà tiến bộ khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, cho phép máy móc thay thế sức lao động của con người trong những hoạt động sản xuất vật chất thì vai trò của con người - nguồn lao động đối với nền kinh tế càng được đưa lên hàng đầu. Số lượng lao động đông đảo trong các doanh nghiệp sẽ giúp họ mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Chất lượng của lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất. Máy móc, trang thiết bị được cải tiến càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn phù hợp để sử dụng những trang thiết bị hiện đại đó. Sự sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của con người sẽ thôi thúc sản xuất phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau...
Vai trò của yếu tố con người có vị trí quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của xã hội. Không phải không có lý khi các nước trên thế giới tập trung vào phát triển nguồn lực con người. Đầu tư vào con người được xem như nguồn đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất. Máy móc, kỹ thuật, công nghệ hiện đại rồi sẽ đến lúc trở nên lạc hậu nhưng nguồn lực con người nếu được bồi dưỡng sẽ trở thành nguồn tài nguyên vô tận. Nhật Bản là nước thành công nhất trong việc đầu tư vào con người. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản sớm ý thức được tầm quan trọng của yếu tố con người và tập trung mọi sức mạnh để phát triển nguồn lực này. Bằng các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho người lao động đặc biệt là về đời sống tinh thần, Nhật Bản đã tận dụng được nguồn lao động trong nước, tạo điều kiện để người lao động tiếp cận nhanh với khoa học - kỹ thuật và nhanh chóng ứng dụng vào trong sản xuất. Thành công trong việc đầu tư vào yếu tố con người là nhân tố hàng đầu giải thích cho sù phát triển “thần kỳ” của Nhật Bản trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tiếp thu kinh nghiệm đó, một loạt các nước như Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Ấn Độ... cũng tập trung phát triển nguồn lao động và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Thành công vang dội của Singapore có phần nhờ chủ nghĩa nhân tài do ông Lý Quang Diệu đề ra và thực thi, với nội dung: tài nguyên duy nhất của Singapore là con người; không đào tạo và sử dụng nhân tài thì đất nước sẽ suy vong. Còn trong Báo cáo chính trị tại đại hội XV Đảng Cộng Sản Trung Quốc viết: “Nhân tài là nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong phát triển kinh tế xã hội”. Các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng hoàn toàn có thể dựa vào biện pháp phát triển nguồn tài nguyên con người của mình để từng bước phát triển xã hội.
Ta đã biết vai trò to lớn của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế như Thái Lan nhờ có lực lượng sản xuất phát triển đã giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững.
Trước những năm 1945 nền kinh tế Thái Lan là nền nông nghiệp lạc hậu, độc canh là phổ biến với kỹ thuật sản xuất dùng trong nông nghiệp hết sức lạc hậu. Công nghiệp phát triển què quặt, phiến diện chủ yếu là công nghiệp khai thác mỏ và sơ chế nguyên liệu. Nền kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào tư bản nước ngoài.
Từ cuối thập kỷ 60 đến nay nhờ có sự quan tâm đầu tư cho phát triển lực lượng sản xuất mà nền kinh tế Thái Lan đã có sự biến đổi sâu sắc đạt được nhiều thành tựu.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và liên tục ổn định. Trong giai đoạn năm 1990-1999 tốc độ tăng GDP hằng năm đạt 4,7%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển hướng. GDP trong nông nghiệp năm 1990 là 12,5% nhưng đến năm 2001 giảm xuống 8,6%. Dịch vụ năm 1990 là 50%; năm 2001 là 49,3%. GDP bình quan đầu người năm 1995 là 3500 USD đến năm 2005 là 9000 USD một người.
Ngành nông nghiệp đã chú trọng đầu tư vốn ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương pháp canh tác mới, lai tạo nhiều giống mới, phát triển thuỷ lợi và tăng cường chiều sâu cho nông nghiệp. Thái Lan từ chỗ chỉ có 2 loại cây trồng truyền thống như gạo, cao su đã đa dạng hoá nhiều loại cây trồng. Sản lượng lương thực tăng đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Công nghiệp thì Thái Lan chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học vào chế biến nông sản, biến ngành này trở thành ngành mũi nhọn cạnh tranh với các nước trên thế giới.
Dịch vụ đang phát triển nhanh với nhiều loại hình đa dạng. Đầu tư về trang thiết bị, khoa học cho ngành này càng được nâng cao.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã làm cho nền kinh tế Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có giải pháp của nhà nước và đặc biệt là sự lớn mạnh không ngừng của lực lượng sản xuất đã giúp cho Thái Lan khôi phục được nền kinh tế và trở thành con rồng trong khu vực Đông Nam Á.
Tóm lại vai trò của lực lượng sản xuất trong đời sống xã hội là vô cùng quan trọng, quyết định về lượng và chất của đời sống xã hội.
Về lượng: Lực lượng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của xã hội Trong quá trình sản xuất con người đã sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến, các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu và phát triển của con người.
Về chất: Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội, khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay thế quan hệ sản xuất lỗi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xi