Đề tài Thực trạng cứu trợ xã hội ở Việt Nam

Trong những năm qua đi cùng với quá trình đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta đã thu được những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn hán ) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội Chính vì vậy ngay từ xa xưa đã có những hoat động cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội.Cùng với sự phát triển của xã hội,cứu trợ xã hội dần dần trở thành hoạt động có tổ chức hơn. Định nghĩa về cứu trợ xã hôị: Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như thiên tai hỏa hoạn bị tàn tật già yếu .dẫn đến mức sống quá thấp,lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ đảm bảo được cuộc sông tối thiểu vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc sống bình thường.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng cứu trợ xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG CỨU TRỢ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM THÀNH VIÊN NHÓM 2: 1. LÊ THỊ HƯỜNG 2. LÊ THỊ HUYỀN 3. NGUYỄN THỊ ANH LÀI 4. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG 5. NGUYỄN THỊ NGA 6. NGUYỄN THỊ THÚY 7. NGUYỄN THỊ LÝ. Hà Nội tháng 10/2010 Phần I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI(CTXH) Trong những năm qua đi cùng với quá trình đổi mới đất nước, xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa… chúng ta đã thu được những thành quả lớn về kinh tế, văn hoá, xã hội. Tuy nhiên, nước ta là nước nghèo, chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai (bão lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và điều kiện phát triển kinh tế văn hoá xã hội. Mặt trái của kinh tế thị trường: phân hoá giàu nghèo, chạy theo lối sống thực dụng suy giảm đạo đức, lối sống, thất nghiệp… đang là những nguyên nhân làm tăng đối tượng xã hội: Người già cô đơn, người lang thang, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tệ nạn xã hội…Chính vì vậy ngay từ xa xưa đã có những hoat động cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội.Cùng với sự phát triển của xã hội,cứu trợ xã hội dần dần trở thành hoạt động có tổ chức hơn. Định nghĩa về cứu trợ xã hôị: Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội bằng nguồn tài chính của nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp khó khăn bất hạnh và rủi ro trong cuộc sống như thiên tai hỏa hoạn bị tàn tật già yếu…..dẫn đến mức sống quá thấp,lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn nhằm giúp họ đảm bảo được cuộc sông tối thiểu vượt qua cơn nghèo khốn và vươn lên cuộc sống bình thường. Mục tiêu của cứu trợ xã hội: -chuyển nhượng các nguồn lực cho cá nhân, các hộ gia đình và các bộ phận dân cư rơi vào tình trạng túng quẫn,dễ bị tổn thương nhất,từ đó giúp họ đảm bảo được mức sống tối thiểu và cải thiện điều kiện sống. - giảm nghèo, tạo ra công bằng xã hội, giảm sự trênh lệch về mức sống cả về vật chất và tinh thần. Phần II: NỘI DUNG THỰC TRẠNG CỦA CTXH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Có 2 hình thức CTXH A: Cứu trợ xã hội khẩn cấp: Là sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội về điều kiện sinh sống cho các thành viên trong cộng đồng khi gặp các rủi ro hoặc khó khăn bất ngờ khiến cho cuộc sống của họ tạm thời bị đe dọa, nhằm giúp họ nhanh cho chóng vượt qua sự hẫng hụt,ổn định cuộc sống và sớm trở lại hòa nhập với cộng đồng. Ví dụ các trường hợp như: thiên tai, mất mùa, hoặc xảy ra các biến cố như hỏa hoạn… - Đối tượng hưởng: những cá nhân,hộ gia đình gặp khó khăn + hộ gia đình có người chết,người mất tích. +hộ gia đình có người bị thương nặng +hộ gia đình có nhà bị sập đổ, trôi, cháy,hỏng nặng. +hộ gia đình mất phương tiện sản xuất lâm vào cảnh bị thiếu đói +hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét. +người bị đói do thiếu lương thực. +người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú dẫn đến bị thương nặng,gia đình không biết để chăm sóc. +người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú. - Hình thức cứu trợ: + bằng tiền: là việc thực hiện trợ giúp dưới hình thức tiền mặt cho người được cứu trợ. Ưu điểm:Dễ vận chuyển, không tốn kém nhiều chi phí vận chuyển. Đáp ứng linh hoạt cho nhu cầu của người được cứu trợ. Nhược điểm: Việc cứu trợ bằng tiền đôi khi không phát huy được tác dụng một cách hiệu quả trong trường hợp các đối tượng bị cô lập, không đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu nhất. + bằng hiện vật : là hình thức chủ yếu trong cứu trợ đột xuất. việc cứu trợ ở đây không chỉ là các vật phẩm hang hóa mà còn bao hàm cả dịch vụ mà nhà nước và cộng đồng xã hội trợ giúp cho các đối tượng. Ưu điểm:Đáp ứng cho nhu cầu của đối tượng một cách thiết thực và nhanh chóng .Hạn chế việc sử dụng sai mục đích . Nhược điểm: Khó khăn trong khâu vận chuyển - Nguồn kinh phí để thực hiện cứu trợ đột xuất bao gồm: + Ngân sách Nhà nước cân đối hàng năm; Ngân sách tỉnh, huyện, xã tự cân đối; + Do các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ; + Trợ giúp của nước ngoài, Tổ chức quốc tế hỗ trợ trực tiếp cho địa phương hoặc thông qua Chính phủ, các đoàn thể xã hội. Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. - Mức cứu trợ (Nghị định số 13/2010/NĐ – CP Ngày 27.2.2010 ) 1. Đối với hộ gia đình: a) Có người chết, mất tích:4.500.000 đồng/người; b) Có người bị thương nặng: 1.500.000 đồng/người; c) Có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy, hỏng nặng: 6.000.000 đồng/hộ; d) Hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét:  7.000.000 đồng/hộ. 2. Cá nhân: a) Trợ giúp cứu đói: 15 kg gạo/người/tháng; trong thời gian từ 1 đến 3 tháng; b) Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc: 1.000.000 đồng/người; c) Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú: 10.000 đồng/người/ngày nhưng không quá 30 ngày. Trường hợp đặc biệt cần phải kéo dài thì thời gian được hưởng trợ cấp tối đa không quá 3 tháng và mức trợ cấp bằng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng tại cơ sở bảo trợ xã hội. 3. Đối với người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng được Ủy ban nhân dân cấp xã, bệnh viện, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng thì các cơ quan, đơn vị đứng ra mai táng được hỗ trợ kinh phí mai táng thấp nhất là 2.000.000 đồng. B. CỨU TRỢ XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN Cứu trợ xã hội thường xuyên là sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội dành cho các thành viên trong cộng đồng về điều kiện sinh sống trong thời gian dài hoặc trong suốt cuộc đời của họ. đối tượng này thường là những người rơi vào hoàn cảnh không thể tự lo liệu được cuộc sống cho bản thân. Ở Việt Nam cứu trợ xã hội thường xuyên được nhà nước và các ban ngành rát chú trọng, giúp đỡ ngững đối tượng rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. Theo nghị định 07/2000/NĐ-CP và nghị định 67/20007/NĐ-CP thì các đối tượng va mức hưởng trợ cấp xã hội như sau: 1. Trẻ em mồ côi Là trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. Đối tượng này từ 18 tháng tuổi trở lên sẽ được trợ cấp 120000 đồng một tháng. Dưới 18 tháng tuổi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS. được trợ cấp 180000 đồng một tháng. Dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng; bị nhiễm HIV/AIDS được trợ cấp 240000 đồng một tháng. 2. Người cao tuổi. Bao gồm các đối tượng sau: + Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo; người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo (theo chuẩn nghèo được Chính phủ quy định cho từng thời kỳ). +Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội. Các đối tượng này được trợ cấp hệ số 1 tức 120000 đồng/tháng. Đối với người già neo đơn mà tần tật nặng mức trợi cấp là 180000 đồng/tháng. Đối với người già sống trong các nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường quản lý và tại các cơ sở bảo trợ xã hội sẽ hưởng mức cứu trợ là hệ số 2 tương ứng với 240000 đồng/tháng. Đây là những mức trợ cấp tối thiểu. 3. Người tàn tật. Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo. Đối tượng này nếu không có khả năng lao động sẽ trợ cấp theo hệ số 1 tức 120000 đồng/tháng. 4. Người mắc bệnh tâm thần. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo. Nếu sống tại cộng đồng nơi xã phường quản ly mức trợ cấp là 18000 đồng/tháng. Với các đối tượng sống tại cơ sở bảo trợ xã hội mức trợ cấp sẽ là 300000 đồng/tháng. 5. Người nhiễm HIV/AIDS. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo. Các đối tương nay hưởn trợ cấp 180000 đồng/tháng. Nếu hiện tại họ đang sống trong cac cơ sở bảo trợ xã hội thì mức trợ cấp sẽ la 300000 đồng/tháng. 6. Các đối tượng khác.. +Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi trên 18 tháng tuổi hưởng mức trợ cấp là 240000 đồng/tháng,dưới 18 tháng tuổi, trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS sẽ nhận 300000 đồng/tháng. Nếu nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS sẽ hưởng trợ cấp 360000 đồng/tháng. + Hộ gia đình có từ 02 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ. Nếu số người tàn tật nặng là 2,3,4 các mức trợ cấp tương ưng là 240000,360000, 480000 đồng/tháng. + Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hoá, học nghề được áp dụng đến dưới 18 tuổi. Đối tượng này đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên sẽ hưởng trợ cấp 120000 đồng/ tháng, đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS sẽ nhận 180000 đồng/ tháng. Còn nếu đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS. Ngoài khoản trợ cấp trên các đối tượng trên còn được hưởng một số chính sách khác. Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi được gia đình, được các gia dình nhận nuôi dưỡng; người tàn tật trong hộ gia đình có từ 2 người bị tàn tật nặng trở lên không có khả năng tự phục vụ; trẻ em là con của người đơn thân nêu trên;… được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tại Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế hoặc được khám, chữa bệnh không phải trả tiền tại các cơ sở y tế công lập theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong những năm vừa rồi nhờ thực hiện chính sách của nhà nước hoạt động cứu trợ ở nước ta đã đặt được rất nhiều thành tựu đáng kể. Nguồn ngân sách sử dụng cho hoạt đông cứu trợ được trích từ ngân sách nhà nước và nhờ sự đóng góp của các nhà hảo tâm trong nước và nước ngoài. Ngày 22-12-1987, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội của nước ta đã ký với SOS quốc tế một hiệp định thành lập các làng trẻ em SOS và các dự án khác trên lãnh thổ nước ta. SOS quốc tế là một tổ chức xã hội phi chính phủ, nhằm giúp đỡ, nuôi dạy những trẻ em mồ côi bất hạnh, bị bỏ rơi trên toàn thế giới. Đây là một tổ chức phi chính phủ, phi tôn giáo, không phân biệt chủng tộc, văn hóa. Tính đến năm 2000 đã có 10 làng trẻ em SOS được xây dựng ở các tỉnh, thành phố.Việt Nam không phải là nước thành lập làng SOS đầu tiên trên thế giới nhưng lại là nước có số làng trẻ nhiều thứ 3, chỉ sau Ấn Độ và Chi Lê. Theo dữ liệu của UNICEF số trẻ em mồ côi ở nước ta năm 2009 là 150514. Hiện tại HIV/AIDS đang là vấn đề gây nhiều lo lắng cho xã hội, ở nước ta tỷ lệ nhiễm HIV ngày một gia tăng . Tính đến hết năm 2006, cả nước đã phát hiện được 114.367 người nhiễm HIV/AIDS trong đó gần 20 nghìn người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và gần 14 nghìn đã tử vong.Theo báo cáo năm 2008, toàn quốc phát hiện được 20.260 trường hợp nhiễm HIV, 7.452 người mắc bệnh AIDS và 3.526 trường hợp tử vong do AIDS Nhận xét chung: + Ưu điểm:   -sau nhiều năm vận dụng nghị định vào cuộc sống các đối tượng yếu thế như trẻ em mồ côi, người tàn tật, người già cô đơn không nơi nương tựa hay người bị nhiễm HIV/AID không có khả năng lao động. đã dựa vào những hỗ trợ có tính thương xuyên mà bản thân họ gia đình họ có những cơ sở ban đầu để vươn lên trong cuộc sống thoat khỏi những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua được. Qua đó cho ta thấy được ý nghĩa của các chính sách nhà nước của cứu trợ xã hội đối với người dân.   -ngoài việc trích từ ngân sách nhà nước để hỗ trợ thì đảng và nhà nước ta cung đã tích cực mở các chương trình ủng hộ, tuyên truyên với các tổ chức xã hội, các đoàn thể hay các nhà hảo tâm một cách thường xuyên hơn để từ đó những đối tượng yếu thế này có thể nhận được sự giúp đỡ tốt hơn từ cộng đồng. Năm 2005 bão, lũ lụt, mưa lớn đã xảy ra ở nhiều tỉnh trong cả nước đặc biệt là miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa... làm cho 397 người chết và mất tích, 262 người bị thương, 7.586 nhà bị đổ, trôi và nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hại nặng, thiệt hại ước tính 5.809 tỷ đồng; hạn hán lũ lụt đã làm cho 1.748.078 lượt người bị thiếu lương thực (thiếu đói). Chính phủ đã hỗ trợ 1.051 tỷ đồng và 20.220 tấn gạo cho các tỉnh bị thiệt hại nặng để cứu đói, ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất. Nhiều địa phương cũng đã hình thành Quỹ cứu trợ xã hội dự phòng ngay tại xã, phường, vì vậy khi thiên tai xảy ra đã chủ động, kịp thời cứu trợ những gia đình bị nạn sớm ổn định cuộc sống và ổn định sản xuất. + Nhược điểm:   - Ngoài những thành tích đã đạt được thì vấn đề về cứu trợ cũng đã bộc lộ một số các nhược điểm như: tiền ủng hộ không đến được tay người dân mà rơi vào một số quan chức địa phương.   -Ngoài ra còn có nhiều đối tượng chính sách chưa kip thời phát hiện để được giúp đỡ. Phần III: SO SÁNH CTXH VỚI CÁC HÌNH THỨC KHÁC TRONG HỆ THỐNG ASXH: BHXH, ƯĐXH, QDP,XĐGN. Các hình thức này có những điểm giống nhau chung như sau: - Trợ giúp cho người lao động ,các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro, khó khăn, không có khả năng tự lo liệu cuộc sống gia đình, bằng tiền hoặc hiện vật, giúp họ sớm hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội Góp phần làm cho sự bảo vệ của hệ thống ASXH toàn diện hơn Góp phần phát triển xã hội hài hoà, bền vững. - Mang tính cộng đồng, không vì mục tiêu lợi nhuận. Khác nhau: CTXH với BHXH, ƯĐXH,QDP: Đặc điểm CTXH ƯĐXH QDP XĐGN BHXH Đối tượng -Những nhóm người rơi vào hoàn cảnh yếu thế, thiệt thòi hơn so với các thành viên khác trong xã hội, được trợ giúp đảm bảo cuộc sống bình thường -Nhóm cá nhân: +trẻ em, người già +người tàn tật…. -Hộ gia đình: nghèo, đặc biệt khó khăn. -Những người có cống hiến đặc biệt trong công cuộc bảo vệ tổ quốc: thương binh, bệnh binh,liệt sỹ và gia đình liệt sỹ,những người tham gia hoạt động cách mạng, những người có cống hiến đặc biệt trong xây dựng đất nước. Người lao động và những người thụ hưởng ( gia đình người lao động ) Những người thiết hụt điều kiện cần thiết để đảm bảo cuộc sống tối thiểu ,hay các nhu cầu về dinh dưỡng,tiếp cận các nhu cầu tối thiểu khác:giáo dục , y tế, chăm sóc sức khỏe.Và những người có thu nhập trung bình thấp hơn thu nhập của các thành viên trong xã hội. Các đối tượng có quan hệ lao động và những người thụ hưởng (là người có quan hệ ruột thịt,có công nuôi dưỡng người lao động) Phạm vi Rộng rãi, đa dạng Là những người ( hoặc gia đình) có cống hiến cho việc bảo vệ tổ quốc. hạn hẹp hẹp hơn, chủ yếu là những người thuộc diện nghèo, cần giúp đỡ Hẹp hơn, chủ yếu áp dụng cho người lao động, người sử dụng lao động, hoặc những người có nhu cầu đóng. Mức đóng Không đòi hỏi Không đòi hỏi tuỳ thuộc vào mức đóng của người lđ, người sdlđ. Không đòi hỏi Tuỳ thuộc vào tiền lương người lao động (6% đối với người lao động, và 16% đối với người sử dụng lao động, các doanh nghiệp, công ty…) Mức hưởng Không đồng đều tùy vào mức độ cần cứu trợ Phụ thuộc vào sự cống hiến cho đất nước. phụ thuộc mức đóng. tuỳ thuộc vào chính sách nhà nước, hay chương trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo -Nhỏ hơn mức lương đi làm( khoảng 50-75% tiền lương ), đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động và gia đình họ. -Phụ thuộc vào mức đóng. Cơ sở xác định quyền hưởng Theo quy định trong các khoản mục cụ thể của chính sách cứu trợ xã hội. Theo quy định trong điều khoản luật cụ thể. Theo quy định trong điều khoản của luật về QDP Theo quy định trong điều khoản luật, và phụ thuộc vào chương trình cụ thể như:132,135… Theo quy định chung trong các chế độ bảo hiểm xã hội của pháp luật. Hình thức, phương tiện trợ cấp - Khẩn cấp hoặc tức thì:như bão ,lũ lụt ,hạn hán,sập cầu,chìm đắm tàu…. -Thường xuyên: trẻ mồ côi, người tàn tật,gia đình khó khăn,vùng sâu vùng xa…. -Theo phương thức cứu trợ: + tiền: từ các tổ chức từ thiện, hội chữ thập đỏ, hội khuyến học Việt Nam +hiện vật, các dịch vụ như mì tôm, quần áo, thuốc men, các dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho người dân cần được cứu trợ… -Vật chất:tiền, hiện vật, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ,các dịch vụ xh khác. -Tinh thần:tặng bằng khen, huân chương lao động, huân chương chiến công, danh hiệu…dựng tượng đài, ghi tên đuờng ,trường…... -Có thể rút tiền bất cứ lúc nào trong tài khoản thẻ ATM, ở ngân hàng, hoặc khi gặp rủi ro xã hội - Tiền mặt. -Tín dụng ưu đãi cho người nghèo -Hỗ trợ đất sản xuất. -Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu. - Tổ chức các chương trình khuyến nông, ngư lâm,phát triển ngành nghề nông thôn, bảo quản chế biến nông sản….. -Hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở ,nước sạch và vệ sinh…… -Tiền trợ cấp định kì,1 lần, nhiều lần… -Có thể bằng tiền, các hiện vật, dịch vụ xã hội như: y tế, chăm sóc sức khoẻ… Nguồn tài chính -Hỗ trợ của nhà nước: +Trực tiếp từ địa phương +Ngân sách nhà nước -Hỗ trợ quốc tế: Hiệp hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế -Cộng đồng:từ người dân trong nước,ngoài nước, các nước trên thế giới. -Lãi đầu tư vào các công trình xây dựng nhà ở,dự án giáo dục …vv -NSNN(STW ,NSĐP) -Sự đóng góp của các cá nhân, các tổ chức kinh tế… -Đóng góp của bản thân các đối tượng. -Đóng góp của người lao động, người sử dụng lđ. -Quỹ đầu tư vào dự án , công trình xây dựng, giáo dục…. -NSNN (NSTW,NSĐP) -Huy động cộng đồng - Huy động quốc tế -Vốn tín dụng -Đóng góp của người tham gia bảo hiểm (Người lđ. người sử dụng lđ) -Ngân sách nhà nước hỗ trợ, bù thiếu -Lãi đầu tư, từ thiện của các tổ chức trong ngoài nước….. Nhìn chung CTXH ở Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với các hình thức khác trong hệ thống ASXH như: BHXH, UDXH, QDP,XĐGN về mặt quan điểm là giúp cho người lao động ,các thành viên trong xã hội khi họ gặp rủi ro, khó khăn, không có khả năng tự lo liệu cuộc sống gia đình, bằng tiền hoặc hiện vật, giúp họ sớm hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Góp phần đảm bảo công bằng xã hội;phát triển xã hội hài hòa bền vững;làm cho hệ thống ASXH toàn diện hơn;và không vì mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh đó CTXH trợ giúp kịp thời và nhanh chóng hơn so với các hình thức trên VD như: Trận lũ lụt miền Trung vừa rồi, nhà nước và các tổ chức cứu trợ Việt nam, Nước ngoài đã ủng hộ kịp thời về lương thực: mì tôm, lương khô, quần áo ,sách vở cụ thể như: Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiếp nhận 50.000 USD của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc ủng hộ đồng bào miền Trung. Hội Chữ thập đỏ Tây Ban Nha đã cam kết ủng hộ Việt Nam 20.000 Euro, Hội Chữ thập đỏ Mỹ giúp đỡ 25.000 USD. Trước đó, Hội Chữ thập đỏ Đức đã ủng hộ 10.000 Euro. Cũng trong chiều nay, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tiếp nhận 50.000 USD của Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc ủng hộ đồng bào miền Trung thông qua Bộ Ngoại giao Việt Nam.Ngày 18/10, Trung ương Hội Chữ Thập đỏ Việt Nam đã quyết định cứu trợ đợt 3 cho nhân dân các tỉnh bị lũ lụt là Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình với tổng trị giá tiền, hàng là hơn 2,1 tỷ đồng. Hàng cứu trợ lần 3 gồm 350 triệu đồng tiền mặt trích từ Quỹ cứu trợ thiên tai và 3.600 thùng hàng gia đình, 3.600 hộp viên lọc nước và 50 nhà bạt từ kho dự trữ của Trung ương Hội. thành ủy thành phố Hà Nội ngừng bắn pháo hoa ủng hộ 5 tỷ đồng ,Tập đoàn Bảo Việt ủng hộ 500 triệu đồng…đến tay người dân gặp nạn và gia đình có người tử vong trong vùng lũ lụt giúp họ phần nào thoát khỏi cảnh thiếu thốn, khó khăn trong lũ lụt. Qua đây ta có thể thấy được tính khẩn cấp và kịp thời trong Cứu trợ xã hội để giúp cho những người gặp rủi ro, gặp nạn trong cuộc sống sớm khắc phục và vươn lên. Ở Việt Nam, hình thức phổ biến được áp dụng nhiều nhất là BHXH, nh
Luận văn liên quan