Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước hàng năm Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu cực tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm.
Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong điều kiện môi trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta.
Hải Dương là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, thu không đủ chi. Trong khi đó còn phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển hàng năm quá lớn. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết đó là nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương” Đề tài gồm 2 chương:
Chương I - Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương
Chương II - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương
68 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình đổi mới thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đát nước hàng năm Nhà nước dùng hàng ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư vào các ngành các lĩnh vực xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Việc quản lý sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả chống lãng phí thất thoát, tiêu cực tham nhũng đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước cũng như mọi công dân rất quan tâm.
Quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước là một vấn đề lớn, phức tạp và nhạy cảm, đặc biệt trong điều kiện môi trường pháp lý các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như ở nước ta.
Hải Dương là một tỉnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, thu không đủ chi. Trong khi đó còn phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư phát triển hàng năm quá lớn. Do đó nhiệm vụ trước mắt cần giải quyết đó là nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng hợp lý nguồn vốn ngân sách nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội của toàn tỉnh.
Xuất phát từ thực tế đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương” Đề tài gồm 2 chương:
Chương I - Thực trạng đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương
Chương II - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước của tỉnh Hải Dương
Do còn thiếu kinh nghiệm thực tế và kiến thức về lĩnh vực đầu tư còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế -xã hội của tỉnh Hải Dương ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1. 1 Điều kiện tự nhiên –xã hội của tỉnh Hải Dương
Điều kiện tự nhiên
Hải Dương nằm ở trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 1662 km2. Vị trí địa lí thuận lợi, có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường song thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, về đất đai thì phải kể đến diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày. Một số diện tích đất canh tác ở phía bắc tỉnh tầng đất mỏng, chua, nghèo dinh dưỡng, tưới tiêu tự chảy bằng hồ đập, thích hợp với cây lạc, đậu tương, ...
Về tài nguyên thiên nhiên : có khối lượng tài nguyên tương đối lớn thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp đặc biệt công nghiệp xây dựng có thể kể đến : Đá vôi xi măng ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, chất lượng tốt, CaCO3 đạt 90 - 97%. Đủ sản xuất 5 đến 6 triệu tấn xi măng/ năm.
- Cao lanh ở huyện Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 40 vạn tấn, tỷ lệ Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp đủ nguyên liệu cho sản xuất sành sứ.
- Sét chịu lửa ở huyện Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; tỷ lệ Al2O3 từ 23,5 - 28%, Fe2O3 từ 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa.
- Bô xít ở huyện Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3 từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3 từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%.
Điều kiện xã hội
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật
+Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông thuận lợi và đa dạng kể cả đường bộ, đường sông, đường sắt. Đặc biệt có tuyến quốc lộ 5A từ Hà Nội đi thành phố cảng Hải Phòng, chạy ngang qua tỉnh 44 km, đây là đường giao thông chiến lược; vận chuyển toàn bộ hàng hoá xuất nhập khẩu qua cảng Hải Phòng và nội địa. Quốc lộ 18 từ Nội Bài qua Bắc Ninh đến tỉnh Quảng Ninh. Đoạn chạy qua huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương dài 20 km. Quốc lộ 183, nối quốc lộ 5 với quốc lộ 18, qui mô cấp I đồng bằng Quốc lộ 37 dài 12,4 km, đây là đường vành đai chiến lược quốc gia, phục vụ trực tiếp cho khu du lịch Côn Sơn- Kiếp Bạc. Quốc lộ 38 dài 14 km là đường cấp III đồng bằng. Đường tỉnh: có 13 tuyến dài 258 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Đường huyện có 352,4 km và 1448 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa.có thể nói rằng chất lượng giao thông của tỉnh ngày một được nâng cao rõ rệt đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của việc phát triển kinh tế. Một số tiến bộ khoa học kĩ thuật được phổ biến và áp dụng trong lĩnh vực quản lý và xây dựng giao thông. Và tỉnh Hải Dương vẫn đã và đang tiếp tục huy động các nguồn lực tập trung đầu tư cho việc phát triển giao thông để thật sự tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư.
+Hệ thống điện
Hiện nay mạng lưới điện đã đến 100% số xã và tất cả các thôn xóm các vũng sâu vùng xa 99% số hộ có điện sinh hoạt. Điện thương phẩm cung cấp cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và không ngừng tăng lên. Phụ tải công nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu tiêu thụ điện, đồng thời tỉnh sẽ kéo điện đến tận chân hàng rào cho tất cả các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khi đi vào hoạt động. Hệ thống điện chiếu sáng thị trấn thị tứ, thành phố đang được cải thiện, nhằm làm đẹp cảnh quan đô thị và cũng sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch và các nhà đầu tư.
+ Hệ thống cấp thoát nước
Các khu đô thị, khu công nghiệp đã có đủ nước sạch phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Hệ thống thóat nứơc thường xuyên được quan tâm đầu tư nâng cấp để đảm bảo cho phát triển bền vững đồng thời đảm bảo đời sống cho nhân dân và đảm bảo vệ sinh môi trường.
Cơ sở hạ tầng xã hội
+Y tế
Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành y tế từ tỉnh xuống cơ sở đã và đang ngày càng được củng cố, đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn nhu cầu phòng bệnh chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời sẵn sàng cung cấp tốt các dịch vụ về y tế cho lực lượng lao động đang ngày càng tăng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
+ Giáo dục
Hoàn thành phổ cập giáo dục giáo dục tiểu học ,phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong đó phường thị trấn đạt 100% xã đạt 90 %. Hệ thống giáo dục gồm : 282 trường mầm non, 278 trường tiểu học, 270 trường THCS, 42 trường THPT, 12 Trung tâm GDTX huyện và 1 TTGDTX tỉnh, 5 trường chuyên nghiệp, 1 trường nghiệp vụ thuộc tỉnh và 1 Công ty Sách-Thiết bị trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Tỉnh Hải Dương đã và đang triển khai các đề án nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
+Văn hoá – thông tin thể dục thể thao
Là một địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng cấp quốc gia như : Đền Kiếp Bạc gắn với tên tuổi Hưng đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Chùa Côn Sơn với anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Đền thờ nhà giáo Chu Văn An ...và nhiều di tích lịch sử quan trọng khác và hàng năm có hàng ngàn khách trong và ngoài nước đến nghiên cứu tham quan. Gắn liền với đó là một sân gofl 36 lỗ mang tầm cỡ khu vực tạo thành khu du lịch nổi tiếng hấp dẫn.
+Về bưu chính viễn thông : đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các trung tâm thiết bị cho các trung tâm bưu điện của tỉnh, huỵên tương đối hiện đại nâng cao chất lượng phục vụ của ngành bưu điện đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc thông suốt, đầu tư cho ngành phát thanh truyền hình ,phục vụ cho công tác thông tin tuyên truyền quảng cáo của các doanh nghiệp. Theo tính toán của niên giám thống kê thì trong năm 2006. Trong đó có 38 nghìn thuê bao điện thoại cố định có dây, 15 nghìn thuê bao điện thoại cố định không dây, 13 nghìn thuê bao di động trả sau và hơn 88 nghìn thuê bao di động trả trước. Đây là năm có mức phát triển thuê bao mới cao nhất, tăng gần gấp rưỡi so với năm 2005. Nhờ vậy, toàn tỉnh đã đạt bình quân 23,5 máy điện thoại/100 dân, tăng gần 5 máy/100 dân so với năm 2005.
Trong lĩnh vực thể dục thể thao, Hải Dương là một tỉnh đạt thành tích cao trong các môn bơi lội, bóng chuyền bóng bàn.
+ Hệ thống quản lí nhà nước
Tỉnh Hải Dương có chế độ thu hút và sử dụng nhân tài để tăng cường cán bộ giỏi cho mọi lĩnh vực phát triển kinh tế của tỉnh.
+ Khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
Thường xuyên chú trọng các đề tài khoa học kĩ thuật vào sản xuất và đời sống, đồng thời tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường khi phát triển công nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng cho các ngành dịch vụ
Cơ sở vật chất cho ngành thương mại dịch vụ luôn được củng cố tăng cường và phát triển, hình thành các khu trung tâm thương mại dịch vụ, chợ đầu mối, khu sinh thái nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch cũng như các nhà đầu tư đến làm ăn
+ Hệ thống ngân hàng tài chính kho bạc
Thường xuyên tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho hệ thống ngân hàng của tỉnh thành phố, huyện xã sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính trong nền kinh tế thị trường.
+Tiềm năng về dân số, lao động
Hải Dương là một trong những tỉnh có dân số đông 1.723.452 mật độ dân số cao 1320 người /km2. Nguồn lao động dồi dào.
Trong đó độ tuổi lao động khoảng gần 1 triệu lao động đây chính là lợi thế của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư.
1.1.2 Những thuận lợi và khó khăn tồn tại trong phát triến kinh xã hội của tỉnh Hải Dương
1.1.2.1 Những thuận lợi của tỉnh Hải Dương trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
Hải Dương nằm trong trung tâm công nghiệp và du lịch lớn của miền Bắc, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế vùng Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông nối liền với hệ thống giao thông quốc gia, có ưu thế hội nhập vào nền kinh tế quốc gia, khu vực và quốc tế.
Hải Dương cũng nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh), các tỉnh này đều có những điểm du lịch hấp dẫn, hằng năm thu hút lượng khách du lịch trong nước và nước ngoài lớn, sự giao lưu giữa 3 địa danh này tạo nên hoạt động du lịch sôi động và đều có sự lưu thông qua Hải Dương.
Diện tích đất nông nghiệp chiếm 63,1% diện tích đất tự nhiên. Đất canh tác phần lớn là đất phù sa sông Thái Bình, tầng canh tác dầy, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình, độ pH từ 5 - 6,5; tưới tiêu chủ động, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ, ngoài sản xuất lúa còn trồng rau mầu, cây công nghiệp ngắn ngày.
Hiện nay, tỉnh Hải Dương đang tích cực phát triển các nghành công nghiệp, tạo ra một môi trường đầu tư tốt, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp. Hiện nay, tỉnh này đã có 8 khu công nghiệp bao gồm : KCN Đại An, Tân Trường, Việt Hòa, Lai Vũ, Phú Thái và KCN Cộng Hòa với tổng diện tích quy hoạch là 1621 ha, mục tiêu đến năm 2015 sẽ đạt tới con số 11 KCN. Tính đến cuối tháng 8 năm 2007, các KCN của tỉnh Hải Dương đã thu hút được 65 hạng mục đầu tư của nước ngoài với số tiền thỏa thuận đầu tư đạt 955 triệu USD
Nguồn tài nguyên du lịch sinh thái của vùng đồng bằng, cái nôi của nền văn minh lúa nước với cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo đặc biệt là vùng sinh thái phía Bắc (Chí Linh, vùng núi An Phụ Kinh Môn), nổi tiếng là khu Côn Sơn, núi An Phụ, dãy núi đá vôi Dương Nham và động Kính Chủ cùng quần thể các hang động khu sinh học thuộc các xã Duy Tân, Minh Tân, Tân Dân đã tạo nên sức mạnh tổng hợp cho khai thác, phát triển du lịch. Những lợi thế về tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh rất phong phú: là nơi địa linh nhân kiệt có nền văn hóa lâu đời, có truyền thống hiếu học và còn lưu giữ nhiều di tích, lịch sử có giá trị, nhiều làng nghề truyền thống đã tồn tại hàng trăm năm. Các di tích lịch sử văn hóa có kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây, mỗi di tích lại gặp với lễ hội truyền thống, làm phong phú thêm bản sắc dân tộc và là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch đặc sắc, phù hợp với lợi thế của tỉnh.
Nguồn lao động của tỉnh dồi dào, lực lượng trong độ tuổi lao động năm 2002 có gần 92 vạn người, chiếm 54,6% dân số trong tỉnh; lao động làm nông nghiệp chiếm 83%; lao động trong độ tuổi từ 18 - 30 chiếm 40% tổng số lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 19 - 20%, lao động phổ thông có trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 60 - 65%; người lao động cần cù, năng động, tiếp thu nắm bắt kỹ thuật nhanh.
Như vậy, với những điều kiện thuận lợi mà tỉnh Hải Dương đang có tỉnh sẽ tích cực tháo gỡ mọi rào cản về thủ tục hành chính, thực hiện nhất quán chính sách về đầu tư, khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư cải tạo, nâng cấp một bước cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội, trước hết là hệ thống giao thông (đường bộ, đường thuỷ, đường sắt). Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng qua địa phận Hải Dương. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh gắn liền với việc phát triển các khu cụm công nghiệp, các điểm du lịch.
1.1.2.2 Những khó khăn tồn tại trong phát triến kinh xã hội của tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh mới được tái lập và đi vào hoạt động từ năm 1997. Với xuất phát điểm còn thấp hơn nữa, thời gian phát triển còn ngắn do đó bước đầu tỉnh đã gặp nhiều khó khăn thử thách. Tuy nền kinh tế có tốc đọ tăng trưởng khá, giai đoạn 1996-2000 đạt tốc độ tăng GDP bình quân 9,2%/năm nhưng cơ cấu kinh tế còn lạc hậu: giá trị nông –lâm- thủy sản chiếm 34,8%, công nghiệp-xây dựng-dịch vụ 28%.
Trong nông nghiệp việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa rõ nét.. Nông dân chưa quen với sản xuất hàng hóa, thiếu kiến thức khoa học kĩ thuật, thiếu vốn, chưa đầu tư mạnh dạn cho sản xuất.
Công nghiệp địa phương chiếm tỉ trọng nhỏ, xuất phát điểm thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao. Việc đầu tư cho phát triển công nghiệp nói chung đúng hướng tuy nhiên một số dự án chưa được tính toán kĩ, chưa chuẩn xác về lựa chọn công nghệ, thiết bị kĩ thuật, thị trường,… Trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ sản xuất của nhiều doanh nghiệp đã cũ kĩ lạc hậu. Thời gian qua tuy có đưa một số công nghệ mới tiên tiến vào nhưng do thiếu vốn và điều kiện cơ sở hạ tầng nên cũng chỉ ở mức trung bình. Công nghiệp chỉ tập trung vào 1 số sản phẩm chế biến quen thuộc: thực phẩm, đồ uống, chế biến gỗ, da giày, may mặc…
Ngành dịch vụ thương mại ở Hải Dương giai đoạn này còn hạn chế: tổng mức lưu chuyển hàng hóa va dịch vụ xã hội chỉ đạt 10.076 tỷ, tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn này chỉ là 162 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là các nông sản qua chế biến sơ chế, mặt hàng có hàm lượng kĩ thuật cao hầu như không có. Hoạt động du lịch đơn điệu, hệ thống các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ còn nhỏ bé, tản mạn tự phát, du lịch chủ yếu là trong nước, nước ngoài còn ít.
Như vậy có thể thấy được rằng Hải Dương là 1 tỉnh nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhiều ngàn bao gồm cả công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Tuy nhiên trước những năm 2001 kinh tế xã hộ tỉnh còn hạn chế về nhiều mặt. GDP có tăng trưởng cao nhưng tổng GDP vẫn ở mức thấp. Công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến, sản xuất hóa chất,… phần lớn dựa vào công nghiệp của trung ương trong khi đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không nhiều. Các nhà máy hầu hết là kĩ thuật công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công còn lớn, không đủ cạnh tranh. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội các mặt còn nghèo nàn, lạc hậu từ hệ thống giao thông, điện, nước… đến các dịch vụ thông tin liên lạc, ngân hàng tín dụng đều chưa đáp ứng yêu cầu của người dân.
Tất cả những hạn chế trên có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là do thiếu vốn đầu tư. Thiếu vốn đầu tư đã hạn chế rất nhiều khả năng nâng cao năng lực của các ngành, lĩnh vực, thêm vào đó là hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất. như vậy trở thành rào cản lớn của tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư tới địa bàn.
Trước những khó khăn và hạn chế của tỉnh, trước những nhiệm vụ CNH-HĐH đất nước đòi hỏi giai đoạn tới tỉnh cần có giải pháp và chính sách đầu tư hợp lý đăc biệt là đầu tư XDCB để nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật tạo điều kiện thuận lợi mở đường thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển và nâng cao.
1.2 Thực trạng đầu tư bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2002- 2008
1.2.1 Tình hình đầu tư phát triển của tỉnh Hải Dương
1.2.1.1 Quy mô vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng góp phần vào việc hoàn thành những mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Hải Dương huy động tối đa mọi nguồn lực cho đầu tư khối lượng vốn đầu tư tăng nhanh qua các năm.Với các chính sách linh hoạt nhạy bén mà tình hình đầu tư của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu to lớn đặc biệt là trong thu hút vốn đầu tư nước ngòai. Kết quả cụ thể như sau:
Bảng 1.1 Tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
Tỷ đồng
3211
3546
4082
5525
6251
8397
10146
14675
Tốc độ tăng liên hoàn
%
-
10,43
15,11
35,35
13,14
34,33
20,83
44,63
Tốc độ tăng định gôc
%
-
10,43
27,12
72,06
94,67
161,5
215,97
357,02
Tổng vốn đầu tư cả nước
Tỷ đồng
101973
114738
126558
139831
161635
185102
208100
580000
%Vốn đầu tư Hải Dương/ cả nước
%
3,15
3,09
3,22
3,95
3,87
4,54
4,87
2,53
Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương
Biểu 1: Bảng so sánh tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương với cả nước
Tổng vốn đầu tư từ năm 2001-2008 đạt 58.833 tỷ đồng tăng gấp 8,6 lần so với thời kỳ 1991-1995 và gấp 3 lần sơ với giai đoạn 1996-2000, bình quân đạt 6697,13 tỷ đồng/ năm. Có thể nói đây là một bước phát triển đáng ghi nhận mà toàn tỉnh bước vào thực hiện thời kỳ kế hoạch của tỉnh 2005- 2010. Quy mô vốn đầu tư toàn tỉnh có xu hướng gia tăng theo thời gian năm sau cao hơn năm trước, giai đoạn sau caohơn giai đoạn trước. Có thể thấy vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh Hải Dương tăng cùng với tốc độ tăng của cả nước, tỷ trọng vốn đầu tư Hải Dương / cả nước tăng dần qua các năm tăng nhanh nhưng đến năm 2008 giảm 2,34% so với năm 2007. Nhìn chung, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn đầu tư của cả nước. Thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua cho thấy vốn đầu tư toàn xã hội tăng nhanh qua các năm có thể thấy như năm 2008 tăng 4529 tỷ đồng so với năm 2007 tức là tăng 44,63 %. Để đạt những thành tích trên là do thời gian qua tỉnh Hải Dương đã tập trung sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả nhằm thu hút tối đa các nguồn vốn đầu tư trong toàn xã hội. Với cơ chế đầu tư thông thoáng và ưu đãi đầu tư đầy hấp dẫn đã và đang làm tiền đề cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước mạnh dạn bỏ vốn đầu tư tiến hành sản xuất kinh doanh nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư phát triển của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm và luôn vượt kế hoạch đề ra.
1.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư của tỉnh Hải Dương
Vốn đầu tư vào Hải Dương bao gồm nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư nước ngòai bao gồm đầu tư trực tiếp và một số nguồn vốn tài trợ khác như ODA, JIBIC, NGO được thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ tín dụng đầu tư phát triển nhà nước…Nguồn vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm:
-Vốn ngân sách nhà nước
-Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước
-Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước
-Vốn dân doanh
-Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Hải Dương
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
Qui mô
Tỷ trọng (%)
Qui mô
Tỷ trọng
(%)
Qui mô
Tỷ trọng
(%)
Qui mô
Tỷ trọng
(%)
Qui mô
Tỷ trọng
(%)
Qui mô
Tỷ trọng
(%)
Qui mô
Tỷ trọng
(%)
Qui
mô
Tỷ trọng (%)
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
3211
100
3546
100
4082
100
5525
100
6251
100
8397
100
10146
100
14675
100
1.VĐTNSNN
499
15,54
585
16,5
912
22,34
1052