1. Lý do chọn đềtài:
-Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng: (1) Thu hút FDI từ nước
ngoài vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài. Thực tế đã
cho thấy, FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tếtoàn
cầu nói chung và nền kinh tếtừng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường
như chỉchú trọng thu hút FDI đểphát triển nền kinh tế trong nước. Nhưng thực tế đã
chứng minh rằng, một quốc gia tiến hành ĐTTT ra nước ngoài càng nhiều thì càng có
nhiều cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mởrộng thị trường, tạo
thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro do quá tập trung vào
một thị trường nhất định và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước
-Riêng ởViệt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đang được xem là xu hướng mới của
các doanh nghiệp (DN) , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Trong 20 năm qua (1988 -2007), đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng sốvốn
đăng ký là 1,39 tỷ USD. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam sẽngày càng
tăng, dựkiến năm 2008, con sốnày sẽ lên đến 500 triệu.
-Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển thu hút nhiều FDI từ nước ngoài
vào ,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO,thế nhưng tình hình đầu tư trực tiếp
(ĐTTT)ra nước ngoài của Việt Nam bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn chưa thật
sự ởthế đối trọng với nguồn FDI thu vào ,vậy nguyên nhân từ đâu?.Thông qua việc tìm
hiểu tình hình thực tếcuảmột sốdựán trọng điểm về đầu tư ra nước ngoài như các dựán
đầu tư vềdầu khí cuảtập đoàn dầu khí Việt Nam, dự án đầu tư sang Lào và Campuchia
cuảtổng công ty viễn thông quân đội Viettel ,và một sốtài liệu nghiên cưú đã được
đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành,nhóm nghiên cưú đã có một cái nhìn tổng quan về
tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay và đã thực hiện đềtài nghiên cứu “Thực trạng
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp”với mục tiêu tìm ra
nguyên nhân chính của tình trạng này ,đồng thời có thể đềxuất ra các giải pháp khắc
phục.
-Mục đích của bài nghiên cứu không chỉ dừng lại ởviệc đưa ra cái nhìn tổng quan về
thực trạng ,bởi vì tất cảnhững cái đó chỉlà sốliệu của quá khứ,cái mà nhà đầu tư muốn
hướng đến là tương lai vì vậy thông qua bài nghiên cứu các nhà đầu tư sẽnắm được kinh
nghiệm đầu tư của các nước Châu Á, tổng quát vềcác thị trường đầu tư chủ lực đểcác
nhà đầu tư tham khảo,thuận lợị và khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài để các nhà đầu tư
phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu của mình và rút kinh nghiệm của các nhà đầu tư
trước đây.
-Hơn nữa ,thông qua vấn đềnghiên cứu này ,chúng tôi muốn các bạn trẻ ,tương lai sẽlà
những doanh nghiệp thành công ,là trụcột của nước nhà có cái nhìn phác hoạvềmột bức
tranh đầu tư ra nước ngoài và sẽnhận ra cơ hội to lớn trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét và đánh giá vềthực trạng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Tìm ra
những thuận lợi và hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài hiện nay. Đưa
ra những giải pháp,những kiến nghị góp phần giải quyết những hạn chếkểtrên và thúc
đẩy việc đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Đề
xuất những hướng phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong tương lai
3.Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm tác giảsửdụng phương pháp nghiên cứu dữliệu sơ cấp, dữliệu thứcấp, phương
pháp phân tích định lượng, định tính, phương pháp phân tích điểm yếu, điểm mạnh,cơ hội
và thách thức (SWOT)
4.Nội dung nghiên cứu:
Tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Những điều kiện khách quan và
chủquan ảnh hưởng đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Cần phải cải thiện những chính
sách của Nhà nước và tạo những điều kiện gì để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Những hướng phát triển mới của việc đầu tư ra nước ngoài trong tương lai cho các nhà
đầu tư Việt Nam là gì.
5. Đóng góp cuả đềtài:
Việc nghiên cứu đềtài này có ý nghĩa rất quan trọng vềkhoa học cũng như trong thực
tiễn, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt nam hiện nay. Vềmặt khoa học,đềtài
này góp phần phát hiện ra những điểm cần bổsung trong các chính sách về đầu tư đểcải
thiện môi trường đầu tư. Vềthực tiễn,đềtài góp phần giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu
tư có cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư, tìm ra những chiến lược đầu tư hiệu quả
cho bản thân doanh nghiệp
69 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5969 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TÓM TẮT ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài:
-Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng: (1) Thu hút FDI từ nước
ngoài vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài. Thực tế đã
cho thấy, FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn
cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường
như chỉ chú trọng thu hút FDI để phát triển nền kinh tế trong nước. Nhưng thực tế đã
chứng minh rằng, một quốc gia tiến hành ĐTTT ra nước ngoài càng nhiều thì càng có
nhiều cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo
thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro do quá tập trung vào
một thị trường nhất định và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước
-Riêng ở Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đang được xem là xu hướng mới của
các doanh nghiệp (DN) , đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Trong 20 năm qua (1988 -
2007), đã có 249 dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn
đăng ký là 1,39 tỷ USD. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam sẽ ngày càng
tăng, dự kiến năm 2008, con số này sẽ lên đến 500 triệu.
-Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển thu hút nhiều FDI từ nước ngoài
vào ,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO,thế nhưng tình hình đầu tư trực tiếp
(ĐTTT)ra nước ngoài của Việt Nam bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn chưa thật
sự ở thế đối trọng với nguồn FDI thu vào ,vậy nguyên nhân từ đâu?. Thông qua việc tìm
hiểu tình hình thực tế cuả một số dự án trọng điểm về đầu tư ra nước ngoài như các dự án
đầu tư về dầu khí cuả tập đoàn dầu khí Việt Nam, dự án đầu tư sang Lào và Campuchia
cuả tổng công ty viễn thông quân đội Viettel…,và một số tài liệu nghiên cưú đã được
đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành,nhóm nghiên cưú đã có một cái nhìn tổng quan về
tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay và đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng
đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp”với mục tiêu tìm ra
nguyên nhân chính của tình trạng này ,đồng thời có thể đề xuất ra các giải pháp khắc
phục.
-Mục đích của bài nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc đưa ra cái nhìn tổng quan về
thực trạng ,bởi vì tất cả những cái đó chỉ là số liệu của quá khứ,cái mà nhà đầu tư muốn
2hướng đến là tương lai vì vậy thông qua bài nghiên cứu các nhà đầu tư sẽ nắm được kinh
nghiệm đầu tư của các nước Châu Á, tổng quát về các thị trường đầu tư chủ lực để các
nhà đầu tư tham khảo,thuận lợị và khó khăn khi đầu tư ra nước ngoài để các nhà đầu tư
phát huy điểm mạnh,khắc phục điểm yếu của mình và rút kinh nghiệm của các nhà đầu tư
trước đây.
-Hơn nữa ,thông qua vấn đề nghiên cứu này ,chúng tôi muốn các bạn trẻ ,tương lai sẽ là
những doanh nghiệp thành công ,là trụ cột của nước nhà có cái nhìn phác hoạ về một bức
tranh đầu tư ra nước ngoài và sẽ nhận ra cơ hội to lớn trong lĩnh vực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xem xét và đánh giá về thực trạng đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Tìm ra
những thuận lợi và hạn chế, khó khăn trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài hiện nay. Đưa
ra những giải pháp,những kiến nghị góp phần giải quyết những hạn chế kể trên và thúc
đẩy việc đầu tư ra nước ngoài đạt hiệu quả cao hơn khi Việt Nam gia nhập vào WTO. Đề
xuất những hướng phát triển hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong tương lai
3.Phương pháp nghiên cứu :
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, dữ liệu thứ cấp, phương
pháp phân tích định lượng, định tính, phương pháp phân tích điểm yếu, điểm mạnh,cơ hội
và thách thức (SWOT)
4.Nội dung nghiên cứu :
Tình hình đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam. Những điều kiện khách quan và
chủ quan ảnh hưởng đến lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Cần phải cải thiện những chính
sách của Nhà nước và tạo những điều kiện gì để thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
Những hướng phát triển mới của việc đầu tư ra nước ngoài trong tương lai cho các nhà
đầu tư Việt Nam là gì.
5. Đóng góp cuả đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa rất quan trọng về khoa học cũng như trong thực
tiễn, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt nam hiện nay. Về mặt khoa học,đề tài
này góp phần phát hiện ra những điểm cần bổ sung trong các chính sách về đầu tư để cải
thiện môi trường đầu tư. Về thực tiễn,đề tài góp phần giúp các nhà đầu tư thực hiện đầu
tư có cái nhìn tổng quan về môi trường đầu tư, tìm ra những chiến lược đầu tư hiệu quả
cho bản thân doanh nghiệp
3Chương 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI
1.1 Khái niệm :
Cơ bản nhìn thấy trước mắt, có 2 hoạt động đầu tư ra nước ngoài :
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) bao gồm 2 dòng: (1) Thu hút FDI từ nước
ngoài vào trong nước; (2) Tiến hành đầu tư trực tiếp (ĐTTT) ra nước ngoài.Đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá
nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Riêng ở Việt Nam, đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) đang được xem là xu hướng mới của
các doanh nghiệp (DN),đặc biệt trong bối cảnh hội nhập.Cùng với việc tăng cường thu
hút đầu tư nước ngoài vào VN,xu hướng ĐTRNN của các DN VN đang bắt đầu gia tăng
và gặt hái được những thành công bước đầu,chúng ta đang tự nỗ lực vươn ra biển lớn,tự
thân vận động, học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cho chính chúng ta nói chung và xây
dựng đất nước nói riêng.
1.2 Các hình thức đầu tư ra nước ngoài :
Đầu tư ra nước ngoài thường tồn tại dưới các dạng :
-Thứ nhất, hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh : văn bản được kí kết giữa một chủ
đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một
hoặc nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở qui định về trách
nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay
không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào
-Thứ hai, hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh : xí nghiệp hay công ty liên doanh
được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầu tư và một bên là các
chủ đầu tư ở nước khác tham gia
-Thứ ba, hình thức công ty hay xí nghiệp 100% vốn nước ngoài : đây là hình thức các
công ty hay xí nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào quyền sở hữu cá nhân nước ngoài và do
4bên nước ngoài tự thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh
doanh
- Các hình thức khác : Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế thực hiện
những hợp đồng xây dựng-vận hành-chuyển giao. Những dự án B.O.T thường được
chính phủ các nước đang phát triển tạo mọi điều kiện để thực hiện nâng cấp cơ sở hả tầng
kinh tế.
1.3 Lợi ích có được của việc đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam :
Việc đầu tư ra nước ngoài mang lại cho nước đầu tư nói riêng, cũng như Việt Nam nói
chung nhiều lợi ích về nhiều mặt :
-Thực tiễn thế giới chứng tỏ răng một nước mà dòng đầu tư ra nước ngoài càng mạnh thì
càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường, tăng cơ hội đầu tư kinh doanh, tăng việc làm
và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Mỹ, Nhật - những nước có nền kinh tế đứng
thứ nhất và nhì thế giới – cũng đồng thời là những nước có dòng đầu tư ra nước ngoài lớn
nhất thế giới.
- Đầu tư ra nước ngoài (từ việc đặt văn phòng đại diện, chi nhánh, các đại lý tiêu thụ sản
phẩm, doanh nghiệp hay lập các xưởng sản xuất-kinh doanh trực tiếp...) sẽ cho phép các
nhà đầu tư Việt Nam chủ động xây dựng được hệ thống phân phối hàng hoá riêng, cũng
như nắm bắt nhanh, kịp thời và chính xác hơn các động thái, nhu cầu và thị hiếu thị
trường bản địa, từ đó có những quyết định thích hợp, điều chỉnh mẫu mã, chất lượng, giá
trị sử dụng và giá cả sản phẩm cùng các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của mình,
đảm bảo giữ vững và gia tăng sản lượng sản phẩm tiêu thụ...
-Đầu tư ra nước ngoài còn cho phép doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận sâu, rộng hơn với
thị trường nước ngoài, từ đó đa dạng hoá và không ngừng bổ sung, mở rộng các đối tác,
thị trường nguyên liệu, nguồn cung cấp máy móc, công nghệ, nguyên vật liệu và khách
hàng... đặc biệt, sự hồi hương những khoản lợi nhuận thu được từ việc đầu tư ra nước
ngoài và kết quả vận động đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài
cũng cho phép mở rộng dòng vốn đổ vào trong nước.
- Ngoài ra, việc các doanh nhân Việt Nam đầu tư vào các thị trường như SNG, châu Âu,
Mỹ, Australia, v.v... nơi có sẵn cộng đồng người Việt Nam đang định cư đông đúc, bám
5rễ khá sâu vào đời sống, sinh hoạt kinh tế-xã hội địa phương, còn cho phép Việt Nam tận
dụng các nguồn vốn tài chính, chất xám, các quan hệ thân thuộc đa dạng, nhiều chiều,
nhiều cấp độ và hữu ích đang có tại các nước, thị trường lớn này của Việt Nam, cả hiện
tại lẫn tương lai. Hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài còn giúp quảng
bá hình ảnh đất nước, con người và củng cố vị thế của Việt Nam ở các địa phương này
nói riêng, ở thị trường thế giới nói chung, đồng thời mở ra các cơ hội đầu tư, công ăn việc
làm, du học và đào tạo mới cho người Việt Nam ở cả trong nước lẫn nước ngoài. Một
cách tổng quát, việc các doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư ra
nước ngoài đồng nghĩa với việc mở thêm các mạng lưới chân rết, các kênh quan hệ kinh
tế-xã hội mới của Việt Nam với thị trường nước ngoài, mà qua đó, các luồng vốn, khoa
học, công nghệ và lao động sẽ tăng cường lưu chuyển 2 chiều, tiếp thêm máu và đem lại
những xung lực mới, tích cực cho phát triển kinh tế-xã hội trong nước và cộng đồng Việt
Nam ở nước ngoài, tạo hệ thống “rễ chùm” cần có để Việt Nam liên thông và hội nhập,
bám rễ vững chắc và hiệu quả vào nhịp đập của đời sống kinh tế quốc tế, bảo đảm sự liền
mạch thống nhất giữa sản xuất – tiêu thụ của doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hoá
hiện nay.
1.4 Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của các nước phát triển châu Á:
1.4.1 Duy trì mức độ đòn bẩy giải phóng vốn đầu tư:
Chính phủ các nước đang phát triển tại châu Á luôn có sự lưu tâm đến việc giải phóng
vốn cho đầu tư ra nước ngoài - điều kiện để FDI có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào trên thế
giới.Chiến lược này nhằm thiết lập sự có mặt của các nước châu Á tại khắp thị trường hải
ngoại, xâm nhập và khai thác các nguồn lực nước ngoài phục vụ đắc lực cho việc nâng
cao khả năng canh tranh của các công ty trong nước. Thông qua đầu tư ra nước ngoài các
công ty nội địa mang lại lợi ích quốc gia rất lớn, biểu hiện qua thị phần thế giới mà công
ty nắm giữ và những kiến thức cũng như tài sản khoa học, kỹ thuật đem về phục vụ cho
phát triển quốc gia. Kinh nghiệm cho thấy - đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính 1997
của một số quốc gia chấu Á – việc giải phóng vốn ra nước ngoài được thực hiện hết sức
cẩn thận theo từng bước, bởi mỗi bước đi đều tồn tại những rủi ro mà bất cứ một chính
phủ nào, dù khôn ngoan nhất, cũng không thể lường hết được.
Những phương pháp kiểm tra để quyết định nên hay không nên cấp phép đầu tư:
6Có một cơ chế đảm bảo cho Chính phủ có thể kiểm soát trực tiếp mục đích, bản chất và
tầm cỡ của các dự án đầu tư đồng thời giảm hẳn tình trạng hạn chế trong kiểm soát chung
đối với FDI ra ngoài. Đó là:
- Quyền chọn cho tất cả các quốc gia vẫn chưa hoặc đã giải phóng cơ chế bó buộc vốn ở
mức thấp là nên giải phóng tất cả các FDI ra ngoài một cách tức thì.
- Quyền chọn thứ hai cụ thể hơn là tiến hành giải phóng đồng bộ và từng bước theo cơ
chế kỹ thuật định sẵn cho việc chấp nhận hay không dự án đầu tư ra nước ngoài.
Quan trọng là thiết lập những tiêu chuẩn tối ưu nhất đối với từng quốc gia trong việc đo
lường giá trị của các dự án xin xét cho đầu tư ra ngoài để trong thời gian ngắn nhất có thể
đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này thường dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp “đi
đêm” để dự án của mình được chấp thuận, dẫu dự án đó không đạt yêu cầu. Vì thế ngoài
việc đánh giá dự án tốt để đầu tư, Chính phủ cần có những biện pháp mạnh tay trừng trị
tình trạng quan liêu quấy nhiễu, hạch sách nhà đầu tư của một số cán bộ thoái hóa, biến
chất.
Có nhiều mô hình khác nhau trong việc đánh giá và chấp nhận các dự án FDI ra ngoài khi
Chính phủ nhận thấy chúng phù hợp với lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích quốc gia và
nhiều lợi ích khác liên quan. Việc chọn một hoặc kết hợp nhiều cách tiếp cận để cho phép
hay không cho phép đầu tư ra nước ngoài đã cho phép các Chính phủ châu Á, vốn khá
bảo thủ trong việc gới hạn đầu tư nước ngoài, đi những bước đi đầu trong giải phóng vốn
tăng dần nhanh chóng. Việc quản trị các bước đi giải phóng này đạt hiệu quả tốt bởi
Chính phủ các nước này hỗ trợ trực tiếp đến từng doanh nghiệp trong mội bước tiến của
mình, nhằm duy trì lòng tin trong nhà đầu tư, về sự cho phép cũng như sự hỗ trợ tuyệt đối
từ chính quyền khi đầu tư ra nước ngoài.
1.4.2 Chính sách vĩ mô ủng hộ đầu tư ra nước ngoài:
Các công ty châu Á với tiềm năng đầu tư ra nước ngoài đã thu được những lợi ích đáng
kể từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm đầu tư vào các khu vực kinh tế trên thế giới, đặc
biệt là đối với những công ty không có kinh nghiệm trong hoạt động FDI và các khu vực
dự định đầu tư được biết đến như là vùng khó xâm nhập và lạ lẫm. Vì vậy các Chính phủ
châu Á đã có chính sách khuyến khích và ủng hộ FDI ra ngoài. Nhật Bản và các nước
NIEs được xem là những nước tiên phong trong việc thực hiện những chính sách này.
7Đặc biệt, Chính phủ Nhật Bản là tấm gương điển hình về sự quan tâm hỗ trợ doanh
nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Những hiệp định đầu tư cấp Chính phủ được ký kết để mở
lối và tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi, an toàn cho doanh nhân Nhật Bản triển khai các
hoạt động kinh doanh của mình ở nước ngoài. Ngay cả các điều kiện kèm theo những
khoản ODA và viện trợ khác (thường là chỉ định nguồn cung cấp và chủ thầu....), cũng có
mục tiêu ngầm, nhưng rất quan trọng và rõ ràng là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Nhật
Bản bán được hàng, cung cấp thiết bị công nghệ hay trực tiếp đảm nhận tư vấn và tham
gia triển khai thực hiện nhiều dự án được tài trợ từ nguồn viện trợ của Chính phủ Nhật
Bản tại nước nhận viện trợ
Giáo dục, huấn luyện và định hướng:
* Hai nhiệm vụ chính của giáo duc, huấn luyện và định hướng là:
- Thứ nhất, trong ngắn hạn đào tạo và chuẩn bị cho các giám đốc châu Á và các nhân
quen với môi trường kinh doanh quốc tế nói chung và tại các khu vực kinh tế nói riêng.
- Thứ hai, tạo ra dự trữ nguồn lực con người cho đầu tư tương lai theo hướng chuyên môn
hóa theo khu vực đầu tư.
* Trong quá trình thực hiện những điều trên:
- Chính phủ luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức doanh nghiệp, các trường
chuyên ngành nhằm tổ chức tốt các khóa huấn luyện ngắn hạn và dài hạn.
- Ngoài ra Chính phủ còn thường xuyên mở các buổi chuyên đề riêng biệt về các khu vực
trên thế giới, về khả năng đầu tư vào các khu vực này, như đầu tư vào châu Âu, châu
Mỹ…
- Các trường kinh tế và các trường có liên quan mở những chuyên ngành về hệ thống
kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị của một quốc gia khu vực, cộng đồng quốc gia khu vực
nhằm tạo cho nhà đầu tư có kiến thức cơ bản về nơi mà họ đầu tư.
- Tăng cường giúp đỡ, hỗ trợ những người ra nước ngoài học tập làm việc tại nhiều nơi
tên thế giới, tạo nguồn lực tại chỗ và tiết kiệm chi phí thâm nhập trong tương lai khi có
nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào các khu vực này.
Tóm lại, mục tiêu lớn nhất của chính sách này là tạo ra những nhà chiến lược có đầu óc
của châu Á để đầu tư hiệu quả. Sự gặp nhau giữa những chiến lược gia tài ba trong tương
8lai của châu Á và các khu vực khác trên thế giới sẽ là tín hiệu sáng sủa cho hiệu quả đầu
tư FDI trên toàn cầu.
Hỗ trợ về định hướng kỹ thuật và thông tin:
* Việc hỗ trợ thông tin và kỹ thuật có liên quan được xem là rất quan trọng trong đầu tư
FDI ra nước ngoài từ các quốc gia châu Á. Các khoản mục thông tin về các hoạt động
kinh doanh và các vấn đề khác luôn được quan tâm như văn hóa, lịch sử, thị trường, điềi
kiện kinh tế vĩ mô, triển vọng và cơ hội. Những thông tin này được cung cấp rộng rãi và
không tốn phí. Những văn phòng nước ngoài, tòa lãnh sự, đại sứ giúp đỡ lấy thông tin.
Ví dụ:
- Hội đồng phát triển kinh tế Singapore có chương trình phát triển dữ liệu về cơ hội đầu
tư nước ngoài. Trong đó, Hội đồng có định hướng các doanh nghiệp đầu tư vào các nước
trong khu vực.
- Thai lan cũng có Hội đồng xúc tiến đầu tư các dự án đầu tư ra nước ngoài (chủ yếu
nhắm vào thị trường mục tiêu như Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia…). Hội đồng này
cũng kiêm luôn việc nhân dạng đầu tư, khảo sát đánh giá và đề ra các quy tắc phù hợp
trong việc liêsn kết các dự án đầu tư vào cùng một quốc gia.
* Ngoài ra, Chính phủ còn cung cấp hỗ trợ, giúp đỡ những công ty trong việc hình thành
những tập đoàn đầu tư quốc tế có hiệu quả như Petronat của Malaysia.
Bên cạnh đó, còn có các hình thức hỗ trợ khác như:
- Thực thi các chương trình đầu tư châu Âu, Bắc Mỹ, Mỹ: Chính phủ các nước châu Á
phát triển hay mới phát triển luôn có những chính sách khuyến khích thúc đẩy cho sự
phát triển FDI ra ngoài một cách hoàn hảo và đã xây dựng được những định chế đầu đàn
hướng cho doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Mỗi nước đều có cơ quan chuyên trách về
đầu tư của một khu vực nào đó, như Nhật Bản có cơ quan chuyên về đầu tư châu Âu.
Nhiệm vụ này giúp kết nối nhanh lẹ đến nơi đầu tư đồng thời tìm kiếm dùn đối tác châu
Á trong việc hỗ trợ giúp các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.
- Hành động của các doanh nghiệp châu Á: Các nhà quản lý của các hiệp hội có sự liên
hệ với các công ty đầu tư ra nước ngoài bao gồm tất cả những nhà đầu tư châu Á, châu
Âu hay bất kỳ công ty nào trên thế giới để tìm kiếm những phương pháp, những công cụ
9có liên quan đến việc hoạt động FDI lợi ích và khó khăn có liên quan để giúp cho các
công ty ít am tường về FDI. Có thể nói các tham tán thương mại tại nước ngoài giữ vai
trò khá quan trọng trong việc giúp đỡ công ty trong nước tạo được mối quan hệ hợp tác
tốt đẹp với các công ty khác về việc đầu tư ra nước ngoài. Các công ty châu Á thì luôn
chú ý đến việc hợp tác các thực thể địa phương tại nơi đầu tư để huấn luyện giáo dục cho
nhân viên của mình về văn hóa kỹ thuật và ngôn ngữ hoạt động ở môi trường đó. Quan
trọng hơn là họ săn sàng tài trợ cho các quỹ dài hạn để gia tăng nguồn lực con người
châu Á tại nước ngoài, thông qua việc tài trợ học bộng du học, trao đổi quản lý, hỗ trợ hết
mình đối với cộng đồng châu Á tại các quốc gia nhận đầu tư.
- Liên doanh liên kết
- Cung cấp tài chính.
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CUẢ VIỆT NAM
Nền kinh tế kinh tế tiếp tục tăng trưởng, đã có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam có khả
năng tài chính cũng như kinh nghiệm để đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, các doanh
nghiệp Việt Nam cũng nhận thức được lợi ích của việc ĐTRNN (tận dụng được nguồn
nguyên liệu tại chỗ, lao động tại chỗ, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm, thâm nhập vào
thị trường của nước sở tại .v.v.) trong bối cảnh hội nhập sâu vào đời sống kinh tế khu vực
và quốc tế. Nhất là khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động đầu tư, thương
mại của doanh nghiệp, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam.
2.1 GIAI ĐOẠN TỪ 1989-2007:
- Qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, tính đến hết năm 2007, Việt Nam còn 249 dự án đầu tư
ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 1,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng
927 triệu USD, chiếm 66,8% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư bình
quân đạt 5,58 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo
chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với
10
hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực tham gia vào
hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai hoan chinh.pdf