Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư

Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của một quốc gia gắm liền với thu hút đầu tư từ nước ngoài. Cho nên đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem như là chìa khó của sự tăng trưởng kinh tế của một nước chính bởi vì vai trò của nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế như góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp một quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Viêt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển là bởi vì chúng ta tăng cường thu hút đầu tư với những chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những đóng góp của FDI thì nó cũng mang những tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động như những dự án FDI có vốn thấp gây ô nhiễm môi trường, chất lượng hàng hoá không đảm bảo, bên cạnh đó lại có những dự án đầu tư vào bất động sản, sân golf dẫn đến vấn đề bất cập trong đền bù giải toả.

doc125 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4426 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thực tế cho thấy rằng sự phát triển của một quốc gia gắm liền với thu hút đầu tư từ nước ngoài. Cho nên đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được xem như là chìa khó của sự tăng trưởng kinh tế của một nước chính bởi vì vai trò của nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế như góp phần tăng nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giúp một quốc gia hội nhập với nền kinh tế thế giới. Viêt Nam cũng không phải là ngoại lệ, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển là bởi vì chúng ta tăng cường thu hút đầu tư với những chính sách ưu đãi, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó, bên cạnh những đóng góp của FDI thì nó cũng mang những tiêu cực ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động như những dự án FDI có vốn thấp gây ô nhiễm môi trường, chất lượng hàng hoá không đảm bảo, bên cạnh đó lại có những dự án đầu tư vào bất động sản, sân golf dẫn đến vấn đề bất cập trong đền bù giải toả.... Như vậy làm thế nào để nâng cao việc sử dụng đầu tư trực tiếp hiệu quả và thu hút được nhiều hơn nữa các dự án FDI vào Viêt Nam. Để làm rõ vấn đề thu hút đầu tư và giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích vấn đề với đề tài “Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt nam và những giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư”. CHƯƠNG 1: NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài: Khái niệm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign Direct Investment – trước đây được Lê - nin gọi là xuất khẩu tư bản hoạt động) là một loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng, hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ hay từng phần cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Về thực chất, FDI là một loại hình di chuyển tư bản giữa các quốc gia, trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư. Mục đích của đầu tư trực tiếp là lợi nhuận trên cơ sở nhà đầu tư trực tiếp quản lý điều hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh. Theo Luật Đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng cách loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nhà đầu tư không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư. Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp lượng vốn tối thiểu hay tối đa do luật pháp nước chủ nhà quy định. Ví dụ Việt Nam trước đây quy định mức tối thiểu là 30% vốn pháp định của dự án, Mỹ là 10%, thậm chí Nam Tư chỉ quy định có 5%, còn một số nước là 20 – 25%; ở Hàn Quốc, mức góp vốn của phía nước ngoài được quy định tối đa là 49% vốn pháp định. Nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tùy theo tỷ lệ góp vốn. Hành vi thực hiện FDI có thể khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, cho vay dài hạn kèm các điều kiện kiểm soát… Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỷ lệ góp vốn. Như vậy FDI thực chất là một kênh đầu tư nước ngoài (không dẫn đến các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ) thuộc nhóm đầu tư tư nhân, được thực hiện thông qua việc bỏ vốn tài chính hoặc phi tài chính lập doanh nghiệp mới hoặc mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động. Đặc điểm quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài là nhà đầu tư vừa là chủ sở hữu, vừa là người sử dụng vốn đầu tư nên tính tực chủ của các nhà đầu tư cao và tính khả thi của dự án lớn. Ngày nay đầu tư trực tiếp nước ngoài có những biểu hiện mới như sau: Vốn đầu tư chảy giữa các nước phát triển OECD tương đối nhiều. Dòng vốn chảy trong nội bộ khu vực do những ưu thế về khoảng cách địa lý và điều kiện tự nhiên tương đồng. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Buôn bán cung ứng (Counter Trade): là hình thức đơn giản nhất của FDI, chỉ áp dụng đối với những nước có chính sách hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư chặt chẽ. Ở nước ta hình thức này chỉ được áp dụng trướng khi có Luật đầu tư nước ngoài 1987 và đến nay hầu như không còn nữa. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, tự quản lý, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Là hình thức được nhiều nhà đầu tư FDI ưa thích, nhất là các công ty xuyên quốc gia. Liên doanh (Joint – Venture): là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để đầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà; có thành lập pháp nhân mới độc lập về tài sản và tư cách pháp nhân. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BT. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contract – BCC): là hình thức đầu tư theo đó bên nước ngoài và bên chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh; không thành lập pháp nhân mới, các hoạt động đầu tư được quản lý trực tiếp bởi một ban điều hành hợp doanh trong khuôn khổ tổ chức của doanh nghiệp trong nước. Hợp đồng “xây dựng – kinh doanh – chuyển giao” (BOT): là hình thức hợp đồng được ký kết giữa chủ nhà đầu tư và các cơ quan Nhà nước (của nước sở tại) có thẩm quyền, để xây dựng một công trình, trong đó nhà đầu tư bỏ cốn kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định – đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận thỏa đáng; sau đó chuyển giao công trình cho nước chủ nhà mà không đòi hỏi bất cứ một khoản tiền nào. Hợp đồng xây dựng chuyển giao kinh doanh (BTO) và hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT): được hình thành tương tự như hợp đồng BOT nhưng có điểm khác là: đối với hợp đồng BTO sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chinh phủ nước chủ nhà dành cho quyền kinh doanh công trình đó hoặc công trình khác trong một thời gian đủ để hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư và có lợi nhuận thoả đáng về công trình đã xây dựng và chuyển giao; đối với hợp đồng BT, sau khi xây dựng xong công trình nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao lại cho nước chủ nhà và được chính phủ nước chủ nhà thanh toán bằng tiền hoặc bằng tài sản nào đó tương xứng với vốn đầu tư đã bỏ ra và một tỉ lệ lợi nhuận hợp lí. Mua lại toàn bộ hoặc từng phần xí nghiệp đang hoạt động. Mua cổ phiếu để thôn tính hoặc sáp nhập. Vai trò và hậu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đối với nước đi đầu tư: Vai trò: FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ và thiết bị, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. Có khả năng kiểm soát hoạt động sử dụng vốn đầu tư và có thể đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ; đồng thời hoạt động đầu tư này còn giúp các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro tình hình kinh tế, chính trị trong nước bất ổn. FDI giúp các công ty giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động và nguyên liệu với giá rẻ và gần thị trường tiêu thụ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản lưu trữ hàng hóa. Từ đó tăng khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường thế giới. FDI tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của các nước do nhà đầu tư có cơ sở kinh doanh, sản xuất nằm ngay “trong lòng” chính các nước thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch. Giúp thay đổi cơ cấu nền kinh tế trong nước theo hướng hiệu quả hơn, thích nghi với sự phân công lao động quốc tế mới: các công ty trong nước chỉ cần tập trung vào sản xuất các sản phẩm cao cấp, các thiết bị, các khâu kỹ thuật đòi hỏi cao…, còn những mặt hàng cần nhiều lao động, kỹ thuật vừa và thấp để các chi nhánh của mình ở nước ngoài sản xuất. Vì cơ chế quản lý hoạt động đầu tư ở mỗi nước khác nhau, đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp cho họ có thể thực hiện “chuyển giá” (nâng giá tài sản và công nghệ góp vào liên doanh làm tăng tỉ lệ góp vốn vì thế mà thu nhập tăng; tính giá nguyên liệu, phụ tùng nhập khẩu từ công ty mẹ vào nước nhận đầu tư cao hơn giá thực tế; tính giá bán cho các công ty trong cùng một tập đoàn hệ thống thấp hơn giá thực tế để tránh thuế cao) để tránh mức thuế cao nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, các nhà đầu tư nước ngoài tham dự vào quá trình giám sát và đóng góp vào việc thực thi các chính sách mở cửa của nền kinh tế theo các cam kết thương mại và đầu tư song phương và đa phương của nước chủ nhà. Hậu quả: Các công ty đầu tư vốn ra bên ngoài nhiều khiến thất nghiệp trong nước gia tăng, tăng trưởng kinh tế trong nước có thể bị ảnh hưởng. FDI có nhiều rủi ro hơn đầu tư trong nước, nhất là các rủi ro về chính trị, nếu đầu tư vào môi trường bất ổn về kinh tế và chính trị, chủ đầu tư nước ngoài dễ bị mất vốn, do đó các doanh nghiệp thường đầu tư phân tác ở nhiều nước để hạn chế rủi ro. Đối với nước nhận đầu tư: Vai trò: FDI làm tăng lượng tiền và tài sản trong nền kinh tế nước tiếp nhận do đó tạo khả năng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, thị trường. Ta có thể dễ dàng nhận thấy những tác động như sau: FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế có lợi cho nền kinh tế theo hướng mở, hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp thu công nghê và bí quyết quản lý. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm bằng những khoản chi phí lớn. Tham gia mạng lướng toàn cầu, mở rộng quan hệ quốc tế. Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lướng sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng số lượng việc làm do xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê nhiều lao động địa phương. Thu nhập một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế địa phương. Đối với nhiều nước đang phát triển hoặc nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có cốn FDI nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. FDI tác động tích cực đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo và tâm lý của người lao động trong nước, nhất là làm thay đổi tác phong, thói quen làm việc của lao động ở các nước nông nghiệp. Sự cạnh tranh, ganh đua giữa các nhà đầu tư có vốn trong nước và nước ngoài tạo động lực kích thích sự đổi mới và hoàn thiện trong các doanh nghiệp ( nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao. Hậu quả: Nếu không có 1 chiến lược để quy hoạch đầu tư tốt và có khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi, hủy hoại môi trường. Cũng chính vì hiện tượng này mà các nước tư bản phát triển hiện kiểm soát rất gay gắt những dự án gây ô nhiễm môi trường, từ đó tạo ra một xu thế mới khi mà các nhà tư bản nước ngoài đã và đang chuyển gia những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển. Như vậy, nếu không thẩm định tốt, rất dễ dẫn đến tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ lạc hậu, trở thành bãi rác công nghiệp của các nước công nghiệp, đây cũng là vấn đề mà chính Việt Nam ta đang mắc phải và cần có định hướng giải quyết. Nếu không có 1 chiến lược để quy hoạch đầu tư tốt và có khoa học, dễ dẫn đến đầu tư tràn lan, khai thác tài nguyên bừa bãi, hủy hoại môi trường. Cũng chính vì hiện tượng này mà các nước tư bản phát triển hiện kiểm soát rất gay gắt những dự án gây ô nhiễm môi trường, từ đó tạo ra một xu thế mới khi mà các nhà tư bản nước ngoài đã và đang chuyển gia những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển. Như vậy, nếu không thẩm định tốt, rất dễ dẫn đến tiếp nhận những kỹ thuật công nghệ lạc hậu, trở thành bãi rác công nghiệp của các nước công nghiệp, đây cũng là vấn đề mà chính Việt Nam ta đang mắc phải và cần có định hướng giải quyết. Các doanh nghiệp của các chủ đầu tư trong nước bị cạnh tranh, dễ dẫn đến phá sản, về lâu dài có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư nội địa, khiến cho nước nhận đầu tư ngày càng lệ thuộc vào nguồn vốn FDI. Nếu không có trình độ quản lý tốt dễ bị thua thiệt trong việc chuyển giá nội bộ trong các công ty nước ngoài trốn thuế, thiệt hại ngân sách. Có thể làm thâm hụt các cán cân thanh toán khi các doanh nghiệp FDI đi vào hoạt động do lượng tiền ngoại tệ mất đi dưới dạng lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI chuyển ra hoặc lượng nguyên, nhiên, vật liệu, hàng nhập khẩu phục vụ sản xuất và các chi phí khác lớn hơn FDI được chuyển vào. Dễ đi đến tăng khoảng các phát triển giữa các vùng, miền trong nước, phân hóa giàu nghèo và phân hóa tầng lớp sâu sắc trong xã hội. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn FDI: Chu kỳ sản phẩm Đối với hầu hết các doanh nghiệp tham gia kinh doanh quốc tế thì chu kì sống của các sản phẩm này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là: giai đoan sản phẩm mới; giai đoạn sản phẩm chín muồi; giai đoạn sản phẩm chuẩn hóa. Khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn. Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia Sự phát triển không đồng đều về trình độ của lực lượng sản xuất làm cho chi phí hàng hóa giữa các nước không giống nhau. Ngoài ra điều kiện giữa các nước không giống nhau, chênh lệch về giá cả hàng hóa sức lao động, tài nguyên, vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý, … Tỷ suất lợi nhuận ở các nước có công nghiệp có xu hướng giảm dần và hiện tượng “thừa tương đối tư bản” trong nước cần tìm nơi có nhiều lợi nhuận hơn so với đầu tư trong nước để đầu tư. Những công ty đa quốc gia thường có lợi thế lớn về vốn và công nghệ đầu tư ra các nước sẵn có nguồn nguyên liệu, giá nhân công rẻ và thường là thị trường tiêu thụ tiềm năng. Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. Khai thác chuyên gia và công nghệ Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên Để có nguồn nguyên liệu thô, nhiều công ty đa quốc gia tìm cách đầu tư vào những nước có nguồn tài nguyên phong phú. Làn sóng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn đầu tiên của Nhật Bản vào thập niên 1950 là vì mục đích này. FDI của Trung Quốc hiện nay cũng có mục đích tương tự. Xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế Đây là nguyên nhân quan trọng vì nó làm cho hợp tác phân công lao động khu vực và quốc tế ngày càng sâu sắc, từ đó các nước phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế của mình. Hiện nay nhu cầu về vốn của thế giới rất lớn, trong khi khả năng tự thỏa mãn ở từng nước, từng khu vực có giới hạn làm cho gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước chậm và đang phát triển đang rất cần vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, đầu tư vào cơ sở hạ tầng; các nước SNG và Đông Âu cần vốn để khôi phục nền kinh tế sau những hậu quả từ những sụp đổ về kinh tế - chính trị - xã hội. Tránh rủi ro chính trị Do tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia mà các nhà đầu tư muốn chuyển vốn ra nước ngoài nhằm bảo toàn vốn, tránh rủi ro khi có sự cố về chính trị xảy ra trong nước. Xu hướng FDI: Xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen nhau giữa các xu hướng trên. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Xu hướng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa. Điểm nổi bật là xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực và thế giới. Các qui chế về FDI của các nước thay đổi nhanh trong thập kỷ qua từ bảo hộ đến hạn chế, kiểm soát và chuyển sang tự do hóa FDI trong phạm vi từng nhóm nước, khu vực. Đầu tư quốc tế trải qua nhiều xu hướng phát triển. Các hình thức đầu tư quốc tế như: đầu tư truyển thống (các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển hoặc đầu tư có tính một chiều); đầu tư lẫn nhau giữa các nước phát triển. Xu hướng chung của đầu tư quốc tế ngày nay là sự đan xen nhau giữa các xu hướng trên. Tuy nhiên, xu hướng đầu tư lẫn nhau giữa các nước đang phát triển ngày càng gia tăng. Xu hướng này phản ánh tốc độ hòa nhập nhanh của các nước đang phát triển vào quá trình toàn cầu hóa. Điểm nổi bật là xu hướng tự do hóa đầu tư ngày càng mạnh giữa các nước, khu vực và thế giới. Các qui chế về FDI của các nước thay đổi nhanh trong thập kỷ qua từ bảo hộ đến hạn chế, kiểm soát và chuyển sang tự do hóa FDI trong phạm vi từng nhóm nước, khu vực. Xu hướng đầu tư theo hình thức sáp nhập và mua lại giữa các quốc gia (M&A) - Hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hình thức M&A diễn ra phổ biến trong các TNCs lớn ở các ngành công nghiệp ôtô, dược phẩm, viễn thông và tài chính. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, hoạt động mua bán và sáp nhập quốc tế giảm khá mạnh. Nguyên nhân của sự suy giảm mạnh hoạt động M&A là vì các công ty xuyên quốc gia TNCs (Transnational Corporations) không muốn mạo hiểm đầu tư ra bên ngoài trong giai đoạn kinh tế vừa mới phục hồi sau khủng hoảng, thay vào đó, họ tập trung nguồn vốn để cải tổ hoạt động các công ty và doanh nghiệp trong nước. Chưa kể đến việc lợi nhuận kinh doanh của các TNCs bị suy giảm do khối lượng mua bán giảm sút, cũng làm hạn chế xu hướng đầu tư. Mặt khác chi phí kinh tế tăng và khả năng tiếp cận tín dụng giảm làm cho các công ty khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tài chính bên ngoài để đầu tư cho các dự án mới (bao gồm cả các dự án sáp nhập và mua lại M&A và các dự án môi trường xanh greenfield). Đây được coi là tác động của "đổ vỡ tín dụng và khủng hoảng tài chính" (financial crisis and credit crunch). Theo Báo cáo tổng quan triển vọng đầu tư thế giới WIPS (World Investment Prospects Survey) các nền kinh tế mới nổi nhờ có tiềm lực tài chính tốt, tỷ lệ giới trẻ cao sẽ hỗ trợ tăng trưởng lâu dài nên càng thu hút giới đầu tư quốc tế và các công ty xuyên quốc gia TNCs. Trong số 5 địa điểm thu hút FDI lớn nhất thế giới, thì các nền kinh tế mới nổi chiếm tới 4, đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Biểu đồ: Dự đoán dòng vốn FDI trong giai đoạn 2010 – 2012 Theo quốc gia:  Theo khu vực:  Lĩnh vực đầu tư có nhiều thay đổi sơ với trước. Nếu trước đây các nhà đầu tư nước ngoài thường hướng vào các lĩnh vực truyền thống, vào các ngành sử dụng lao động nhằm khai thác nguồn lao động rẻ và nguồn nguyên liệu dồi dào, thì nay họ hướng vào lĩnh vực dịch vụ như thương mại, tài c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTrai tim khong ngu yen final di em..doc
  • docBia 4.doc
  • pdfhoan chinh..pdf
  • docmucluc.doc
  • docNHAN XET.doc
  • docphụ lục chính sách.doc
Luận văn liên quan