1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lí thuyết):Dựa trên những cơsởlí
thuyết vềphát triển kinh tế- xã hội nói chung, phát triển đội ngũdoanh nhân
nói riêng và thực tiễn vềnhững vấn đềnày ởmột sốnước trên thếgiới, đặc
biệt là các nước đang phát triển, đềtài phân tích, đánh giá, dựbáo các yêu cầu
mà mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đặt ra trước đội ngũdoanh nhân ở
nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra định
hướng và các giải pháp nhằm phát triển đội ngũnày những năm tới.
2. Phương pháp điều tra xã hội học:Nội dung điều tra tập trung vào 2
vấn đềchính sau đây:
- Nhận thức của xã hội, các cơquan quản lí nhà nước và bản thân
doanh nhân vềvịtrí, vai trò của doanh nhân đối với công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế- xã hội trong bối cảnh hiện nay.
- Những tiềm năng, thếmạnh, điểm yếu và yêu cầu đối với đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai khi Việt Nam gia nhập WTO.
Với các nội dung trên, đềtài xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra tương ứng.
Địa bàn điều tra: Đềtài thực hiện điều tra ở3 địa bàn, gồm Đồng Nai,
Hà Nội và Tp HồChí Minh. Trong đó chủyếu tập trung vào lấy sốliệu trên
địa bàn Đồng Nai, các địa phương khác nhằm đối chiếu so sánh.
Đối tượng điều tra:Tập trung vào 4 nhóm đối tượng chính: (1) Các chủ
doanh nghiệp, chủhộkinh doanh. (2) Công nhân trong các doanh nghiệp. (3)
Cán bộthực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. (4) Một
sốtầng lớp dân cư.
Phương pháp chọn mẫu:Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủyếu
theo nguyên tắc lấy mẫu xác suất của Krejcie và Morgan. Ngoài ra, đềtài còn sử
dụng nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng nhưmột nguyên tắc trợgiúp.
3. Phương pháp thống kê - so sánh:Sửdụng các sốliệu thống kê đểphân
tích, so sánh nhằm đưa ra kết luận vềthực trạng đội ngũdoanh nhân và phát
triển đội ngũdoanh nhân ở Đồng Nai.
4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung:Tiến hành một sốthảo luận
nhóm tập trung, đối tượng tham gia là cán bộquản lí nhà nước của tỉnh Đồng
Nai, một sốgiám đốc doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nghiên cứu. đểtìm
hiểu quan điểm, nhận thức và thực tiễn xây dựng đội ngũdoanh nhân ở Đồng
Nai. Phương pháp này cung cấp các sốliệu định tính, được kết hợp chặt chẽ
với phương pháp Điều tra xã hội học. Các sốliệu của 2 phương pháp này sẽbổ
sung cho nhau.
5. Phương pháp chuyên gia:Một sốhội thảo được tổchức trong quá
trình thực hiện nhằm tìm kiếm sựthống nhất trong các phân tích, đánh giá
cũng như đềxuất các giải pháp và kiến nghị.
6. Phương pháp phỏng vấn sâu:Tiến hành một sốcuộc phỏng vấn sâu
một sốcán bộchủchốt các ban, ngành trong tỉnh, một sốchuyên gia và đại
diện của Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Nai, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Cục hỗtrợdoanh nghiệp nhỏvà vừa - BộKếhoạch và Đầu tư, Hội
doanh nghiệp trẻViệt Nam, Câu lạc bộdoanh nghiệp Việt Nam, Ban Đổi mới
và Phát triển doanh nghiệp trung ương và một sốnhà nghiên cứu.
7. Phương pháp dựbáo: Kết hợp cảphương pháp dựbáo định tính và
dựbáo định lượng nhằm dựbáo những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020.
Cách thức thu thập sốliệu: (1) Thu thập gián tiếp hay nghiên cứu tại
bàn [Desk Study](kếthừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các
nguồn sốliệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các nguồn thông tin chính
thức; tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
Internet.); (2) Thu thập dữliệu trực tiếp hay nghiên cứu thực tế[Field
Study](phỏng vấn sâu [In-depth interview]: Đềtài tiến hành phỏng vấn sâu
một sốcán bộquản lý, điều hành thực tiễn và một sốnhà nghiên cứu; thảo
luận nhóm tập trung [Focus Group Discussion]; điều tra xã hội học [Survey];
quan sát tham dự[Participatory Observation]).
Ngoài ra, đểcó thêm căn cứthực tiễn phục vụnghiên cứu và có cơsở
so sánh, đềtài đã tổchức khảo sát ởHà Nội, Đà Nẵng - những địa phương là
trọng điểm kinh tế, có lực lượng doanh nhân đông đảo, có nhiều nét tương
đồng với Đồng Nai, từ đó vấn đềnghiên cứu sẽbộc lộrõ hơn.
Kết cấu của báo cáo tổng kết
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, các nội
dung nghiên cứu của đềtài được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đềlí luận và thực tiễn vềdoanh nhân và phát
triển đội ngũdoanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay
Chương 2: Thực trạng đội ngũdoanh nhân ở Đồng Nai hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũdoanh nhân ở
Đồng Nai trong những năm tới
188 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở những vấn đề lí luận và thực tiễn về
phát triển đội ngũ doanh nhân, từ phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội
ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm qua, đề tài đề xuất định hướng, các
giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai đến
năm 2020.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài tập trung giải quyết
những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lí luận về doanh nhân và phát triển đội ngũ
doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam nói
chung và ở địa bàn cấp tỉnh nói riêng;
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân ở một số quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những nước có nền kinh tế
chuyển đổi, có điều kiện tương đồng, từ đó rút ra những bài học có thể vận
dụng vào thực tiễn Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng;
- Nghiên cứu thực trạng phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai
những năm qua, chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân;
- Chỉ ra những yêu cầu mới mà công cuộc đổi mới trong giai đoạn đẩy
mạnh CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng đang đặt ra
đối với đội ngũ doanh nhân và phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai;
- Đề xuất định hướng, các giải pháp và kiến nghị với Đảng, Chính phủ,
Tỉnh ủy, UBND Đồng Nai và các cơ quan liên quan nhằm phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
Nội dung nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
trên, đề tài tập trung giải quyết các nội dung nghiên cứu sau:
Nội dung thứ nhất: Những vấn đề lí luận về phát triển đội ngũ doanh
nhân trong nền KTTT định hướng XHCN ở phạm vi quốc gia và địa phương,
kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia trên thế giới.
Trong nội dung này, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể
sau đây: (1) Một số vấn đề cơ bản về doanh nhân, bao gồm các quan niệm về
doanh nhân; vai trò của doanh nhân trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời
kì đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; các
tố chất cần có của doanh nhân; các kĩ năng mà doanh nhân phải có; các điều
2
kiện để trở thành doanh nhân. (2) Các yếu tố tác động tới sự hình thành và
phát triển các tố chất và kĩ năng của doanh nhân. (3) Các tiêu chí phân loại,
các tiêu chí và phương pháp đánh giá đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh.
(4) Kinh nghiệm phát triển đội ngũ doanh nhân của một số quốc gia và bài học
thực tiễn rút ra cho Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng.
Nội dung thứ hai: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay.
Trong phần này, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau
đây: (1) Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển doanh nghiệp và
doanh nhân qua các thời kì. (2) Quá trình hình thành và phát triển đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai qua các thời kì. (3) Đánh giá chung về đội ngũ doanh
nhân Đồng Nai.
Nội dung thứ ba: Dự báo các xu hướng vận động của nền kinh tế Việt
Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng và những yêu cầu mới đối với doanh
nghiệp và doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
Trọng tâm của nội dung này bao gồm những vấn đề sau đây: (1) Dự
báo xu hướng vận động của môi trường kinh doanh và của nền kinh tế Việt
Nam nói chung, của Đồng Nai nói riêng đến năm 2020, những thuận lợi và
khó khăn, thời cơ và thách thức đang đặt ra trước các doanh nghiệp Đồng Nai.
(2) Dự báo những yêu cầu mới đối với đội ngũ doanh nhân Đồng Nai và phát
triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai tới năm 2020.
Nội dung thứ tư: Đề xuất định hướng và các giải pháp, các kiến nghị
nhằm phát triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai những năm tới.
Trong nội dung này đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu
sau: (1) Đề xuất định hướng phát triển đội ngũ doanh nhân Đồng Nai đến
năm 2020. (2) Đề xuất các nhóm giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân
Đồng Nai trong những năm tới. (3) Đề xuất các kiến nghị với các cơ quan
liên quan.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng chính là
đội ngũ doanh nhân và những vấn đề liên quan đến phát triển đội ngũ doanh
nhân trên địa bàn Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn ở
việc nghiên cứu đội ngũ doanh nhân người Việt Nam, bao gồm chủ sở hữu
doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, chủ tịch hội
đồng thành viên, chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc
(tổng giám đốc) trong các doanh nghiệp của người Việt Nam trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai với 4 hình thức tổ chức là công ty TNHH, công ti cổ phần, DNTN
3
và doanh nghiệp hợp danh, hoạt động trong các lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ, trong thời gian từ 1975 đến nay. Ngoài ra, các giải pháp và
kiến nghị mà đề tài dự kiến đề xuất chủ yếu thuộc phạm vi quản lí của cơ
quan quản lí nhà nước các cấp.
3. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật được sử dụng
Cách thức tiếp cận: Đề tài là một tập hợp nhiều nội dung, chịu tác
động tổng hợp, nhiều chiều với đối tượng nghiên cứu rất rộng. Do đó, đề tài
sử dụng cách tiếp cận hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung
đến hệ thống bộ phận. Trước hết phân tích, làm rõ những vấn đề lí luận và
thực tiễn về xây dựng đội ngũ doanh nhân trong nền KTTT định hướng
XHCN ở Việt Nam. Phần này sẽ là cơ sở phân tích những vấn đề liên quan
đến đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai - bộ phận cấu thành của kinh tế, xã hội
Việt Nam. Cách tiếp cận này một mặt xác định rõ những vấn đề mang tính
nguyên tắc, cốt lõi của hệ thống, mặt khác loại bỏ được những ảnh hưởng
nhiều chiều gây khó khăn trong quá trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, đề tài sử dụng cách tiếp cận đa chiều do bản thân đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai vừa là bộ phận cấu thành trong không gian tổ chức
quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng vừa là bộ phận
cấu thành trong hệ thống kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung, sự vận động
phát triển của nó do nhiều yếu tố quy định. Như vậy, khi nghiên cứu nội dung
đề tài, các cách tiếp cận nêu trên sẽ phát hiện và giải quyết vấn đề từ hai phía:
Nhìn nhận những vấn đề liên quan tới đội ngũ doanh nhân Đồng Nai với
những phân tích khách quan theo phân hệ của hệ thống và nhìn nhận vấn đề
trực tiếp từ kinh tế, xã hội Đồng Nai nhằm làm rõ những vấn đề cần giải
quyết, đề xuất những giải pháp và kiến nghị phù hợp.
Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề
tài dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm, đường
lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, đồng thời vận dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu như:
1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lí thuyết): Dựa trên những cơ sở lí
thuyết về phát triển kinh tế - xã hội nói chung, phát triển đội ngũ doanh nhân
nói riêng và thực tiễn về những vấn đề này ở một số nước trên thế giới, đặc
biệt là các nước đang phát triển, đề tài phân tích, đánh giá, dự báo các yêu cầu
mà mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra trước đội ngũ doanh nhân ở
nước ta nói chung, Đồng Nai nói riêng trong bối cảnh mới, từ đó đưa ra định
hướng và các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này những năm tới.
4
2. Phương pháp điều tra xã hội học: Nội dung điều tra tập trung vào 2
vấn đề chính sau đây:
- Nhận thức của xã hội, các cơ quan quản lí nhà nước và bản thân
doanh nhân về vị trí, vai trò của doanh nhân đối với công cuộc xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.
- Những tiềm năng, thế mạnh, điểm yếu và yêu cầu đối với đội ngũ
doanh nhân Đồng Nai khi Việt Nam gia nhập WTO.
Với các nội dung trên, đề tài xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra tương ứng.
Địa bàn điều tra: Đề tài thực hiện điều tra ở 3 địa bàn, gồm Đồng Nai,
Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Trong đó chủ yếu tập trung vào lấy số liệu trên
địa bàn Đồng Nai, các địa phương khác nhằm đối chiếu so sánh.
Đối tượng điều tra: Tập trung vào 4 nhóm đối tượng chính: (1) Các chủ
doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh. (2) Công nhân trong các doanh nghiệp. (3)
Cán bộ thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với doanh nghiệp. (4) Một
số tầng lớp dân cư.
Phương pháp chọn mẫu: Việc chọn mẫu điều tra được thực hiện chủ yếu
theo nguyên tắc lấy mẫu xác suất của Krejcie và Morgan. Ngoài ra, đề tài còn sử
dụng nguyên tắc lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng như một nguyên tắc trợ giúp.
3. Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân
tích, so sánh nhằm đưa ra kết luận về thực trạng đội ngũ doanh nhân và phát
triển đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai.
4. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Tiến hành một số thảo luận
nhóm tập trung, đối tượng tham gia là cán bộ quản lí nhà nước của tỉnh Đồng
Nai, một số giám đốc doanh nghiệp trong tỉnh và các nhà nghiên cứu... để tìm
hiểu quan điểm, nhận thức và thực tiễn xây dựng đội ngũ doanh nhân ở Đồng
Nai. Phương pháp này cung cấp các số liệu định tính, được kết hợp chặt chẽ
với phương pháp Điều tra xã hội học. Các số liệu của 2 phương pháp này sẽ bổ
sung cho nhau.
5. Phương pháp chuyên gia: Một số hội thảo được tổ chức trong quá
trình thực hiện nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá
cũng như đề xuất các giải pháp và kiến nghị.
6. Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu
một số cán bộ chủ chốt các ban, ngành trong tỉnh, một số chuyên gia và đại
diện của Hội doanh nghiệp trẻ Đồng Nai, Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam, Cục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội
doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Nam, Ban Đổi mới
và Phát triển doanh nghiệp trung ương và một số nhà nghiên cứu.
5
7. Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và
dự báo định lượng nhằm dự báo những yêu cầu đối với phát triển đội ngũ
doanh nhân ở Đồng Nai đến năm 2020.
Cách thức thu thập số liệu: (1) Thu thập gián tiếp hay nghiên cứu tại
bàn [Desk Study] (kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó; tổng hợp các
nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết của các nguồn thông tin chính
thức; tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí,
Internet...); (2) Thu thập dữ liệu trực tiếp hay nghiên cứu thực tế [Field
Study] (phỏng vấn sâu [In-depth interview]: Đề tài tiến hành phỏng vấn sâu
một số cán bộ quản lý, điều hành thực tiễn và một số nhà nghiên cứu; thảo
luận nhóm tập trung [Focus Group Discussion]; điều tra xã hội học [Survey];
quan sát tham dự [Participatory Observation]).
Ngoài ra, để có thêm căn cứ thực tiễn phục vụ nghiên cứu và có cơ sở
so sánh, đề tài đã tổ chức khảo sát ở Hà Nội, Đà Nẵng - những địa phương là
trọng điểm kinh tế, có lực lượng doanh nhân đông đảo, có nhiều nét tương
đồng với Đồng Nai, từ đó vấn đề nghiên cứu sẽ bộc lộ rõ hơn.
4. Kết cấu của báo cáo tổng kết
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, các nội
dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu thành 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lí luận và thực tiễn về doanh nhân và phát
triển đội ngũ doanh nhân ở địa bàn cấp tỉnh hiện nay
Chương 2: Thực trạng đội ngũ doanh nhân ở Đồng Nai hiện nay
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển đội ngũ doanh nhân ở
Đồng Nai trong những năm tới
6
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
Đội ngũ doanh nhân là lực lượng xung kích trên mặt trận phát triển kinh
tế, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi quốc gia và địa phương. Bởi vậy,
các nghiên cứu về doanh nhân và xây dựng đội ngũ doanh nhân tương đối đa
dạng và trên nhiều phương diện.
Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
Ở ngoài nước, kể cả ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển như
Singapore, Mỹ, Canada, Nhật Bản..., các vấn đề về doanh nhân được các nhà
khoa học, các nhà quản lí và cả các doanh nhân quan tâm. Các nghiên cứu về
doanh nhân tương đối đa dạng về hình thức, từ tọa đàm, hội thảo, bài viết, sách
chuyên khảo đến các dự án..., và có những nội dung đáng chú ý sau đây:
- Quan niệm về doanh nhân:
Khái niệm "doanh nhân" được chính thức đề cập đến trong lí thuyết kinh
tế vào giữa thế kỉ 18 bởi nhà kinh tế học người Pháp Richard Cantillon (năm
1755) trong cuốn "Essai sur la nature de commerce en general". Cho đến nay, ở
nước ngoài có 2 nhóm quan niệm phổ biến về doanh nhân. Nhóm quan niệm thứ
nhất nhấn mạnh chức năng khởi xướng. Theo Richard Cantillon, doanh nhân gắn
liền với lợi nhuận và rủi ro. Adam Smith trong tác phẩm "Của cải của các dân
tộc" đã mở rộng khái niệm này. Theo ông, doanh nhân gắn với 3 chức năng: chủ
sở hữu, nhà quản lí và người chấp nhận rủi ro. Joseph A. Schumpeter trong tác
phẩm "Lí thuyết phát triển kinh tế" quan niệm "doanh nhân là những người kết
hợp các yếu tố đầu vào theo một cách thức sáng tạo để tạo ra giá trị cho khách
hàng với kì vọng rằng giá trị này sẽ lớn hơn chi phí các yếu tố đầu vào, vì vậy sẽ
tạo ra siêu lợi nhuận" [Joseph A. Schumpeter (1911), The theory of economic
development], tức là gắn liền với đổi mới và sáng tạo. Còn OECD trong tác
phẩm "Đẩy mạnh tinh thần kinh doanh" lại cho rằng "doanh nhân là các tác nhân
của thay đổi và tăng trưởng trong một nền kinh tế thị trường và họ có thể hành
động để thúc đẩy việc tạo ra, truyền bá và ứng dụng các ý tưởng sáng tạo... các
doanh nhân không chỉ tìm kiếm và xác định các cơ hội kinh tế, lợi nhuận tiềm
năng mà còn sẵn sàng chấp nhận rủi ro đối với các kì vọng của họ" [OECD
(1998), Fostering entrepreneurship], tức là không chỉ nhấn mạnh động cơ tìm
kiếm lợi nhuận, tinh thần sẵn sàng chịu rủi ro của doanh nhân mà còn nhấn mạnh
vai trò của doanh nhân đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhóm quan
niệm thứ hai nhấn mạnh chức năng quản lí, tiêu biểu như Carton R.B., Hofer
C.W. và Meek M.D., cho rằng "doanh nhân là một cá nhân hay một nhóm người
xác định cơ hội, tập hợp các nguồn lực cần thiết, sáng tạo và chịu trách nhiệm
7
cao nhất về hoạt động của tổ chức... doanh nhân theo đuổi tìm kiếm các cơ hội,
tham gia vào việc thành lập ra một tổ chức với kì vọng tạo ra giá trị cho những
người tham gia" [Carton R.B., Hofer C.W. and Meek M.D., The entrepreneur
and entrepreneurship - Operational definitions of their role in society. Paper
presented at the annual International Council for small business conference,
Singapore]. Như vậy, cho đến nay giữa các nhà nghiên cứu ngoài nước vẫn chưa
tìm được sự thống nhất về quan niệm doanh nhân.
- Về các điều kiện để khởi nghiệp kinh doanh và trở thành doanh nhân
thành đạt:
Các nghiên cứu theo hướng này cho rằng, để khởi nghiệp kinh doanh phải
hội tụ đủ 4 nguồn lực cần thiết. Đó là: (1) Có đủ những tố chất cần thiết của một
doanh nhân ("4 D") (4 tố chất bắt đầu bằng chữ D trong tiếng Anh), bao gồm
Khát vọng (Desire), Động lực (Drive), Kỉ luật (Discipline) và Quyết tâm
(Determination); (2) Có đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh; (3) Huy
động đủ nguồn vốn cho việc mở và vận hành kinh doanh và (4) Có được những
nguồn lực hỗ trợ kinh doanh cần thiết như nguồn động viên về tinh thần cũng
như những ý tưởng và lời khuyên đối với hoạt động kinh doanh từ gia đình, bạn
bè và các doanh nhân khác...
Các yếu tố cơ bản thúc đẩy tinh thần kinh doanh chính là sự dám nghĩ,
dám làm và dám chịu thất bại của các cá nhân. Tuy nhiên, chính phủ và xã hội
cũng đóng vai trò hết sức quan trọng thông qua việc tôn vinh, khuyến khích và
tạo thuận lợi tối đa cho doanh nhân thử sức trên thương trường. Để trở thành
doanh nhân thành đạt cần có ba điều kiện. Thứ nhất, chính phủ tạo được một môi
trường khuyến khích kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng. Chẳng hạn, để khuyến
khích kinh doanh, Chính phủ nên cho doanh nghiệp vay dựa trên ý tưởng và kế
hoạch kinh doanh thay vì dựa vào tài sản thế chấp. Chính phủ cũng không nên
tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh mà chỉ đóng vai trò hỗ trợ doanh
nghiệp. Thứ hai, xã hội tôn vinh các doanh nghiệp thành đạt và sẵn sàng tha thứ,
chấp nhận các doanh nghiệp gặp thất bại. Thứ ba, cá nhân các nhà kinh doanh sẵn
sàng chấp nhận rủi ro, dám nghĩ và dám làm để đưa các ý tưởng kinh doanh thành
hiện thực.
Các công trình này cũng nhấn mạnh rằng để có các nhà kinh doanh giỏi
cần bắt đầu ngay từ trường học. Cần đưa những nhà kinh doanh thành đạt vào
trong giáo trình của trường học để tạo tấm gương kinh doanh cho học sinh. Các
nhà kinh doanh thành đạt đến tuổi nghỉ hưu cần tiếp tục được sử dụng để hướng
dẫn các doanh nhân trẻ làm quen với hoạt động kinh doanh...
- Về nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp và tính sáng tạo, về vai trò của
chính phủ trong việc phát triển đội ngũ doanh nhân:
8
Các công trình nghiên cứu theo hướng này (như Michael Melcher, Steve
Strauss, H. Geneen, A. Morita, K. Matsushita, Chung Ju Yung...) cho rằng để phát
triển đội ngũ doanh nhân thì điều quan trọng là chính phủ phải thúc đẩy phát triển
các doanh nghiệp nhỏ bằng các biện pháp như thực hiện chính sách giảm thiểu rào
cản pháp lí, loại bỏ tệ quan liêu, tạo điều kiện tiếp cận vốn dễ dàng, tạo chính sách
thuế phù hợp cũng như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Mặt khác, để có nhiều người
dám khởi sự kinh doanh thì người dân phải có khả năng được học kĩ năng kinh
doanh. Chính phủ cần giúp họ và có nhiều cách để có thể giúp họ thực hiện điều
này. Đó là xây dựng "Vườn ươm doanh nghiệp", sử dụng Internet để thực hiện các
khóa đào tạo trực tuyến, giảng dạy kĩ năng và ý tưởng kinh doanh cho bất kì ai có
thể truy cập Internet... Để cổ vũ và thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp chính phủ
cũng có thể làm rất nhiều điều. Ví dụ, tài trợ giải "Doanh nhân tiêu biểu trong
năm"; tạo sự ngưỡng mộ của dân chúng đối với doanh nhân thông qua việc kêu
gọi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giúp giải quyết các khó khăn và vướng mắc
của cư dân địa phương...
- Về kinh nghiệm thành công trong kinh doanh của các doanh nhân:
Có khá nhiều cuốn sách viết về kinh nghiệm kinh doanh của các doanh
nhân thành đạt như Jack Welch (Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn General
Electronic), Morita (chủ hãng Sony), Kunê (cựu Chủ tịch hãng Nissan), Ssuchiya
(Chủ tịch Sanyo Securities Company), Honda, Bill Gate... Những cuốn sách này
có tác động hữu ích nhất định đối với những người chuẩn bị khởi nghiệp kinh
doanh, các doanh nhân và đối với cả các nhà nghiên cứu, các nhà quản lí. Đặc
biệt, các chuyên gia kinh tế thuộc tạp chí Nihon Keizai (Nhật Bản) đã nghiên
cứu và đưa ra công thức thành công của tầng lớp doanh nhân thành đạt ở Trung
Quốc, đất nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Đó là: Phải có những
cách nhìn mới mẻ, mạnh bạo; Cẩn trọng và hiệu quả trong quản lý; Giàu có
nhưng không hoang phí; Phải có khả năng suy tính và phán đoán; Coi trọng nội
lực và những giá trị truyền thống; Quan tâm đúng mức đến giải trí ngoài công sở.
Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước cho thấy những điểm đáng
lưu ý là các nghiên cứu đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của "những tố chất
doanh nhân" và vai trò quan trọng của nhà nước trong phát triển đội ngũ doanh
nhân. Trong đó điểm đặc biệt đáng chú ý là vai trò này được thể hiện, trước hết,
thông qua sự thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ phát triển.
Tình hình nghiên cứu trong nước:
Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
của đề tài cũng tương đối phong phú với nhiều nội dung và cách tiếp cận khác
nhau. Các kết quả nghiên cứu đạt được tập trung ở các nội dung chủ yếu sau đây:
- Quan niệm về doanh nhân:
9
Các công trình nghiên cứu cho thấy, hiện nay ở Việt Nam chưa có quan
niệm thống nhất về doanh nhân. Nhiều công trình đã đưa ra quan niệm của mình
về doanh nhân trên cơ sở tổng hợp và phân tích các quan niệm khác nhau về
doanh nhân trên thực tế và trên lí thuyết [Nguyễn Văn Thắng (2006), Phát triển đội
ngũ doanh nhân trên địa bàn quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc s