Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay,
vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách
thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và
toàn bộ nền văn minh hiện đại.
Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết nghèo đói đã được đặt ra là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm và đã được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện xu
hướng phân hoá trong quá trình chuy ển đổi nền kinh tế. Chính phủ Việt
Namđã có các chương trình quốc gia có quy mô về xoá đói, giảm nghèo
đồng thời đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xoá đói
giảm nghèo bước đầu rút ra được một số bài học kinh nghiệm bổ ích trong
hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn. Xóa đói giảm nghèođã
được coi là nhiệm vụ thường xuyên ở từng địa phương trong suốt quá trình
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, vì phát triển kinh tế phải đi đôi với xóa đói
giảm nghèo. Nếu mục tiêu xóa đói giảm nghèokhông được giải quyết thì
các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội cũng không được thực hiện
vì nó đã kìm hãm mọi sự phát triển trong xã hội.
Yên Bái là một tỉnh nghèo miền núi phía bắc của tổ quốc với diện tích
tự nhiên 6807km
2
, tổng dân số gần 68 vạn (theo số liệu điều tra ngày
1.4.1999) gồm 30 dân tộc chung sống tỷ lệ hộ đói nghèo là19,42%( theo
kết quả điều tra ngày 31.12.2000), điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trình độ
dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng
dân số còn cao cá biệt có nơi còn gần 4%, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng
như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế, chợ. còn
thiếu và yếu kém. Những yếu kém trên đã làm cho nền kinh tế của tỉnh
chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy xoá đói giảm
2
nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Điều này đã được cụ thể bằng nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần
thứ 14 năm 1996 và quyết định số 53/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày
6.5.1999 về phê duyệt chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1999-2005 . Nền kinh tế còn chậm phát triển, các tiềm năng chưa được khai thác
và đầu tư một cách hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân chưa được nâng
cao và cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Để ngăn chặn tình trạng này
nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nên và cải thiện đời sống của người
dân đòi hỏi phải có đầu tư hợp lý và sự tham gia đồng bộ của các ban
ngành và chính quyền địa phương.Với quyết tâm của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND, cáctổ chức đoàn thể và nhân dân toàn tỉnh thì chương trình xoá
đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái sẽ có những thành công đáng kể trong
thời gian tới và đưa Yên Bái hoà nhập vào sự phát triển chung của đất
nước
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2663 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đói nghèo tại Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay,
vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách
thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và
toàn bộ nền văn minh hiện đại.
Ở Việt Nam, vấn đề giải quyết nghèo đói đã được đặt ra là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm và đã được bắt đầu ngay từ khi xuất hiện xu
hướng phân hoá trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Chính phủ Việt
Nam đã có các chương trình quốc gia có quy mô về xoá đói, giảm nghèo
đồng thời đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác xoá đói
giảm nghèo bước đầu rút ra được một số bài học kinh nghiệm bổ ích trong
hoạch định chính sách cũng như chỉ đạo thực tiễn. Xóa đói giảm nghèo đã
được coi là nhiệm vụ thường xuyên ở từng địa phương trong suốt quá trình
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, vì phát triển kinh tế phải đi đôi với xóa đói
giảm nghèo. Nếu mục tiêu xóa đói giảm nghèo không được giải quyết thì
các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ổn định xã hội cũng không được thực hiện
vì nó đã kìm hãm mọi sự phát triển trong xã hội.
Yên Bái là một tỉnh nghèo miền núi phía bắc của tổ quốc với diện tích
tự nhiên 6807km2, tổng dân số gần 68 vạn (theo số liệu điều tra ngày
1.4.1999) gồm 30 dân tộc chung sống tỷ lệ hộ đói nghèo là19,42%( theo
kết quả điều tra ngày 31.12.2000), điều kiện tự nhiên khắc nghiệt trình độ
dân trí thấp, việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân còn kém, tốc độ tăng
dân số còn cao cá biệt có nơi còn gần 4%, điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng
như: điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế, chợ... còn
thiếu và yếu kém. Những yếu kém trên đã làm cho nền kinh tế của tỉnh
chậm phát triển, sản xuất chủ yếu là tự cung tự cấp. Do vậy xoá đói giảm
2nghèo được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công cuộc phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh Yên Bái nói riêng và của cả nước nói chung.
Điều này đã được cụ thể bằng nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Yên Bái lần
thứ 14 năm 1996 và quyết định số 53/QĐ-UB của UBND tỉnh ngày
6.5.1999 về phê duyệt chương trình xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1999-
2005 . Nền kinh tế còn chậm phát triển, các tiềm năng chưa được khai thác
và đầu tư một cách hợp lý. Do đó đời sống của nhân dân chưa được nâng
cao và cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao. Để ngăn chặn tình trạng này
nhằm đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế nên và cải thiện đời sống của người
dân đòi hỏi phải có đầu tư hợp lý và sự tham gia đồng bộ của các ban
ngành và chính quyền địa phương. Với quyết tâm của Tỉnh uỷ, HĐND,
UBND, các tổ chức đoàn thể và nhân dân toàn tỉnh thì chương trình xoá
đói giảm nghèo của tỉnh Yên Bái sẽ có những thành công đáng kể trong
thời gian tới và đưa Yên Bái hoà nhập vào sự phát triển chung của đất
nước
CHƯƠNG I, ĐÓI NGHÈO VÀ CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1 Khái niệm
- Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời
gian. Tổ chức Y Tế thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
-Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn
chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng
3những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những đột biến, ít được
tham gia vào quá trình ra quyết định ..
Như vậy, nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Việc đo lường một cách nhất quán từng khía cạnh của ngèo khổ là điều rất
khó thực hiện, còn gộp tất cả các khía cạnh đó vào làm một chỉ số nghèo
hay thước đo duy nhất vè nghèo khổ là không thể.
Nghèo đói được coi là một vấn nạn xã hội bởi vì đó là một vết thương
ăn sâu vào mọi phương diện của đời sống văn hóa và xã hội. Nó bao gồm
sự nghèo nàn của tất cả các thành viên trong cộng đồng. Nó bao gồm sự
thiếu thốn các dịch vụ như giáo dục, y tế, thị trường; các cơ sở vật chất
cộng đồng như nước, vệ sinh, đường, giao thông và thông tin liên lạc. Hơn
nữa, đó còn là sự nghèo nàn về tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào
sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ và nhút nhát.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt
đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở,
đi lại...
- Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo
có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang
xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và
một số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
41.2 Các quan điểm về chỉ tiêu đánh giá về mức nghèo đói hiện nay
Cho đến nay dường như đã đi đến một cách tiếp cận tương đối thống
nhất
về đánh giá mức độ nghèo đói, đó là định ra một tiêu chuẩn hay một
điều kiện chung nào đó, mà hễ ai có thu nhập hay chi tiêu dưới mức thu
nhập chuẩn thì sẽ không thể có một cuộc sống tối thiểu hay đạt được
những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong xã hội. Trên cơ sở mức chung
đó để xác định người nghèo hay không nghèo. Tuy nhiên khi đi sâu vào kỹ
thuật tính chuẩn nghèo thì có nhiều cách xác định khác nhau theo cả thời
gian và không gian.
ở đây cần phân biệt rõ mức sống tối thiểu và mức thu nhập tối thiểu.
Mức
thu nhập tối thiểu hoàn toàn không có nghĩa là có khả năng nhận được
những thứ 10 cần thiết tối thiểu cho cuộc sống. Trong khi đó mức sống tối
thiểu lại bao hàm tất cả những chi phí để tái sản xuất sức lao động gồm
năng lượng cần thiết cho cơ thể, giáo dục, nghỉ ngơi giải trí và các hoạt
động văn hoá khác. Do vậy khái niệm về mức sống tối thiểu không phải là
một khái niệm tĩnh mà là động, một khái niệm tương đối và rất phong phú
về nội dung và hình thức, không chỉ tuỳ theo sự khác nhau về môi trường
văn hoá, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi về đời sống vật chất cùng với
quá trình tăng trưởng kinh tế.
1.2.1 Quan điểm của ngân hàng thế giới (WB)
- Trong việc lựa chọn tiêu thức đánh giá WB đã lựa chọn tiêu thức phúc
lợi với những chỉ tiêu về bình quân đầu người bao gồm cả ăn uống, học
hành, mặc, thuốc men, dịch vụ y tế, nhà ở, giá trị hàng hoá lâu bền. Tuy
5nhiên báo cáo về những số liệu này về thu nhập ở Việt Nam sẽ thiếu chính
xác bởi phần lớn người lao động tự hành nghề.
- WB đưa ra hai ngưỡng nghèo:
+ Ngưỡng nghèo thứ nhất là số tiền cần thiết để mua một số lương thực
gọi là ngưỡng nghèo lương thực.
+ Ngưỡng nghèo thứ hai là bao gồm cả chi tiêu cho sản phẩm phi lương
thực, gọi là ngưỡng nghèo chung.
- Ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm mà WB đưa ra theo cuộc điều
tra
mức sống 1998 là lượng lương thực, thực phẩm tiêu thụ phải đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng với năng lượng 2000-2200 kcal mỗi người mỗi ngày.
Người dưới ngưỡng đó thì là nghèo về lương thực. Dựa trên giá cả thị
trường để tính chi phí cho rổ lương thực đó. Và theo tính toán của WB chi
phí để mua rổ lương thực là 1.286.833 đồng/người/năm.
- Cách xác định ngưỡng nghèo chung
Ngưỡng nghèo chung =(ngưỡng nghèo lương thực)+(ngưỡng nghèo phi
lương thực)
Ngưỡng nghèo được tính toán về phần phi lương thực năm 1998 là
503038 đồng/người/năm từ đó ta có ngưỡng nghèo chung là 1789871
đồng/người/năm.
1.2.2 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế(ILO)
-Về chuẩn nghèo đói ILO cho rằng để xây dựng rổ hàng hoá cho người
nghèo cơ sở xác định là lương thực thực phẩm. Rổ lương thực phải phù
hợp với chế độ ăn uống sở tại và cơ cấu bữa ăn thích hợp nhất cho những
nhóm người nghèo. Theo ILO thì có thể thu được nhiều kcalo từ bất kỳ
6một sự kết hợp thực phẩm mà xét về chi phí thì có sự khác nhau rất lớn.
Với người nghèo thì phải thoả mãn nhu cầu thực phẩm từ các nguồn kcalo
rẻ nhất .
- ILO cũng thống nhất với ngân hàng thế giới về mức ngưỡng nghèo
lương thực thục phẩm 2100 kcalo, tuy nhiên ở đây ILO tính toán tỷ lương
thực trong rổ lương thực cho người nghèo với 75% kcalo từ gạo và 25%
kcalo có được từ các hàng hoá khác được gọi là các gia vị. Từ đó mức
chuẩn nghèo hợp lý là 511000 đồng/người/năm.
1.2.3 Quan điểm của tổng cục thống kê Việt Nam
- Tiêu chuẩn nghèo theo tổng cục thống kê Việtnam được xác định bằng
mức thu nhập tính theo thời gía vừa đủ để mua một rổ hàng hoá lương
thực thực phẩm cần thiết duy trì với nhiệt lượng 2100 kcalo/ngày/người.
Những người có mức mức thu nhập bình quân dưới ngưỡng trên được xếp
vào diện nghèo.
1.2.4 Quan điểm của bộ lao động thương binh và xã hội
- Theo quan điểm của bộ lao động thương binh và xã hội cho rằng
nghèo là bộ tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả
mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội
thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán
của từng khu vực.
- Bộ lao động thương binh và xã hội đã đưa ra chuẩn nghèo đói dựa
những số liệu thu thập về hộ gia đình như sau :
7+ Hộ đói là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người trong một tháng
quy ra gạo được 13 kg.
+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập tuỳ theo vùng.
Vùng nông thôn, miền núi hải đảo là những hộ có thu nhập dưới 15 kg
gạo.
Vùng nông thôn đồng bằng trung du dưới 20 kg gạo.
Vùng thành thị dưới 25 kg gạo.
1.3 Chỉ số đánh giá sự nghèo khó
Một chỉ số khác thường được dùng trong phân tích đánh giá chính sách
là chỉ số nghèo khó. Chỉ số nghèo khó được xác định bằng tỷ lệ % giữa số
dân nằm dưới giới hạn của sự nghèo khó với toàn bộ dân số .
Ip = ( Số dân ở dưới mức tối thiểu)/(Tổng dân số)
Chỉ số này cho ta biết những thay đổi trong phân phối thu nhập giữa
những người thật sự nghèo với những sự thay đổi trong phân phối thu
nhập giữa những người khá giả không quan trọng bằng những thay đổi có
khả năng chuyển các cá nhân nằm dưới đường nghèo khổ lên trên đường
này.
Chỉ số này có thể dánh giá mức độ nghèo khổ của một huyện một tỉnh
hay cả nước.
Tuy nhiê n để phản ánh được đúng tính chất gay gắt của nghèo đói và
để có chính sách cần thiết hữu hiệu nhằm giảm nghèo cho mọi đối tượng là
người nghèo, các nhà kinh tế đã xây dựng chỉ số:” khoảng cách nghèo”.
Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo
với ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh
8các nhóm dân cư trong 1 nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và
mức độ của nghèo khổ khác nhau giữa các nhóm.
1.4 Đặc trưng của người nghèo
Theo công trình nghiên cứu định tính về người nghèo đô thị tại Mexico
và Puerto Rico của nhà xã hội học - nhân học người Mỹ Oscar Lewis.
Nền văn hoá nghèo khổ là một “mô hình sinh sống” (design of living)
của người nghèo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mô tả bức
tranh đời sống của người nghèo mà theo đó, nhóm người nghèo thường có
những đặc trưng sau:
- Luôn sống trong tâm trạng bị gạt ra bên lề và không thuộc về xã hội.
- Luôn cảm thấy xa lạ ngay trên chính quê hương mình và thường tin
rằng các thiết chế xã hội hiện hữu không thoả mãn những mong đợi và nhu
cầu của họ.
- Luôn cảm thấy không được trợ giúp, giúp đỡ đủ; tình trạng thất nghiệp
cao, lương thấp.
- Luôn nghĩ rằng mình ở vị trí thấp kém trong thang bậc xã hội, cảm
thấy chẳng có quyền lực hay tiếng nói gì trong xã hội và chẳng xứng đáng
với xã hội.
- Không có cái nhìn dài hạn mà luôn chọn thái độ sống vì cái hiện tại,
cái trước mắt.
- Tin tưởng mạnh mẽ vào định mệnh.
- Về đời sống gia đình: nét nổi bật là tỉ lệ ly hôn cao, trẻ em và phụ nữ
bị bỏ rơi, do đó gia đình thường trở thành kiểu gia đình “mẫu hệ”.
- Có xu hướng kết hôn rất sớm, làm cha mẹ ở độ tuổi thanh niên (teen
parents); hôn nhân chủ yếu là “cặp đôi tự do”, có khi là cùng huyết thống.
9- Nhiều thế hệ sống chung nên qui mô gia đình thường lớn.
- Cha mẹ thường lạm dụng quyền lực trong quá trình nuôi dạy con cái,
rất ít có sự truyền thông với con cái, con cái thường bị đánh đập.
- Trẻ em gần như không biết đến giai đoạn tuổi thơ (childhood) do phải
tham gia lao động rất sớm và thường có kinh nghiệm tình dục rất sớm.
- Thường không quan tâm đến nền giáo dục chính thức, vì vậy con cái
họ ít được trang bị những kỹ năng để thành công trong xã hội.
- Có rất ít ý thức về lịch sử, thường chỉ biết đến những vấn đề của mình,
hàng xóm của mình, lối sống của mình.
- Không hề có ý thức giai cấp.
- Quan niệm thành công là nhờ cơ may chứ không do nỗ lực bản thân.
- Ít có thói quen tiết kiệm.
- Thường không có thói quen tích luỹ lương thực, thường có thói quen
mua thực phẩm với số lượng ít và mua nhiều lần trong ngày.
- Việc thế chấp tài sản cá nhân rất phổ biến, thường thiết kế hệ thống tín
dụng tự phát để vay mượn khi có nhu cầu.
- Về các đặc điểm khác có thể liệt kê như nạn nghiện rượu, thường sống
ở nơi có mật độ dân số cao, thường dùng đến bạo lực để giải quyết các
xung đột, bạo hành đối với nữ giới, có tư tưởng tập quần, tin vào sự thống
trị của nam giới, trong cộng đồng thì các gia đình có gốc gác lâu đời
thường chiếm ưu thế...
1.5 Các khái niệm khác liên quan
*Khái niệm về hộ đói:
Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu
không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách
10
khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên
phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
* Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như:
Điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
* Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề
nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông
không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển
sản xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
CHƯƠNG II, MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VÀ THỰC TRẠNG NGHÈO
ĐÓI TỈNH YÊN BÁI
2.1 Vị trí địa lý
Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh
vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp
tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà
Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị
11
hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường,
thị trấn (159 xã và 21 phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62
xã đặc biệt khó khăn được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế -
xã hội của Nhà nước, có 2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải
(đồng bào Mông chiếm trên 80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó
khăn của cả nước.. Yên Bái là đầu mối và trung độ của các tuyến giao
thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu
Lào Cai, là một lợi thế trong việc giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị
trường lớn trong và ngoài nước.
2.2 Đặc điểm địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ
Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng
chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông
nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm
kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp
giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành
2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m
trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có
tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát
triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình
đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn
tỉnh.
2.3 Dân cư
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở
1/4/2009, tổng dân số toàn tỉnh là 752.868 người. Mật độ dân số bình quân
12
năm 2008 là 109 người/km2, tập trung ở một số khu đô thị như thành phố
Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ và các thị trấn huyện lỵ.
Theo số liệu điều tra, trên địa bàn tỉnh Yên Bái có tới 30 dân tộc sinh
sống, trong đó có 7 dân tộc có dân số trên 10.000 người. 2 dân tộc có từ
2.000 - 5.000 người, 3 dân tộc có từ 500 -2.000 người. Trong đó người
Kinh chiếm 49,6%, người Tày chiếm 18,58%, người Dao chiếm 10,31%,
người HMông chiếm 8,9% người Thái chiếm 6,7%, người Cao Lan chiếm
1%, còn lại là các dân tộc khác.
Sự phân bố các cộng đồng dân tộc trên địa bàn tỉnh có những đặc
trưng sau:
+ Vùng thung lũng sông Hồng chiếm 41% dân số toàn tỉnh, trong
đó: người Kinh 43%, người Tày chiếm 33%, người Dao chiếm 10%, người
Hmông chiếm 1,3% so với dân số toàn vùng.
+ Vùng thung lũng sông Chảy chiếm 28% dân số toàn tỉnh. Trong đó
người Kinh chiếm 43%, người Tày chiếm 11%, người Dao chiếm 13%,
người Nùng chiếm 7%... so với dân số toàn vùng.
+ Vùng ba huyện phía Tây (Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn)
chiếm 31% dân số toàn tỉnh.Trong đó: người Kinh là 33%; người Thái
19,2%, Tày 11,8%, Hmông 24,1%; người Mường 5,2% và người Dao
5,1% so với dân số toàn vùng.
Cộng đồng và các dân tộc trong tỉnh với những truyền thống và bản
sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa rất đa dạng và phong phú, có
nhiều nét độc đáo, sâu sắc nhân văn và những truyền thống tập quán trong
lao động sản xuất có nhiều bản sắc dân tộc.
2.4 Nguồn lao động
13
Năm 2008, số lao động trong độ tuổi là 416.024 người, chiếm
55.45% dân số. Dự báo năm 2010 lao động trong độ tuổi là 527.490 người,
năm 2015 là 568.530 người, năm 2020 là 603.430 người. Trình độ lao
động nhìn chung còn thấp, lao động có trình độ đại học ít chiếm khoảng
4,5%. Phấn đấu hàng năm có 50% công chức sự nghiệp được đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng, phương pháp thực hiện
công vụ và 20% cán bộ cơ sở cấp xã được đào tạo.
2.5 Thực trạng đói nghèo ở Yên Bái :
Yên Bái là 1 tỉnh miền núi có diện tích tự nhiên 6087 km2 với cơ cấu
kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, đặc biệt là các huyện vùng cao kinh tế
còn mang tính tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng thiếu và yếu.
Toàn tỉnh còn 30/180 xã chưa có đường ôtô tới trung tâm xã; trong
đó 37 xã nghèo nhất còn tới 20 xã chưa có đường dân sinh, người và ngựa
tới trung tâm xã. Đường điện quốc gia mới đến 73/180 xã, phường. Hệ
thống trạm ytế xã còn 13 xã còn chưa có trạm ytế, 31 trạm ytế xuống cấp
nặng nề. Trong tổng số các phòng học trong trường tiểu học hiện nay
(2957 phòng) có tới 46,7% là phòng tạm cần phải sửa chữa, cải tạo nâng
cấp, Trong 37 xã nghèo nhất hiện nay thì tỷ lệ phòng xây cấp 4 trở lên mới
chiếm 29.6%, còn lại là phòng bằng tranh tre. Hệ thống thương mại, dịch
vụ còn chậm phát triển, nhất là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
14
BẢNG PHÂN BỐ ĐÓI NGHÈO CỦA TỈNH YÊN BÁI
Số hộ nghèo Nguyên nhân dẫn đến nghèo
Tổng số hộ nghèo Trong đó
Hộ nghèo diện
CS
TT Tên huyện, thị xã Số
xã
phường
tổng số
hộ
Tổng
số
nhân
Khẩu
Số hộ % so
TS hộ
TS
nhân
khẩu Số
hộ
% so
TS
hộ
TS
nhân
khẩu
Thiếu
kinh
nghiệm
làm ăn
(Hộ)
Thiếu
lao
động
(Hộ)
Thiếu
vốn
(Hộ)
Thiếu
đất
sản
xuất
(Hộ)
ốm
đau
tàn
tật
(Hộ)
Mắc
tệ
nạn
XH
(Hộ)
Đông
người
ăn
(Hộ)
Rủi
ro
(Hộ)
Khác
(Hộ)
1 Thị xã Nghĩa Lộ 4 4.121 17.616 454 11,02 2.025 6 0,15 35 122 15 116 53 96 9 34 2 17
2 Thị xã Yên Bái 11 18.707 71.754 837 4,47 2.819 42 0,22 156 63 66 203 22 300 6 79 5 122
3 Huyện Văn Yên 27 21.940 108.651 3.581 16,32 17.145 48 0,22 242 1.028 294 1.062 276 506 11 234 41 120
4 Huyện Văn Chấn 34 28.708 140.171 7.069 24,62 34.405 148 0,52 805 1.047 312 4.276 404 436 50 325 29 91
5 Huyện Yên Bình 25 19.766 93.772 3.583 18,13 16.639 61 0,31 303 693 168 1.597 572 351 12 140 12 38
6 Huyện Trấn Yên 29 21.587 102.640 3.228 14,95 15.348 85 0,39 380 680 217 1.370 290 482 45 99 14 31
7 Huyện Lục Yên 24 18.671 95.736 3.792 20,31 19.446 45 0,24 265 1.773 204 1.172 183 234 12 129 28 57
8 Huyện Trạm Tấu 12 3.237 19.752 1.841 56,87 11.177 6 0,19 28 543 134 453 369 35 13