Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân là lực lượng chính tạo ra sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập tạp chí Cộng sản : “Đội ngũ công nhân nước ta hiện nay có khoảng chín triệu người, chiếm 1/3 lực lượng lao động toàn xã hội, hàng năm làm ra khối lượng sản phẩm chiêm hơn 1/2 tổng sản phẩm quốc dân và đóng trên 60% ngân sách cả nước”.
Đội ngũ công nhân của ta ngày nay tập trung nhiều nơi đô thị. Thật vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự ra đời nhiều nhà máy, xí nghiệp đã thu hút hàng ngàn người từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm việc làm, hình thành nên một lượng công nhân đông đảo tại các thành phố lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những khu công nghiệp và khu chế xuất người ta dễ dàng nhận ra một lực lượng lao động nông thôn rất lớn tuôn đến làm việc với mong muốn cải thiện đời sống bản thân và gia đình ở quê nhà. Họ chịu thương, chịu khó, lao động vất vả, ăn uống nhịn nhặt để dành dụm ki cóp từ đồng lương khiêm tốn. Trong cơn bão giá hiện nay khiến mọi sự trở nên đắt đỏ, dường như đời sống vật chất của người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ càng thêm khó khăn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI KHU PHỐ 2, ĐƯỜNG KHA VẠN CÂN, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, chúng tôi mong muốn gom góp những tiếng nói của một số nữ công nhân nhập về thực trạng đời sống vật chất của họ. Từ đó, đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và thử đưa ra một số giải pháp, hy vọng góp phần nâng cao đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư.
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3437 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư tại khu phố 2 - Đường Kha Vạn - Phường Linh Trung - Quận Thủ Đức - TpHCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐAI HỌC KHXH&NV
BỘ MÔN: CÔNG TÁC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI KHU PHỐ 2, ĐƯỜNG KHA VẠN CÂN, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: NGUYỄN THUỴ DIỄM HƯƠNG
PH ẦN I: D ẪN NH ẬP
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay, đội ngũ giai cấp công nhân là lực lượng chính tạo ra sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn, Tổng biên tập tạp chí Cộng sản : “Đội ngũ công nhân nước ta hiện nay có khoảng chín triệu người, chiếm 1/3 lực lượng lao động toàn xã hội, hàng năm làm ra khối lượng sản phẩm chiêm hơn 1/2 tổng sản phẩm quốc dân và đóng trên 60% ngân sách cả nước”.
Đội ngũ công nhân của ta ngày nay tập trung nhiều nơi đô thị. Thật vậy, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự ra đời nhiều nhà máy, xí nghiệp đã thu hút hàng ngàn người từ nông thôn ra thành phố để tìm kiếm việc làm, hình thành nên một lượng công nhân đông đảo tại các thành phố lớn.
Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những khu công nghiệp và khu chế xuất người ta dễ dàng nhận ra một lực lượng lao động nông thôn rất lớn tuôn đến làm việc với mong muốn cải thiện đời sống bản thân và gia đình ở quê nhà. Họ chịu thương, chịu khó, lao động vất vả, ăn uống nhịn nhặt để dành dụm ki cóp từ đồng lương khiêm tốn. Trong cơn bão giá hiện nay khiến mọi sự trở nên đắt đỏ, dường như đời sống vật chất của người công nhân, đặc biệt là công nhân nữ càng thêm khó khăn.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ TẠI KHU PHỐ 2, ĐƯỜNG KHA VẠN CÂN, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, chúng tôi mong muốn gom góp những tiếng nói của một số nữ công nhân nhập về thực trạng đời sống vật chất của họ. Từ đó, đi sâu tìm hiểu một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và thử đưa ra một số giải pháp, hy vọng góp phần nâng cao đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư.
2. Sơ lược tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Lượng dân di cư ồ ạt vào thành phố Hồ Chí Minh để kiếm việc làm ngày càng nhiều đã gây nên một số vấn đề tại thành phố như tệ nạn xã hội gia tăng, ô nhiễm môi trường, khó khăn trong việc quản lý… Về phía lao động nhập cự, do điều kiện cơ sở vật chất của thành phố chưa đáp ứng đủ cho một số lượng đông người dân di cư, giá cả sinh hoạt cao, việc làm không ổn định, lương thấp, cuộc sống của những người dân di cư tương đối bấp bênh. Tất cả những vấn đề trên đã được nêu lên trong một số công trình nghiên cứu, hội thảo và bài viết sau đây.
PTS. Nguyễn Văn Tài và CTV, “Di dân tự do nông thôn – thành thị ở Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB Nông nghiệp, 1998. Tác giả đã giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát về vấn đề di dân tự do từ nông thôn ra thành thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, những tích cực và tiêu cực của việc di dân tự do đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những biện pháp vừa mang tính chất dài hạn và ngắn hạn đối với hiện tượng di dân tự do.
Hà Thị Phương Tiến và Hà Quang Ngọc, “Lao động nữ di cư tự do nông thôn – thành thị”, NXB Phụ nữ, 2000. Công trình này đã cung cấp cho chúng ta biết được thực trạng cuộc sống của lao động nữ di cư tự do từ nông thôn ra thành phố, vấn đề việc làm, thu nhập, điều kiện sống của họ tại thành phố… Họ gặp nhiều vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống như sự bất cập giữa quyền lợi và nghĩa vụ, giữa năng lực và yêu cầu, giữa đóng góp và hưởng thụ. Theo tác giả cần phải giải quyết những vấn đề trên bằng những chính sách cụ thể giúp cho cuộc sống của lao động nữ được cải thiện, được bình đẳng và hưởng các quyền lợi công dân nhằm nâng cao khả năng đóng góp và vị thế xã hội của họ.
Bùi Thị Thanh Hà, “Công nhân công nghiệp trong các doanh nghiệp liên doanh ở nước ta thời kỳ đổi mới”, NXB Khoa học xã hội, 2003. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu đội ngũ giai cấp công nhân trong các doanh nghiệp liên doanh, mà cụ thể là ngành dệt may, giày da thực phẩm trong thời kỳ đổi mới của nước ta. Cuốn sách tập trung nghiên cứu về các vấn đề như cơ cấu công nhân, điều kiện làm việc, các mối quan hệ trong doanh nghiệp liên doanh. Đồng thời, cũng có đề cập đến cơ hội thăng tiến nghề nghiệp đối với công nhân trong doanh nghiệp liên doanh so với các doanh nghiệp khác.
Ngọc Nga, “ Cực lắm đời công nhân”, www.tuoitre.com. Bài viết đã cho chúng ta biết nỗi cực nhọc của công nhân tại khu công nghiệp Mỹ Phước. Họ phải tăng ca rất nhiều, thậm chí là làm thâu đêm, nhưng mức lương mà họ nhận được chỉ từ 1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng. Với mức lương đó, cuộc sống của công nhân hết sức chật vật trong điều kiện giá cả ngày một tăng cao. Thêm vào đó, họ còn bị đối xử rất tệ, cụ thể phải làm việc dưới cơn nắng.
Nguyễn Anh Tú, “Ăn ở, nghe xem đều thiếu thốn”, www.giaoduc.edu.vn, 10/01/2007. Bài viết phản ánh cuộc sống của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Tân Bình, Tân Tạo…hết sức khó khăn và thiếu thốn. Họ phải sông trong những khu nhà trọ chật chội và không đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, bài viết cũng đề cập tới vấn đề nhà ở do doanh nghiệp xây dựng rất ít.
Mai Hạ, “Đời sống công nhân trước cơn bão giá”, www.quangngai.gov.vn. 21/3/2008. Bài viết đã cho chúng ta biết cuộc sống vô cùng chật vật của công nhân tại các KCN Quảng Phong, Tịnh Phong, KCN Phổ Phong tại tỉnh Quảng Ngãi trong “cơn bão” giá vừa qua. Thức ăn của họ chẳng có gì khác ngoài mấy miếng đậu khuôn, cá kho mặn và rau muống xào…bởi tiền lương quá thấp nên họ chẳng có tiền mà chăm lo cho sức khoẻ. Tìm cách cải thiện cuộc sống vật chất của công nhân đang là một vấn đề đáng quam tâm tại tỉnh.
Dũng Hiếu, “Bức xúc đời sống công nhân”, Thời báo kinh tế Việt Nam. 25/10/2007. Bài viết đã phản ánh điều kiện làm việc, điều kiện sống của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất của Hà Nội chưa đựợc đảm bảo. Việc vi phạm Luật lao động vẫn còn tồn tại trong ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp và người lao động.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy rằng vấn đề đời sống vật chất của công nhân thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu đó đã được thực hiện cách nay khá lâu nên không mang tính thời sự cao nhất là trong tình hình lạm phát hiên nay. Hơn nữa, chưa có đề tài nghiên cứu nào tập trung vào một đối tượng công nhân cụ thể và đưa ra tiếng nói trung thực của “người trong cuộc”. Do đó, trong khuôn khổ của bài nghiên cứu nhỏ này, tôi tập trung nghiên cứu đời sống vật chất của một đối tượng cụ thể đó là nữ công nhân nhập cư tại khu nhà trọ khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
3.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư trọ tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung, bài nghiên cứu sẽ trả lời cho một số câu hỏi cụ thể sau đây:
Nữ công nhân nhập cư, trọ tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức có những đặc điểm gì theo
tuổi tác
quê quán
trình độ văn hoá
tình trạng hôn nhân
thời gian sống tại thành phố Hồ chí Minh
thu nhập bình quân mỗi tháng?
Đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư, trọ tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, quận Thủ Đức như thế nào, theo các mặt sau
đặc điểm khu nhà trọ (diện tích phòng trọ, điều kiện vệ sinh, an ninh)
chế độ dinh dưỡng (tại cơ quan, tại phòng trọ)
chi tiêu hàng tháng (ăn uống, mua sắm…)
- sức khoẻ (bệnh tật, tiếp cận y tế)?
3.2.3. Những chính sách hiện có nào chăm lo cho lao động nhập cư?
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài Thực trạng đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí minh” chính là đời sống vật chất khó khăn của nữ công nhân tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chi Minh.
Khách thể nghiên cứu của đề tài: công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất cụ thể là nhóm nữ công nhân sinh sống tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: khu nhà trọ tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Ý nghĩa của đề tài
Thông qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi cung cấp những thông tin chính xác, khách quan về đời sống vật chất của nữ công nhân nhập cư đang làm việc tại các khu công nghiệp và chế xuất và trọ tại Khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn các cơ quan ban ngành, các tổ chức công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà hoạt động công tác xã hội…..sẽ có những phương cách nâng cao đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất nói chung và công nhân tại khu phố 2, Đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thông tin, chúng tôi thực hiện phỏng vấn sâu một số nữ công nhân đang trọ tại khu phố 2, đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Thêm vào đó, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát tham gia thụ động để phản ánh trung thực thực trạng đời sống của khách thể nghiên cứu. Phương pháp phân tích tư liệu sẵn có cũng được vận dụng để củng cố kết quả của việc nghiên cứu
Phương pháp xử lý thông tin
Phương pháp xử lý thông tin của đề tài chủ yếu là phương pháp định tính thông qua việc phân tích những tư liệu sẵn có và nội dung phỏng vấn sâu.
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
I. MỘT VÀI NÉT ĐẶC ĐIỂM CỦA NỮ CÔNG NHÂN TẠI KHU PHỐ 6, ĐƯỜNG KHA VẠN CÂN
Khách thể nghiên cứu của đề tài là nữ công nhân trọ tại khu phố 2, đường Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh với độ tuổi được các định từ 14 tuổi đến 33 tuổi, hiện đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Mẫu điều tra của đề tài bao gồm 9 đơn vị mẫu với các đặc điểm sau:
Về độ tuổi, tuổi lớn nhất làm 33 tuổi và tuổi nhỏ nhất là 14 tuổi. Con số cụ thể được trình bày cụ thể trong bảng sau.
Bảng : Tuổi của nữ công nhân trọ tại đường Kha Vạn Cân.
Tuổi
Số lượng nữ công nhân trong độ tuổi
Tỷ lệ phần trăm
14 tuổi
1
11.1
19 tuổi
1
11.1
21 tuổi
2
22.2
23 tuổi
2
22.2
25 tuổi
1
11.1
28 tuổi
1
11.1
33 tuổi
1
11.1
Nguồn : Từ cuộc điều tra thực địa tháng 4/2008
Qua bảng thống kê, ta thấy nữ công nhân được nghiên cứu phần lớn đang ở trong độ tuổi còn rất trẻ, đặc biệt có một chị mới có 14 tuổi. Mặc dù, cón rất trẻ nhưng chị đã lên thành phố làm việc được 2 năm vì gia đình gặp phải hoàn cảnh rất khó khăn. Vì chị không đủ tuổi để đi làm nên chị đang làm cho công ty tư nhân và phải chịu nhiều thiệt thòi. Họ cần có một cuộc sống đầy đủ, thoải mái về vật chất cũng như tinh thần. Thế nhưng, trên thực tế thị họ đã và đang sống một cuộc sống hết sức vất vả và thiếu thốn.
Về quê quán, đa số họ sống tại Miền trung - một vùng quê đầy gió và bão. Miền trung một vùng quê nghèo và thường gặp nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lụt… nên đời sống của người dân nơi đây hết sức khó khăn, và họ thường đi làm xa nhà để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống.
Về tình trạng hôn nhân, chỉ có hai chị đã lập gia đình và đã có con (22.2%), các chị còn lại chưa lập gia đình chiếm 77.7% trong số nữ công nhân nghiên cứu.
Về nguyên nhân các chị vào thành phổ Hồ Chí Minh để kiếm việc làm của các nữ công nhân chủ yếu là do gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo nên muốn vào thành phố kiếm việc làm vừa để tự nuôi bản thân, vừa phụ giúp gia đình. Nguyên nhân này chiếm 66.6% trong tổng số các nguyên nhân. Ngoài ra, có 2 chị trả lời nguyên nhân vào thành phố kiếm việc làm vì thấy bạn bè đi làm có tiền nên đi theo chiếm 22.2% trong tổng số các nguyên nhân. Và có 1 chị trả lời nguyên nhân vào đây kiếm việc làm chỉ vì muốn sống tại thành phố chiếm 11.1% trong tổng số các nguyên nhân.
Về thu nhập bình quân mỗi tháng, các chị thu nhập khoảng trên 1.000.000 đôngg/tháng. Cụ thể, có 4 chị thu nhập khoảng 1.200.000 đồng / tháng (44.4%); 2 chị thu nhập trong khoảng 1.300.000 đồng tháng (22.2%); có 2 chị thu nhập trong khoảng 1.000.000 đồng/tháng (22.2%) và có 1 chị thu nhập trong khoảng 1.100.000 đồng tháng (11.1%). Với mức thu nhập thấp, lại chi phí cho nhiều khoản nên đời sống của người công nhân hết sức khó khăn và chất vật.
II. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NỮ CÔNG NHÂN
Một thực trạng bất cập đang tồn tại khá phổ biến ở các thành phố lớn. Đó là đới sống vật chất của người công nhân hết sức khó khăn và thiếu thốn. Điều kiện sinh hoạt, ăn ở của họ rất khó khăn và tam bợ. Họ phần lớn phải sinh sống, ăn ở trong những căn phòng chật hẹp, không đảm bảo vệ sinh.
1. Đặc điểm khu nhà trọ
Vấn đề nhà ở là vấn đề bức xúc hàng đầu của công nhân lao động nước ta trong các khu lao động, các khu chế xuất ở các tỉnh thành phố công nghiệp tập trung. Phần lớn công nhân phải tự đi thuê nhà di nguời dân địa phương xây dựng, rất chật hẹp, không đảm bảo an toàn vệ sinh, phải chịu nhiều ô nhiễm, nhà vệ sinh, nhà tắm phải dung chung.
Đi một vòng quanh các dãy nhà trọ tại khu vực nghiên cứu, tôi thấy nhà trọ ở đây đã được xây dựng từ rất lâu, diện tích phòng trọ rất nhỏ, hệ thống phòng vệ sinh không được đảm bảo, rất mất vệ sinh.
Tại dãy trọ này có bốn mươi lăm phòng trọ với hai loại giá tiền cho thuê khác nhau. loại ba trăm ruỡi đồng một tháng sẽ có lát gạch bông, còn loại phòng giá ba trăm đồng một tháng thì là nền xi măng. Tuỳ mức thu nhập của mỗi người mà sẽ thuê cho mình loại phòng phù hợp. Nếu thêm người ở thì số tiền thuê phòng sẽ tăng lên, theo sự thoả thuận giữa nhà chủ và người thuê.
Diện tích trung bình mỗi phòng là khoảng 10m2, trung bình có ba người ở mỗi phòng, cộng với phương tiện đi làm thì diện tích còn lại chẳng đáng là bao để họ sinh hoạt các hoạt động khác.Thường khi tổ chức một hoạt động gì thì họ phải làm ngoài phòng trọ.
Chị P làm việc tại sí nghiệp Phương Nam cho biết: “ Phòng tôi có bốn người, trong phòng kê được một cái tủ vải Trung Quốc, hai kệ đựng xoong bát, phần diện tích còn lại thì đủ để bốn đứa ngủ”. Còn đối với phòng chị L làm việc tại công ty Duy Hưng thì chật chội hơn, phòng chị ở bốn người lớn và một cháu nhỏ, rất nóng và chật chội.
Với khoảng diện tích đó, việc ăn uống sinh hoạt của họ rất khó khăn. Đó là một điều dễ hiểu. Dù phải khó khăn, vất vả thế, nhưng khi được hỏi tại sao mấy chị không chuyển phòng thì được mấy chị cho biết rằng “để kiếm được phòng phù hợp với túi tiền của mình rất mệt, ở đâu cũng vậy. Ở đây, thế cũng tạm được rồi, cố gắng ở khổ để có đồng ra đồng vào.” (trích phỏng vấn sâu chị T làm việc tại công ty Phú Quang).
Nhà ở chật chội, tạm bợ của công nhân, không chỉ riêng công nhân tại khu vực này mà tình trạng này là tình trạng chung của đại đa số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trên các phương tiện thông tin cũng đã nói về thực trạng này
Như vậy, nơi ở của các chị tại đường Kha Vạn Cân cũng giống như bao nơi khác dành cho nữ công nhân nhập cự. Chị Phương Trang, công nhân may ở khu công nghiệp Vĩnh Lộc B, thuê nhà ở đường Nguyễn Văn Tố, xã vĩnh Lộc B, Bình Chánh cho biết: “ Phòng tôi hiện ở có năm người, tối ngủ chung trên hai tâm drap dưới nên gạch. Phòng chỉ kê được hai cái tủ áo vải trung quốc dùng cho năm đứa, một cái bàn nhỏ, một kệ để chén bán, cộng thêm ba chiếc xe đạp thế là hết chỗ, muốn nấu cơm phải mang ra ngoài hiên, nếu gặp hôm trời mưa thì năm đứa chỉ còn nước ăn cơm hộp”.(Theo www,giaoduc.edu.vn)
Hệ thống nhà vệ sinh tại dãy trọ này đã rất cũ, vả lại dùng chung nên thấy rất bất tiện và mất vệ sinh. Cả dãy phòng trọ chỉ có sáu phòng tắm và ba phòng toalet . Chúng ta chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng đủ để thấy nó bất tiện đến thế nào rồi. Cụ thể, cứ hai mươi người ở dãy trọ này phải dùng chung một cái nhà tắm và bốn mươi lăm người sử dung một cái toalet. Chúng ta hãy hình dung, vấn đề sẽ phức tạp đến cỡ nào nếu khi mọi người đi vệ sinh đụng phải nhau.
Vào các ngày chủ nhật, ngày nghỉ, lúc mọi người đều đi làm về thì số lượng người lúc này rất đông và việc sử dụng được phòng vệ sinh là rất khó, đế dùng được nó nhiều lúc phải đợi đến khuya, phải rất vất vả mới đến lượt mình sử dụng.
Chị G là việc tại công ty Sung Hyun VN cho biết: “Tôi đi làm từ sáng đến tối, khoảng tám chín giờ tôi mới về đến nhà, muốn tắm rửa sạch sẽ, rồi ăn cơm, tranh thủ đi ngủ sớm mai còn đi làm tiếp.Nhưng khi nào tôi cũng phải đợi đến mười giờ mới tắm được, giặt giũ, ăn cơm xong đến mười một giờ hơn mới đi ngủ đựợc”.
Còn đối với chị P nhiều lúc gặp phải hoàn cảnh rất khổ: “Bữa nào tăng ca về đến nhà là tám giờ rưỡi, đợi mọi người tắm xong, đến lượt mình nhiều lúc bị cúp nước thì phải khuya mới tắm được, có bữa đợi mãi không có, đành đi ngủ, sáng phải dạy sớm để tắm, rồi còn đi làm”
Việc sử dụng phòng vệ sinh, họ cũng phải tranh thủ thời gian để được sử dụng nó: “Nếu bữa nào ở nhà, phải tắm sớm, rồi mới đi làm việc khác, nếu có việc thì phải chấp nhận tắm muộn. Nhưng ai cũng tranh thủ như mình nên nhiều lúc cũng phải đợi, nhưng nó vẫn sớm hơn vào những ngày đi làm”.Ngoài ra, nhiều lúc họ cũng gặp phải hoàn cảnh trớ trêu khi đi vệ sinh: “Có khi mình muốn đi vệ sinh, đụng phải có người nên phải chạy sang dãy trọ đứa bạn đi nhờ”.
Có thể nói rằng, cuộc sống của người công nhân gặp khó khăn đủ thứ, ngay cả một hoạt động rất thiết yếu đối với con người mà họ cũng phải tranh thủ thời gian, phải rất vất vả mới sử dụng được chúng.
Nhà trọ là nơi để họ về nhà nghỉ ngơi sau một ngày làm việc cật lực trên xí nghiệp, lấy lại sức lao động để ngày mai đi làm tiếp. Nhưng với điều kiện khó khăn, vất vả như thế thì họ khó có thể có sức khoẻ để làm việc lâu dài được.
Đây là một thực trạng đã xảy ra rất lâu đối với công nhân , nhưng hiện nay, chưa có một giải pháp nào thực sự để hạn chế thực trạng này. Người công nhân phải đang hằng giờ, hằng ngày phải chịu đựng tình trạng này. Và nếu để lâu dài, chắc chắn nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức lao động của công nhân.
2. Chế độ dinh dưỡng.
Người công nhân dường như vắt kiệt hết sức lực của mình khi cả ngày làm việc cật lực trên công ty, về đến nhà họ chỉ cảm thấy mệt mỏi và uể oải rất nhiều. Thế nhưng, tiền lương mà họ nhận được chẳng thấm vào đâu so với công sức mà họ bỏ ra. Thêm vào đó, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của họ tại công ty cũng như ở nhà không đảm bảo. Điều đó, đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của công nhân.
Thời gian phần lớn của người công nhân, phải làm việc trên công ty. Trung bình một ngày người công nhân phải từ 10h đến 12 h / ngày, thậm chí có ngày làm việc từ 14h đến 16h. Trong khoảng thời gian, họ làm việc hết sức vất vả và cực nhọc, họ phải vắt hết sức của mình để làm việc, họ đã tạo ra một số lượng sản phẩm khổng lồ cho công ty. Nhưng hầu hết, các xí nghiệp không thấy được vai trò to lớn của công nhân, họ xem công nhân như những cỗ máy làm việc, rất ít quan tâm đến người công nhân, mà cụ thể là chế độ ăn uống và chế độ nghỉ ngơi.
Tại công ty, chế độ ăn uống của công nhân không được đảm, không chất lượng. Lượng thức ăn mà họ dùng ăn không đủ no và không ngon tý nào để họ dùng cho no sau một buổi làm việc cật lực.
“ Thức ăn tại công ty ít lắm, nhiều lúc ăn có no đâu. Mà cũng phải gắng để làm việc, về đến nhà là lăn ra ngủ như chết” (trích phỏng vấn sâu với chị T làm việc tại công ty Việt Lập)
Đặc biệt vào những hôm tăng ca, người công nhân phải làm việc trong tình trạng trong bụng chẳng còn gì cả.
“Sáng chỉ ăn một nắm xôi nhỏ, thức ăn trong công ty lại ít và dở nên đâu có no. Vào những bữa tăng ca, làm việc tưởng như phải ngất xỉu trên bàn máy luôn ấy”(trích phỏng vấn sâu với chị G làm việc tại công ty Sung Hyun )
Ngoài ra, có xí nghiệp thức ăn cho công nhân không có đảm bảo, không có chất lượng chút nào.
“ Có nhiều bữa ăn trứng mà đâu có nghe mùi trứng đâu. Hình như người ta bỏ thêm bột vào quậy thì phải” (trích phỏng vấn sâu với chị M làm việc tại công ty Collan). Hay: “Thức ăn công ty chán lắm, chỉ có vài cọn