Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ thông qua việc đóng góp các yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng cũng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, tăng cường xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách cũng nhiều lợi ích khác mà nó đã mang lại cho Việt Nam. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế cũng như góp phần mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển mới.
Chính những tác động to lớn của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới là lý do em chọn đề tài “ Thực trạng FDI Việt Nam” làm đề tài cho bài tập lớn của mình. Bài tập lớn này tập trung tìm hiểu để giải quyết những câu hỏi lớn như: thái độ chung của Việt Nam với nguồn vốn FDI? Cơ cấu theo ngành của FDI ở Việt Nam? Xu hướng dài hạn của dòng và lượng FDI lũy kế?.
13 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5209 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng FDI Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ thông qua việc đóng góp các yếu tố quan trọng của sự tăng trưởng cũng như bổ sung nguồn vốn đầu tư, tăng cường xuất khẩu, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách cũng nhiều lợi ích khác mà nó đã mang lại cho Việt Nam. Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua, qua đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế cũng như góp phần mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển mới.
Chính những tác động to lớn của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong suốt hơn 20 năm đổi mới là lý do em chọn đề tài “ Thực trạng FDI Việt Nam” làm đề tài cho bài tập lớn của mình. Bài tập lớn này tập trung tìm hiểu để giải quyết những câu hỏi lớn như: thái độ chung của Việt Nam với nguồn vốn FDI? Cơ cấu theo ngành của FDI ở Việt Nam? Xu hướng dài hạn của dòng và lượng FDI lũy kế?...
Do kiến thức còn hạn hẹp và thời gian không cho phép nên chắc chắn bài tập lớn của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong nhận được những lời đóng góp sửa chữa của cô
Em xin chân thành cảm ơn!
I, Thái độ chung của Việt Nam với FDI
Như chúng ta đã biết, sau đại hội VI đất nước ta tiến hành mở cửa đổi mới. Thoát khỏi thời kì bao cấp, nền kinh tế nước ta lam vào tình trạng trì trệ, kém phát triển, khoa học kĩ thuật lạc hậu, đời sống nhân dân khổ cực. Trước thực trạng đó, Đảng ta đã đề ra đường lối thực hiện CNH - HĐH đất nước. Để thực hiện CNH - HĐH đất nước, cần phải có nguồn vốn đầu tư đủ lớn, kích thích đầu tư cả trong và ngoài nước, tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến...Nhưng khó khăn lớn nhất chính là Việt Nam đều thiếu những yếu tố đó. Có thể khái quát những khó khăn mà Việt Nam mắc phải trong thời kì đó như sau:
Thứ nhất, sau khi giành độc lập, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn như: trình độ phát triển kinh tế còn thấp, GDP và GNP tính theo đầu người thấp nên khả năng tích lũy vốn kém. Mặt khác, trước tình hình chính trị lúc bấy giờ, nhiều người còn chưa yên tâm bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh. Trong khi đó, muốn tiến hành CNH - HĐH đất nước, nhu cầu vốn đầu tư để phát triển là rất lớn. Như vậy, Việt Nam đang mắc phải tình trạng thiếu vốn trầm trọng.
Thứ hai, trước thực trạng trong nước như vậy, nhà nước Việt Nam cần phải bỏ ra số vốn rất lớn cho những việc giải quyết tình trạng đời sống của nhân dân mà không có điều kiện tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên như xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội...
Thứ ba, khoa học công nghệ ở trình độ thấp, kém phát triển, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thấp. Đổi mới và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới là một yêu cầu cấp thiết đối với Việt Nam trong thời kì đó.
Ngoài ra, Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn khác như trình độ lao động thấp, khả năng quản lý yếu kém gây ra tình trạng lãng phí, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả....
Trong khi đó, xu hướng toàn cầu hóa đang dần hình thành. Trước tất cả những khó khăn trên, cũng như trước xu thế ấy, Việt Nam cần phải có những chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước phát triển khác để đạt được mục tiêu của mình. Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách thích hợp để thu hút FDI như: cải cách hệ thống thuế quan trong nước, đơn giản hóa thủ tục hành chính, có những ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài...
Vì vậy có thể khẳng định, Việt Nam cần có nguồn vốn FDI bên cạnh các hình thức đầu tư khác để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của mình. Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ xây dựng hành lang pháp lý đủ mạnh để hướng hoạt động đầu tư FDI theo hướng có lợi cho sự phát triển của mình trên con đường hội nhập.
II, Xu hướng dài hạn của dòng và lượng FDI lũy kế
Để đưa ra những nhận xét về xu hướng dài hạn của dòng và lượng FDI vào Việt Nam, chúng ta hãy cũng nhìn lại tình hình tổng quan FDI vào Việt nam trong giai đoạn từ 1987 - 2009
Trong thập niên 80 và đầu thập niên 90, dòng FDI vào Việt Nam còn nhỏ. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ là 213 triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, con số FDI đăng ký đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng ký lên đến 8,6 tỷ đô-la Mỹ. Có sự tăng mạnh mẽ của FDI là do trong thời kì đổi mới, Việt Nam thực sự là một thị trường tiềm năng với lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ...
Trong khoảng thời gian 1991-1996, FDI đóng một vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và đã có những đóng góp cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1997-1999, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc của nguồn FDI đăng ký, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999, một phần là do khủng hoảng tài chính châu Á. Cuộc khủng hoảng tài chính này đã gây lên sự lo ngại về sự bất ổn của thị trường châu Á, do đó đã làm cho thị trường châu Á trở nên kém hấp dẫn hơn.
Giai đoạn 2000-2007: Nhìn chung, trong giai đoạn này lượng FDI vào Việt Nam tăng mạnh và đạt kỉ lục vào năm 2007 với tổng vốn đầu tư đăng kí là 21,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 8,03 tỷ USD.
Giai đoạn 2008 - 2009: Trong hai năm này, Việt Nam đã thu hút được các dự án lớn, sử dụng công nghệ cao và có khả năng tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh. Cụ thể như sau:
- Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25%năm 2007 (8 tỷ USD).
- Lao động: 16 vạn người, tăng 6,7% so với năm 2007;
- Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007.
Trước những diễn biến của tình hình FDI vào Việt Nam từ 1987 - 2009, có thể đưa ra nhận xét: Nhìn chung, lượng FDI vào Việt Nam ngày càng tăng dần cả về số vốn đăng kí và số vốn thực hiện. Sở dĩ như vậy vì Việt nam đã xây dựng những lợi thế riêng cho mình để trở thành một địa điểm hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bằng chứng là theo tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ), Việt Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo…Đặc biệt, theo nhận định của các chuyên gia, lượng FDI vào các ngành công nghiệp ngày càng giảm trong khi vào các ngành dịch vụ, y tế, các ngành công nghệ cao.. lại tăng mạnh. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu vốn FDI đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009. Nếu như năm đầu của thế kỷ này, vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 85%, thì tới năm vừa qua, khu vực này chỉ còn chiếm 22% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó, vốn FDI vào lĩnh vực dịch vụ có xu hướng ngược chiều, khi tăng từ 7% lên 77%, cũng trong cùng giai đoạn với các con số thống kê kể trên.
III, Cơ cấu FDI theo ngành và lĩnh vực
Ngành
Số dự án
Vốn đăng kí (triệu USD)
Nông nghiệp và lâm nghiệp
535
3600,7
Thủy sản
162
535,4
Công nghiệp khai thác mỏ
126
10583,6
Công nghiệp chế biến
6778
81247,8
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
31
1941,4
Xây dựng
396
7300,1
Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình
137
696,7
Khách sạn và nhà hàng
308
8970,8
Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc
295
6954,4
Tài chính, tín dụng
66
925,3
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn
1788
37894,6
Giáo dục và đào tạo
113
233,5
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
61
994,3
HĐ văn hóa và thể thao
116
1689,3
HĐ phục vụ cá nhân và cộng đồng
69
39,3
Ta có bảng tổng hợp như sau:
Ngành
Tổng (triệu USD)
Tỷ lệ (%)
Nông, lâm, ngư nghiệp
4136,1
2,53
Công nghiệp
91831,4
56,13
Xây dựng
7300,1
4,46
Tài chính, tín dụng
925,3
0,56
Dịch vụ
59414,4
36,32
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy lượng FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (56,13%), tiếp theo là dịch vụ (36,32%), và ít nhất là đầu tư vào tài chính, tín dụng (0,56%). Có thể lượng FDI đầu tư vào tài chính, tín dụng ít là do nền kinh tế Việt Nam còn quá nhỏ và chưa thực sự ổn định, do đó chưa tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư tài chính. Bên cạnh đó có thể thấy rằng lượng FDI đầu tư vào nông, lâm và ngư nghiệp cũng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (chỉ khoảng 2,53
IV, Những nước chủ đầu tư chính vào Việt Nam (1988-2008)
Nước
Số dự án
Tổng vốn (triệu USD)
Đài Loan
2135
20951,9
Malaysia
340
18005,6
Nhật Bản
1102
17362,2
Singapore
733
17071
Hàn Quốc
2153
16666,3
Theo tổng cục thống kế Việt Nam, tính đến năm 2008, nước đầu tư FDI trực tiếp vào Việt nam nhiều nhất là Đài Loan. Lĩnh vực mà các nhà đầu tư Đài Loan đầu tư chủ yếu vào Việt Nam là may mặc, giầy da...là các ngành cần sử dụng nhiều lao động. Các doanh nghiệp này sẽ giảm bớt chi phí, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế do giá nhân công tại Việt Nam rất rẻ. Do đó, đối với doanh nghiệp Đài Loan, thị trường Việt nam luôn là thị trường tiềm năng và có sức hấp dẫn lớn.
Tuy nhiên, nếu tính trên tổng số vốn FDI đã thực hiện thì Nhật Bản lại là nước dẫn đầu với 4131 tỷ USD, tiếp theo là Singapore với 3419 tỷ USD.
V, Vai trò của FDI với nền kinh tế Việt Nam
Có thể khẳng định rằng FDI có một vai trò rất to lớn đối với quá trình phát triển kinh tế xac hội của Việt Nam sau 20 năm đổi mới.
Đóng góp quan trọng và dễ thấy nhất là tăng cường vốn đầu tư cho nền kinh tế.
Nếu như năm 2001, vốn FDI giải ngân khoảng 2,451 tỷ USD thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên đến 8,100 tỷ USD. Tính chung từ 1988 đến này, số vốn FDI giải ngân vào khoảng 40 tỷ USD. Đóng góp của FDI trong tổng vốn đầu tư xã hội cũng có sự biến động lớn. Năm 1990, FDI chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, năm 1995 con số này đã tăng lên đến 32,5%. Tuy nhiên trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ này đã giảm dần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. Trong hai năm 2006-2007, chiếm khoảng 16%.
FDI kèm theo chuyển giao công nghệ vào Việt Nam.
Việc các doanh nghiệp đầu tư FDI vào Việt Nam luôn kèm theo việc đào tạo lại lao động, hình thành đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ. Khảo sát cho thấy có khoảng 44% doanh nghiệp thực hiện đào tạo lại lao động để thích nghi với công nghệ tiên tiến
Ngoài ra, FDI còn giúp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại.
Thời kỳ 1996 - 2000, xuất khẩu của khu vực FDI đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%, tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong 3 năm từ 2005-2007. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam tăng lên rất nhanh, từ 18,398 triệu USD năm 1996 tăng lên đến 30,120 triệu USD năm 2000 và đạt tới 84,015 triệu USD năm 2006.
FDI góp phần tăng thêm việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.
Tính đến năm 2007 khu vực có vốn FDI đã tạo ra 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở trong và ngoài nước.
Ngoài ra, FDI còn đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thời kỳ 1996-2000, không kể dầu thô, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách 1,49 tỷ USD. Con số này tăng lên 3,6 tỷ USD trong giai đoạn 2001 - 2005, đạt mực tăng bình quân là 24%.năm. Và con số này đã tăng lên hơn 3 tỷ USD trong hai năm 2006- 2007
Cụ thể, FDI tác động cụ thể vào từng lĩnh vực như sau:
a, Về kinh tế:
● Nông nghiệp:
i, FDI góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm.
Mặc dù nguồn vốn đầu tư còn hạn chế (2,53%) song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây.
ii, Các dự án đầu tư FDI vào nông nghiệp tuy không lớn nhưng đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định.
Các dự án FDI vào nông nghiệp giúp hàng vạn hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…, góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, để thu hút hơn nữa nguồn vốn FDI vào nông nghiệp cần cải thiện các thủ tục hành chính, ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp và trong thời gian tới phải tăng cường công tác đạo tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
●Công nghiệp:
Đầu tư FDI đem đến cho nền công nghiệp nước ta nhiều lợi ích:
i, Đầu tư nước ngoài đã đóng góp đáng kể vào giá trị sản lượng công nghiệp, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng công nghiệp của cả nước.
Vai trò của đầu tư nước ngoài trong cơ cấu công nghiệp cả nước đang ngày càng được củng cố. Điều này được thể hiện thông qua tỷ trọng của đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp tăng dần từ 16,9% (1991) lên 23,65% (1995), 26,5% (1996) lên tới 41,3% năm 2000, và 36,4% (2006) và 43,8% giá trị sản lượng công nghiệp (2007) tương đương với khu vực doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ tăng trưởng cao của khu vực công nghiệp có vốn FDI đã đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Chất lượng của các dự án FDI vào lĩnh vực công nghiệp đang có sự cải thiện rõ rệt. Có thêm nhiều dự án quy mô lớn, áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều dự án đầu tư theo các nhóm liên kết ngành- đây cũng là cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển trong thời gian tới.
ii, Việc đầu tư nước ngoài trong công nghiệp phát triển nhanh cũng đã tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, góp phần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước.
Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp cũng được nâng cao thông qua việc áp dụng các công nghệ, máy móc và thiết bị sản xuất hiện đại, phương pháp quản lý tiên tiến từ các dự án FDI, tạo điều kiện ra đời và thay đổi diện mạo của nhiều ngành công nghiệp như khai thác dầu khí, sản xuất, lắp ráp ôtô, điện tử và công nghệ thông tin, thiết bị kỹ thuật điện và điện gia dụng, chế biến thực phẩm và đồ uống, các ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực như dệt may, giày dép... thu hút hàng hàng trăm ngàn lao động...
Ngoài ra, đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp đã gián tiếp đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, được tiếp xúc với công nghệ mới, cũng như các kỹ năng quản lý tiên tiến, kỷ luật công nghiệp chặt chẽ.
● Dịch vụ:
Ngành dịch vụ càng ngày càng chiếm một thị phần lớn của thương mại toàn cầu. Khu vực dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ du lịch, qua tài chính cho đến lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... FDI vào Việt Nam ngày càng nhiều va dòng vốn đang có sự chuyển dịch cơ cấu “chảy” mạnh vào lĩnh vực dịch vụ.
Tổng vốn đăng kí vào dịch vụ chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký của cả nước trong năm 2007 vừa qua, trong đó tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%).
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, cộng thêm với việc đời sống nhân dân Việt Nam ngày càng được nâng cao, việc đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư quốc tế.
b, Về mặt xã hội:
Các dự án FDI đa góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng xuất khẩu qua đó cải thiện cán cân thương mại. Hơn nữa, việc thực hiện dự án FDI còn tạo ra việc làm cho người lao động của Việt Nam, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp. Không chỉ có vậy, các lao động làm trong khu vực có vốn FDI còn được hưởng mức lương cao hơn các khu vực khác. Vì vậy, FDI góp phần cải thiện đời sống nhân dân, giảm tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam.
VI, Thực trạng dòng FDI ra ở Việt Nam trong những năm gần đây
Tính đến hết năm 2007, Việt Nam còn 249 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 1,39 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 927 triệu USD, chiếm 66,8% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 5,58 triệu USD/dự án. Qua từng giai đoạn quy mô vốn đầu tư đã thay đổi theo chiều hướng tăng dần, điều này cho thấy tác động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như sự tích cực tham gia của các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, trong đó phải nói tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Trong giai đoạn 1989-1998, Việt Nam có 18 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 0,76 triệu USD/dự án.
Trong giai đoạn 1999-2005, Việt Nam có 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với thời kỳ 1989-1998; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 4,27 triệu USD/dự án, cao hơn giai đoạn 1989-1998.
Từ năm 2006, Việt Nam có 100 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 816,49 triệu USD, tăng 45% về và gấp 40 lần tổng vốn đầu tư đăng ký so với giai đoạn 1999-2005; quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 8,16 triệu USD/dự án, cao hơn thời kỳ 1999-2005.
a) ĐTRNN phân theo ngành :
Các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp với 100 dự án, tổng vốn đầu tư là 893,6 triệu USD, chiếm 40,16% về số dự án và 64,3% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài. Các dự án đầu tư công nghiệp lớn tiêu biểu như dự án Thủy điện Xekaman 3 của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Việt – Lào với tổng vốn đầu tư 273 triệu USD, dự án thăm dò khai thác dầu khí tại Angiêri của Tập đoàn dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 243 triệu USD...
Tiếp theo là đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp với 53 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 286 triệu USD, chiếm 21,3% về số dự án và 20,57% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ (96 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là 210,4 triệu USD, chiếm 38,5% về số dự án và 15,14% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài). Trong đó, có một số dự án lớn như: dự án đầu tư sang Campuchia để khai thác mạng viễn thông di động của Công ty viễn thông quân đội Viettel với tổng vốn đầu tư 27 triệu USD, dự án đầu tư sang Liên bang Nga để xây dựng trung tâm thương mại..
Còn lại là các dự án có quy mô vừa và nhỏ đầu tư vào các địa bàn như Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc....
b) ĐTRNN phân theo đối tác:
Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng chủ yếu tại:
Châu Á có 167 dự án, tổng vốn đầu tư là 751,03 triệu USD, chiếm 67% về số dự án và 54% tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong đó tập trung nhiều nhất tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với 86 dự án, tổng vốn đầu tư là 583,8 triệu USD. Phần lớn các dự án đầu tư sang Lào trong lĩnh vực công nghiệp nhiệt điện, trồng cao su, khai thác khoáng sản...
Châu Phi có 2 dự án thăm dò, khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư 360,36 triệu USD, chiếm 23,5% tổng vốn đầu tư đăng ký
Châu Âu có 37 dự án, tổng vốn đầu tư là 463,84 triệu USD, chiếm 14,6% về số dự án và khoảng 10% tổng vốn đầu tư đăng ký, trong đó, Liên bang Nga có 12 dự án, tổng vốn đầu tư là 78 triệu USD.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng trên lớp “ Đầu tư nước ngoài” - giảng viên Phan Thị Vân
2. Website Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và