Đề tài Thực trạng hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trên thị trường tài chính

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo". Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn. Được nhà nước bảo hộ nhưng NHCSXH vẫn luôn từng bươc đổi mới , phát triển linh hoạt , ngày càng xã hội hoá để theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của đất nước . Bởi thế mà trên thị trường tài chính ,một sản phẩm của nền kinh tế thị trường ,cũng không thể thiếu sự có mặt của NHCSXH . Với nhiều hoạt động huy động vốn có hiệu quả , NHCSXH đã biến TTTC thành công cụ hữu hiệu trong chính sách phát triển của mình.

doc23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4320 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam trên thị trường tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 1. Giới thiệu về ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) 4 1.1 Sơ lược về NHCSXH VN: 4 1.2 Đối tượng phục vụ: 4 1.3 Chức năng: 4 2. Hoạt động của NHCSXH trên TTTC: 5  Họat động của ngân hàng chính sách trên thị trường tiền tệ: 5  Họat động của ngân hàng chính sách trên thị trường vốn: 6  Huy động vốn: 6  Vốn đi vay 9  Cho vay vốn: 10 3. Thành tựu, tồn tại và nguyên nhân: 14 3.1 Thành tựu NHCSXH đạt được trong những năm qua: 14  Giúp các hộ gia đình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế 14  Tạo cầu nối cho nhà nước thực hiện các chính sách xã hội 14  Tiếp sức cho học sinh, sinh viên đến trường: 15  Hỗ trợ tạo điều kiện xuất khẩu lao động, giải quyết việc làm: 15  Thực hiện tốt các chiến dịch cho vay hỗ trợ bảo vệ cuộc sống nông thôn: 15 3.2 Tồn tại, nguyên nhân 16 4. Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHCSXH trên TTTC 18 4.1 Giải pháp 18 4.2 Một số kiến nghị: 19  Kiến nghị đối với nhà nước, NHTW: 19  Kiến nghị đối với chính quyền các cấp: 20  Kiến nghị đối với bản thân NHCSXHVN: 20 LỜI KẾT 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 LỜI MỞ ĐẦU Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được thành lập là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về "xóa đói giảm nghèo". Hoạt động của NHCSXH là không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.  Được nhà nước bảo hộ nhưng NHCSXH vẫn luôn từng bươc đổi mới , phát triển linh hoạt , ngày càng xã hội hoá để theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng của đất nước . Bởi thế mà trên thị trường tài chính ,một sản phẩm của nền kinh tế thị trường ,cũng không thể thiếu sự có mặt của NHCSXH . Với nhiều hoạt động huy động vốn có hiệu quả , NHCSXH đã biến TTTC thành công cụ hữu hiệu trong chính sách phát triển của mình. Giới thiệu về ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) 1.1 Sơ lược về NHCSXH VN: - Ngân hàng Chính sách xã hội, viết tắt là NHCSXH được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ-TTg ngày 4 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. - Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, với vốn điều lệ ban đầu là 5 nghìn tỷ đồng và được cấp bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. - Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là 99 năm. - NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán;tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%(không phần trăm;không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi;được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. - Bộ máy quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm: Hội đồng quản trị tại Trung ương, 64 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp tỉnh, thành phố và hơn 660 Ban đại diện Hội đồng quản trị cấp quận, huyện. 1.2 Đối tượng phục vụ: - Hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. - Các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. - Các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,khu vực II và III. 1.3 Chức năng: - Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; Tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo. - Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác; vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Vay Ngân hàng Nhà nước. - Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi chính phủ trong nước và nước ngoài. - Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. - Ngân hàng Chính sách xã hội có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nước. - Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ:  + Cung ứng các phương tiện thanh toán.  + Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước  + Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng tiền mặt.  + Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. - Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác. Hoạt động của NHCSXH trên TTTC: Họat động của ngân hàng chính sách trên thị trường tiền tệ: - Ngân hàng tiến hành cho vay ngắn hạn đối với các cá nhân hộ gia đình nghèo có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, áp dụng cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng :chăn nuôi gia súc, gia cầm,trồng cây lương thực, hoa màu có thời gian sinh trưởng dưới 12 tháng, các họat động dịch vụ kinh doanh nhỏ. - Để đáp ứng nguồn cho vay thì Ngân hàng chính sách xã hội tiến hành huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác. Số liệu thực tế: Bảng 1: tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của NHCSXH qua các năm STT  CHỈ TIÊU  NĂM 2006  NĂM 2007  NĂM 2008   A  Tổng nguốn vốn :  25.410  36.052  53.843    - Tiền gửi của khách hàng  14.092  14.330  17.466    - Trong đó: + tiền gửi >12 tháng  7.201  10.606  11.302    Tỷ trọng  51%  74%  65%    + tiền gửi < 12 tháng  6891  3724  6164    Tỷ trọng  49%  26%  35%   B  Tổng dư nợ:  24.140  34.940  52.400    Trong đó : + Dư nợ trung, dài hạn  19.558  29.716  46.636    Tỷ trọng  81%  85%  89%    + Dư nợ ngắn hạn  4582  5224  5764    Tỷ trọng  19%  15%  11%   - Theo bảng số liệu trên ta thấy lượng tiền gửi của khách hàng kì hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cũng khá lớn nhưng có xu hướng giảm qua các năm. - Tuy nhiên ngân hàng thực hiện tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng với tỷ trọng thấp, chủ yếu cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn. Việc này phù hợp với mục đích vay mượn tiền của khách hàng là những đối tượng thuộc diện nghèo vay vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nên ít khi có khả năng hoàn vốn trong ngắn hạn. Chính vì vậy, hoạt động của NHCSXH trên TTTT còn hạn chế. Họat động của ngân hàng chính sách trên thị trường vốn: Huy động vốn: Bên cạnh nguồn vốn ổn định do Nhà nước cấp, NHCSXHVN còn có các hoạt động huy động vốn từ nhiều nguồn, nhằm tận dụng được số vốn nhàn rỗi trong xã hội, giảm được áp lực cho ngân sách quốc gia, các kênh huy động vốn mà NHCSXH thường dùng là: Tiền gửi có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác Tiền tiết kiệm của người nghèo Thông qua số liệu về tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của NHCSXHVN trong những năm 2006, 2007, 2008 (bảng 1) ta có thể thấy tiền gửi từ khách hàng luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu nguồn vốn, tuy nhiên tỉ trọng này có xu hướng ngày càng giảm dần. Cụ thể là tỉ trọng nguồn vốn tiền gửi khách hàng trong tổng nguồn vốn năm 2006 là 55.45%, đến năm 2007 giảm còn 39.75%, năm 2008 là 32.43%. Lượng tăng tuyệt đối của số dư tiền gửi có tăng song lại ít so với nhu cầu giải ngân thực tế ngày càng tăng do chính sách mở rộng mục đích cho vay cũng như đối tượng cho vay (hssv, hộ nghèo…), trong đó, khoản tiền gửi có kì hạn trên 12 tháng vốn giữ vai trò quan trọng đối với mục đich cho vay dài hạn của NHCSXH cũng có xu hướng ngày càng giảm dần về tỉ trọng. So với nhu cầu vay vốn ngày càng tăng từ học sinh sinh viên, các hộ nghèo cần được hỗ trợ trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì NHCSXHVN cần tăng cường huy động vốn từ những nguồn khác, cụ thể là trong năm 2009, NHCSXH VN vẫn còn thiếu khoảng 5000 tỷ đồng giải ngân theo chính sách tăng trưởng tín dụng của chính phủ. Bên cạnh nguồn vốn ổn định từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng Nhà nước bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam có trả lãi theo thoả thuận theo quy định, NH đã có những đợt phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh dự kiến sẽ phát hành trong năm 2009, 2010. Tuy nhiên, kết quả đấu thầu trái phiếu không thành công như mong đợi. Năm 2009, lượng trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng được Chính phủ bảo lãnh đã không tìm được trái chủ, bởi lãi suất do người mua yêu cầu cao hơn hẳn lãi suất trần. Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, có 4 thành viên tham gia đấu thầu lượng trái phiếu này hôm 11/8. Lượng trái phiếu này do Ngân hàng Chính sách Xã hội phát hành với mệnh giá 100.000 đồng và trả lãi sau. Lãi suất thấp nhất do các thành viên đưa ra là 9,5% mỗi năm và cao nhất là 10,6%, trong khi lãi suất trần là 9,1%. Đợt phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu ngày 16/3/2009 cũng cùng chung số phận khi 5 thành viên tham gia đấu thầu đặt mức lãi suất thấp nhất là 8.5%/năm, trong khi lãi suất trần là 7.45%/năm. Từ đầu năm 2009 đã có gần 10 phiên đấu thầu trái phiếu, nhưng phần lớn đều thất bại, do lãi suất người mua yêu cầu cao hơn lãi suất trần của Bộ Tài chính. Song, vẫn có các cuộc đấu thầu thu được thành công, chẳng hạn như: Ngày 16/4/2010 phát hành được 500 000 trái phiếu mệnh giá 100 000 đồng, lãi suất coupon 12%/năm. Ngày 11/5/2010 đã phát hành được 5 500 000 trái phiếu mệnh giá 100 000 đồng, lãi suất coupon 11.7%/năm… Nhìn chung, việc phát hành trái phiếu năm 2009 đã giúp NHCSXH đạt được chỉ tiêu tăng 5000 tỷ đồng vốn giải ngân theo kế hoạch. Tuy không thành công trọn vẹn nhưng việc phát hành trái phiếu cũng đã góp phần giải quyết bài toán giải ngân cho NHCSXH. Ngoài ra, NHCSXH còn có hoạt động huy động vốn thông qua việc nhận tiền gửi tiết kiệm từ người nghèo, từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng, tài chính, đồng thời tạo thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay, bắt đầu từ tháng 4/2010, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lạng Sơn đã có số dư tiền gửi tiết kiệm của hộ nghèo, số dư không ngừng tăng lên, đến nay được trên 2.425 triệu đồng với 1.655/2.924 Tổ TK&VV có số dư tiền gửi, đạt 56,6%. Vốn đi vay NHCSXH đã tập trung huy động nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác theo kế hoạch tín dụng chủ yếu từ các nguồn: -Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước -Vay Tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam -Vay Ngân hàng Nhà nước -Vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước -Vốn nhận ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước. Số liệu thực tế từ NHCSXH Việt Nam 2008 và 2009 Năm 2008 - Nguồn vốn tồn ngân KBNN tăng 8.500 tỷ đồng; - NHNN tăng 2.974 tỷ đồng; - Nhận vốn cho vay của các chương trình tăng 370 tỷ đồng. - Đặc biệt là Chính phủ đã bố trí nguồn vốn cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn từ nguồn vốn không lãi và lãi suất thấp. NHCSXH cũng đã chủ động huy động vốn từ các NHTM, huy động trên thị trường để đáp ứng nhu cầu cho vay. Mặc dù có rất nhiều khó khăn trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế năm 2008, việc khai thác huy động vốn trên thị trường do lãi suất trên thị trường tăng cao, diễn biến phức tạp song NHCSXH đã nỗ lực tập trung huy động mọi nguồn vốn đáp ứng đủ nhu cầu giải ngân cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tính đến 31/12/2008, tổng nguồn vốn đạt 54.610 tỷ đồng, tăng 18.559 tỷ đồng so với năm 2007, tỷ lệ tăng 51%. Đây là sự tăng trưởng vượt bậc về nguồn vốn đáp ứng tăng trưởng dư nợ, là một năm tăng trưởng cao nhất kể từ khi thành lập NHCSXH, đạt 102% kế hoạch năm 2008 Thủ tướng Chính phủ giao. Năm 2009 Theo báo cáo, Tổng nguồn vốn đạt 74.467 tỷ đồng, trong đó: - Vốn điều lệ đạt 9.488 tỷ đồng, - Nguồn vốn cấp để cho vay các chương trình tín dụng đạt 5.636 tỷ đồng, - Vốn ngân sách địa phương 2.008 tỷ đồng, - Vốn vay lãi suất thấp 30.477 tỷ đồng, - Vay Ngân hàng Nhà nước 16.796 tỷ đồng và Kho bạc Nhà nước 13.099 tỷ đồng, - Vay và nhận uỷ thác nước ngoài 582 tỷ đồng, - Nguồn vốn huy động và vay lãi suất thị trường 22.982 tỷ đồng, - Còn lại là các quỹ và vốn khác. Cho vay vốn: Hộ nghèo: Cho vay  hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (lãi suất trong hạn là 0.9%/tháng) Cho vay hộ nghèo thuộc các khu vực khác (lãi suất trong hạn là 0.65%/tháng) Số liệu thực tế: Ngân hàng  Hộ nghèo ở vùng III và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa Chính sách - xã hội Yên Bình: NHCSXH huyện Yên Bình (Yên Bái) đã cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn huyện vay gần 6 tỷ 500 triệu đồng để phát triển kinh tế và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, nâng tổng dư nợ của Ngân hàng lên trên 138 tỷ đồng, trong đó, dư nợ hộ nghèo đạt gần 59 tỷ đồng, chiếm trên 42% tổng dư nợ. Cầu nối giúp hộ nghèo sản xuất hàng hóa: Với phương châm: “Hoạt động vì người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với kênh tín dụng ưu đãi của Nhà nước”.Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động (tính đến đầu tháng 1/2010), NHCSXH tỉnh Yên Bái có tổng dư nợ đạt 963 tỷ đồng (tăng 260 tỷ so với năm 2008), giải quyết cho 31.047 lượt khách hàng vay vốn, góp phần tạo việc làm mới cho 17.500 lao động ở địa phương, giúp 8195 hộ thoát nghèo 144000 hộ nghèo được vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội: Bà Hà Thị Hạnh - Tổng giám đốc NHCSXH VN cho biết:  năm 2009 NHCSXHVN đã cùng với cả nước thực hiện khá hiệu quả Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về giảm nghèo nhanh và bền vững tại 62 huyện nghèo. Theo đó, đã có 144 nghìn hộ nghèo ở 887 xã thuộc 62 huyện nghèo được vay vốn, với dư nợ gần 700 tỷ đồng, lãi suất cho vay bằng 0%. Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2010 toàn hệ thống NHCSXHVN tập trung huy động nguồn vốn và cho vay các chương trình ưu đãi, đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng giao. Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề (lãi suất trong hạn 0.5%/tháng): Tính đến hết tháng 9/2010, hơn 24.000 tỷ đồng đã được NHCSXH giải ngân, giúp gần 2 triệu HSSV của khoảng 1,7 triệu gia đình có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập. Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ HS-SV được vay vốn chiếm khoảng 28-30% tổng số HS-SV trên toàn quốc. Đến thời điểm hiện tại, Phòng giao dịch huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình đã giải ngân học kỳ I năm học 2010 - 2011 cho 1.390 HSSV với số tiền hơn 6 tỷ đồng. Nâng tổng dư nợ chương trình tín dụng này lên 47 tỷ đồng (chiếm 23% tổng dư nợ các chương trình), với 3.110 HSSV dư nợ. Đồng thời để đảm bảo an toàn cho HSSV trong việc bảo quản tiền mặt, hạn chế lượng tiền mặt lưu thông đối với ngân hàng, Phòng giao dịch huyện đã thực hiện cho vay bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản ATM cho HSSV, và đã có 1.910 HSSV được giải ngân qua thẻ ATM. Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài (lãi suất trong hạn là 0.65%/tháng) Đối với chương trình cho vay XKLĐ đã góp phần tạo điều kiện cho trên 50 nghìn người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo đánh giá của lãnh đạo NHCSXH, nguồn vốn để cho vay còn hạn chế, mức cho vay còn thấp, chưa đáp ứng đủ chi phí cho một lao động đi làm việc ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc... Hiện, chưa có quy chế quản lý thu nhập của người lao động đã được vay vốn nên có hiện tượng chây ỳ khiến cho việc thu hồi khi nợ đến hạn. Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135) Hộ nghèo trên địa bàn 61 huyện nghèo được hưởng các chính sách sau đây khi vay vốn tại NHCSXH: - Được vay ưu đãi 01 lần số tiền tối đa 5 triệu đồng với lãi suất 0% trong thời gian 02 năm để mua giống gia súc (trâu, bò, dê) hoặc giống gia cầm chăn nuôi tập trung hoặc giống thuỷ sản. - Đối với hộ nghèo không có điều kiện chăn nuôi mà có nhu cầu phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp tạo thu nhập được vay ưu đãi 01 lần với số tiền tối đa 5 triệu đồng với lãi suất 0% trong thời hạn 02 năm. Việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo 2 điểm trên đây áp dụng với món cho vay mới kể từ ngày văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành. Trường hợp hộ nghèo vay với mức vay trên 5 triệu đồng, thời gian vay vốn trên 02 năm thì số tiền vay trên 5 triệu đồng và thời hạn vay trên 2 năm được áp dụng lãi suất cho vay hộ nghèo hiện hành của NHCSXH tại thời điểm cho vay. Đồng thời, hộ nghèo vay vốn đến 31/12/2009 vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất tại Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 06/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ, văn bản hướng dẫn thực hiện số 1221/NHCS-KT ngày 19/5/2009 của Tổng giám đốc NHCSXH. Trường hợp hộ vay thời hạn dưới 2 năm nhưng phải gia hạn nợ hoặc chuyển nợ quá hạn vẫn được hưởng lãi suất 0% trong thời hạn 2 năm đó. Trường hợp người vay đã vay vốn chương trình cho vay hộ nghèo, kể cả trường hợp người vay đã vay đến mức tối đa 30 triệu đồng, nếu có nhu cầu vay vốn để sử dụng vào các mục đích nêu tại điểm 3 văn bản này thì vẫn được vay thêm tối đa đến 5 triệu đồng với lãi suất 0% trong 2 năm. Chương trình được triển khai rộng rãi và đạt kết quả khả quan .Sau đây chỉ là một vài ví dụ trong hàng loạt chương trình vay vốn được triển khai tại các tỉnh thành trong cả nước. Những năm qua, Chi nhánh NHCSXH Nam Định đã phối hợp cùng các cấp hội, đoàn thể trên địa bàn nhận ủy thác, làm thủ tục cho hơn 157.000 lượt hộ vay vốn kịp thời. Việc làm này không những giúp nhiều hộ thoát cảnh nghèo khó mà còn tiếp thêm động lực cho bà con vươn lên làm giàu... Trải qua 5 năm hoạt động, đến nay tổng dư nợ của chi nhánh NHCSXH tỉnh Phú Yên đạt trên 520 tỷ đồng, tăng gấp 9 lần so khi thành lập với 75.000 hộ vay. Trong đó, dư nợ cho vay hộ nghèo chiếm 70%. Với mục tiêu giúp dân XĐGN và từng bước nâng cao đời sống, hiện bình quân mỗi hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên được vay 10 triệu đồng để phục vụ cho việc phát triển SXKD, đời sống vật chất và tinh thần thực sự được cải thiện. Tỉnh Lai Châu báo cáo thực hiện chính sách vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định 32/2007/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2007 – 2010 đã đánh giá: Sau 4 năm thực hiện chính sách toàn tỉnh đã có 3.554 hộ được vay với kết quả giảI ngân đạt 17 tỷ 765 triệu đồng đạt 95% tổng vốn giao. Nguồn vốn tín dụng ưu đãI của Chính phủ đã giúp bà con hộ nghèo đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn có vốn để chăn nuôI phát triển sản xuất. Nguồn vốn cho vay giúp đồng bào có điều kiện mua thêm trâu, bò, cày kéo và sinh sản để chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa phát triển ki
Luận văn liên quan