Sau quá trình học tập, nghiên cứu về lý luận các vấn đề lý thuyết tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội em đã được nhà trường giới thiệu vào Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long thực tập với mục đích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Được phân bổ vào phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ em đã được làm quen với các nghiệp vụ thanh toán nói riêng cũng như các nghiệp vụ nói chung tại Ngân hàng. Qua đó em đã thực sự được tiếp cận, tìm hiểu và có được cái nhìn rõ nét hơn về sự hoạt động của từng bộ phận trong ngân hàng cũng như đối với các nghiệp vụ. Đặc biệt em nhận thấy cần phải cố gắng hơn nữa để có thể đưa những kiến thức đã học tại nhà trường áp dụng vào thực tế công việc. Bởi vì từ lý thuyết đến thực tiễn là sự vận động sáng tạo linh hoạt không ngừng.
Vì vậy, bằng nhưng kiến thức lý luận và thực tế nghiệp vụ cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Vũ Thu Hà và nhiều cán bộ nhân viên các phòng ban Ngân hàng em xin được tổng hợp về những hiểu biết của mình về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Thăng Long
Phần II: Một số giải pháp
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2401 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG 4
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long. 4
1.2 Các hoạt động của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long 5
Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 6
PHẦN II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG 9
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long 9
2.1.1 Hoạt động huy động vốn 9
2.1.2 Hoạt động cho vay 10
2.1.3 Hoạt động mua bán ngoại tệ: 12
2.1.4 Hoạt động kinh doanh dịch vụ 13
2.1.5 Kết quả kinh doanh 14
Một số khó khăn và nguyên nhân còn tồn tại của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long 15
2.2.1 Khó khăn còn tồn tại 15
2.2.2 Nguyên nhân 15
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG - CHI NHÁNH THĂNG LONG 17
3.1 Định hướng trong tương lai của ngân hàng 17
3.2 Một số giải pháp 18
DANH MỤC VIẾT TẮT
TMCP : Thương mại cổ phần
NHNN : Ngân hàng nhà nước
TG-NH : Tiền gửi ngắn hạn
TG-TDH : Tiền gửi trung và dài hạn
LỜI MỞ ĐẦU
Sau quá trình học tập, nghiên cứu về lý luận các vấn đề lý thuyết tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội em đã được nhà trường giới thiệu vào Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long thực tập với mục đích kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
Được phân bổ vào phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ em đã được làm quen với các nghiệp vụ thanh toán nói riêng cũng như các nghiệp vụ nói chung tại Ngân hàng. Qua đó em đã thực sự được tiếp cận, tìm hiểu và có được cái nhìn rõ nét hơn về sự hoạt động của từng bộ phận trong ngân hàng cũng như đối với các nghiệp vụ. Đặc biệt em nhận thấy cần phải cố gắng hơn nữa để có thể đưa những kiến thức đã học tại nhà trường áp dụng vào thực tế công việc. Bởi vì từ lý thuyết đến thực tiễn là sự vận động sáng tạo linh hoạt không ngừng.
Vì vậy, bằng nhưng kiến thức lý luận và thực tế nghiệp vụ cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Thạc sỹ Vũ Thu Hà và nhiều cán bộ nhân viên các phòng ban Ngân hàng em xin được tổng hợp về những hiểu biết của mình về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần:
Phần I: Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam – Chi nhánh Thăng Long
Phần II: Một số giải pháp
Hà Nội, tháng 3 năm 2010
Sinh viên thực tập
Khổng Thị Ngọc Thành
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THĂNG LONG
Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có tiền thân là Chi nhánh cấp II Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/03/2003. Đến năm 2006 được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 01/08/2007, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy được đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/NHNT-TCCB-DDT ngày 11/07/2007 của Chủ tịch Hội Đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 02/06/2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Vietcombank Thăng Long). Hiện nay Vietcombank Thăng Long là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TNCP Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu Việt Nam có bề dày 45 năm lịch sử, “Ngân hàng có chất lượng thanh toán hàng đầu” (JP MORGAN), “Ngân hàng tốt nhất” (Tạp chí ASEAN MONEY), “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 5 năm liền 2001- 2005 (Tạp chí THE BANKER), “Top 10- Thương hiệu kinh tế đối ngoại uy tín” lần thứ nhất 2009.
Hiện nay, Ngân hàng đã quy tụ và đào tạo được đội ngũ 110 cán bộ nhân viên với độ tuổi trung bình 29 tuổi. Với nhưng cán bộ chủ chốt lâu năm đầy kinh nghiệm, ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để kế cận và tiếp cân với nhưng đổi mới hoàn thành công việc trong tương lai, đảm nhân nhiệm vụ tại 11 phòng ban bao gồm: Ban Giám đốc, phòng Kế toán, phòng Khách hàng, Tổ kiểm tra nộ bộ, phòng Hành chính Nhân sự, phòng Ngân quỹ, phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ và 5 phòng Giao dịch.
Hiện tại, tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Tên giao dịch băng tiếng Anh: Join stock commercical bank of foreign trade of Viet Nam – Thang Long Branch (Vietcombank Thang Long)
Trụ sở chính: 98 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.
Các hoạt động của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ , tín dụng, ngân hàng, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật ngân hàng và Luật doanh nghiệp. Theo đó ngân hàng có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Huy động vốn: với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước:
Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng.
Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ nước NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và các cá nhân.
Tín dụng:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài hạn.
Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh giao nhận hàng.
Thanh toán quốc tế: thục hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ bằng các phương thức:
Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C…
Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)…
Chuyển tiền điện tử.
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế , séc du lịch.
Dịch vụ thanh toán điện tử: được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ.
1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban:
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có 11 phòng ban, 5 phòng giao dịch và 110 cán bộ nhân viên.
Ban giám đốc
Bao gồm một giám đốc và một phó giám đốc. Ban giám đốc chức năng điều hành sự hoạt động của Chi nhánh. Ban giám đốc là nơi xét duyệt cuối cùng mọi vấn đề tại Chi nhánh, là đại diên cho chi nhánh đề xuất các ý kiến với trụ sở chính. Ban giám đốc có quyền khen thưởng đối với mọi cá nhân xuất sắc và kỷ luật đối với cá nhân mắc khuyết điểm.
Tổ kiểm tra nội bộ
Lập kế hoạch kiểm tra hàng năm đồng thời tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành chế độ chính sách…. Nhằm dảm bảo an toàn vốn và tài sản trong ngân hàng.
Kiểm soát và kiểm toán chính xác của các chỉ tiêu và báo cáo tài chính đồng thời tiến hành kiểm toán nội bộ theo quy định của nhà nước.
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, kiểm tra trước hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, đề xuất những biện pháp cải tiến đổi mới trong chế độ, công tác điều hành ngân hàng.
Phòng Hành chính Nhân sự
Thực hiện công tác về hành chính quản trị như kinh doanh khác, đảm bảo cơ sở vật chất hoat động kinh doanh của các phong ban, quản lý săp xếp và điều hành nhân sự, đảm bảo tiền lương cho cán bộ công nhân viên, tham mưu cho lãnh đạo về việc xét tuyển và đề bạt cán bộ.
Xây dựng quy chế về tổ chức, lao động và tiền lương, xây dưng kế hoạch và tiền lương theo định kỳ….
Xây dựng quy chế đào tạo cán bộ, nghiên cứu và đề xuất chủ trương đào tạo và lập kế hoạch đào tạo cho Chi nhánh đi công tác, học tập, khảo sát…
Phòng Khách hàng
Lập báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.
Tìm kiếm khách hàng trong nước và ngoài nước có nhu cầu vay vốn để đầu tư dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh, mua cổ phiếu…
Phòng Ngân quỹ
Quản lý trực tiếp và bảo quản tiền Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, các chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sở thế chấp, cầm cố, ký gửi theo quy chế quản lý kho quỹ trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương hiện hành.
Tham mưu cho Ban giám đốc điều hành các nhiệm vụ được giao có hiệu quả.
Phòng Kế toán
Có chức năng quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán, tổ chức lưu chuyển và bảo quản các chứng từ kế toán theo quy định của Nhà nước.
Phân tích tình hình tài vụ, xây dưng kế hoạch tài chính hàng năm và tham mưu cho Giám đốc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình xây dưng cơ bản, mua sắm….
Phòng Thanh toán - Kinh doanh dịch vụ
Thực hiện các giao dịch: mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước.
Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng.
Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ NHNN và tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và cá nhân.
Chuyển tiền đi đến nội bộ hoặc khác hệ thống.
Mua, bán ngoại tệ: đổi ngoại tệ lấy tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản VND, bán ngoại tệ từ VND hoặc từ tài khoản tiền gửi thanh toán TGTT.
Nghiên cứu và tìm kiếm khách hàng, phát hành các loại thẻ dưới nhiều hình thức phong phú.
Phòng Giao dịch
Năm phòng giao dịch tổ chức triển khai và thực hiện một số mặt nghiệp vụ theo quy định trong điều lệ các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và của chi nhánh Thăng Long.
Phòng Giao dịch thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo chế độ báo cáo hiện hành, hạch toán theo chế độ kế toán hiện hành do Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và chi nhánh quy định, hướng dẫn
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chung tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Trong bối cảnh tình hình tài chính trong nước luôn bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế thế giới đã gây ra sự trao đảo liên tục liên tục của giá vàng và USD. Mặt khác, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng rất gay gắt nên tạo ra sức ép rất lớn cho khối Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long nói riêng. Nhưng Ngân hàng luôn chủ động đối mặt với mọi khó khăn ban đầu và tiếp tục phát triển cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng đầu tư. Cụ thể:
2.1.1 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là rất quan trọng đối với bất kỳ một ngân hàng nào. Vốn phản ánh quy mô hoạt động và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp đó. Vì vậy, Vietcombanh Thăng Long luôn chú trọng và coi công tác huy động vốn là một trong những công tác quan trong hàng đầu nhằm phục vụ đầu tư phát triển. Ngân hàng đã da dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng chính sách linh hoạt, cạnh tranh, mặt khác đã áp dụng dịch vụ khách hàng trọn gói, đồng thời nâng cao chất lượng ngân hàng nhằm tạo ra các giải pháp huy động vốn hiệu quả.
Nguồn vốn huy động đã tăng trưởng liên tục và tính đến ngày 31/12/2009 đạt 3250 tỷ VNĐ, tăng 175,97% so với năm 2008.
Bảng 1: Hoạt động huy động vốn
(Đơn vị: tỷ đồng, triệu USĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn huy động
1165
2050
3250
885
175,97
1200
158,5
1.Phân loại theo loại tiền
VNĐ
503
1230
2080
727
244,5
850
169,1
Ngoại tệ
41
54
65
13
131,7
11
120,4
2.Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn
975
1725
3040
750
176,9
1315
176,2
Trung dài hạn
190
325
210
135
171,1
-115
0,64
(Nguồn: Kết quả hoạt đông kinh doanh 2009)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy sự thu hút tiền gửi của khách hàng trong 3 năm liên tiếp luôn tăng trưởng không ngừng cho thấy sự tin cậy của khách hàng đối với Chi nhánh.
Phân loại theo loại tiền
Nếu TG-VNĐ năm 2008 đạt 1230 tỷ đồng tăng 727 tỷ đồng so với năm 2007 là 1 con số đáng ghi nhận trong năm 2008 khủng hoảng đầy khó khăn thì đến năm 2009 (năm khắc phục sau khủng hoảng) Chi nhánh vẫn đạt 2080 tỷ đồng tăng 850 tỷ đồng so với năm 2008.
Cùng với đó là biến động của tỷ giá hối đoái trong nước Chi nhánh vẫn thu hút được lượng lớn TG-NT với 54 triệu USD trong năm 2008 tăng 13 triệu USD đạt mức 131,7% so với năm 2007 và 65 triệu USD trong năm 2009 tăng 11 triệu USD đạt mức 120,4% so với năm 2008.
Phân loại theo kỳ hạn
TG-NH của khách hàng tăng mạnh theo từng năm là nguồn vốn luân chuyển quan trọng cho Chi nhánh năm 2008 đạt 1725tỷ đồng tăng 750 tỷ đồng đạt mức 176,9 % so với năm 2007 và không ngừng tăng trong 2009 với 3040 tỷ đồng tăng 1315 tỷ đồng, đạt mức tăng 176,2%
Nhưng mặt khác TG-TDH có sự giảm trong năm 2009 đạt 210 tỷ đồng giảm 115 tỷ đồng tương đương 64,6% so với năm 2008 do xu hướng đầu tư phát triển mạnh của năm, sau khi đã tăng vào năm 2008 đạt 325 tỷ đồng tăng 135 tỷ đồng, đạt mức tăng 171,1% so với năm 2007 chi đạt 190 tỷ đồng.
2.1.2 Hoạt động cho vay
Sử dụng lợi thế nguồn vốn huy động lớn, Chi nhánh Thăng Long đã chủ động mở rộng hoạt động tín dụng nhằm cung ứng vốn có hiệu quả cho nền kinh tế và tăng cường nguồn vốn cho chi nhánh.
Bảng 2: Hoạt động tín dụng
(Đơn vị: tỷ đồng, triệu USĐ)
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chnh lệch (+/-)
Tỷ lệ(%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ(%)
Tổng dư nợ cho vay
574
1678
22001
1104
292,3
522
131,1
1.Phân loại theo loại tiền
VNĐ
384
966
1570
582
251,6
604
162,5
Ngoại tệ
12
45
35
33
375
-10
77,8
2.Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn
462
1295
1056
833
280,3
-239
81,5
Trung dài hạn
112
383
1144
271
341,9
761
298,7
3. Phân loại theo tính chất
Trong hạn
533
1628
2145
1095
305,4
517
131,8
Nợ quá hạn
- Ngắn hạn
- Trung dài hạn
41
37
4
50
45
5
55
51
4
9
8
1
121,95
121,62
125
5
6
-1
110
113,33
80
4. Phân theo hình thức
Tiêu dùng
11
50
132
39
454,4
82
264
Khác
563
1628
2068
1065
289,16
440
127,03
(Nguồn: Kết quả hoạt đông kinh doanh 2009)
Trong điều kiện hoạt động tín dụng có nhiều khó khăn nhất định. Nhưng chất lượng tín dụng của Vietcombank Thăng Long vẫn đảm bảo được yêu cầu và quy chế của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.
Tổng dư nợ cho vay năm 2008 đạt 1678 tỷ đồng tăng 1104 tỷ đồng so với năm 2007, năm 2009 đạt 2200 tỷ đồng tăng 522 tỷ đồng so với năm 2008, đạt mức tăng 131,1%. Trong đó, đáng lưu ý nợ quá hạn chỉ tăng nhẹ tập trung ở chỉ tiêu nợ quá hạn- ngắn hạn. Nợ quá hạn – trung dài hạn chỉ giao động ở 4 tỷ đồng – 5 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Chi nhánh đã hoàn thành tốt hoạt động tín dụng, tính đến 31/12/ 2009 nợ quá hạn chiếm 0.25% tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, Chi nhánh vẫn luôn chú trọng tập trung phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp đã có thương hiệu, vị thế trên thị trường… với mảng cho vay khác ngoài tiêu dùng năm 2008 đạt 1628 tỷ đồng tăng 1065 tỷ đồng so với năm 2007, năm 2009 đạt 2068 tỷ đồng tăng 440 tỷ đồng so với năm 2008. Đồng thời mảng cho vay tiêu dùng cũng được quan tâm phát triển đáp ứng nhu cầu cho vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đặc biệt năm 2009 Chi nhánh cho vay 132 tỷ đồng tăng 82 tỷ đồng so với năm 2008.
2.1.3 Hoạt động mua bán ngoại tệ:
Có những khó khăn nhất định do mặt bằng lãi suất và cơ chế quản lý vốn của ngân hàng quốc doanh có những thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn cùng với sự biến động của giá vàng và tỷ giá hối đoái trong nước cũng như trên thế giới nhưng Chi nhánh ngân hàng Thăng Long đạt doanh số mua bán ngoại tệ khá cao đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.
Doanh số mua bán ngoại tệ năm 2009 đạt 160 triệu USD tăng them 40 triệu USD tương đương với 133,3% so với năm 2008.
Doanh số xuất nhập khẩu năm 2008 đạt 140 triệu USD đạt 140% so với năm 2007, vượt 33% chỉ kế hoạch chỉ tiêu TW giao. Năm 2009 doanh số xuất nhập khẩu tăng thêm 5 triệu USD tương đương với 103,6% so với năm 2008.
Bảng 3: Hoạt động mua bán ngoại tệ
(Đơn vị: triệu USD)
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
(+/-)
Tỷ lệ(%)
D/s xuất nhập khẩu
100
140
145
40
140
5
103,6
D/s mua bán ngoại tệ
55
120
160
65
218,2
40
133,3
(Nguồn: Kết quả hoạt đông kinh doanh 2009)
2.1.4 Hoạt động kinh doanh dịch vụ
Cùng với việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng hiện đại với mức phí dịch vụ hợp lý, Chi nhánh Thăng Long đã thu hút được lượng lớn khách hàng mở tài khoản thanh toán sử dụng thông qua nhiều nhóm dịch vụ thanh toán:
Dịch vụ tài khoản thanh toán
Dịch vụ Ngân hàng điện tử
Sản phẩm dịch vụ thẻ
Dịch vụ chuyển tiền
Sản phẩm dịch vụ liên kết với doanh nghiệp
Bảng 4: Hoạt động kinh doanh dịch vụ
(Đơn vị: tài khoản)
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ(%)
Tài khoản thanh toán
16.825
30.000
53.900
13.175
178,3
23.900
179,7
Tài khoản thanh toán của tổ chức kinh tế
700
1.200
2.100
500
171,4
900
175
Tài khoản thanh toán của cá nhân
16.135
28.800
51.800
12.665
178,5
23.000
179.9
(Nguồn: Kết quả hoạt đông kinh doanh 2009)
Năm 2008, số lượng tài khoản thanh toán đạt 30.000 tài khoản tăng 13.175 tài khoản tương đương 178,3% so với năm 2007. Trong đó tài khoản của tổ chức kinh tế đạt 1.200 tài khoản, tăng 500 tài khoản tương đương 171,4% so với năm 2007, tài khoản cá nhân đạt 28.800 tài khoản tăng 12.665 tài khoản tương đương 178,5% so với năm 2007. Năm 2009 số lượng tài khoản tăng nhiều hơn với 53.900 tài khoản tăng 23.900 tài khoản đạt mức tăng 179,7% so với năm 2008, bao gồm 2.100 tài khoản thanh toán của tổ chức và 51.800 tài khoản thanh toán của cá nhân.
Riêng với sản phẩm dịch vụ thẻ đa dạng:
Thẻ ghi nợ nội địa
+ Thẻ Vietcombank Connect 24
+ Thẻ Vietcombank SG 24
Thẻ ghi nợ quốc tế
+ Thẻ Vietcombank MTV MasterCard
+ Thẻ vietcombank Connect24 Visa
Thẻ tín dụng quốc tế
+ Thẻ Vietcombank Visa/MasterCard Cội nguồn
+ Thẻ Vietcombank Vietnam Airlines American Express (thẻ Bông Sen Vàng)
Chi nhánh đã phát hành 17.000 thẻ ghi nợ trong nước tăng 189,9% so với năm 2007 đạt 133,3% chỉ tiêu TW giao cho Chi nhánh. Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế đạt 2.200 thẻ tăng 118,3% so với năm 2007 đạt 190% chỉ tiêu TW giao cho. Năm 2009 lượng thẻ phát hành tiếp tục tăng lên, bao gồm 35.100 thẻ ghi nợ trong nước tăng tới 18.100 thẻ so với năm 2008 và 3.150 thẻ ghi nợ, tín dụng quốc tế tăng 950 thẻ so với năm 20