Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn là một trong những bức xúc của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đều mong muốn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Doanh nghiệp có nhiều hình thức để huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp, thuê tài chính, v.v. Mỗi cách thức huy động vốn đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Các nguồn vốn của một doanh nghiệp:
• Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty tnhh, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu.
• Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có của daonh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời
• Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,. để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,. để tiến hành sản xuất.
• Nguồn vốn khác lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán.
13 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8156 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I - MỞ ĐẦU
Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn là một trong những bức xúc của doanh nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đều mong muốn đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hoá dịch vụ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Doanh nghiệp có nhiều hình thức để huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn ngân hàng, tín dụng từ nhà cung cấp, thuê tài chính, v.v. Mỗi cách thức huy động vốn đều có những ưu, nhược điểm riêng.
Các nguồn vốn của một doanh nghiệp:
Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty tnhh, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu.
Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có của daonh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời
Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất.
Nguồn vốn khác lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán.
II .Tình hình thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Nhìn chung có 6 hình thức huy động vốn và mỗi loại có những ưu điểm và nhược điểm mà tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể của từng công ty mà có cách huy động vốn cho phù hợp.
Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
1.1. Vốn góp ban đầu.
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
- Phần vốn góp là tỷ lệ vốn mà chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của công ty góp vào vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
- Vốn có quyền biểu quyết là phần vốn góp hoặc cổ phần, theo đó người sở hữu có quyền biểu quyết về những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông.
Tuy nhiên nguồn vốn góp ban đầu cũng tuỳ thuộc vào từng quy định.
● Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên: Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
● Công ty trách nhiệm hữu han một thành viên:Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
● Công ty cổ phần ;Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, và vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
● Doanh nghiệp tư nhân:
+ Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.
+ Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.
● Nhóm công ty:
+ Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
+ Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
Tuy nhiên tỉ lệ và quy mô góp vồn của các bên tham gia công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: luật pháp,đặc điểm ngành kinh tế-kỹ thuật,cơ cấu liên doanh,quy mô công ty…
A, Đặc điểm của vôn góp ban đầu:
+Ưu điểm:đây là vốn góp của chủ sở hữu nên thuân tiện và dễ dàng trong viêc huy động, chi phí thấp lợi nhuân cao hơn do không phải mất lãi vay, có thể xử dụng dài hạn…
+Nhược điểm: khả năng góp vốn của những người chủ sở hữu ban đầu là không lớn,giới hạn về quy mô của doanh nghiệp
1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuân không chia.
Quy mô số vốn ban đầu là rất quan trọng ,tuy nhiên số vốn này cũng cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia là bộ phận lơi nhuận được sư dungj để tái đầu tư, mở rộng sản xuất.
Đây là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp
- Đặc điểm của nguồn vốn từ lợi nhuận không chia:
+ Ưu điểm của loại vốn này: giảm chi phí,giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài so với các cach thức huy động khác,dễ huy động,tiện lợi,không phải xin phép.Không tốn kém chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng và không phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn.
+ Nhược điểm: vốn tái đầu tư tù lợi nhuận để lại chỉ có thể thực hiện được nếu như doanh nghiệp đã đang hoạt động có lợi nhuận và đươc phép tái đầu tư. Nguồn vốn này phải được sự đồng ý của chủ sơ hữu,không chủ đông được và cơ hợi đầu tư là ít nên phải biết nắm thời cơ đầu tư hợp lý. Khi đem vốn đi tái đầu tư thì doanh nghiêp cần phải chứng minh cho chủ đầu tư rằng kỳ vọng lợi nhuận đạt được phải lớn hơn mức khi họ đem đầu tư vào các doanh nghiệp khác.Ưu điểm: Hạn chế: Chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.
Phương pháp này phụ thuộc vào:
a) Chính sách cổ tức của ngân hàng: Chính sách này cho biết ngân hàng cần phải giữ lại bao nhiêu thu nhập để tăng vốn phục vụ cho mở rộng kinh doanh và bao nhiêu thu nhập sẽ được chia cho các cổ đông. Ta có:
Tỷ lệ thu nhập giữ lại (Lợi nhuận không chia)
=
Mức thu nhập giữ lại
Thu nhập sau thuế
Tỷ lệ chi trả cổ tức =
Tổng giá trị cổ tức
Thu nhập sau thuế
Tỷ lệ thu nhập giữ lại quá thấp sẽ làm cho mức tăng trưởng vốn ngân hàng sẽ chậm, dẫn đến giảm khả năng mở rộng tài sản sinh lời, tăng rủi ro phá sản. Ngược lại, nếu tỷ lệ thu nhập giữ lại quá lớn sẽ làm giảm thu nhập của cổ đông dẫn đến thị giá cổ phiếu của ngân hàng bị giảm.
b) Tốc độ tăng vốn từ nguồn nội bộ: Một tỷ lệ tăng trưởng vốn từ nguồn nội bộ lý tưởng phải đáp ứng cả hai yêu cầu: Một là, ngân hàng tăng trưởng được tài sản có (đạc biệt là các khoản cho vay); Hai là, không làm suy giảm quá mức tỷ số vốn/tài sản của ngân hàng.
1.3. Vốn từ phát hành cổ phiếu.
Công ty huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh bằng hình thức phát hành cổ phiếu thì nguồn vốn huy động đó không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng... thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp.
Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thu được lượng vốn lớn để mở rộng và phát triển doanh nghiệp. Hình thức này giúp doanh nghiệp tăng lượng vốn đối ứng để thực hiện các dự án có quy mô lớn, cũng như nâng cao khả năng vay vốn của doanh nghiệp. Với việc huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp không phải trả lại tiền gốc cũng như không bắt buộc phải trả cổ tức nếu làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phiếu thường làm giảm khả năng kiểm soát của những người chủ sở hữu hiện tại đối với doanh nghiệp, do vậy chủ các doanh nghiệp nhỏ không mong muốn thực hiện công cụ này. Cổ tức cũng không được xem là chi phí của doanh nghiệp nên doanh nghiệp không được hưởng lợi về thuế thu nhập doanh nghiệp như trong trường hợp lãi suất đi vay ngân hàng hoặc trái phiếu. Các nhà đầu tư thường xem việc phát hành thêm cổ phiếu là một tín hiệu tiêu cực mà nguyên nhân chính là sự bất đối xứng về thông tin, do doanh nghiệp không thể cung cấp hết toàn bộ thông tin ra thị trường, có thể là vì lý do cạnh tranh. Ngoài ra nhà đầu tư có thể suy đoán rằng công ty phát hành thêm cổ phiếu vì giá thị trường ở thời điểm đó là cao so với giá trị thực của công ty, và phát hành thêm cổ phiếu sẽ làm lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu bị giảm. Do vậy giá cổ phiếu thường bị giảm giá khi doanh nghiệp công bố phát hành thêm cổ phiếu.
+ Ưu điểm: giúp phát triển thị trường chứng khoán. Quá trình này cũng dễ được tiến hành một cách minh bạch khi công chúng có thể theo dõi ai mua cổ phiếu và mua bao nhiêu. Phương thức này có thể dùng để bán cổ phiếu từng bước một thay vì bán một khoản ban đầu với mục đích “khám phá riêng”. Phương thức này cũng có thể tránh việc một nhà đầu tư có quyền lực chính trị mua tất cả cổ phiếu. Vì lý do này, phương thức phát hành cổ phiếu sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài hơn.
+ Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm, loại hình công ty này cũng có những nhược điểm cơ bản, cụ thể là: Mức thuế tương đối cao vì ngoài thuế, công ty phải thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, các cổ đông còn phải chịu thuế thu nhập bổ sung từ nguồn cổ tức và lãi cổ phần theo qui định của Nhà nước; Chi phí thành lập công ty khá tốn kém; Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính bị hạn chế do phải công khai và báo cáo với các cổ đông của công ty; Khả năng thay đổi phạm vi kinh doanh kém linh hoạt do phải tuân thủ theo những qui định trong Bản Điều Lệ của công ty. Tuy nhiên, với môi trường kinh doanh hiện nay trên thế giới cũng như tại Việt Nam, những nhược điểm trên hoàn toàn có khả năng khắc phục, hạn chế tối đa và đồng thời phát huy được những ưu điểm của loại hình này.
Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị của công ty.
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu thông thường có quyền hạn và trách nhiệm đối với công ty như:
- Được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh;
- Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ máy quản trị và kiểm soát công ty;
- Và phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng với phần vốn góp của mình.
Cổ phiếu ưu đãi: tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại có quyền được hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể.
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thông thường nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: lợi tức cố định; không có quyền bầu cử, ứng cử...v.v.
2. Nợ và phương thức huy động nợ của doanh nghiệp
2.1. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại:
Là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đối với cách thức huy động vốn này, doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn, do vậy có thế đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau. Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập. Tuy nhiên, để vay được vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có bản báo cáo kế hoạch sử dụng vốn cụ thể để ngân hàng thẩm định cũng như cần có tài sản để thế chấp cho các khoản vay đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định do ngân hàng đề ra trong việc sử dụng nguồn vốn vay. Kết quả là doanh nghiệp giảm sự chủ động trong việc vay và sử dụng vốn vì phụ thuộc vào đánh giá của ngân hàng cũng như các quy định do các tổ chức tín dụng đặt ra.
Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất ở Việt nam, nhưng có thể kể đến các nhược điểm chủ yếu của phương án này là chi phí vốn khá lớn (lãi suất cao), thủ tục phức tạp, thời gian thẩm định dự án cho tới khi ký hợp đồng tín dụng và bắt đầu giải ngân có thể tới hàng năm, hoặc hơn, điều này làm lỡ nhiều cơ hôị của nhà đầu tư. Thêm nữa, các điều kiện của Ngân hàng đưa ra thường là khá ngặt nghèo, điều kiện cho vay thường là giảm thiểu tối đa rủi ro cho Ngân hàng. Bù lại, chủ đầu tư không phải chia sẻ phần lợi nhuận thu được với bất kỳ ai, so với một vài phương án khác…
Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn.
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Năm 2007 tiếp tục là một năm sôi động của ngành ngân hàng với tốc độ tăng trưởng huy động vốn ước đạt 36,5% và tăng trưởng dư nợ tín dụng đạt 34%, gấp gần hai lần so với mức dự báo hồi đầu năm.
Vay vốn ngân hàng
Ưu điểm: Thuần túy là các khoản nợ.
Nhược điểm: Có thể rất khó để vay tiền, có quá nhiều giấy tờ thủ tục. Hãy lựa chọn ngân hàng nào trong cộng đồng của bạn hiểu được loại hình hoạt động của công ty bạn. Cứ sau 6 tháng hoặc một khoảng thời gian tương đương, đề nghị tăng hạn mức thẻ tín dụng và tăng hạn mức tín dụng công ty. Mỗi một lần tăng như vậy tốn một chút phí.
Vay nợ cá nhân, vay vốn không thế chấp, vay vốn nhỏ, tạm ứng tiền mặt thương mại và vay vốn đảm bảo bằng tài sản
Ưu điểm: Nhanh chóng có tiền mặt.
Nhược điểm: Lãi suất có thể khá cao, vay nợ cá nhân sẽ gây rủi ro đối với quan hệ cá nhân.
Vay nợ cá nhân. Theo thống kê của trường Babson College về kinh doanh, khoảng 100 tỉ USD được đầu tư không chính thức vào những vụ khởi nghiệp hàng năm. Trong đó, bạn bè và người thân trong gia đình đóng góp vào doanh nghiệp tới hớn 60 tỉ USD. Vấn đề ở đây là cần có một thỏa thuận đầu tư có hiệu lực để làm rõ đó là khoản vay, khoản góp vốn, hay là một món quà đối với chủ doanh nghiệp.
Nếu là khoản vay, trong văn bản phải nói rõ lãi suất và kỳ hạn thanh toán. Nếu là khoản góp vốn, phải xác định tỉ lệ sở hữu ngay từ khi bắt đầu. Nếu việc khởi nghiệp thành công và công ty được niêm yết ra công chúng, thì người góp vốn có thể được đảm bảo rằng anh ta sẽ được đền bù xứng đáng. Nếu khởi nghiệp thất bại, thì người cho vay/nhà đầu tư có thể ghi lại khoản lỗ này để được khấu trừ thuế.
Tạm ứng tiền mặt thương mại (Merchant cash advances). Loại hình này còn được gọi là tìm kiếm vốn bằng các khoản phải thu dựa trên thẻ tín dụng. Công ty đưa ra loại hình dịch vụ này sẽ tạm ứng tiền mặt cho các doanh nghiệp thỏa mãn một số tiêu chuẩn dựa vào tiền sử bán hàng của họ. Sau đó, doanh nghiệp đi vay phải trả khoản tạm ứng này, cộng thêm phần lãi, bằng cách trừ đi doanh thu trong tương lai. Ưu điểm là doanh nghiệp nhận được tiền mặt nhanh chóng, tuy nhiên nhược điểm là ngành dịch vụ này không chính thống, do đó tiền phí có thể rất cao. Đây cũng là một lựa chọn để bạn xem xét nếu bạn không thể tìm kiếm các khoản đầu tư an toàn từ các nguồn khác.
Cho vay đảm bảo bằng tài sản. Loại hình huy động vốn này cho phép vay nợ dựa trên các khoản phải thu, với hạn mức tín dụng hoặc factoring. Nếu theo phương thức đầu tiên, bên cho vay sẽ xem xét các khoản phải thu và đưa ra một hạn mức tín dụng với lãi suất gần bằng lãi suất ngân hàng. Với nghiệp vụ factoring, ngân hàng có thể cho vay trên từng hóa đơn bán hàng riêng lẻ. Bên cho vay cũng có thể muốn cho vay trên bộ hồ sơ bao gồm hợp đồng mua hàng và các hóa đơn, vì hợp đồng mua hàng cho thấy ý định mua và hóa đơn được xuất khi đã hoàn tất việc bán hàng. Với phương pháp huy động vốn thông qua hợp đồng mua hàng, bên cho vay sẽ cho phép vay tới 50% hoặc 60% giá trị đơn hàng, và bạn sẽ cần phải chứng minh rằng hợp đồng mua hàng cuối cùng dẫn tới hóa đơn (bạn thực sự mua hàng).
Nếu như bạn cố gắng mở hạn mức tín dụng với lãi suất 20%, thì bạn có thể sử dụng dịch vụ factoring, với lãi suất thấp hơn thế. Trường hợp đó, bạn có thể bán giảm giá cho khách hàng, với thỏa thuận thời hạn trả sớm hơn.
2.2. Phát hành trái phiếu công ty
Đây là một trong những hình thức được dùng để huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Ưu điểm lớn nhất của phương án này là có thể huy động được các nguồn vốn với chi phí thấp. Doanh nghiệp có thế phát hành trái phiếu phổ thông hoặc trái phiếu chuyển đổi. Đối với trái phiếu phổ thông, người sở hữu trái phiếu sẽ nhận được tiền gốc đến khi trái phiếu đáo hạn. Nếu trái phiếu đó có trả lãi (coupon), lãi suất thường được trả 6 tháng một lần hoặc nhận hàng năm. Đối với trái phiếu chuyển đổi, thông thường người sở hữu sẽ có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông theo điều kiện cụ thể được quy định trong trái phiếu đó, ví dụ như tỉ lệ chuyển đổi tại thời điểm cụ thể. Hình thức phát hành trái phiếu giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong việc vay vốn dài hạn, mức huy động vốn lớn hơn so với vay từ các tổ chức tín dụng và thời gian vay cũng dài hơn. Tuy nhiên, thủ tục phát hành trái phiếu ra công chúng của doanh nghiệp hiện nay khá phức tạp, do vậy hình thức này chưa phổ biến ở Việt Nam hiện nay, tuy nhiên, trong tương lai, đây sẽ là một trong những hình thức chiếm ưu thế vì doanh nghiệp,