Trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vỗn, kỹ thuật, và tăng trưởng thì vốn là yếu tố quan trọng nhất.
Quá trình phát triển nền kinh tết nước ta những năm qua đã có nhiều chuyển biến và đàt được những thành tựu quan trọng. Tuy vậy,đến nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp kém phát triển,công nghiệp còn nhỏ bé.Muốn đạt tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng văn minh,tất yếu phỉa đẩy tới bứơc đổi mới CNH-HĐH .Và để hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH cần có những tiền đề,điều kiện,trong đó yếu tố vốn có tầm quan trọng hàng đầu.Vậy phải làm gì để có lượng vốn cần thiết đó? Trả lời câu hỏi này nhà nước ta đã ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề mới nảy sinh,gây khó khăn cho việc thu hút vốn.Vậy chúng ta phải có giải pháp gì nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế?
Chính sự bức xúc đó đã khiến em lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam”,mong góp phần tìm ra được những giải pháp đó.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính :
Phần I: một số vấn đề lí luận chung về đầu tư.
Phần II: thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển những năm qua.
Phần III: những giải pháp chủ yếu để huy động vốn trong nước.
38 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam
Lời mở đầu
Trong vòng tròn tác động lẫn nhau giữa vỗn, kỹ thuật, và tăng trưởng thì vốn là yếu tố quan trọng nhất.
Quá trình phát triển nền kinh tết nước ta những năm qua đã có nhiều chuyển biến và đàt được những thành tựu quan trọng. Tuy vậy,đến nay nước ta vẫn là một nước nông nghiệp kém phát triển,công nghiệp còn nhỏ bé.Muốn đạt tiêu dân giàu,nước mạnh,xã hội công bằng văn minh,tất yếu phỉa đẩy tới bứơc đổi mới CNH-HĐH .Và để hoàn thành nhiệm vụ CNH-HĐH cần có những tiền đề,điều kiện,trong đó yếu tố vốn có tầm quan trọng hàng đầu.Vậy phải làm gì để có lượng vốn cần thiết đó? Trả lời câu hỏi này nhà nước ta đã ban hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.Nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều tồn tại nhiều vấn đề mới nảy sinh,gây khó khăn cho việc thu hút vốn.Vậy chúng ta phải có giải pháp gì nhằm thu hút có hiệu quả vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế?
Chính sự bức xúc đó đã khiến em lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam”,mong góp phần tìm ra được những giải pháp đó.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính :
Phần I: một số vấn đề lí luận chung về đầu tư.
Phần II: thực trạng huy động vốn trong nước phục vụ cho đầu tư phát triển những năm qua.
Phần III: những giải pháp chủ yếu để huy động vốn trong nước.
Phần một
cơ sở lí luận chung về đầu tư trong nước
I, Khái niệm và bản chất của đầu tư trong nước
1, Khái niệm về đầu tư trong nước.
Trong thuật ngữ về đầu tư có rất nhiều cách hiểu khác nhau về đầu tư trong nước, tuy nhiên theo Điều 2,Luật KKĐTTN,1994,thì đầu tư trong nước được hiểu là việc bỏ vốn vào sản xuất,kinh doanh tại Việt Nam của các tổ chức,công dân Việt Nam,người Việt Nam định cư ở nước ngoài,người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam.
Việc bỏ vốn vào sản xuất,kinh doanh được hiểu là việc sử dụng đồng vốn vào quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ,sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia đình.
Định nghĩa này nhấn mạnh động cơ đầu tư và phân biệt đầu tư trong nhước với đầu tư nước ngoài .Trong đó đầu tư nước ngoài có đặc trưng cơ bản là đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam là vốn của nhà đầu tư nước ngoài.ở đây nhà đầu tư nước ngoài có thể là tổ chức kinh tế,cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật KKĐTNN tại Việt Nam.
2, Bản chất của vốn đầu tư .
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới,đã có rất nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu về lĩnh vực đuầ tư,trong đó chú trọng nghiên cứu về vấn đề vốn, đặc biệt là vốn đầu tư trong nước.Nhưng lí thuyết được nhiều người quan tâm và chấp nhận hơn cả là lí thuyết của J.M Keynes.Theo ông cơ sở chủ yếu để hình thành vốn đầu tư là từ nguồn tiết kiệm.Ông cho rằng :
đầu tư = tiết kiệm
Trong nền kinh tế,hàng năm người ta đều tạo ra một khối lượng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng gọi là tổng sản phẩm quốc dân GDP .Có rất nhiều cách để xác định tổng sản phẩm quốc dân GDP tuỳ theo mục đích khác nhau .Một trong những cách xác định GDP đó là căn cứ vào mục đích sử dụng của nó .Theo cách này GDP được chia thành hai bộ phận chính như sau:
tiết kiệm quốc dân (Sn).
Tiêu dùng quốc dân(C).
Khi đó công thức xác định sẽ là :
GDP=C+Sn (1)
Tiết kiệm là nguồn tìa chợ cho đầu tư ,theo công thức (1) thì khi tiết kiệm tăng sẽ làm cho chenh lệch giữa GDP và tiêu dùng C càng lớn.
Sn=GDP- C
Và như vậy đây là điều kiện cho phép tăng nguồn vốn đầu tư .
Cũng căn cứ vào (1) ta có thể khai thác nguồn vốn đầu tư bằng các biệ pháp kích thích sử dụng tiết kiệm vào mục đích đầu tư.Mức tiết kiệm (Sn) bằng mức đầu tư (I), có nghĩa là : Sn=I.hệ số cũng như hệ số đầu tư được tính bằng công thức :
(2)
trong đó : S: là hệ số tích luỹ(hệ số tiết kiệm)
Y: là tổng sản phẩm quốc dân GDP
Sn: là mức tiết kiệm.
I : mức đấu tư .
Nhìn vào (2) ta thấy: hệ số đầu tư tỉ lệ thuận với mức đầu tư,mà múc đầu tư lại phụ thuộc vào mức tiết kiệm hay mức tích luỹ của nền kinh tế quốc dân.
Từ đó có thể rút ra kết luận: Con đưòng cơ bản, và quan trọng về lâu dài để phát triển nền kinh tế là phát triển sản xuất và thhực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng.
II,Vai trò của vốn trong nước đối với quá trình phát triển kinh tế.
1.Các nguồn hình thành vốn đầu tư.
Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn chủ yếu sau:
Tiết kiệm của nhà nước (Sg).
Tiết kiệm của các tổ chức, DNNN (Sc).
Tiết kiệm của khu vực dân cư (Sh).
a. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN):
Đó là phần còn lại của NSNN sau khi đã trừ đi các khoản chi thường xuyên của Nhà nước.
Sg= T- G
Trong đó: Sg: Tiết kiệm cùa Nhà nước
T: Tổng thu NSNN
G: các khoản chi thường xuyên của Nhà nước.
Nguồn thu chính của NSNN là thuế và phí,ngoài ra còn các khoản thu khác như bán, cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc khu vực Nhà nứơc….Tổng chi của NSNN gồm: chi mua hàng hoá dịch vụ, chi trả lương cho cán bộ công nhân viên hành chính sự nghiệp, chi trợ cấp, chi trả lãi tiền vay và các khoản phải chi khác.
b. Nguồn vốn từ các tổ chức, DNNN:
Đó là nguồn vốn được tạo ra từ nội bộ các tổ chức, DNNN trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó bao gồm lợi nhuận để lại DN (lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản thuế và các khoản phải nộp khác), và quỹ khấu khấu hao của DN.
Sc = Dp +Pr
Trong đó: Sc: là tiết kiệm của các DN
Dp: là quỹ khấu hao của DN.
Pr: là lợi nhuận để lại của DN.
Hiện nay, ở Việt Nam nguồn vốn này con được hình thành thông qua hình thức cổ phần hoá DN.
c. Nguồn vốn từ khu vực dân cư:
Nguồn vốn này được hình thành từ thu nhập sau thuế của dân cư sau khi đã trư đi các khoản chi thường xuyên.
Sh= DI – C
Trong đó; Sh: là tiết kiệm tư khu vực dân cư.
DI: là thu nhập sau thuế của khu vực dân cư.
C: là các khoản thi chi thường xuyên của khu vực dân cư.
Nói cach khác, vốn trong dân chính là một lượng giá trị mới do lao động của con người sáng tạo ra, tích luỹ để lại: Nó bao gồm tiền tích luỹ, tiền tiết kiệm của dân và nguồn di chuyển từ nước ngoài vào trong nứoc, do những người lao động hợp tác ở nước ngoài mang về, việt kiều gửi về cho thân nhân trong nước,các cán bộ chuyên gia, lưu học sinh ở nước ngoài và cộng đồng người Việt Nam ở các nước trên thế giới mang về.
2.Vai trò của vốn trong nước.
a. Vai trò của nguồn vốn từ NSNN.
Đối với các nước đang phát triển thì nguồn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động đầu tư phát trtiển. Hàng năm Nhà nước dành khoảng 20% nguồn vốn ngân sách cho xây dựng cơ bản, đầu tưvào xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư vào những lĩnh vực then chốt, những lĩnh vực quan trọng, khả năng sinh lời thấp,thời gian thu hồi vốn lâu, nhằm tạo ra môi trường thuận lợi, kích thích đầu tư các khu vực khác. Đồng thời góp phần giải quyết việc làm,nâng cao thu nhập và mức sống cho người dân,góp phần phát triển đông đều giữa các ngành , các vùng.
Ngoài các khoản chi thường xuyên, hàng nămNhà nước còn đầu tư một lượng vốn lớn, nhằm nâng cao hệ thống giáo dục,y tế,để nâng cao chất lượng giáo dục,khả năng chăm sóc sức khủe cho người dân.
Nguồn vốn Nhà nước còn đảm bảo cho các DNNN hoạt động được liên tục và có hiệu quả,để nền kinh tế Nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo nhằm ổn định kinh tế vĩ mô,đưa nền kinh tế phát triển theo hướng CNH-HĐH.
b.Vai trò của nguồn vốn từ các doanh nghiệp.
Nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng trong việc tái đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,giải quyết việc làm và nâng cao mức sống của ngưòi lao động.
Trong khi việc huy động từ nguồn vốn bên ngoài để đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thì nguồn vốn này có thể đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động được liên tục và có hiệu quả. Do vậy nó có vai trò không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn tác động trực tiếp đối với tốc độ tăng trưởng hàng năm của tổng sản phẩm trong nước.
Hiện nay ở các nước đang phát triển nguồn vốn này chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.Vì vậy các chính sach kinh tế vĩ mô xem nguồn vốn này là đội tượng hàng đầu cần tác động vào, tạo đà cho phát triển kinh tế trong thời gian tiếp theo.
c. Vai trò của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Hệ thống ngân hàng với chức năng là trung tâm tiền tệ, tín dụng và thanh toán của các thành phần kinh tế sẽ là nơi huy động nguồn vốn nhằn rổitong các thành phần kinh tế.
Ngày nay hệ thống ngân hàng đang có một bước phát triển nhanh chóng, với cơ chế thông thoáng, phản ứng nhanh nhạy trước những thay đổi của thị trường và giá cả xẽ là nơi thu hút vốn cho cá thành phần kinh tế,tạo sự cân đối giữa cung và cầu về vốn khắc phục tình trạng nơi thừa ,nơi thiếu vốn.
Hiện nay trong cac hình thức huy động vốn thì huy động qua hệ thống ngân hàng vẫn là hình thức huy động có hiệu quả nhất , mền dẻo và hấp dẫn hơn cả. Hệ thống này hoạt động không hoàn toàn vì lợi ích của mình mà còn do lợi ích của nền kinh tế.
Thông qua tái phân phói vốn cho xã hội, hệ thống nhân hàng có thể coi là “bà đỡ” của các doanh nghiệp của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
d. Vai trò của nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức tư nhân và hộ gia đình.
Nguồn vốn dân cư là bộ phận cấu thành tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, là nguồn tài chính to lớn có thể huy động cho đầu tư phát triển.
Nguồn vốn này góp phần phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là thành phần kinh tế mấy năm gần đây ở nước ta hoạt động rất có hiệu quả, cps sự đóng góp cao trong tỷ lệ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư.
Với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” nguồn vốn này cùng với nguồn vốn từ ngân sách phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, y tế , giáo dục….
ở nước ta hiện nay nguồn vốn này chiếm tỉ lệ cao trong các yéu tố cấu thành nội lực, là nguồn vốn tiêu biểu, có hiệu suất cao, có y nghĩa quan trọng đối với viêvj phát triển kinh tế.
3. Tầm quan trọng của vốn trong nước.
Trong quá trình phát triển kinh tế không một quốc gia nào có thể phủ nhận tầm quan trọng của các nguồn vốn, đặc biệt là vốn trong nước. Như Việt Nam chẳng hạn để đạt dược mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7 –8% mỗi năm trong giai đoạn 2001-2005 thì cần lượng vốn hàng năm khoảng 55-60 tỷ USD. Vì vậy, huy động các nguồn vốn vào quá trình đầu tư phát triển là hết sức cần thiết. Nhung trên thực tế, những năm qua nguồn vốn huy động từ bên ngoài (FDI,ODA), có xu hướng ngày càng giảm, nếu năm 1995 vốn trong nước chiếm 65,17%,vốn nước ngoài chiếm 34,83% trong tổng vốn huy động thì đến năm 1999 con số này thay đổi là 71,73% vốn trong nước, còn vốn nước ngoàichỉ chiếm 20,82%, ước tính năm 2000 vốn trong nước sẽ tăng 72,88%, còn vốn nước ngoài giảm xuống chỉ là 17,97%. Như vậy có thể thấy huy động vốn từ bên ngoài ngày càng khó khăn hơn. Mặt khác huy động vốn nước ngoài còn mang theo nhiều hạn chế như: mang nợ nước ngoài, bị ràng buộc các điều kiện về kinh tế, chính trị,đòi hỏi một lượng vốn đối ứng….Vì vậy, để nền kinh tế phát triển ổn định và vững chắa thì thu hút vốn trong nước có ý nghĩa hơn cả, nó giữ một vai trò quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế: Điều này được thể hiện như sau:
Thư nhất: huy động được nguồn vốn trong nước là tiền đề vật chất cho việc vay vốn nước ngoài, phản ánh sức mạnh của nền kinh tế đang phát triển, đảm bảo khả năng thanh toán bền vững trong quan hệ tín dụng đố với các nước. Là động lục thúc đẩy các nước mạnh dạn đầu tư mà không bị mất vốn.
Thứ hai: huy động vốn trong nứoc bền vững là biện pháp hữu hiệu nhất cho việc quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát dưới 10% là có khả năng thực hiện được.
Thứ ba: Huy động vốn trong nước có hiệu quả là cơ sở vững chắc để Nhà nước hoạch định chiến lược kinh tế, và cân đối vốn trong nước với vốn nứoc ngoài, đảm bảo sự ổn định nền tài chính quốc gia, chủ động trong hợp tác quốc tế, không bị thúc ép của bên ngoài. Sự tăng trưởng nguồn vốn nội lực là pháo đài vững chắc chống đỡ những rủi ro của nền kinh tế và khủng hoảng kinh tế trong nước, như một số nước trong khu vực.
Thứ tư: Huy động vốn bằng lãi suất cao là động lực thúc đẩy người có tiền tiết kiệm chi tiêu,mua xắm, xây dựng chưa cần thiết, dành tiền gửi vao Nhà nước để sinh lời, đồng thời giải quyết được tình trạng thiếu vốn đầu tư.
Thư năm: Muốn huy động vốn nhiều phải có lãi suất cao tức là “đầu vào cao”, dẫn đến “đầu ra cao” đó là nguyên tắc trong kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên đó là “nổi bật” còn “bề sâu” cũng phải suy ngẫm một cách nghiêm túc là lãi suất huy động có cao nhung Nhà nước tập trung và tích tụ được vốn, giảm dần vốn di vay nước ngoài, nhân dân tăng thêm thu nhập là cái gốc để nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên làm cho nứoc mạnh, dân giầu.
Thứ sáu: huy động nguồn vốn trong nước ngày càng nhiều, tỷ lệ vay nước ngoài giảm đi một cách hợp lý là biện pháp tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước, và đưa nguồn vốn trong nước giư vai trò quyết định.
III.Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trong nước
Để phát triển nền kinh tế hiệu quả và bền vững thì vẫn đề thu hút vốn đầu tư là hết sức cần thiết nhưng để thu hút được đồng vốn có hiệu quả và chắc chắn thì cần phải biết thu hút vốn phụ thuộc vào các yếu tố nào, tại sao các yếu tố đó lại ảnh hưởng đến vẫn đề huy động vốn. Sau đây là các yếu tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư:
1. Sự ổn định về chính trị:
Chính trị ổn định sẽ khuyễn khuyễn khích các nhà đầu tư an tâm bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu, thật vậy nếu một quốc gia có nền chính trị bất ổn địng, rễ gây nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư như: chi phí lớn cho sự khủng hoảng về chính trị tỷ lệ hoàn vốn không chắc chắn, lợi nhuận không đảm bảo, lưu thông hàng hoá, dịch vụ và nhân lực bị phá vỡ.
2. Hệ thống pháp luật:
Hệ thống pháp luật là thành phần quan trọng của môi trường đầu tư. Nó ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của nhà đầu tư và quyết định đầu tư của họ. Chẳng hạn như luật thuế, ưu đãi về thuế,nếu mức thuế đánh vào hoạt động sản xuất kinh doanh của họ quá cao,thì nhà đầu tư kinh doanh có thể chỉ đủ để trả nợ thuế,nhiều khi mức kinh doanh thu không trang trải đủ nợ thuế. Vì vậy đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật hợp lý, công bằng và thông thoáng.
3. Các chính sách kinh tế:
Thực tế cho thấy đồng vốn bao giờ cũng biết tìm đến nơi có điều kiện sinh lời cao và ổn định. Vì vậy để thu hút có hiệu quả đồng vốn cho đầu tư,Chính phủ và các nước luôn phải đưa ra cá chính sách kinh tế hợp lý và hoàn thiện như; các quy định về chuyển giao lợi nhuận, các chính sách thương mại,các quy định về quyền sở hữu, đểm bảo an toàn và công bằng cho các nhà đầu tư.
4.Các chỉ tiêu phát triển kinh tế:
Bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, GDP/ đâu nguời… có ảnh hưởng lớn
Tới quyết định của nhà đầu tư. Thực vậy khi một quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao, đều đặn sẽ thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, chu trình quay vòng vốn được nhanh chóng và thuận tiện, tỷ lệ lợi nhuận thu được cho chủ đầu tư.
Bên cạnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế, thì cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quan trọng tác động tới thu hút vốn đầu tư như: sân bay, bến cảng, đường giao thông hệ thống thông tin liên lạc….là các nhân tố cần thiết cho sản xuất, đảm bảo sự liên tục của các hoạt động thương mại, dịch vụ và lưu thông hàng hoá.
Trên đây là những nhan tố chủ yếu ảnh hưởng tới quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư. Ngoài ra còn nhiều yếu tố ảnh hưởng như: vị trí địa lí,tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên du lịch, khí hậu….
phần II
Thực trạng huy động vốn trong nước ở Việt Nam những năm qua
Kinh tế Việt Nam từ khi đổi mới đến nay (năm 1986) liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân mỗi năm thời kỳ 1991 - 1995 tăng 8,1%, năm 1996 tăng 9,34%, năm 1997 đạt 8,15%, năm 1998 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và thiên tai khắc nghiệt, nhưng tốc độ tăng trưởng đạt được là 5,8% tuy thấp hơn so với các năm trước nhưng so với các nước trong khu vực thì thật đáng khích lệ: theo báo Tài chính số 1 năm 1999 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 của Singapore là 0,5%, Malaixia là: -0,3%, Thái Lan: -0,7%, Inđônêxia: -15%, Nhật Bản là -0,2%, trong đó chỉ riêng Trung Quốc tốc độ tăng trưởng khả quan hơn cả là 7,8%. Đến năm 1999 tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm đáng kể chỉ đạt 4,8% (số liệu thống kê kinh tế Việt Nam năm 1999), dự tính kết quả này sẽ là 5,5-6% trong năm 2000 và theo thống kê chi tiết tình hình chung cả 6 tháng đầu năm 2000, tỷ lệ ước tính đạt được là 6,2%.
Đạt được kết quả tăng trưởng cao như vậy là do chúng ta đã đưa ra nhiều chủ trương chính sách nhằm huy động các nguồn vốn thuộc mọi thành phần kinh tế bằng các phương thức huy động đa dạng và phong phú, nhờ đó mà vốn đầu tư xã hội hàng năm đều tăng lên, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2: Tình hình huy động vốn đầu tư toàn xã hội từ năm 1995 đến 1999
Đơn vị: Tỷ đồng.
Năm
Vốn đầu tư
Trong đó
Vốn trong nước
%
Vốn nước ngoài
%
1995
68047,8
46047,8
67,8
22000
32,2
1996
79367,4
56667,4
71,4
22700
28,6
1997
96870,4
66570,4
68,8
30300
31,2
1998
96400
72100
74,8
24300
25,2
1999
103900
85000
81,8
18900
18,2
Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam 1/2000
Qua bảng trên cho thấy: Tổng đầu tư toàn xã hội ngày càng tăng, đây là điều kiện cần thiết cho tăng trưởng kinh tế. Trong tổng đầu tư toàn xã hội thì nguồn vốn nước ngoài (FDI) có xu hướng ngày càng giảm năm 1995 là 32,2%, đến năm 1999 chỉ còn 18,2%. Dự đoán trong năm 2000 - 2001 vẫn tiếp tục giảm. Do đó để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, thì cần phải huy động mạnh nguồn vốn trong nước. Vấn đề đặt ra là khai thông nguồn vốn trong nước như thế nào? Ta cần xem xét cụ thể:
I-/ Thực trạng huy động vốn từ ngân sách Nhà nước.
a. Những thành tựu đạt được.
* Về thu NSNN:
Trong những năm qua quy mô ngân sách Nhà nước không ngừng tăng lên, nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau nhưng chủ yếu huy động từ thuế và chi phí nhiều hơn 90% tổng thu ngân sách hàng năm. Tỉ lệ động viên GDP vào NSNN đã tăng: nếu bình quân trong giai đoạn 86-90 là 13,1% năm thì đến giai đoạn 91-95 mức đóng góp này đã tăng lên là 22,5%, trong đó năm tăng cao nhất là năm 1994 là 25%. Nhưng tỷ lệ này có xu hướng chững lại mấy năm: năm 1996 là 22,2%, năm 1997 là 20,7%, năm 1998 là 21,5%, đến năm 1999 chỉ đạt 18,3%, và mục tiêu năm 2000 là 18%.
Nguồn thu chính của NSNN là thuế và phí, trong cơ cấu thu NSNN, nguồn này chiếm tỉ lệ cao và ngày càng tăng. Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Kết quả thu thuế cho NSNN so với năm 1990
Năm
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
%
100
165,7
325,7
457
560,5
709,98
843,89
902,4
956
1025,5
1115,2
Nguồn: Tạp chí Thông tin Tài chính số 14/2000
Với mức thu thuế hàng năm tăng nhanh như vậy, đáp ứng khá tốt các nhu cầu thu chi thường xuyên cấp bách, tăng khả năng trang trải được cho nhu cầu chi đầu tư phát triển của NSNN. Về cơ bản thuế vừa thực hiện chức năng kinh tế, vừa thực hiện chức năng xã hội. Đồng thời dành ra khoản tiết kiệm cho dự phòng, tăng dự trữ tài chính, đầu tư phát triển và trả nợ. Theo thống kê của Bộ KH - ĐT nguồn vốn từ ngân sách đóng góp cho tiết kiệm trong nước diễn biến qua các năm như sau:
Bảng 4:
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000 (ước)
Tiết kiệm trong nước
4088
5486
7033
9046
10968
13450
Từ NSNN
1041
1688
2453
3437
4686
6299
Từ các thành phần khác
3047
3798
4580
5609
6281
7150
Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước. Tháng 7/2000
Như vậy nguồn vốn tiết kiệm trong nước qua các năm tăng nhanh, nếu năm 1995 chỉ là 4088 tr USD thì đến năm 1999 con số này đã tăng lên là 10968 tr USD (tương đương với tăng 168,2%). Trong đó nguồn vốn từ NSNN chiếm tỷ lệ cao và tăng nhanh qua các năm. Điều này sẽ hiện ngày càng rõ nét chính sách động viên của Nhà nước theo hướng khuy