Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình biến động sử dụng tiền mặt quản lý chặt chẽ chế độ thu, chi của công ty cho phù hợp với Nhà nước.
- Vốn bằng tiền của đơn vị là tài sản tồn tại dưới dạng hình thức giá trị trong quá trình kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán mua sắm vật tư hàng hóa để phục vụ cho quá trình kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hàng hóa hoặc thu tiền các khoản công nợ.
- Việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân theo nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước.
- Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tồn quỹ hàng ngày, đôn đốc việc chấp hành thanh toán của mọi thành viên cho kịp thời giám sát việc chi tiêu tiền mặt cho phù hợp với chế độ của Nhà nước.
- Kế toán vốn bằng tiền trong quá trình kinh doanh của công ty thường phát sinh quan hệ thanh toán giữa công ty với Nhà nước, cấp trên với cán bộ công nhân viên. kế toán dùng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, của công ty để thanh toán, đồng thời phải phản ánh rõ, chính xác nhiệm vụ thanh toán từng đối tượng, từng khoản thanh toán tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
- Kế toán tiền vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhu cầu kinh doanh trong trường hợp vượt quá khả năng nguồn vốn tự có công ty có thể huy động vốn thông qua tín dụng. Nhưng đảm bảo vay có mục đích có kế hoạch. Sử dụng tiền vay phải có vật tư hàng hóa đảm bảo hoàn trả đúng kỳ hạn cả vốn lẫn lãi
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐHKT-KT Hải Dương Khoa tế toán
Luận văn
Đề tài " THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HẢI DƯƠNG "
PHẦN 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
1.1.1. Khái niệm kế toán vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền:
- Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số liệu hiện có và tình hình biến động sử dụng tiền mặt quản lý chặt chẽ chế độ thu, chi của công ty cho phù hợp với Nhà nước.
- Vốn bằng tiền của đơn vị là tài sản tồn tại dưới dạng hình thức giá trị trong quá trình kinh doanh vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán mua sắm vật tư hàng hóa để phục vụ cho quá trình kinh doanh, vừa là kết quả của việc mua bán hàng hóa hoặc thu tiền các khoản công nợ.
- Việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân theo nguyên tắc chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước.
- Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tồn quỹ hàng ngày, đôn đốc việc chấp hành thanh toán của mọi thành viên cho kịp thời giám sát việc chi tiêu tiền mặt cho phù hợp với chế độ của Nhà nước.
- Kế toán vốn bằng tiền trong quá trình kinh doanh của công ty thường phát sinh quan hệ thanh toán giữa công ty với Nhà nước, cấp trên với cán bộ công nhân viên. kế toán dùng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, của công ty để thanh toán, đồng thời phải phản ánh rõ, chính xác nhiệm vụ thanh toán từng đối tượng, từng khoản thanh toán tránh tình trạng chiếm dụng vốn.
- Kế toán tiền vay nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho nhu cầu kinh doanh trong trường hợp vượt quá khả năng nguồn vốn tự có công ty có thể huy động vốn thông qua tín dụng. Nhưng đảm bảo vay có mục đích có kế hoạch. Sử dụng tiền vay phải có vật tư hàng hóa đảm bảo hoàn trả đúng kỳ hạn cả vốn lẫn lãi.
SV:Đào Hồng Nhung Lớp k23 ltc kt1
1.2. NGUYÊN TẮC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN:
1.2.1. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền:
- Kế toán vốn bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Việt Nam đồng.
- Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền mặt thì kế toán phải ghi hàng ngày (cập nhật hàng ngày) và tính ra số dư cuối mỗi ngày.
- Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ thì kế toán ghi trên tài khoản phải quy đổi ra tiền Việt Nam (theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng công bố)
- Nghiệp vụ liên quan đến vàng bạc, đá quý, kim khí quý, theo dõi cả số lượng, chất lượng, giá trị.
1.2.2. Đặc điểm kế toán vốn bằng tiền:
Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh ngày càng liên tục thì đơn vị phải có một số vốn bằng tiền nhất định, tiền tệ được dùng bằng vật ngang giá để mua bán giúp cho quá trình mua bán diễn ra nhanh gọn.
- Tiền mặt ở quỹ của đơn vị, của công ty là tiền bán hàng chưa nộp tiền mặt để mua hàng để chi phí và chi trả cho các khoản khác.
- Tiền đang chuyển là tiền hàng chưa thu được đã nộp vào ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo có hoặc bảng sao kê của Ngân hàng tức là số tiền đó chưa ghi vào tài khoản của công ty.
- Tiền gửi ngân hàng là khoản tiền nhàn rỗi của công ty chưa sử dụng đến đều gửi vào ngân hàng ở tài khoản của công ty mở tại Ngân hàng.
Vì vậy tổ chức tốt kế toán vốn bằng tiền không những có ý nghĩa to lớn đối với việc tổ chức lưu động tiền tệ, ổn định tiền tệ và giá cả thị trường trên toàn xã hội. Để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ cũng như đảm bảo được những yêu cầu của công tác kế toán vốn bằng tiền, kế toán trưởng ở các công ty, xí nghiệp cần phải tổ chức công tác kế toán ở đơn vị một cách khoa học và hợp lý, phù hợp với khả năng và trình độ của đội ngũ kế toán nói chung và kế toán vốn bằng tiền nói riêng.
Hoạt động kinh doanh sản xuất ở công ty có liên quan đến mọi bộ phận, mọi người trong công ty. Vì vậy để thu thập được thông tin kinh tế về tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính trong công ty thì cần phải tổ chức tốt hạch toán ban đầu ở tất cả các bộ phận ở công ty. Trong đó kế toán nghiệp vụ vốn bằng tiền được tốt thì xí nghiệp phải:
+ Căn cứ vào hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu của tổng cục thống kê kế toán của ngành đã ban hành để quy định việc sử dụng các mẫu chứng từ ban đầu đối với nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền phát sinh.
+ Quy định người chịu trách nhiệm thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ ban đầu, đồng thời hướng dẫn một cách đồng bộ ghi chép đầy đủ các yếu tố của chứng từ.
+ Quy định trình tự luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ kế toán vốn bằng tiền, xác định rõ thời hạn lập và luân chuyển chứng từ ban đầu và luân chuyển chứng từ theo quy định để đảm bảo cho việc ghi sổ và theo dõi kịp thời.
+ Chất lượng hạch toán ban đầu có ý nghĩa đối với toàn bộ phận công tác kế toán. Vì vậy việc phân công và tổ chức nghiệp vụ vốn bằng tiền cần phải cụ thể thổng nhất. Việc tổ chức phân công rất rõ ràng đối với cá nhân giúp xác định rõ trách nhiệm vật chất, tiền vốn đối với cá nhân liên quan đến nhiệm vụ cụ thể.
+ Với hình thức kế toán tập trung thì việc thống nhất với nhau về trình tự luân chuyển chứng từ giúp cho quá trình luân chuyển có thứ tự, nhanh chóng kịp thời thuận lợi cho công việc theo dõi nguồn vốn tại Công ty.
1.3. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1.3.1. Kế toán tiền mặt
1.3.1.1. Khái niệm
Là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ tiền mặt của đơn vị bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, tín phiếu, ngân phiếu.
1.3.1.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán tiền mặt
Tài khoản sử dụng:
Tài khoản để sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ là TK 111”Tiền mặt”.
Tài khoản 111 gồm 3 tài khoản cấp 2:
+ Tài khoản 1111”Tiền Việt Nam”phản ánh tình hình thu, chi, thừa , thiếu, tồn quỹ tiền Việt Nam.
+ Tài khoản 1112”Tiền ngoại tệ”.
+ Tài khoản 1113”Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý”.
Cơ sở pháp lý để ghi Nợ TK 111 là các phiếu thu còn cơ sở để ghi Có TK 111 là các phiếu chi. Kết cấu TK 111:
Nợ
TK 111
Có
SDĐK:
- Nhập quỹ TM
- Khi kiểm kê phát hiện thừa TM
- Số chênh lệch tỷ giá tăng
- Xuất quỹ TM
- Khi kiểm kê phát hiện thiếu TM
- Số chênh lệch tỷ giá giảm
SDCK: Các khoản tiền mặt tồn nhập quỹ
Nguyên tắc hạch toán
- Bất kỳ đơn vị nào cũng phải có một lượng tiền mặt nhất định để phục vụ cho việc chi tiêu hàng ngày, tiền mặt của đơn vị phải được tính toán hợp lý.
- Mọi nghiệp vụ liên quan đến thu chi bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ có trách nhiệm thực hiện. Thủ quỹ do Giám đốc đơn vị chủ định và không được trực tiếp mua bán, vật tư, hàng hoá. Đồng thời không được kiêm nhiệm công việc kế toán. Thủ quỹ chỉ được chi tiêu khi có các chứng từ hợp lệ và phải có chữ ký của kế toán trưởng cùng thủ trưởng đơn vị.
Kế toán các khoản thu chi tiền mặt:
- Thu tiền bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ.
Nợ TK 111 (1111)
Có TK 511 doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ
Có TK 512 doanh thu nội bộ
Có TK 333 (3331) nếu có
- Xuất quỹ tiền mặt trả các khoản nợ phải trả
Nợ TK 331 phải trả người bán
Nợ TK 334 phải trả CBCNV
Nợ TK 338 (3388) phải trả khác
Nợ TK 336 phải trả nội bộ
Nợ TK 311 vay ngân hàng
Nợ TK 333 thuế và các khoản phải nộp (chi tiết các loại)
Có TK111 (1111)
Kế toán các khoản thu chi ngoại tệ:
- Thu tiền bán hàng bằng ngoại tệ
Nợ TK 111 (1112)
Có TK 511, 512
Có TK 333 (3331) nếu có.
- Chi ngoại tệ mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ
Nợ TK 152, 156, 211, 213
Nợ TK 611, 211, 213
Nợ TK 133
Có TK111 (1112): TGHT
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN TIỀN MẶT
TK 111
511,512
Thu tiền từ hoạt động bán hàng cung cấp dịch vụ
112
xuất quỹ tiền mặt gửi vào
ngân hàng
333
144,244
Thuế
Thế chấp, ký cược, ký quỹ
515,711
Thu tiền do vi phạm hợp đồng
Đầu tư tài chính
112
Rút tiền mặt về nhập quỹ tiền
152,153,156
Mua hàng hóa, vật tư xuất kho
141,131,136,138
133
Thu hồi các khoản nợ
Thuế
144
Thu hồi các khoản ký cược ký quỹ
211,217,213,241
Mua TSCĐ, BĐS, sửa chữa XDCB
3381
Kiểm kê thừa
441
Nhận vốn góp
311,341,315,338,336
Trả tiền vay ngắn hạn, BHXH…
1.3.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng
1.3.2.1. Khái niệm
Tiền gửi là số vốn bằng tiền của đơn vị đang gửi ở các ngân hàng kho bạc, Công ty tài chính bao gồm tiền Việt Nam , tiền ngoại tệ, vàng bạc kim khí quý, đá quý.
1.3.2.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán
Tài khoản sử dụng
Hạch toán tiền gửi Ngân hàng (TGNH) được thực hiện trên tài khoản 112
Tài khoản 112 gồm 3 tài khoản cấp 2:
+ TK 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh khoản tiền Việt Nam đang gửi tại ngân hàng
+ TK 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh các khoản ngoại tệ đang gửi tại ngân hàng đã quy đổi ra đồng Việt Nam.
+ TK 1123 - Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim khí quý, đá quý đang gửi tại Ngân hàng.
Kết cấu TK 112:
Nợ
TK 112
Có
SDĐK:
- Các khoản tiền VN, ngoại tệ đã gửi vào ngân hàng.
- Số chênh lệch tỷ giá tăng
Ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại
- Các khoản tiền VN, ngoại tệ... rút từ ngân hàng.
- Số chênh lệch tỷ giá giảm
- Ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại
SDCK: Số tiền còn gửi ngân hàng, kho bạc.
Nguyên tắc hạch toán
- Căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi ngân hàng của đơn vị là giấy báo nợ, giấy báo có, hoặc các bảng sao kê của ngân hàng như uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi bảng kê nộp Séc.
- Cuối kỳ nếu có sai lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và số liệu trên sổ của ngân hàng thì phải ghi sổ theo số liệu của ngân hàng.
Kế toán tăng tiền gửi ngân hàng
- Thu hồi các khoản nợ bằng chuyển khoản:
Nợ TK 112
Có TK 131,136,138...
- Thu tiền bán hàng bằng Sec, bằng chuyển khoản qua Ngân hàng:
Nợ TK 112
Có TK 511
Kế toán giảm tiền gửi ngân hàng
- Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ:
Nợ TK 311,331,333
Có TK 112
- Rút (chuyển) tiền gửi ngân hàng mua vật tư, hàng hóa, tài sản...:
Nợ TK 152,156,211
Có TK 112
- Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt:
Nợ TK 111
Có TK 112
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG
111 112(1) - Tiền gửi Ngân hàng 111
Gửi tiền mặt vào NH Rút TGNH về nhập quỹ TM
121,128,221 121,128,221,
222,223,228 222,223,228
Thu hồi vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn Đầu tư ngắn hạn, dài hạn
bằng tiền gửi
515 635
144,244
131,136,138 Ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi
Thu nợ phải thu
211,213,217,241
Mua TSCĐ,BĐSĐT, chi đầu tư xdcb
144,244
Thu hồi các khoản ký cược,ký quỹ 133 152,153,156,611
411
Nhận vốn góp LD,LK,CP Mua vật tư, hàng hóa, ccdc
344, 338 311,315,331,333 336,338,341,342
Nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn Thanh toán các khoản nợ phải trả
133 632,627,635, 641,642,811
511,512,515,711
Doanh thu thu nhập khác bằng tiền gửi
CP SXKD, CP hoạt động khác
3331 411,421,414,415,418
Trả lại vốn góp, trả cổ tức
Thuế GTGT cho các bên góp vốn, chi các quỹ
521,531,532
Thanh toán các chiết khấu 133
Thuế GTGT
1.3.3. Kế toán tiền đang chuyển
1.3.3.1. Khái niệm
- Tiền đang chuyển là số vốn bằng tiền của đơn vị đã gửi vào ngân hàng kho bạc hoặc đã gửi cho bưu điện để chuyển cho ngân hàng hoặc đã làm thủ tục chuyển tiền từ TK 112 để trả cho đơn vị khác nhưng chưa nhận được giấy báo có, giấy báo nợ hay các bảng sao kê của ngân hàng.
1.3.3.2. Tài khoản sử dụng và nguyên tắc hạch toán
Tài khoản sử dụng
-TK sử dụng: 113”Tiền đang chuyển” mở 2 TK cấp 2
+ Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam
+ Tài khoản 1132 - Ngoại tệ
Nợ
TK 113
Có
- Các khoản tiền VN, ngoại tệ..... đã gửi vào NH, BĐ
- Số chênh lệch tỷ giá tăng
- Ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại
- Số kết chuyển vài TK 112 hoặc các TK có liên quan
- Số chênh lệch tỷ giá tăng
- Ngoại tệ cuối kỳ do đánh giá lại
SDCK:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TIỀN ĐANG CHUYỂN
113(1) - Tiền đang chuyển
3331, 511, 512, 515, 711, 131 331
Thu tiền bán hàng, tiền của DN nhận GBN của NH
của KH, TN khác nộp vào NH
111 112
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào NH DN nhận GBC của NH
131
KH trả trước hoặc thanh toán
bằng séc DN nộp vào NH
Phần II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG HẢI DƯƠNG
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển
- Tên giao dịch: Công ty CP Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương
- Trụ sở chính: Số nhà 34 Trần Phú – TP Hải Dương
- Điện thoại: 03203.852.203
- Mã số thuế: 0800011106
- Giám đốc: Lưu Văn Hưng
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương, tiền thân là Xí nghiệp Khảo sát thiết kế giao thông Hải Hưng trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Dương. Được thành lập theo quyết định số 44/TC ngày 08 tháng 01 năm 1983 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng và thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991, tại quyết định số 975/QĐ - UB ngày 25 tháng 11 năm 1992 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Hưng thành lập doanh nghiệp Nhà nước với chức năng nhiệm vụ ”Khảo sát thiết kế các công trình chuyên ngành giao thông vận tải”. Đăng ký kinh doanh hành nghề với trọng tài kinh tế tỉnh, số đăng ký: 105 488 ngày 12 tháng 12 năm 1992.
Đầu năm 1997 sự kiện tỉnh Hải Hưng được tách ra tái lập 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thì Công ty được đổi tên thành Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương tại quyết định số 02/QĐ - UB ngày 06 tháng 01 năm 1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương. Số đăng ký kinh doanh 111 563 ngày 13 tháng 01 năm 1997 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cấp.
Năm 2004 thực hiện việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần theo nghị định số 64/2002/NĐ - CP ngày 19 tháng 06 năm 2002 của Chính Phủ và quyết định số 999/QĐ - UB ngày 19 tháng 03 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương đã đổi tên thành Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương, số đăng ký kinh doanh 0403 000 198 ngày 23 tháng 09 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương cấp.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương là đơn vị hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân kinh doanh ngành nghề theo chuyên ngành, có con dấu riêng và tài khoản riêng tại Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hải Dương. Tài khoản số: 4601 0000 0000 49. Vốn điều lệ của Công ty tại thời điểm thành lập là: 900 000 000 đồng (Chín trăm triệu đồng). Vốn điều lệ được chia thành: 9 000 cổ phần. Các cổ phần có giá trị và quyền lợi ngang nhau. Trong đó: Vốn Nhà nước tại Công ty không có; Vốn của các cổ đông: 900 000 000đồng (Chín trăm triệu đồng) chiếm 100%, mệnh giá cổ phần là: 100 000đồng (Một trăm ngàn đồng) Việt Nam.
2.2. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ: Khảo sát xây dựng; Lập dự án, thiết kế các công trình giao thông; Lập quy hoạch mạng lưới giao thông; Lập hồ sơ mời thầu các công trình giao thông; Thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán các công trình giao thông; Kiểm định chất lượng công trình giao thông; Giám sát thi công các công trình giao thông.
Căn cứ vào quyết định thành lập doanh nghiệp. Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi cả nước.
Công ty có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh và cam kết của mình với người lao động, với khách hàng bằng toàn bộ số vốn và tài sản sở hữu của công ty.
Nguyên tắc tổ chức quản trị của công ty: Hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tuân thủ pháp luật.
Mục tiêu của công ty là đảm bảo 3 lợi ích:
- Việc làm, thu nhập của người lao động ổn định và từng bước được cải thiện.
- Làm đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo pháp luật hiện hành.
- Có tích luỹ để phát triển sản xuất từng bước, có kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng lao động, trang bị thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất đồng thời cải thiện điều kiện làm việc cả về vật chất cho các thành viên trong Công ty.
2.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
GIÁM ĐỐC GIAO VIỆC
ĐỘI KSTK I
ĐỘI KSTK II
BẢN VẼ THIẾT KẾ
GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
IN ẤN + ĐÓNG GÓI HỒ SƠ
BÀN GIAO HỒ SƠ
TỔ CHỨC NGHIỆM THU QUYẾT TOÁN
ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH
THẮNG THẦU CÔNG TRÌNH
LÀM HỒ SƠ ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH
GIÁM ĐỐC GIAO VIỆC
ĐỘI KSTK I
ĐỘI KSTK II
BẢN VẼ THIẾT KẾ
GIÁM SÁT CÔNG TRÌNH
IN ẤN + ĐÓNG GÓI HỒ SƠ
BÀN GIAO HỒ SƠ
TỔ CHỨC NGHIỆM THU QUYẾT TOÁN
ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH
THẮNG THẦU CÔNG TRÌNH
LÀM HỒ SƠ ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH
.
Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng giao thông Hải Dương, đặc thù của kinh doanh là theo chuyên ngành. Do đó qui trình sản xuất của đơn vị như sau:
- Khi nhận được giấy mời dự thầu các công trình, công ty tiến hành tính toán làm hồ sơ để đấu thầu. Sau khi đã hoàn tất hồ sơ đấu thầu sẽ gửi hồ sơ cho bên A để tiến hành bỏ thầu. Khi có quyết định thắng thầu được bên A công bố thì giám đốc công ty sẽ là người ký quyết định giao việc xuống cho 2 đội khảo sát thiết kế. Nếu đội khảo sát thiết kế 1 chịu trách nhiệm về phần thiết kế thì đội khảo sát thiết kế 2 chịu trách nhiệm về phần giám sát thi công để đảm bảo tính khách quan và chất lượng công trình và ngược lại.
- Sau khi khảo sát thiết kế tiến hành tính toán và lập bản vẽ thiết kế xong thì in ấn đóng gói hồ sơ để bàn giao về cho bên A. Bên A kiểm tra lại hồ sơ thiết kế, sau đó hai bên tiến hành làm thủ tục tổ chức nghiệm thu xác định giá trị thanh quyết toán công trình
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC VÀ PHÓ GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG KH-TH
KẾ TOÁN
HÀNH CHÍNH - VẬT TƯ
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Có quyền và nghĩa vụ: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán cho từng loại, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho Công ty và cổ đông của Công ty; Quyết định tổ chức bộ máy quản lý Công ty, tổ chức lại và giải thể Công ty; Thông qua báo cáo tài chính hàng năm; Thông qua định hướng phát triển, phương án sản xuất kinh doanh của Công ty…
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Thành viên Hội đồng quản trị: Phải trực tiếp thực thi nhiệm vụ đã được Hội đồng quản trị phân công, không được uỷ quyền cho người khác; Thực hiện điều lệ của công ty và nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết của Hội đồng quản trị; Hội đồng quản trị đại diện cho cổ đông là pháp nhân phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp nhân đó về thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Ban Kiểm soát: Chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ.
- Giám đốc và Phó Giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
- Phòng kế hoạch tổng hợp: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, kế hoạch dự trữ các loại vật tư nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục không bị gián đoạn.
- Kế toán:
+ Phản ánh ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày trên sổ sách kế toán đúng chế độ kế toán thống kê theo quy định của nhà nước.
+ Phân tích các hoạt động tài chính, tham mưu các biện pháp cho giám đốc về sử dụng vốn có hiệu quả, tiết kiệm.
+ Lập báo cáo tài chính đúng kỳ hạn.
- Phòng hành chính, vật tư: Chịu trách nhiệm in ấn, đóng gói và bàn giao hồ sơ cho bên mà công ty đã ký kết hợp đồng kinh tế.
2.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
kế toán đội
kế toán
tiền lương
kế toán vật tư TSCĐ
kế toán vốn bằng tiền
thủ quỹ
- Kế toán trưởng là người trực tiếp tổ chức công tác kế toán của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về toàn bộ công tác tài chính kế toán thống kê, hoạch toán kinh doanh và thông tin kinh tế nội bộ doanh nghiệp. Đồng thời có nhiệm vụ phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác trong Công ty. Với công tác