Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn. Những biến động phức tạp, khó lường liên tục xảy ra và là cản trở lớn trước công cuộc tái thiết nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu thay đổi không ngừng theo chiều hướng đi lên, kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng. Điều nay đã dẫn đến sự gia tăng tốc độ lạm phát của các nước trên thế giới, đòi hỏi chính phủ các nước phải có những biện pháp kịp thời để giảm tác hại của lạm phát, cũng như kiềm hãm lạm phát.
Việt Nam, vốn được đánh giá là một nền kinh tế dễ tổn thương, đã không tránh khỏi những tác động tiêu cực do việc tăng giá chung trong nền kinh tế thế giới. Chính sự tăng giá ấy đã đẩy tốc độ lạm phát của Việt Nam vốn đã cao, nay lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng tình hình lạm phát ở Việt Nam đang ở một mức đáng báo động. Nếu chính phủ không có những biện pháp cấp bách nhằm cải thiện tình trạng này thì sớm hay muộn Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng.
Nhận thấy tính cấp bách của tình trạng lạm phát của Việt Nam, Nhóm 1 lớp Ngoại thương 1 Khoá 34, đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp”, nhằm mục đích tìm hiểu một cách kỹ càng và chuyên sâu về nguồn gốc của tình trạng lạm phát hiện nay. Bên cạnh đó nhóm đã sưu tầm những ý kiến đóng góp của những chuyên gia kinh tế hàng đầu về tình hình lạm phát của Việt Nam, và qua những tham khảo đó nhóm sẽ đưa ra giải pháp theo nhận định chủ quan nhằm kiềm chế tốc độ lạm phát hiện nay.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Những lý thuyết về lạm phát.
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của chính phủ đối với tình hình lạm phát của Việt Nam.
Chương 3: Kinh nghiệm đối phó lạm phát từ các nước trên thế giới.
Chương 4: Tổng hợp ý kiến chuyên gia và kiến nghị của nhóm về giải pháp kiềm chế lạm phát hiện nay.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4494 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng lạm phát Việt Nam: Nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nền kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục hoàn toàn. Những biến động phức tạp, khó lường liên tục xảy ra và là cản trở lớn trước công cuộc tái thiết nền kinh tế thế giới. Giá dầu thô và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu thay đổi không ngừng theo chiều hướng đi lên, kéo theo sự tăng giá của hầu hết các mặt hàng. Điều nay đã dẫn đến sự gia tăng tốc độ lạm phát của các nước trên thế giới, đòi hỏi chính phủ các nước phải có những biện pháp kịp thời để giảm tác hại của lạm phát, cũng như kiềm hãm lạm phát.
Việt Nam, vốn được đánh giá là một nền kinh tế dễ tổn thương, đã không tránh khỏi những tác động tiêu cực do việc tăng giá chung trong nền kinh tế thế giới. Chính sự tăng giá ấy đã đẩy tốc độ lạm phát của Việt Nam vốn đã cao, nay lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Có thể khẳng định rằng tình hình lạm phát ở Việt Nam đang ở một mức đáng báo động. Nếu chính phủ không có những biện pháp cấp bách nhằm cải thiện tình trạng này thì sớm hay muộn Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng.
Nhận thấy tính cấp bách của tình trạng lạm phát của Việt Nam, Nhóm 1 lớp Ngoại thương 1 Khoá 34, đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng lạm phát Việt Nam – Nguyên nhân và giải pháp”, nhằm mục đích tìm hiểu một cách kỹ càng và chuyên sâu về nguồn gốc của tình trạng lạm phát hiện nay. Bên cạnh đó nhóm đã sưu tầm những ý kiến đóng góp của những chuyên gia kinh tế hàng đầu về tình hình lạm phát của Việt Nam, và qua những tham khảo đó nhóm sẽ đưa ra giải pháp theo nhận định chủ quan nhằm kiềm chế tốc độ lạm phát hiện nay.
Kết cấu của đề tài
Chương 1: Những lý thuyết về lạm phát.
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của chính phủ đối với tình hình lạm phát của Việt Nam.
Chương 3: Kinh nghiệm đối phó lạm phát từ các nước trên thế giới.
Chương 4: Tổng hợp ý kiến chuyên gia và kiến nghị của nhóm về giải pháp kiềm chế lạm phát hiện nay.
MỤC LỤC:
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT 4
1.1 Khái niệm lạm phát 4
1.2 Đo lường lạm phát 4
1.2.1 Mức giá chung 5
1.2.2 So sánh chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh DGDP 9
1.2.3 Cách tính CPI ở Việt Nam 9
1.3 Phân loại lạm phát 14
1.3.1 Thiểu phát 14
1.3.2 Lạm phát vừa phải 14
1.3.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao) 14
1.3.4 Siêu lạm phát 15
1.4 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế 16
1.4.1 Hiệu ứng tích cực 16
1.4.2 Hiệu ứng tiêu cực (Tổn thất xã hội của lạm phát) 16
1.5 Nguyên nhân gây ra lạm phát 18
1.5.1 Lạm phát do chi phí đẩy 18
1.5.2 Lạm phát do cầu kéo 19
1.5.3 Lạm phát do cơ cấu 19
1.5.4 Lạm phát do nhập khẩu 20
1.5.5 Lạm phát do bội chi ngân sách 20
1.5.6 Lạm phát tiền tệ 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM 22
2.1 Giai đoạn 1986 - 1991 22
2.2 Giai đoạn 1992 - 1998 30
2.3 Giai đoạn 1999 – 2003 33
2.4 Giai đoạn 2004-2008 37
2.5 Giai đoạn 2008-2011 42
2.6 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế Việt Nam 48
2.6.1 Đối với môi trường kinh tế vĩ mô 48
2.6.2 Đối với các doanh nghiệp 52
2.6.3 Đối với đời sống dân cư 55
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ LẠM PHÁT TỪ CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 64
3.1 Trung Quốc 64
3.2 Ấn Độ 69
3.3 Những “con Rồng châu Á” 73
3.4 Các ngân hàng trung ương chống lạm phát bằng cách nào? 77
3.5 Kinh nghiệm kiềm chế lạm phát của thế giới: Giải pháp phải đồng bộ 80
CHƯƠNG 4: TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VÀ KIẾN NGHỊ CỦA NHÓM VỀ GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT HIỆN NAY. 86
4.1 Giải pháp của Chính Phủ 86
4.2 Ý kiến của các nhà kinh tế khác cho vấn đề lạm phát của Việt Nam 93
4.3 Đánh giá của nhóm về các giải pháp của chính phủ: 98
4.4 Một số kiến nghị của nhóm: 100
4.4.1 Giải pháp ngắn hạn 100
4.4.2 Giải pháp dài hạn 103
KẾT LUẬN 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 106
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT
Chúng ta thường được nghe nhiều về lạm phát và người ta thường nói về các biện pháp khắc phục và chống lạm phát cao nhằm ổn định giá cả nền kinh tế. Điều đó có nghĩa là lạm phát có sức ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống kinh tế vĩ mô. Vậy lạm phát là gì? Đo lường nó ra sao và nó giữ vai trò như thế nào trong nền kinh tế quốc dân. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu.
1.1 Khái niệm lạm phát
Lạm phát được định nghĩa là sự gia tăng liên tục mức giá chung của nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
Mức giá chung của nền kinh tế là giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế. Do vậy, khi xảy ra lạm phát không có nghĩa là tất cả mọi hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế đều tăng giá. Có thể một vài mặt hàng giảm giá nhưng mặt hàng khác tăng giá đủ mạnh vẫn có thể gây nên lạm phát.
Lạm phát cũng có thể hiểu là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. Nền kinh tế có lạm phát, một đơn vị tiền tệ có thể mua ngày càng ít hàng hoá, dịch vụ hơn. Hay hiểu nôm na là khi có lạm phát chúng ta phải chi ngày càng nhiều đồng nội tệ hơn cho giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định. Trái ngược với lạm phát là giảm phát.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống liên tục. Cũng có thể nói giảm phát là lạm phát với giá trị âm. Giảm phát thường xuất hiện khi kinh tế suy thoái hay đình đốn.
1.2 Đo lường lạm phát
Để đo lường lạm phát người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm thay đổi của mức giá chung.
Trong đó:
: Tỷ lệ lạm phát thời kỳ t (có thể tháng, quí, năm) .
: Mức giá chung của thời kỳ t.
1.2.1 Mức giá chung
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát phụ thuộc vào mỗi nền kinh tế chọn chỉ tiêu nào trong các chỉ tiêu dưới đây làm mức giá chung:
• Chỉ số giá sinh hoạt (CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực (chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).
• Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).
• Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
• Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
• Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.
• Chỉ số giảm phát (điều chỉnh) GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.
• Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".
Tuy nhiên, ở Việt Nam để tính chỉ số lạm phát chúng ta thường chỉ quan tâm đến chỉ số điều chỉnh- DGDP Và chỉ số giá tiêu dùng- CPI để đo lường mức giá chung.
Chỉ số giá tiêu dùng CPI thường được sử dụng hơn là chỉ số điều chỉnh GDP. Ta có công thức tính tỷ lệ lạm phát như sau:
Trong đó:
: Là chỉ số giá tiêu dùng của năm t.
1.2.1.1 Chỉ số điều chỉnh DGDP
Chỉ số điều chỉnh DGDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá năm cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP ở những năm sau (thời kỳ sau) phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế.
Ví dụ: DGDPt = 120 có nghĩa là mức giá chung năm t tăng 20% so với năm trước.
1.2.1.2 Chỉ số gía tiêu dùng- CPI
Chỉ số giá tiêu dùng- CPI đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hoá và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. CPI của một năm (thời kỳ) nào đó chính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm cơ sở nhân với 100.
Chỉ số giá tiêu dùng thường được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Nó phản ánh xu thế và mức độ biến động của gía bán lẻ hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình.
CPI tăng có nghĩa là mức giá trung bình tăng.
CPI được tính theo công thức:
Trong đó:
: Là chỉ số giá tiêu dùng năm t.
n: Số hàng hoá và dịch vụ của trong giỏ hàng hoá.
: Là giá hàng hoá i thời kỳ (năm) t.
: Là giá hàng hoá i thời kỳ (năm) cơ sở.
: Là lượng hàng hoá của hàng hoá i trong năm cơ sở.
Ví dụ: CPIt = 150 có nghĩa là so với năm gốc thì mức giá chung đã tăng lên là 50%.
1.2.2 So sánh chỉ số giá tiêu dùng CPI và chỉ số điều chỉnh DGDP
Cả hai đều đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số điều chỉnh DGDP đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra ở trong nước, còn CPI đo lường mức giá trung bình của mọi hàng hoá, dịch vụ mà một mà một hộ gia đình/một người điển hình tiêu dùng.
CPI có được nhờ so sánh giá của một giỏ hàng hoá và dịch vụ cố định ở năm tính toán so với năm cơ sở. Giỏ hàng này thường được cố định trong nhiều năm. Trong khi đó DGDP có được nhờ so sánh gía của những hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong năm hiện hành với giá của những hàng hoá ấy trong năm cơ sở. Do vậy, nhóm hàng hoá và dịch vụ dùng để tính DGDP luôn thay đổi theo thời gian. Nếu giá của tất cả hàng hoá và dịch vụ thay đổi với cùng một tỷ lệ thì có đẳng thức: DGDP = CPI. Ngược lại DGDP # CPI. Thông thường, CPI và tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thuận với giá lương thực, thực phẩm. Do giỏ hàng hoá, dịch vụ của chúng ta lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn.
CPI không phải là thước đo chi phí sinh hoạt hoàn hảo vì 3 lý do sau:
(1) CPI không tính đến sự gia tăng sức mua của đồng tiền do sự xuất hiện của hàng hoá mới đem lại.
(2) Nó không đo lường được những thay đổi về chất lượng của hàng hoá và dịch vụ trong giỏ hàng hóa tiêu dùng.
(3) Nó không tính đến trường hợp người tiêu dùng sử dụng hàng hoá thay thế có giá rẻ hơn tương đối theo thời gian.
Trong thực tế ở Việt Nam, chúng ta thường hay sử dụng chỉ số giá tiêu dùng hơn là chỉ số điều chỉnh DGDP hơn. Chỉ số giá tiêu dùng thường được sử dụng nhằm điều chỉnh các biến số kinh tế để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.
1.2.3 Cách tính CPI ở Việt Nam
1.2.3.1 Cách tính CPI ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chỉ số giá tiêu dùng CPI nằm trong “Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia” ban hành kèm quyết định số 305/2005/QĐ-TTG ngày 24 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ.
Trong văn bản “Giải thích hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia”ban hành kèm theoThông tư của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 02/2011/TT-BKHĐT ngày 10 tháng 1 năm 2011, có chỉ rõ cách tính CPI của Việt Nam:
Về định nghĩa và mục đích:
Chỉsố giá tiêu dùng (CPI) là chỉtiêu tương đối phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung qua thời gian của một số lượng các loại hàng hoá và dịch vụ đại diện cho tiêu dùng cuối cùng của người dân.
Chỉsố giá tiêu dùng (CPI) là một trong những chỉtiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. CPI được sử dụng cho những mục đích chủ yếu sau đây:
- Đánh giá công tác kiểm soát lạm phát
- Sử dụng trong công tác điều hành, quản lý, nghiên cứu các chính sách tiền lương, lãi suất ngân hàng, quản lýtài chính, tiền tệ, tính toán sức mua và xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh.
- Chỉ số giá tiêu dùng được dùng để loại trừ yếu tố biến động (tăng/giảm) giá tiêu dùng trong việc tính toán một số chỉtiêu thống kê tổng hợp theo giá so sánh. Ngoài ra chỉsố giá tiêu dùng còn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu phân tích kinh tế của các doanh nghiệp, của người dân và các đối tượng dùng tin khác.
Về nội dung và phương pháp tính.
Nội dung
Danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện
Danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện gồm các mặt hàng và dịch vụ chủ yếu, đại diện cho tiêu dùng của dân cư trong một giai đoạn nhất định, được sử dụng để điều tra thu thập giá định kỳ, phục vụ tính chỉsố giá tiêu dùng.
Quyền số
Quyền số tính chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho các nhóm hàng hoá và dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư. Quyền số tính chỉsố giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu của năm gốc so sánh được sử dụng cố định trong 5 năm (đồng nhất với năm cập nhật danh mục hàng hoá và dịch vụ đại diện).
Sau mỗi chu kỳ 5 năm, danh mục mặt hàng đại diện, quyền số lại được cập nhật cho phù hợp với thị trường tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu cho đời sống hàng ngày của người dân trong giai đoạn hiện tại.
Công thức tính.
Áp dụng công thức Laspeyres tổng quát:
Trong đó:
: Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0.
: Giá tiêu dùng kỳ báo cáo t.
: Giá tiêu dùng kỳ gốc cố định 0.
: Quyền số kỳ gốc cố định 0.
Để thuận lợi hơn trong việc giải quyết vấn đề chọn mặt hàng mới thay thế mặt hàng cũ không còn bán trên thị trường, mặt hàng thời vụ hoặc mặt hàng thay đổi chất lượng, Chỉsố giá tiêu dùng được tính theo công thức Laspeyres chuyển đổi - hay phương pháp so sánh với kỳ gốc ngắn hạn. Công thức này hoàn toàn tương thích với công thức trên có dạng tổng quát như sau :
Trong đó:
: Chỉ số giá tiêu dùng kỳ báo cáo t so với kỳ gốc cố định 0.
: chỉsố giá nhóm mặt hàng j tháng báo t cáo so với tháng trước t-1
: chỉsố giá nhóm mặt hàng j tháng trước tháng báo cáo so với kỳ gốc cố định 0
: quyền số nhóm mặt hàng j kỳ gốc cố định 0
Phạm vi
Xuất phát từ nhu cầu thông tin thống kê phục vụ quản lýkinh tế của các cấp từ Trung ương đến địa phương, Chỉsố giá tiêu dùng được tính cho cả nước, 8 vùng kinh tế và 63 Tỉnh/thành phố.
Phương pháp điều tra và tính chỉ số giá tiêu dùng
Chỉsố giá tiêu dùng của từng tỉnh, thành phố được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa mức biến động giá của các nhóm mặt hàng với quyền số tương ứng. Chỉ số giá tiêu dùng của 8 vùng kinh tế được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa chỉsố giá tiêu dùng của mỗi tỉnh, thành phố trong vùng với quyền số tương ứng.
Chỉsố giá tiêu dùng của cả nước, được tính bằng phương pháp bình quân gia quyền giữa chỉsố giá tiêu dùng của các vùng kinh tế với quyền số tương ứng.
Về phân tố chủ yếu
Từ tháng 10 năm 2009, Tổng cục Thống kê đã tiến hành cập nhật quyền số và danh mục mặt hàng đại diện, lấy năm 2009 làm gốc. Trong lần cập nhật này, rổ hàng hóa để tính CPI đã bỏ một số mặt hàng không còn phổ biến và bổ sung thêm một số mặt hàng mới. Tổng số mặt hàng trong rổ bao gồm 572 mặt hàng được phân thành 11 nhóm cấp 1, 32 nhóm cấp 2, 86 nhóm cấp 3 và 256 nhóm cấp 4. Riêng hai mặt hàng Vàng và đô la Mỹ vẫn được sử dụng để tính riêng cho chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ. Quyền số được tổng hợp từ hai cuộc Khảo sát mức sống dân cư năm 2008 và điều tra quyền số chỉ số giá tiêu dùng năm 2008 do Tổng cục Thống kê thực hiện. CPI sử dụng rổ hàng hóa và quyền số mới được tính toán và công bố từ tháng 11 năm 2009.
Về tính định kỳ
Chỉ số được xác định và công bố vào ngày 23 mỗi tháng.
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
1.2.3.2 Sự khác nhau cơ bản giữa cách tính CPI của Việt Nam và của phần lớn các nước trên thế giới.
Phương pháp tính CPI mà Việt Nam đang áp dụng là tính chỉ số CPI bình quân so với tháng 12 năm trước. Với phương pháp này CPI bị tác động rất lớn bởi giá cả tháng 12. Đặc biệt, với đặc thù của Việt Nam có dịp Tết Nguyên đán, tháng 12 là tháng áp Tết, nên giá cả luôn có xu hướng tăng cao. Do vậy, nếu so với tháng 12 hàng năm, thì tốc độ tăng của các tháng sau đó thường là thấp, nhưng khi giá cả các tháng sau Tết hạ xuống, thì tốc độ tăng giá của các tháng sau đó lại cao.
Các nước đã không dùng phương pháp tính so với tháng 12 hàng năm, bởi độ chính xác không cao. Ở hầu hết các nước trên thế giới, CPI được tính bằng CPI theo bình quân tháng. Có nghĩa là, CPI của các tháng so với cùng kỳ năm trước rồi chia bình quân. Với phương pháp này, tác động của việc tăng giá vào dịp Tết Nguyên đán của Việt Nam sẽ được loại bỏ khi CPI của các tháng được so sánh với nhau (thay vì so với tháng 12 của năm trước).
(Theo ông Trần Kim Đồng, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1.3 Phân loại lạm phát
1.3.1 Thiểu phát
Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.
Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.
1.3.2 Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải đặc trưng bởi giá cả tăng chậm và có thể đoán biết trước được. Đối với các nước đang phát triển lạm phát ở mức một con số (lớn hơn 4%) được coi là lạm phát vừa phải. Với lạm phát vừa phải là mức lạm phát bình thường nền kinh tế trải qua và ít gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Trong trường hợp này, lạm phát không phải là mối lo ngại. Mọi người vẫn sẵn sang giữ tiền để thực hiện giao dịch và ký các hợp đồng dài hạn bằng đồng nội tệ.
1.3.3 Lạm phát phi mã (Lạm phát cao)
Lạm phát phi mã là tình trạng tăng mức giá chung của nền kinh tế với tốc độ hai hay ba chữ số một năm. Lạm phát phi mã là mức lạm phát nguy hiểm. Nếu nền kinh tế trong tình trạng lạm phát phi mã trong một thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Đồng tiền bị mất giá nhanh, người ta chỉ giữ tiền vừa đủ để thực hiện những giao dịch cần thiết cho nhu cầu hằng ngày. Tích trữ hàng hoá, mua bất động sản và sử dụng vàng và các đồng ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích luỹ tài sản trở nên an toàn và được ưa chuộng. mức không kiểm soát được như trường hợp siêu lạm