Trước xu thế phát triển như vũ bãocủa khoa học công nghệ, của toàn cầu
hoá, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trở
nên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố cơ bản, yếu tố
năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người được đặt vào vị trí
trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định.
Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện
đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động dồi dào,
đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá
trình CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước. Nhưng đây cũng là
thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất
nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìm
hảm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài ‘Thực trạng lao
động nông thôn ở các làng nghề’ để có thể góp một phần ý kiến của mình vào
việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn côNguyễn Quỳnh Hoađã giúp đỡ em hoàn
thành đề tài này.Tuy nhiên hiểu biết của em về vấn đề còn hạn chế nên em hy
vọng cụ có thể cho em ý kiến để lần sau em có thể ho àn thiện đề tài hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.
SV: Nguyễn Phương Hiếu
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng lao động nông thôn ở các làng nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trước xu thế phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, của toàn cầu
hoá, đặc biệt là sự nổi lên của nền kinh tế tri thức và các nguồn lực ngày càng trở
nên khan hiếm hơn. Thì ngày nay con người được xem xét là yếu tố cơ bản, yếu tố
năng động cho sự phát triển bền vững. Chính vì vậy con người được đặt vào vị trí
trung tâm, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội, tốc độ phát triển kinh tế của một quốc gia là do con người quyết định.
Việt nam là quốc gia có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông thôn hiện
đang chiếm hơn 70% lao động xã hội và đây là một nguồn lực lao động dồi dào,
đầy tiềm năng cho sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công quá
trình CNH - HĐH (công nghiệp hoá hiện đại hoá) đất nước. Nhưng đây cũng là
thách thức lớn cho vấn đề sử dụng lao động ở nông thôn, khi mà tình trạng thất
nghiệp thiếu việc làm đang còn rất lớn và có nguy cơ ngày càng gia tăng làm kìm
hảm sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy mà em chọn đề tài ‘Thực trạng lao
động nông thôn ở các làng nghề’ để có thể góp một phần ý kiến của mình vào
việc giải quyết việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Quỳnh Hoa đã giúp đỡ em hoàn
thành đề tài này. Tuy nhiên hiểu biết của em về vấn đề còn hạn chế nên em hy
vọng cụ có thể cho em ý kiến để lần sau em có thể hoàn thiện đề tài hơn. Em xin
chân thành cảm ơn.
SV: Nguyễn Phương Hiếu
Phần I
Cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động nông thôn ở
các làng nghề
I. Các khái niệm cơ bản về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở
nông thôn
1. Các khái niệm cơ bản:
a. Khái niệm chung về lao động.
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật
chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Trong
quá trình sản xuất, con người sử dụng công cụ lao động tác động lên đối
tượng lao động nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ cho lợi ích của con người.
Lao động là điều kiện chủ yếu cho tồn tại của xã hội loài người, là cơ sở của
sự tiến bộ về kinh tế, văn hoá và xã hội. Nó là nhân tố quyết định của bất cứ
quá trình sản xuất nào. Như vậy động lực của quá trình triến kinh tế, xã hội
quy tụ lại là ở con người. Con người với lao động sáng tạo của họ đang là
vấn đề trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phải thực
sự giải phóng sức sản xuất, khai thác có hiệu quả các tiềm năng thiên nhiên,
trước hết giải phóng người lao động, phát triển kiến thức và những khả năng
sáng tạo của con người. Vai trò của người lao động đối với phát triển nền
kinh tế đất nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng là rất quan trọng.
Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định
của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và
những người ngoài độ tủôi lao động (trên độ tủôi lao động) đang làm việc
trong các ngành kinh tế quốc dân .
Nguồn lao động về mặt số lượng bao gồm :
- Dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm.
- Và dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang thất
nghiệp, đang học, đang làm côg việc nội trợ trong gia đình, nhưng có nhu
cầu việc làm và những người thuộc tình trạng khác (bao gồm cả những người
nghỉ hưu trước tuổi quy định).
Nguồn lao động xét về mặt chất lượng, cơ bản được đánh giá ở trình độ
chuyên môn, tay nghề (trí lực ) và sức khoẻ (thể lực)của người lao động.
Lực lượng lao động theo quan niệm của tổ chức lao động Quốc tế (ILO-
International Labour Organization ) là bộ phận dân số trong độ tuổi lao
động. Theo quy định thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp
b) Khái niệm nguồn lao động ở nông thôn.
- Khái niệm về nguồn lao động nông thôn.
Nguồn lao động nông thôn là một bộ phận dân số sinh sống và làm việc ở nông
thôn trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật (nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ
từ 16 đến 55 tuổi) có khả năng lao động.
Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của nguồn lao động ở nông thôn
bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang có việc
làm và những người thất nghiệp nhưng có nhu cầu tìm việc làm.
Tuy nhiên do đặc điểm, tính chất, mùa vụ của công việc ở nông thôn mà lực
lượng tham gia sản xuất nông nghiệp không chỉ có những người trong độ tuổi lao
động mà còn có những người trên hoặc dưới độ tuổi lao động tham gia sản xuất
với những công việc phù hợp với mình.Từ khái niệm nguồn lao động ở nông thôn
mà ta thấy lao động ở nông thôn rất dồi dào, nhưng đây cũng chính là thách thức
trong việc giải quyết việc làm ở nông thôn.
- Khái niệm sử dụng nguồn lao động.
Là hình thức phân công người lao động vào công việc mỗi công việc có
đặc tính khác nhau về chuyên môn, hình thái. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động
thực chất là việc phân bố nguồn lao động một cách hợp lý sao cho việc sử dụng
lao động này đạt được mục đích là tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
Phân bố nguồn lao động chính là việc phân phối, bố trí hình thành nguồn
lao động theo quy luật, xu hướng tiến bộ vào các lĩnh vực hoạt động, các ngành
kinh tế, các vùng lãnh thổ.
Xét về bản chất thì đó là sự đổi mới tình trạng phân công lao động ngày
càng tiến bộ hơn và đạt trình độ ngày càng cao hơn.
Phân bố nguồn lao động hợp lý phải phối hợp kết hợp hài hoà nhiều biện
pháp phân bổ theo từng lĩnh vực sản xuất, từng ngành, từng nội bộ ngành kinh tế,
từng vùng lãnh thổ trong phạm vi quốc gia. Một xu hướng có tính quy luật là lực
lượng lao động được phân bổ và lĩnh vực sản xuất vật chất ngày càng giảm và khi
nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về hưởng thụ văn hoá tinh thần ngày càng cao và
đây là nhu cầu vô hạn.
Đào tạo lao động, nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ
thuật, chăm sóc sức khoẻ cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo
và tổ chức sản xuât. Trong lĩnh vực không sản xuất vật chất phân bổ tỷ trọng lớn
lao động vào các ngành nghiên cứu khoa học, y tế giáo dục, văn hoá thể thao,
giảm lao động trong quản lý hành chính, lao động quản lý.Trong lĩnh vực sản xuất
vật chất tăng tỷ trọng lao động, giảm tỷ trong lao động trong ngành nông nghiệp,
bởi vì tăng năng suất lao động trong các ngành trên là thuận lợi hơn nó tác động
trở lại ngành nông nghiệp.
2. Vai trò của nguồn lao động nông thôn
Lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và
trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở nên khan hiếm thì nó được xem
xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói
chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế đất nước. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang thực
hiện CNH - HĐH đất nước trong đó CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặc
biệt quan tâm. Vì vậy lao động nông thôn có vai trò hết sức quan trọng nó được
thể hiện qua các mặt sau:
a. Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình phát triển các ngành
trong nền kinh tế quốc dân.
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, nguồn lực trong nông
nghiệp có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động xã hội. Song,
cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hoá, nguồn nhân lực trong nông
nghiệp vận động theo xu hướng giảm xuống cả tương đối và tuyệt đối. Quá trình
biến đổi đó diễn ra theo hai giai đoạn sau:
- Giai đoạn đầu: diễn ra khi đất nước bắt đầu công nghiệp hoá, nông nghiệp
chuyển sang sản xuất hàng hoá, năng suất lao động nông nghiệp được giải phóng
trở nên dư thừa và được các ngành khác thu hút, sử dụng vào hoạt động sản xuất-
dịch vụ. Nhưng do tốc độ tăng tự nhiên của lao động trong khu vực công nghiệp
còn lớn hơn tốc độ thu hút lao động dư thừa từ nông nghiệp, do đó ở thời kỳ này tỷ
trọng lao động nông nghiệp mới giảm tương đối, số lượng lao động tuyệt đối còn
tăng lên. Giai đoạn này dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào trình độ phát triển của nền
kinh tế của đất nước quyết định. Chúng ta có thể nhìn thấy hiện tượng này ở Việt
Nam hiện nay đó là hiện tượng có nhiều nông dân bỏ ruộng và đi làm các việc phi
nông nghiệp khác hoặc đi làm thuê với thu nhập cao hơn là làm nông nghiệp.
- Giai đoạn thứ hai: nền kinh tế đã phát triển ở trình độ cao, năng suất lao
động nông nghiệp tăng nhanh và năng suất lao động xã hội đạt trình độ cao. Số lao
động dôi ra do nông nghiệp giải phóng đã được ngành khác thu hút hết. Vì thế giai
đoạn này số lượng lao động ở nông thôn giảm cả tương đối và tuyệt đối.
b. Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực thực phẩm.
Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời dân số sông chủ
yếu bằng nghề nông. Vì vậy, nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất
nông nghiệp là rất đông đảo. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế và sự gia tăng về
dân số thì nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng gia tăng.
Việc sản xuất lương thực thực phẩm chỉ có thể đạt được trong ngành nông
nghiệp và sức lao động để tạo ra lương thực, thực phẩm là do nguồn lao động
nông thôn cung cấp.
Nền kinh tế phát triển gắn với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, thu
nhập của người dân tăng lên đòi hỏi khối lượng lương thực, thực phẩm ngày càng
lớn và yêu cầu về chất lượng cũng ngày càng cao. Để có thể đáp ứng đủ về số
lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng thì nguồn lao động nông thôn phải được
nâng cao về trình độ tay nghề và kinh nghiệm sản xuất
c. Nguồn lao động nông thôn tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến Nông - Lâm - Thuỷ sản .
Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản với các yếu tố đầu vào là các sản
phẩm mà người lao động nông thôn làm ra. Trong thời kỳ CNH - HĐH thì phát
triển công nghiệp chế biến là rất quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của sản
phẩm nông nghiệp.
d. Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm của các ngành khác.
Lao động nông thôn là thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng lớn của các ngành
khác và của chính bản thân ngành nông nghiệp, có thể nói nông thôn là một thị
trường tiêu thụ rộng lớn cần phải được khai thác triệt để.
3. Đặc điểm chung của lực lượng lao động nông thôn trong các làng nghề
Đặc điểm chung của lực lượng lao động trong các làng nghề là tận dụng
triệt để lao động trong và ngoài độ tuổi, phân công theo hướng chuyên môn
hoá từng khâu, từng công đoạn của quá trỡnh sản xuất. Hàng loạt cỏc hệ thống
dịch vụ được phát triển đồng bộ như thu gom, vận chuyển nguyên liệu. Bên
cạnh đó, cũn cỏc lực lượng lao động hoạt động trong khâu bán hàng hoặc
trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống ngày
càng cao ở các làng nghề
Do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có đặc điểm khác với đặc điểm của
các ngành khác. Vì vậy, lao động nông thôn trong các làng nghề cũng có những
đặc điểm khác với lao động ở các ngành kinh tế khác, cụ thể nó ở các mặt sau:
a.Lao động nông thôn mang tính thời vụ.
Cuộc sống của cư dân nông nghiệp gắn liền với cơ chế sản xuất
mùa vụ, làng nghề ở nông thôn gắn liền với các địa danh nông nghiệp
cận vùng thị tứ, thương nghiệp và người nông dân làm nghề thủ công để
giải quyết hợp lý sức lao động dư thừa được cơ cấu theo đặc trưng nông
nghiệp là mùa vụ
Đây là đặc điểm dặc thù không thể xoá bỏ được của lao động nông thôn.
Nguyên nhân của nét đặc thù trên là do: đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây
trồng vật nuôi chúng là những cơ thể sống trong đó quá trình tái sản xuất tự nhiên
và tái sản xuất kinh tế đan xen nhau.
Cùng một loại cây trồng vật nuôi ở những vùng khác nhau có điều kiện tự
nhiên khác nhau chúng cũng có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau.
Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu không thể xáo bỏ được trong quá trình
sản xuất chúng ta chỉ có thể tìm cách làm giảm tính thời vụ của sản xuất nông
nghiệp. Từ đó đặt ra vấ đề cho việc sử dụng các yếu tố đầu vào của qúa trình sản
xuất, đặc biệt là vấn đề sử dụng lao động nông thôn một cách hợp lý có ý nghĩa rất
quan trọng.
b. Nguồn lao động nông thôn tăng về số lượng.
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động: qui mô và
cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô cơ cấu của nguồn lao động.
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009. 70% dân số nước ta đang
sống ở khu vực nông thôn, lao động nông thôn hiện chiếm 75% tổng lực lượng
lao động cả nước và chủ yếu tập trung sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
c. Chất lượng nguồn lao động nông thôn chưa cao.
Chất lượng của người lao động được đánh gía qua trình độ học vấn,
chuyên môn kỹ thuật và sức khoẻ.
- Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật: nguồn lao động của nước ta
đông về số lượng nhưng sự phát triển của nguồn nhân lực nước ta còn nhiều hạn
chế, nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe trong bối cảnh đất nước đang
hội nhập kinh tế quốc tế trong đó nông nghiệp được xem là một trong những thế
mạnh.
Riêng lao động nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước. Tuy vậy
nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn chưa phát huy hết tiềm năng do trình độ
chuyên môn của lao động thấp kỹ thuật lạc hậu. Do đó, để có một nguồn lao động
với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà nước cần phải có chính sách đào tạo
bồi dưỡng để có nguồn nhân lực đủ trình độ để phát triển đất nước.
- Về sức khoẻ.
Sức khoẻ của người lao động nó liên quan đến lượng calo tối thiểu cung
cấp cho cơ thể mỗi ngày, môi trướng sống, môi trường làm việc,vv.... Nhìn chung
lao động nước ta do thu nhập thấp nên dẫn đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày
chưa đáp ứng được một cách đầy đủ. Vì vậy, sức khẻo của nguồn lao động cả
nước nói chung và của nông thôn nói riêng là chưa tốt.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động ở nông thôn
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến số lượng lao động
a. Dân số
Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định số lượng lao động : qui mô và
cơ cấu của dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu của nguồn lao động.
Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động của dân số là: phong tục, tập quán
của từng nước, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế và chính sách của
từng nước đối với vấn đề khuyến khích hoặc hạn chế sinh đẻ. Từ đó nó ảnh hưởng
đến qui mô của dân số, đến nguồn lao động
b.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động.
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của dân số trong độ tuổi lao
động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố cơ bản
tác động đến tỷ lệ tham gia lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động.
Nhưng do đặc điểm của lao động nông thôn bao gồm cả những người trên và dưới
độ tuổi lao động vẫn thích hợp với một số công việc và vẫn phát huy được khả
năng của họ.
c. Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp.
Thất nghiệp là hiện tượng những người trong độ tuổi lao động có khả năng
lao động, đang không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm tại thời điểm
điều tra. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến số người làm việc và ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế.Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của
mọi quốc gia vì nó không chỉ tác động về mặt kinh tế mà nó còn ảnh hưởng đến
vấn đề xã hội.
Theo cách tính thông thường tỷ lệ thất nghiệp tính bằng tỷ lệ % giữa tổng
số người thất nghiệp với tổng số nguồn lao động. Nhưng đối với các nước đang
phát triển tỷ lệ thất nghiệp này chưa phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động
chưa sử dụng hết. Trong thống kê thất nghiệp ở các nước đang phát triển, số người
nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì họ cố gắng không để
thời gian kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhận mọi
việc nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển biểu hiện tình trạng chưa sử dụng
hết lao động người ta sử dụng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá
hình. Thất nghiệp trá hình bao gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình. Tình
trạng này xảy ra phổ biến ở nông thôn của các nước đang phát triển cũng như ở
nông thôn Việt nam.
d. Dòng di chuyển nông thôn – thành thị.
Trước năm 1986 dòng di chuyển nông thôn - đô thị đặc biệt là đô thị lớn
được hạn chế tới mức tối đa và chủ yếu dưới dạng phân công công tác. Tuy nhiên,
cùng với sự thành công của chính sách khoán trong nông nghiệp, việc xoá bỏ chế
độ bao cấp trong phân phối, các chính sách cải cách trong khu vực nông nghịêp
nông thôn, sự đô thị hoá và sự nới lỏng của chế độ hộ khẩu đã tạo nên những dòng
di chuyển lao động từ nông thôn ra thành phố, thị xã, thị trấn làm thuê dài ngày
hoặc chỉ tìm việc làm trong những tháng nông nhàn... để có thu nhập cao hơn.
Điều đó đã dẫn tới số lao động ở nông thôn bị giảm sút đồng thời lao động ở thành
thị tăng nhanh. Mặt khác, do không có trính độ chuyên môn kỹ thuật nên số lao
động này cũng chỉ làm những công việc nặng nhọc, bán hàng rong ở thành phố
nên thu nhập không cao nhưng cũng giải quyết được vấn đề việc làm trong lúc
nông nhàn. tuy nhiên việc lao động nông thôn ra thành phố đông nên đó cũng
chính là gánh nặng cho thành phố về các vấn đề như môi trường, an ninh trật tự.
Do đó vấn đề đặt ra là phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn ngay trên
chính quê hương của họ, tạo việc làm để tăng thu nhập ngay trên chính quê hương
của họ bằng nhiều biện pháp như : Đa dạng hoá cây trồng vật nuôI, cho người
nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi vv…
e. Dòng di chuyển lao động ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Đây là hiện tượng những người lao động ở nông thôn đi xuất khẩu lao
động, đó là một trong những hướng đi của một số ít người chứ không phải là đa
số, bởi vì những người có khả năng xuất khẩu lao động ở nông thôn là rất ít và
những yêu cầu của nươc nhập khẩu lao động là khá cao nên dòng di chuyển này
rất ít ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở nông thôn.
Số lượng lao động mới phản ánh được một mặt sự đóng góp của lao động
vào phát triển kinh tế. Mặt khác, cần được xem xét đến chất lượng nguồn lao
động, đó là yếu tố làm cho lao động có năng suất cao hơn. Chất lượng lao động có
thể được nâng cao nhờ giáo dục, đào tạo, nhờ sức khỏe của người lao động, nhờ
bố trí điều kiện lao động tốt hơn.
- Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triển tiềm
năng của con người theo nhiều nghĩa khác nhau. Yêu cầu chung đối với giáo dục
là rất lớn, nhất là đối với giáo dục phổ thông, con người ở mọi nơi đều tin rằng
giáo dục rất có ích cho bản thân mình và con cháu họ. Bằng trực giác, mọi người
có thể thấy mối quan hệ giữa giáo dục và mức thu nhập. Ví dụ như đã tốt nghiệp
hết cấp III có thu nhập cao hơn những người mới tốt nghiệp cấp I, nhưng đa số là
như vậy, và mức thu nhập của họ đều cao hơn nhiều. Nhưng để đạt được trình độ
giáo dục nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kể cả chi phí gia đình và chi phí của
quốc gia. Đó chính là khoản đầu tư cho con người. ở các nước đang phát triển giáo
dục được thực hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ
văn hoá và chuyên môn kỹ thuật cho mọi người. Kết quả giáo dục làm tăng lực
lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy đổi mới công nghệ. Vai trò của
giáo dục còn được đánh giá qua tác động của nó đối với việc tăng năng suất lao
động của mỗi cá nhân nhờ có nâng cao trình độ và tích luỹ kiến thức.
- Giống như giáo dục, sức khoẻ làm tăng chất lượng của nguồn nhân lực cả
hiện tại và tương lai, người lao động có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi
nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung trong
khi đang làm việc.Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khẻo tốt cho trẻ em sẽ là yếu
tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai, giúp trẻ em phát triển thành những
người khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần. Hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em
nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua
giáo dục ở nhà trường. Những khoản chi cho sức khỏe còn làm tăng nguồn nhân
lực về mặt số lượng bằng việc kéo dài tuổi lao động.
Ngoài yếu tố giáo dục và sức khoẻ, nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao
động còn có động lực lao động. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao
năng suất lao động. Những người lao động ở nông thôn được xem l