Tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay“rất nghiêmtrọng” và
Thực phẩm an toàn là một điều vô cùng quan trọng với mỗi con người. An toàn
thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn
liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương
mại, dịch vụ và an sinh xã hội. Rõ ràng là vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng
cần được nhìn nhận là một vấn đề quan trọng cấp bách. Thực phẩm an toàn
đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc
sống cũng như về lâu dài, đối với phát triển giống nòi.
23 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 13164 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 1
®µi truyÒn h×nh viÖt nam
Tr-êng cao ®¼ng truyÒn h×nh
Nh÷ng nguyªn lý c¬ b¶n
Cña chñ nghÜa m¸c-lªnin
Bµi tiÓu luËn
Thùc tr¹ng mÊt VSATTP
ë n-íc ta hiÖn nay
GV: §inh ThÞ Thoan
SV:NguyÔn V¨n Ch-¬ng
Líp CQP11B
N¨m häc: 2015 – 2016
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 2
ĐỀ TÀI 9
Sử dụng các nội dung triết học đã được học để miêu tả thực trạng,
phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục tình trạng mất vệ sinh
an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay .
1) Mở đầu
Tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay“rất nghiêmtrọng” và
Thực phẩm an toàn là một điều vô cùng quan trọng với mỗi con người. An toàn
thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn
liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương
mại, dịch vụ và an sinh xã hội. Rõ ràng là vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng
cần được nhìn nhận là một vấn đề quan trọng cấp bách. Thực phẩm an toàn
đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc
sống cũng như về lâu dài, đối với phát triển giống nòi.
Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an
toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực
phẩm vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối
nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu
đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Có một thực
tế tồn tại nhiều năm qua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là số cơ sở tái
phạm sau khi bị xử phạt lên tới 100%. Điều đó đã minh chứng cho ý thức quá
kém của người sản xuất, đẩy mọi nỗ lực của cộng đồng về con số không. Vấn
đề đặt ra là muốn kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất thiết phải siết chặt
quản lý trên mọi mặt, đồng thời có sự liên kết, hỗ trợ giữa các mặt, các lực
lượng với nhau. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp
bách. Trên tình hình này, em xin chọn đề tài nghiên cứu về thực trạng an toàn
vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay.
Em xin sử dụng những quan điểm duy vật biện chứng về vật chất và ý thức
của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để phân tích
vấn đề.
2)Nội dung triết học
* Trước hết ta cần hiểu vật chất là gì?
Theo lênin: “vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan
được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép
lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.- Đầu tiên cần
phải phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học
với những quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ
thể của các dạng vật chất khác nhau.
-Thứ hai trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 3
nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan- tồn tại độc lập với ý thức con
người.
- Thứ ba, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất thông qua các hình
thức tồn tại cụ thể của nó. Ý thức con người chỉ là sự phản ánh đối với vật chất.
Định nghĩa của lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
-Khắc phục những sai lầm thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về
vật chất.
-Định hướng cho sự phát triển của khoa học
-Cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội, là cơ sở lí luận để
giải thích nguyên nhân cuối cùng của biến cố xã hội.
* Ý thức
Nguồn gốc của ý thức :Ý thức có hai ngồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn
gốc xã hội:
- Nguồn gốc tự nhiên
Ý thức thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ
óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan; trong đó, thế
giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh năng
động, sáng tạo.
Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con
người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc.
Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lí của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của
con người càng phong phú và sâu sắc. Bộ óc bị tổn thương thì sinh lí thần kinh
của con người sẽ không bình thường, năng lực của nhận thức, của tư duy và đời
sống tinh thần của con người cũng sẽ bị rối loạn
Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ
khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan thông qua
các hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành
nên quá trình phản ánh.
Phản ánh là sự tái hiện những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật
chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là
thuộc tính của tất cả dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới những
hình thức cơ bản sau: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh
tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Lênin, ngoài nguồn gốc tự nhiên, sự ra đời
của ý thức còn chịu nhiều tác động của nhân tố xã hội.
- Nguồn gốc xã hội
Lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề
quyết định sự ra đời ý thức.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 4
Lao động là quá trình con người sử dụng các công cụ tác động vào giới tự
nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho
thế giới khách quan bộc lộ thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động
còn ẩn dấu, nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Qua quá trình lao động cùng
với lao động các giác quan của con người ngày càng phát triển, từ những “tia ý
thức đầu tiên” con người đã có được kho tàng tri thức nói riêng và ý thức nói
chung.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung
ý thức. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã
mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở
họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh
vàphát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người không chỉ
giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh
nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động, “ sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn
ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu đã làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển
thành bộ óc con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý
thức con người”.
-Bản chất của ý thức
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con
người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan.
Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức
Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm-sinh lý của con người trong việc định
hướng tiếp nhận thông tin, chon lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin
và trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo ra những thông tin mới và
phát hiện ra ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động sáng tạo
của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện quá trình con người tạo ra những giả
tưởng, giả thuyết, huyền thoại, trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái
quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức
trong các hoạt động của con người.
* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Vai trò của vật chất đối với ý thức
Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định sự xuất
hiện, nội dung, sự biến đổi của ý thức:
Ý thức chỉ có thể có ở dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, bản thân
bộ óc người cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất.
Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh là thế giới vật chất.Nội
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 5
dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý
thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội
và sự tác động của môi trường sống quyết định.
Vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu
hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
- Vai trò của ý thức đối với vật chất
Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con
người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được hiện thực. Muốn
thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song,
mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, do đó vai trò của ý thức
không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con
người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục
tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện
pháp, phương tiện, để thực hiện mục tiêu của mình.
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng:
+ Một là, nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm
cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì sự tác động của ý thức là tích cực, nhờ vậy
mà hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người
có thể vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình.
+ Hai là, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng bản chất, tính quy
luật của hiện thực khách quan, tình cảm không trong sáng, thiếu quyết tâm,
hành động của con người sẽ sai trái đi ngược lại với các quy luật khách quan,
sẽ có tác dụng tiêu cực với các hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách
quan.
3) Quay trở lại với vấn đề ở đây ta đang muốn nói tới đó là vệ sinh , an
toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
*Vậy thực phẩm là gì?
- Thực phẩm:
Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua
sơ chế, chế biến. bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất đã được sử dụng
trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể cung cấp
năng lượng và các vitamin và khoáng chất giúp con người có thể sinh tồn và
phát triển.
-Vệ sinh thực phẩm:
Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây
bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm
cả nội dung như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển chế biến và bảo quản thực
phẩm. Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù
hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 6
- An toàn thực phẩm:
Là sự đảm bảo thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng, nó an toàn từ lúc
chế biến cho tới khi được đưa vào sử dụng.
- Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm:
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả mọi điều kiện, biện pháp cần thiết từ
khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng
nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ,
tính mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều
ban ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ
sở chế biến thực phẩm, y tế, môi trường người tiêu dùng
* Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm
- Đối với sức khỏe
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức
khoẻ con người, được toàn xã hội quan tâm. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn
đối với việc cải thiện sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống.
Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với
mỗi con người. An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp
thường xuyên đến sức khỏe con người mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất,
hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển và thúc đẩy
xóa đói giảm nghèo.
Thực phẩm mất vệ sinh không an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính
một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính độc tố tích tụ
từ từ vào trong cơ thể gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc
hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ thực vật,các chất kích thích, chất tạo
nạc, chất tăng trọng ở động vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài
thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm như aflatoxin trong ngô, đậu, lạc
mốc có thể gây ung thư
Gần đây trên báo chí, những tin y học cảnh báo bệnh ung thư đang tăng một
cách đáng báo động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ăn những
thực phẩm chứa các chất độc hại. Về lâu dài, thực phẩm không chỉ có những tác
động thường xuyên đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến nòi giống.
Theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội quốc tế Phòng chống ung thư (UICC) tại
một hội nghị ở Úc năm 2014, có đến 30-50% các ca bệnh ung thư liên quan đến
ăn uống, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hàng năm Việt Nam có từ
100.000-150.000 người mắc ung thư và khoảng 70.000 người tử vong do căn
bệnh này. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh
Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 7
của con người.
- Đối với kinh tế-xã hội
Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là
một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính
trị, xã hội rất quan trọng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần
được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà
còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy
định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức
khỏe người tiêu dùng.
Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên
nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Thiệt hại
chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh,
phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do
phải nghỉ làm . Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu
giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do
thông tin quảng cáo và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng.
Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm
tra độc hại, giải quyết hậu quả
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây
ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và
xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như
nước ta.
Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh
bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm
bảo an toàn và vệ sinh.
* Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam
hiện nay
Khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác bảo đảm vệ sinh an
toàn thực phẩm của Việt Nam, đó là: Hệ thống tổ chức quản lý chưa thống nhất,
chưa đủ mạnh. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chưa
đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý trong giai đoạn mới. Đặc biệt, hệ thống
mạng lưới quản lý, thanh tra chuyên ngành kiểm nghiệm đang trong giai đoạn
xây dựng nên vẫn còn thiếu nhân lực, yếu kém cả về trình độ chuyên môn và
trang thiết bị.
Nhận thức về những tác hại gây ra từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh của
nhiều tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm còn kém.
Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang phải đối mặt với những
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 8
thách thức lớn, đó là: tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực
phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn
đang ở mức cao.
Ô nhiễm vi sinh vật và các hóa chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ
gia thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao; việc không bảo đảm điều kiện vệ sinh của
các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm còn khá phổ biến.
Ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, công trường,
bệnh viện, trường học đang có chiều hướng gia tăng.
Đáng lo ngại là, thực phẩm nhập lậu qua biên giới đang diễn biến phức tạp,
khó kiểm soát, dẫn đến thực phẩm giả, kém chất lượng còn lưu thông trên thị
trường.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân cơ bản
là việc chưa thấy hết và làm hết vai trò, trách nhiệm của từng nhóm đối tượng
trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, đầu tư
cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhà nước và trách nhiệm
của chính quyền các cấp còn chưa cao.
- Thực trạng
+Tình hình cả nước :
Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt
được một số thành tựu nhất định, kim ngạch xuất khẩu nông sản và thuỷ sản
tăng từ 2.367,2 triệu USD năm 1995 lên 30,14 tỷ USD trong năm 2015 . Diện
tích rau an toàn không ngừng mở rộng, nhiều cơ sở được cấp giấy chứng nhận
đủ điều kiện sản xuất rau an toàn . Năm2015 đã xây dựng và phát
triển 10% vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn,
Mô hình trồng rau an toàn tại Hà Nội
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan
Nguyễn Văn Chương – CQP11B 9
Hiện Hà Nội cũng có 48 cơ sở sơ chế rau an toàn (RAT) là 48 chuỗi tiêu
thụ RAT theo liên kết dọc. Trong đó, có 9/48 chuỗi tự tổ chức sản xuất rau,
không thu gom, 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu
gom, không sản xuất rau. RAT có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc,
được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng
bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần
20.000 tấn/năm. Rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc
tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng trên
370.000 tấn/năm. Sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu
an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Giá rau ở các
vùng sản xuất rau an toàn cao hơn so với vùng rau thông thường 10-20%. Rau
an toàn được tiêu thụ ổn định đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần so trồng lúa,
ngô và một số cây ngắn ngày khác. Hiện nay 77% cơ sở sản xuất thức phẩm
thuỷ sản quy mô công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, các địa
phương trong cả nước đã triển khai xây dựng được 645 mô hình thức ăn đường
phố, 150 mô hình chợ điểm, 270 mô hình bếp ăn tập thể, 41 mô hình bảo đảm
vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu du lịch
Đạt được những kết quả trên là nhờ công tác ban hành văn bản quy phạm
pháp luật được chú trọng, tạo hành lang pháp lý để phục vụ công tác quản lý;Hệ
thống tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được đã thành lập đang từng
bước được tăng cường và củng cố;Công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn và
xử lý nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần đưa doanh nghiệp
đi dần vào khuôn khổ của pháp luật. Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy
mạnh, tạo thói quên để cộng đồng quan tâm đến vấn đề chất lượng vệ sinh an
toàn thực phẩm. Kiến thức thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của các
nhóm đối tượng, cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người
tiêu dùng thực phẩm được nâng cao, đồng thời hạn chế thực phẩm kém chất
lượng lưu thông trên