Đề tài Thực trạng ngành nông nghiệp ởViệt Nam

Các nhà kinh t ế học đề cao tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong quátrình phát tri ển vàrất nhiều người thừa nhận rằng, đi ều kiện cầ n thi ết đểtăng trưởng kinh tếlàsựchuyển dịch cơcấu ngành nông nghiệp vì dựa vào đóthìmới c ónguồn thu lợi lớn vàngày một tăng của nông nghiệp. Nông nghiệp làmột ngành cólịch sửphát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đãcótừhàng nghìn nă m nay kểtừkhi con người từbỏnghề săn bắn hái lượm. Do lịch sửlâu đời này nền kinh tếnông ng hiệp thường được nói đến nhưlànền kinh tếtruyền thống đồng thời nông nghiệp làmột ngành tạo ra sản phẩ m thiết yếu nhất cho con người. Lương thực là sả n phẩ m chỉcó ởngành nông nghiệp sản xuất ra được. Con người cóthểsống màkhông cần sắt, thép, đi ện, nhưng không thểthay thiếu lương thực. Trên thực tếphần lớn các sản phẩm chếtạo cóthểthay thế, nh ưng không cósản phẩ m nào thay thế được lương thực. Do đó, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Nông nghiệp giữa vai tròquan trọng trong phát tri ển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát tri ển vànhất lànước ta. Bởi vì ởcác nước đang phát tri ển nói chung và n ước ta nói riêng đa số ng ười dân sống dựa vào nghềnông. Khu vực nông nghiệp cóthểlàmột nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa. Đa sốcác nước đang phát tri ển cónhững thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên, thì nông sản đóng vai trò quan tr ọng trong xuất khẩu, và ngoại tệthu được sẽdùng đểnhập khẩu máy mó c, trang thiết bịcơbản và những sản phẩ m trong nước chưa sản xuất được. Cơcấu ngành nông nghiệp có ýnghĩa hết sức to lớn đối với quátrình phát tri ển của đất nước. Cơcấu nông nghiệp góp phần tích lũy vốn cho quá trình chuyển dịch cơcấu kinh tếquốc dân theo hướng tăng dần tỷtrọng công nghiệp và d ịch vụ. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế màcòn đối với công ăn việc làm vàxóa đói gi ảm nghèo, đời sống đa số nông dân được cải thiện rõrệt.

pdf29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng ngành nông nghiệp ởViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI Thực trạng ngành nông nghiệp ở Việt Nam Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : ĐỀ ÁN MÔN HỌC PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU. Các nhà kinh tế học đề cao tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển và rất nhiều người thừa nhận rằng, điều kiện cần thiết để tăng trưởng kinh tế là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp vì dựa vào đó thì mới có nguồn thu lợi lớn và ngày một tăng của nông nghiệp. Nông nghiệp là một ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ hàng nghìn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn hái lượm. Do lịch sử lâu đời này nền kinh tế nông nghiệp thường được nói đến như là nền kinh tế truyền thống đồng thời nông nghiệp là một ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người. Lương thực là sản phẩm chỉ có ở ngành nông nghiệp sản xuất ra được. Con người có thể sống mà không cần sắt, thép, điện, nhưng không thể thay thiếu lương thực. Trên thực tế phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế, nhưng không có sản phẩm nào thay thế được lương thực. Do đó, nước nào cũng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực. Nông nghiệp giữa vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển và nhất là nước ta. Bởi vì ở các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Khu vực nông nghiệp có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế, với ý nghĩa lớn lao là vốn tích lũy ban đầu cho công nghiệp hóa. Đa số các nước đang phát triển có những thuận lợi đáng kể, đó là tài nguyên, thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được. Cơ cấu ngành nông nghiệp có ý nghĩa hết sức to lớn đối với quá trình phát triển của đất nước. Cơ cấu nông nghiệp góp phần tích lũy vốn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng không những đối với tăng trưởng chung của nền kinh tế mà còn đối với công ăn việc làm và xóa đói giảm nghèo, đời sống đa số nông dân được cải thiện rõ rệt. PHẦN II: NỘI DUNG 1 ĐỀ ÁN MÔN HỌC I.- Lý thuyết chung về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 1. Một số khái niệm. v Tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Sự gia tăng được biểu hiện ở quy mô và tốc độ. Sự gia tăng về quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, đồng nghĩa với sự tăng thêm về lượng tuyệt đối. Sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ảnh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ, đồng thời là sự gia tăng thêm về lượng tuyệt đối. Như vậy, bản chất của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Ngày nay, yêu cầu tăng trưởng kinh tế được gắn liền với tính bền vững hay việc đảm bảo chất lượng tăng trưởng ngày càng nâng cao. v Cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là sự tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng giống như cơ cấu kinh tế của đất nước, có thể bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần, nhunữg cơ cấu này có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Cơ cấu ngành nông nghiệp là sự phản ánh cao nhất sự tiến bộ của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển sản xuất trong nông nghiệp, nhưng nó được thể hiện trên những vùng lãnh thổ nhất định. Cơ cấu ngành nông nghiệp phát triển tiến bộ mang lại sự biểu hiện về mặt không gian của cơ cấu ngành. Cơ cấu ngành trong nông nghiệp thường biểu hiện bằng các quan hệ tỷ lệ: giữa trồng trọt và chăn nuôi; giữa cây lương thực và cây công nghiệp – rau quả; chăn nuôi gia súc và chăn nuôi gia cầm; giữa sản xuất cây nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thôn …. v Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển bởi các yếu tố thích hợp thành cơ cấu không cố định. Quá trình thay đổi cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát triển gọi là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù 2 ĐỀ ÁN MÔN HỌC hợp để xây dựng cơ cấu tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phong phú hơn. 2. Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. v Mô hình hai khu vực của Arthus Lewis. Nhà kinh tế học người Mỹ gốc Jamaica A.Lewis, đã đưa ra các giải thích về mối quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp trong quá trình tăng trưởng. Đặc trưng chủ yếu của mô hình hai khu vực cổ điển là phân chia nền kinh tế thành hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp và nghiên cứu quá trình di chuyển lao động giữa hai khu vực. Khu vực nông nghiệp, ở mức độ tồn tại, có dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực công nghiệp. Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa do khu vực nông nghiệp tạo nên, và khả năng đó lại phụ thuộc vào tốc độ tích lũy vốn của khu vực công nghiệp. TPa TP2 0 L1 L2 Đường hàm sản xuất khu vực nông nghiệp(1) AD,MD A La 0 L2 Đường sản phẩm biên và sản phẩm trung bình của lao động khu vực nông nghiệp. (2) Mô hình của Lewis được bắt đầu từ khu vực truyền thống, khu vực nông nghiệp : TPa = f(La,K,T) với yếu tố đầu vào biến đổi là lao động (La) còn yếu tố vốn (K), công nghệ (T) cố định như hình vẽ (1) và thấy được: khi lao động trong khu vực nông nghiệp tăng từ 0 đến La2 thì tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp tăng từ 0 đến L2 thì tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp tăng dần từ 0 đến TP2. Tuy vậy mực tăng càng về sau có 3 ĐỀ ÁN MÔN HỌC xu hướng giảm dần tức là sản phẩm biên của lao động có xu hướng giảm dần theo quy mô. TP2 là mức tổng sản phẩm đạt cao nhất của khu vực nông nghiệp, tại đây người ta đã khai thác và sử dụng hết số và chất lượng ruộng đất. Nếu lao động tiếp tục được bổ sung vào khu vực nông nghiệp thì tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp không thay đổi, tức là MP= 0. Ở hình 2 mô tả đường biểu diễn sản phẩm biên MP và sản phẩm trung bình của lao động khu vực nông nghiệp (APa). Đường biểu diễn thể hiện mức Mpa= 0 bắt đầu từ điểm L = L2, và tại đó mức AP2=TP2/L2=0A. Như vậy khi khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động thì mức tiền công trong khu vực nông nghiệp theo mức sản phẩm biển của lao động và Lewis gọi đây là mức tiền công tối thiểu hay mức tiển công đủ sống cho người lao động ở khu vực này. Trong điều kiện có dư thừa lao động thì mọi người lao động trong khu vực nông nghiệp được trả một mức tiền công như nhau và nó chính là mức tiền công tối thiểu, được tính bằng mức sản phẩm trung bình của lao động. Khu vực hiện đại hay khu vực công nghiệp : Trước hết để tiến hành hoạt động của mình, khu vực công nghiệp phải lôi kéo được lao động từ nông nghiệp sang. Điều kiện để chuyển được lao động từ nông thôn ra thành thị là khu vực công nghiệp phải trả cho họ một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công tối thiểu ở khu vực nông nghiệp hinệ họ đang được hưởng. Theo Lewis, thì mức tiền công phải trả cao hơn là khoảng 30% so với mức tiền công tối thiểu. Khu vực công nghiệp khi thu hút lực lượng từ nông nghiệp sang chỉ phải trả cho họ một mức tiền công ngang bằng nhau. Cho đến khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động. Nếu khu vực công nghiệp vẫn tiếp tục có nhu cầu thu hút thêm lực lượng lao động thì phải trả một mức tiền công ngày càng lớn hơn. Khi khu vực nông nghiệp hết dư thừa lao động, quá trình trao đổi giữa hai khu vực ngày càng trở nên bất lợi về phía công nghiệp. Trong tổng thu nhập tạo nên, tỷ lệ để trả lương có xu hướng tăng lên trong khi tỷ lệ lợi nhuận để lại có xu hướng giảm dần. Kết quả là hiện tượng bất bình đẳng về kinh tế có xu hướng giảm đi. Trong trường hợp đó, để giảm sự bất lợi cho công nghiệp, cần phải đầu tư lại cho cả nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao động, giảm cầu lao động ở khu vực này. Việc rút lao động từ nông nghiệp ra không làm giảm tổng sản phẩm nông nghiệp, giá nông sản không tăng và sức ép của việc tăng tiền công lao động ở khu vực công nghiệp giảm đi. Trong điều kiện đó thì cả nông nghiệp và công nghiệp đều cần tập trung đầu tư theo chiều hướng áp dụng công nghệ hiện đại. Mô hình của Lewis có những hạn chế, những hạn chế này xuất phát từ chính những giả định do ông đặt ra có thể không xảy ra trên thực tế: Giả định thứ nhất rằng tỷ lệ lao động thu hút từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy của khu vực này. Trên thực tế, khi khu vực công nghiệp thu được lợi nhuận, vốn tích lũy có thể được thu hút và sử dụng vào những ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao và như vậy ý nghĩa của việc giải quyết việc làm cho khu 4 ĐỀ ÁN MÔN HỌC vực nông nghiệp sẽ không còn nữa. Trong điều kiện nền kinh tế mở, sẽ không có gì đảm bảo rằng nhà tư bản công nghiệp khi thu được lợi nhuận chỉ có tái đầu tư trong nước, họ phải tìm nơi đầu tư có lợi nhất và đó rất có thể là đầu tư ra nước ngoài, nơi có giá đầu tư rẻ hơn. Giả định thứ hai rằng nông thôn là khu vực dư thừa lao động còn thành thị thì không. Trên thực tế thì thất nghiệp vẫn có thể xẩy ra ở khu vực thành thị. Mặt khác khu vực nông thôn cũng có thể tự giải quyết tình trạng dư thừa lao động thông qua các hình thức tạo việc làm tại chỗ mà không cần phải chuyển ra thành phố. Giả định thứ ba rằng khu vực công nghiệp không phải tăng lương cho số lao động từ nông thôn chuyển sang khi ở đây còn dư thừa lao động. Trên thực tế, ở các nước đang phát triển mức tiền công khu vực công nghiệp vẫn có thể tăng lên kể cả khi ở nông thôn có dư thừa lao động vì khu vực công nghiệp đòi hỏi tay nghề lao động ngày càng cao hơn nên vẫn phải trả một mức tiền công lao động cao hơn. Ở một số nước hoạt động của tổ chức công đoàn rất mạnh nên họ có thể tạo ra những áp lực đáng kể để khu vực công nghiệp phải tăng lương cho người lao động. v Mô hình hai khu vực của trường phái tân cổ điển. Tư tưởng nghiên cứu của các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển là đặt khoa học công nghiệp là một yếu tố trực tiếp và mang tính quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Điều này đã giúp họ phê phán quan điểm dư thừa lao động trong nông nghiệp của trường phái cổ điển và thực hiện những nghiên cứu khác biệt về mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Mô hình tân cổ điển về hai khu vực kinh tế được phân tích như sau: Khu vực nông nghiệp. Dưới sự tác động của khoa học công nghệ, các nhà kinh tế thuộc trường phái tân cổ điển cho rằng yếu tố ruộng đất trong nông nghiệp không có điểm dừng, con người có thể cải tạo và nâng cao chất lượng ruộng đất. Với lập luận đó, đường biểu diễn hàm sản xuất trong nông nghiệp với yếu tố lao động biến đổi TP = F(L) của trường phái tân cổ điển sẽ luôn có xu thế dốc lên thể hiện dưới sơ đồ sau: TP 5 ĐỀ ÁN MÔN HỌC Tpa=f(La) 0 L Đường hàm sản xuất trong nông nghiệp tân cổ điển. Sơ đồ cho thấy, mọi sự tăng lên của lao động đều dẫn đến tăng sản lượng nông nghiệp, tức là sản phẩm cận biên của lao động trong khu vực này luôn dương (MP > 0). Điều đó có nghĩa là sự tăng dân số không phải là hiện tượng bất lợi hoàn toàn và do đó không có lao động dư thừa để có thể chuyển sang khu vực khác mà không làm giảm đầu ra của nông nghiệp. Tuy vậy, qua sơ đồ ta thấy mặc dù đường biểu diễn hàm sản xuất trong nông nghiệp không có phần nằm nganh nhưng độ dốc cũng có xu thế giảm dần, tức là với một số lượng lao động tăng lên bằng nhau, càng về sau thì mức tăng lên của tổng sản phẩm ngày càng giảm đi. Biểu hiện trì trệ này được giải thích bởi quy luật lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô, cho dù có sự tác động của khoa học công nghệ nhưng đất đai trong nông nghiệp vẫn có dấu hiệu giảm đi về số và chất lượng, nên sản phẩm biên của lao động không bằng 0 nhưng có chiều hướng giảm dần. Mức sản phẩm biên của lao động trong nông nghiệp luôn dương, điều này cũng có nghĩa là mức tiền công lao động trong nông nghiệp được trả theo mức sản phẩm cận biên của lao động chứ không phải trả theo mức sản phẩm trung bình của lao động như mô hình Lewis. Đường cung lao động trong nông nghiệp cũng luôn có xu thế dốc lên. W S L 0 Đường cung lao động trong nông nghiệp. Trên thực tế vì mức sản phẩm biên của lao động mặc dù không bằng 0 nhưng có xu thế giảm dần nên đường cung lao động trong nông nghiệp mặc dù không có đoạn nằm ngang nhưng có độ dốc giảm dần theo quy mô gia tăng lao động sử dụng. Khu vự công nghiệp. Điều kiện để thu hút lao động: để chuyển lao động từ nông nghiệp sang, khu vực công nghiệp phải trả một mức tiền công lao động cao hơn mức tiền công của khu vực nông nghiệp. Hơn thế nữa, mức tiền công phải trả của khu vực công nghiệp sẽ tăng dần lên theo hướng sử dụng ngày càng 6 ĐỀ ÁN MÔN HỌC nhiều lao động. Mức tiền công khu vực công nghiệp có xu hướng tăng lên do: Thứ nhất, sản phẩm biên của lao động khu vực nông nghiệp luôn lớn hơn 0, khi chuyển dịch lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp sẽ làm tăng liên tục sản phẩm cận biên của lao động cồn lại trong nông nghiệp, cho nên khu vực công nghiệp phải trả mức tiền công ngày càng tăng. Thứ hai, khi lao động chuyển khỏ nông nghiệp làm cho đầu ra của nông nghiệp giảm xuống và kết quả là giá cả nông sản ngày càng cao, tạo ra áp lực phải tăng lương cho người lao động. Quan điểm đầu tư. Trong điều kiện trên, để cho quá trình trao đổi giữa hai khu vực không tạo ra những bất lợi ngày càng nhiều cho công nghiệp thì các nhà tân cổ điển cho rằng cần phải đầu tư cả cho nông nghiệp ngay từ đầu chứ không phải chỉ quan tâm đến đầu tư cho công nghiệp. Việc đầu tư cho nông nghiệp phải được thể hiện theo hướng nâng cao năng suất lao động ở khu vực này để mặc dù rút bớt lao động trong nông nghiệp chuyển sang công nghiệp cũng không ảnh hưởng đến sản lượng lương thực, thực phẩm, giá nông sản không tăng, giảm sức ép tăng giá tiền công lao động công nghiệp. Mặt khác để giảm bớt áp lực, khu vực công nghiệp một mặt, cần đầu tư theo chiều sâu để giảm cầu lao đông; mặt khác, khu vực này cần tập trung đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu để đổi lấy lương thực, thực phẩm nhập khẩu từ nước ngoài về. Điều đó làm cho mặc dù lượng lương thực, thực phẩm sản xuất trong nước có thể giảm đi, nhưng giá nông sản không tăng do được thay thế bằng nông sản nhập khẩu. Tuy khu vực nông nghiệp không có thất nghiệp nhưng vẫn có biểu hiện trì trệ tương đối so với công nghiệp tức là với một số lượng lao động bổ sung cho nông nghiệp bằng nhau nhưng mức tổng sản phẩm gia tăng có xu hướng ngày càng giảm. v Mô hình hai khu vực của Harry T.Oshima. Harry T.Oshima là nhà kinh tế người Nhật, ông nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực dựa trên những đặc điểm khác biệt của các nước Châu Á so với các nước Âu – Mỹ, đó là nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ cao, vào thời gian cao điểm của mùa vụ vẫn có hiện tượng thiếu lao động và lại dư thừa nhiều trong mùa nhàn rỗi. Ông đồng ý với Lewis rằng khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng theo ông thì điều đó không phải lúc nào cũng xẩy ra, đặc biệt là lúc thời vụ căng thẳng thì khu vực nông nghiệp còn thiếu lao động. Vì vậy, quan điểm của Lewis cho rằng sự dư thừa lao động nông nghiệp có thể chuyển sang khu vực công nghiệp mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp là điều không thích hợp với đặc điểm châu Á, nhất là những vùng lúa nước, ở đây sản lượng nông nghiệp được tạo ra phụ thuộc nhiều vào đỉnh cao của thời vụ - ở những thời điẻm không có dư thừa lao động Oshima cũng cho rằng về mặt lý thuyết thì trường phái tân cổ điển hòa toàn đúng khi họ đặt vấn đề ngay từ đầu phải đồng th ời quan tâm đầu tư cho cả hai khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoặc là ông cũng đồng ý với quan điểm của Ricardo cho rằng một mo hình phát triển phải được bắt 7 ĐỀ ÁN MÔN HỌC đầu từ hiệu suất nông nghiệp hoặc từ khả năng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp để nhập khẩu lương thực. Nhưng Oshima cho rằng quan điểm của trường phái tân cổ điển và hướng thứ 2 trong quan điểm của Ricardo là khó thực hiện được nếu không nói là thiếu thực tế trong điều kiện của các nước đang phát triển. Oshima đã phân tích mối quan hệ của hai khu vực trong sự quá độ về cơ cấu từ nền kinh tế do nông nghiệp chiếm ưu thế sang nền kinh tế công nghiệp. Oshima đã phân tích quá trình tăng trưởng theo các giai đoạn: Giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng là tạo việc làm cho thời gian nhàn rỗi theo hướng tăng cường đầu tư phát triển nông nghiệp. Ông cho rằng ở các nước châu Á gió mùa là mang tính thời vụ cao, lao động thất nghiệp mang tính thời vụ lại càng trầm trọng hơn khi sản xuất nông nghiệp mang nặng tính chất độc canh, nhỏ lẻ phân tán. Vì vậy mục tiêu của giai đoạn đầu trong quá trình tăng trưởng là giải quyết hiện tượng thất nghiệp thời vụ ở khu vực nông nghiệp. Biện pháp hợp lý nhất là để thực hiện mục tiêu này là đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, xen canh, tăng vụ trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp. Hướng phát triển này tỏ ra phù hợp đối với khả năng vốn, trình độ kỹ thuật của nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn này. Do đó có nhiều việc làm hơn, thu nhập của nông dân bắt đầu tăng lên, họ có thể chi tiêu nhiều hơn cho giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu và công cụ lao động. Đồng thời để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả các hoạt động khác, khu vực nông nghiệp cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: Xây dựng hệ thống kênh mương, đập tưới tiêu nước, hệ thống vận tải nông thôn để trao đổi hàng hóa, hệ thống giáo dục và điện khí hóa nông thôn. Theo đó thực hiện cải tiến các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Trong giai đoạn đầu này, nhu cầu lương thực cho số dân tăng lên là hết sức cần thiết. Việc tăng sản lượng nông sản sẽ giảm sản lượng nhập khẩu hoặc mở rộng xuất khẩu lương thực, thực phẩm. Cả hai trường hợp đều nhằm có thêm ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Dấu hiệu kết thức giai đoạn này là khi chủng loại nông sản sản xuất ra ngày càng nhiều với quy mô lớn, nhu cầu cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp tăng cao và xuất hiện yêu cầu chế biến nông sản với quy mô lớn nhằm tăng cường tính chất hàng hóa trong snả xuất nông sản đặt ra vấn đề phát triển ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ với quy mô lớn. Giai đoạn hai: Hướng tới việc làm đầy đủ bằng cách đầu tư phát triển đồng thời cả nông nghiệp và công nghiệp. Giai đoạn này là đầu tư phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ theo chi
Luận văn liên quan