Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế
mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũnglàm thay đổi về tư
tưởng về lối sống của nhiều người.
Đặc biệt ở đây , một vấn đề rất được quan tâm là lối sống của sinh viên ngày
nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với
những hiểu biết về tiến bộ xã hộinói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về
mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được
đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội, khoa học
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến
bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên
là một lực lượng không nhỏ .Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao
đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các
Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của
125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.7000.000 người, số
lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi.
Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ
nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các
trường, khu vực sinh sống và học tập , lối sống của sinh viên Việt Nam nhìn
chung cực kỳ đa dạng và phong phú
28 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6570 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân ,những tác động với lối sống sinh viên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế
mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư
tưởng về lối sống của nhiều người.
Đặc biệt ở đây , một vấn đề rất được quan tâm là lối sống của sinh viên ngày
nay. Nói đến sinh viên tức là nói đến thế hệ đang nắm trong tay tri thức cùng với
những hiểu biết về tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về
mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Họ là lớp người đang được
đào tạo toàn diện và đầy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh
vực tự nhiên, xã hội, khoa học…
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến
bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên
là một lực lượng không nhỏ .Hiện nay Việt Nam có tổng số 376 trường đại học, cao
đẳng trên cả nước, trong đó bộ Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý 54 trường, các
Bộ, ngành khác quản lý 116 trường, Các tỉnh, thành phố là cơ quan chủ quản của
125 trường. Tổng số sinh viên bậc đại học hiện nay khoảng 1.7000.000 người, số
lượng tuyển sinh hằng năm trong những năm gần đây khoảng 500.000 người/kỳ thi.
Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ
nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa
học… chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các
trường, khu vực sinh sống và học tập…, lối sống của sinh viên Việt Nam nhìn
chung cực kỳ đa dạng và phong phú
Nhưng xã hội ngày càng văn minh hiện đại, công nghệ thông tin ngày càng phát
triển, công cuộc hội nhập với thế giới càng cao, đời sống con người càng được
nâng cao thì càng đặt ra cho sinh viên, tầng lớp tri thức, giới trẻ ngày nay càng
nhiều thử thách. Khi mà các nền văn hóa phương tây đang du nhập vào Việt Nam,
có những điều tốt đẹp nhưng cũng không ít những giá trị văn hóa không thích hợp
với tư tưởng, truyền thống của người phương đông, câu hỏi đặt ra là sinh viên, tầng
lớp trí thức sẽ thích ứng thế nào với một môi trường mới? Họ sẽ chọn lọc học
những cái hay, cái đẹp phù hợp với bản thân hay học theo cái xấu không phù hợp
để rồi dần dần đánh mất đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mỗi người có
một cách thích ứng riêng nên nó đã tạo nên nhiều lối sống trong sinh viên và giới
trẻ.
Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước,
chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức
cần thiết.
II-THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1- Thực trạng sinh viên hiện nay – thụ động trong học tập
Làm thêm, dạy kèm, bán hàng , tiếp thị dẫn đến lơ là học tập, hoặc không theo
nổi chương trình học đại học là những lý do sinh viên bị buộc thôi học. Tuy nhiên
đó không phải là lý do chính, vì có những sinh viên vừa học vừa làm thêm nhưng
kết quả học tập vẫn đạt điểm cao.Nguyên nhân ở đây là do sinh viên không chịu
tìm tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình ( mặc dù trong phương
pháp giảng dạy đại học nhiều thầy cô lên lớp chỉ hướng dẫn và đưa ra những tư
liệu, đầu sách cần thiết cho sinh viên tìm kiếm tham khảo)và tâm lí quen với việc
“đọc _chép”. Từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học tập của phần lớn sinh
viên hiện nay.
Từ thực tế trên cho thấy bên cạnh chương trình học tập đại học hiện nay đã nặng
nề, thì công cụ để truyền tải kiến thức hiện nay cũng chưa lấy gì làm hài lòng. Số
sinh viên tìm đến thư viện không nhiều, chỉ lác đác vài bạn đến thư viện những
ngày bình thường và có nhiều hơn một chút khi mùa thi đến. Nhân viên quản lý thư
viện cho biết, một ngày bình quân chỉ có khoảng vài chục em đến đây ngồi học, tìm
tòi tư liệu.Trong khi đó, giờ giảng dạy của giảng viên trên lớp không có gì hơn
ngoài một cái micrô cứ ọc-ẹc theo kiểu “mạnh thầy thầy cứ nói”, còn lớp học đông
đúc thì “mạnh trò, trò ngủ”.
Tại một hội thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy đại học mới đây, một giáo sư
ở Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã phải cảnh báo khi ông khám phá ra cách học
tập của sinh viên mà ông trực tiếp giảng dạy hiện nay thụ động đến độ khó tin! Để
kiểm nghiệm cách học thụ động này đến đâu, vị giáo sư đã làm cuộc điều tra bỏ túi:
tuần đầu chỉ đứng giảng trên lớp cho sinh viên (và cả học viên cao học) ghi chép,
kết quả chỉ 40% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.Tuần hai, giáo sư lên lớp chỉ
hướng dẫn đầu sách tham khảo, kết quả trên 60 % sinh viên đạt điểm trung bình.
Trong hai tuần này, tinh thần học tập của sinh viên không mấy thích thú, thậm chí
có người nằm ngủ gật! Nhưng đến tuần thứ ba, vị giáo sư áp dụng phương pháp gợi
mở câu hỏi đề tài, thì cả lớp thảo luận, tranh cãi quyết liệt, và kết quả học tập khiến
cho vị giáo sư hài lòng : 90% đạt điểm kiểm tra trên trung bình.
Ở các nước tiên tiến, một giáo sư khi giảng dạy trên lớp luôn phải đi kèm từ một
đến hai trợ giảng. Những trợ giảng này luôn đảm nhiệm công tác điều phối không
khí lớp học, nội dung học tập của sinh viên và tổ chức những cemina cho sinh viên
bàn thảo đề tài học tập, gợi mở kiến thức. Từ đó, người học bị lôi cuốn theo chiều
hướng chủ động và sáng tạo. Nhưng đó là chuyện ở các nước, còn ở các trường ĐH
chúng ta hiện nay, để làm được việc này vẫn còn khoảng cách khá xa!
Thêm nữa, tâm lí quen “đọc _ chép” mỗi khi trên lớp cũng dẫn tới tình trạng thụ
động của sinh viên, nếu giảng viên không đọc thì sinh viên cũng không chép, chỉ
ngồi nghe và thưc tế là kiến thức đọng lại trong đầu khi đó sẽ rất ít,thậm chí là
không có gì. Trong khi đó sinh viên cũng không có thói quen đọc giáo trình và các
tài liệu liên quan đến môn học đó khi ở nhà.
Rõ ràng khi ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan
làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự
thật, không dám nhìn nhận cái sai.... Trong mỗi giờ học, chuyện sinh viên phát biểu
ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống
bàn...” Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh
viên trả lời câu hỏi. Đó không phải là những câu hỏi khó. Thông thường nó đều
nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên. Thế nhưng rất ít có
cánh tay nào giơ lên. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp.
Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi. sinh viên thì cảm
thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều.
Vậy thì nguyên nhân do đâu sinh viên "không thèm” phát biểu ý kiến trong giờ
học ? Sau đây là 6 nguyên nhân được đưa ra :
(1) Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình. Mình không
phát biểu thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi .
(2) Không muốn là người đầu tiên. Đây là một tâm lý khá phổ biến bởi khi một
người nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục hỏi về vấn đề đó thì có
khá nhiều người xung phong nhưng lại không giơ tay ngay từ đầu .
(3) Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung phong thì sẽ
"chọn mặt gửi vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn công việc điểm danh.
Xong, thế là qua chuyện, họa hoằn lắm thầy cô mới gọi trúng mình.
(4) Đa phần những người hay phát biểu không phải là những "sao" trong lớp.
Không hiểu rằng các "sao" này sợ phát biểu nếu sai sẽ bị mất hình tượng hay sao
mà không bao giờ giơ tay phát biểu nhưng lại thích ngồi ở dưới trả lời nho nhỏ.
(5) Trong những giờ học ngoại ngữ , điều này lại càng khó chịu hơn. Lớp học
thật sự căng thẳng mỗi khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung phong. Lớp học thì
ít người, thầy cô cứ đứng trên mà kêu gọi, ở dưới sinh viên cứ cúi mặt xuống bàn .
(6)Và cuối cùng có lẽ chính là do sự thụ động, nhút nhát trong một bộ phận lớn
sinh viên hiện nay.
Tuy nhiên, "chuyện phát biểu trong sinh viên" không phải chỉ xuất hiện ở giảng
đường đại học. Ngay từ ngôi trường cấp II, cấp III điều này cũng đã khá quen
thuộc. Thế nhưng quy mô những lớp học ngày xưa còn nhỏ, thầy cô đã khá quen
mặt nên nếu không xung phong, thầy cô sẵn sàng gọi lên bảng. Ở cấp I lại khác, các
em phát biểu khá hồn nhiên và luôn làm theo lời cô dạy "hăng hái phát biểu ý
kiến".
Vậy thì tại sao lại xảy ra một hiện tượng kỳ quặc đến như vậy?! Phải nhìn nhận
rằng sự vô trách nhiệm, thụ động, ỷ lại đang thật sự tồn tại trong một bộ phận lớn
những người chủ tương lai của đất nước . Từ việc ngại phát biểu trong giờ học sẽ
dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này. Ngại phát biểu cũng đồng
nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai. Như thế,
cái sai không được đưa ra ánh sáng, không được làm rõ nên sẽ không thể tìm ra
được cách giải quyết, không thể tiến bộ. Một đất nước mà có thế hệ trẻ như thế thì
lạc hậu là chuyện không thể tránh khỏi.
Thông qua việc tiến hành khảo sát bằng câu hỏi “tại sao sinh viên giờ lười phát
biểu?” ở một số bạn sinh viên nằm rải rác ở một số trường ĐH và CĐ và đây là
những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng "ít phát biểu" được rút ra từ 15 phiếu
khảo sát tiêu biểu nhất:
(1) . Do sinh viên quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà mà chỉ đợi lên
lớp chờ giảng viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câu
hỏi của thầy cô
(2) . Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo và đôi khi sợ bị thầy cô la (hoặc có thể
bị trừ điểm) thì "quê độ"
(3) . Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là
"chảnh"
(4) . Có khi câu hỏi quá khó vượt ngoài kiến thức hiểu biết
(5) . Có thể sinh viên không cảm thấy hứng thú với môn học, tiết học thiếu tranh
ảnh minh họa, giảng viên giảng bài chưa cuốn hút... nên sinh viên chọn cách ngồi
chép bài là hơn
(6) . Tán chuyện hoặc không tập trung nghe giảng nên không hiểu rõ câu hỏi
(7) . Đôi khi câu hỏi được đặt ra quá dễ, bạn nào cũng biết rồi nên không ai giơ tay
phát biểu vì không có hứng
(8) . Trong một số trường hợp giơ tay phát biểu là vì được khuyến khích cộng
thêm điểm số (nhưng đây chỉ là phần thiểu số)
(9) . Không khí trong lớp học không được sôi động
(10) . Sợ phát biểu đúng có thể thầy cô sẽ đặt tiếp những câu hỏi khác mà mình
không biết trước được
(11) . Không tự tin vào bản thân, ngại ngùng khi phải đứng lên và trả lời trước đám
đông...
Phần lớn sinh viên được khảo sát cho rằng những nguyên nhân có ảnh hưởng
tiêu cực tới hứng thú học tập trong sinh viên là: trong quá trình giảng dạy, giảng
viên không đưa ra các tình huống để kích thích sinh viên tư duy, không cập nhật
thông tin về đời sống xã hội, phần lớn thời gian trong giờ học giảng viên chỉ đọc
cho sinh viên chép những kiến thức sẵn có trong giáo trình rồi giải thích qua loa,
không tạo được bầu không khí thân thiện trong lớp...
Nhưng ngoài ra “Sự áp đặt của giảng viên cũng khiến sinh viên sợ sai !” Đa phần
sinh viên rất ngại phát biểu, trừ khi gặp những vấn đề khúc mắc không tự tìm hiểu
được thì mới cần phải hỏi trực tiếp giảng viên. Ở một số môn học, đặc biệt là các
môn đại cương, có thể nói giảng viên chỉ truyền đạt lại cho sinh viên theo cách đọc
- chép nên không tạo được bầu không khí học tập sôi động. Một số giáo viên có
nêu câu hỏi rồi chỉ định hoặc để sinh viên tự giơ tay trả lời, nhưng phần đông sinh
viên không hưởng ứng lắm. Những nguyên nhân chính khiến sinh viên ngại phát
biểu là cảm giác sợ sai. Sự áp đặt của giáo viên cũng "đóng góp" vào tâm lý sợ sai
của sinh viên.
So với thế giới, sinh viên nước ta còn thụ động. Chỉ có chừng vài phần trăm sinh
viên là chủ động. Điều này làm giảm năng lực tự nghiên cứu của sinh viên. Khác
với học sinh, nhiệm vụ của sinh viên là học và nghiên cứu. Sinh viên không nên thụ
động, lên giảng đường nghe thầy giảng rồi... trả lại cho thầy mà phải tự tìm tài liệu
đọc để thảo luận trước lớp. Việc thầy cô gợi ý để sinh viên thảo luận cũng thể hiện
được sự chưa chủ động ở sinh viên. Vậy mà thậm chí, có khi thầy nêu vấn đề thảo
luận rồi mà sinh viên vẫn ngồi im, không hăng hái tham gia. Điều này làm giảm
chất lượng giờ dạy vì giảng viên muốn nghe ý kiến sáng tạo, giải quyết vấn đề của
sinh viên. Một số giảng viên phải đưa ra biện pháp cộng điểm cho sinh viên nào
tích cực phát biểu. Không đọc trước tài liệu làm tăng tính rụt rè của sinh viên khi
phát biểu trước lớp. Kết quả là bạn trẻ tốt nghiệp ĐH rồi mà vẫn nhút nhát và e
ngại khi diễn đạt trước đám đông, dẫn đến sự hạn chế tinh thần làm việc theo nhóm
và khả năng lãnh đạo nhóm. Nếu tâm lý nhút nhát này phổ biến rộng rãi thì sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của đất nước. Theo đó, hầu hết bạn trẻ nước ta mới ra
trường chưa thể làm "sếp" ngay được, trong khi ở các nước tiên tiến chỉ chừng 30
tuổi là người ta đã thể hiện rõ chất lãnh đạo của mình. Tự tin phát biểu nghĩa là
mạnh dạn trước công chúng. Điều này càng quan trọng đối với người trong các
ngành khoa học xã hội và nhân văn vì đây là khả năng thuyết phục được người
khác thông qua lời nói. Sợ không dám nói nghĩa là bỏ qua cơ hội. Để khắc phục
được điều này, sinh viên phải tự học để nắm vững kiến thức và mạnh dạn phát biểu.
nhưng mỗi sinh viên lớn lên trong môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, hình
thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác
nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và sự phong phú về phong cách học, một số sinh
viên học tập tích cực, chủ động, một số khác lại tỏ ra thụ động, thích im lặng ngồi
nghe hơn là tranh cãi.
Vậy sinh viên mong muốn gì ở giảng viên? Làm nên sự thụ động của sinh viên,
lỗi cũng một phần chính là ở giảng viên. Đa số sinh viên được khảo sát mong muốn
giảng viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để tích cực hoá người học
trong các giờ học. Có 88,8% sinh viên muốn các bài giảng của giảng viên gồm cả
những tri thức mới không có trong giáo trình; 73,3% sinh viên thích được giảng
viên giao làm những bài tiểu luận để giúp họ phát triển khả năng suy nghĩ độc lập,
tư duy phê phán; 82,4% sinh viên thích giảng viên hỏi, khuyến khích sinh viên đặt
câu hỏi, hướng dẫn sinh viên đào sâu suy nghĩ để hiểu bản chất hơn là thuyết trình
suốt cả tiết học; 85,6% sinh viên muốn khi bắt đầu mỗi môn học, giáo viên nêu yêu
cầu, hướng dẫn phương pháp học, tài liệu tham khảo và cách khai thác thông tin từ
các tài liệu tham khảo này; 79,2% sinh viên mong muốn các môn học có nhiều giờ
tự học (có hướng dẫn và giải đáp thắc mắc) hơn so với hiện nay. Tuy nhiên, khi
đưa ra con số chỉ có 34,7% sinh viên thích hỏi và đưa ra những quan điểm của cá
nhân, nhưng có dự báo rằng những đổi mới về phương pháp dạy và học theo hướng
tích cực hoá người học có thể sẽ gặp những khó khăn đáng kể do nếp nghĩ và các
thói quen học thụ động đã định hình ở một bộ phận lớn sinh viên hiện nay.
Các nghiên cứu về tâm lý học đường cho thấy chương trình đào tạo với phương
pháp giảng dạy mang tính nhồi nhét kiến thức hiện nay đã tạo ra một bộ phận
không nhỏ thanh thiếu niên thụ động, thiếu khả năng thích ứng xã hội. Sinh viên
luôn thụ động với khối lượng kiến thức về lý thuyết, việc thực hành, thực tập bị
xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua, từ đó tạo ra một bộ phận không nhỏ sinh viên thụ
động, vụng về, thiếu khả năng thích ứng xã hội.
Thực trạng sinh viên lười lao động và học tập ngày một nhiều. Bởi lẽ gia đình cứ
tưởng con em mình đang vất vả, lao tâm khổ tứ cày trên giảng đường, luôn sợ con
vất vả hơn bạn bè, gởi tiền dư giả. Nào ngờ, một số bạn luôn ăn chơi sa đà, nhậu
nhẹt đến suốt sáng, chơi bài bạc, game... Chờ tới khi thi, nước tới chân mới nhảy.
2- Thực trạng lối sống sinh viên chia làm 3 loại ( Theo một nghiên cứu của
trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM)
Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa hoàn thành cuộc điều tra xã
hội về lối sống của sinh viên hiện nay. Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba
trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa). Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt
động cơ bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phân
loại đã cho thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay.
60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội!
Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của
sinh viên tại TP.HCM. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn
bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc
sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập
thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã
hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng
quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động
“xi nhê” gì đến họ!
Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến
lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một
lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời
sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc
sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những
sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh
hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này. 10% sinh viên hướng vào vui
chơi, hưởng thụ! Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui
chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và
hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc
đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Đó là những điều quan tâm
thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là
những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí,
hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu".
Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về! 30% sinh viên say mê học
tập?
Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là
để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự
nâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số
họ thực hiện được công việc này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực,
năng động, có chí hướng và say mê học tập.
Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện
cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích
xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội
truyền thống Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đích
thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướng
ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ
đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lành
mạnh.
3 - Lối sống đẹp – Lối sống lý tưởng
Sống đẹp là phải biết ứng xử văn minh, tích cực tham gia hoạt động cộng đồng,
bảo vệ môi trường, kính trọng thầy cô và xa lánh những tệ nạn trong giảng đường
như quay cóp, hút thuốc, rượu bia, đánh nhau...
Nhiều sinh viên luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ
hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn
tự mình tạo ra cơ hội . Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế;
và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản
phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa
chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của
đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao
cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy
cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấ