Đề tài Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hà Nam

Tội cố ý gây thương tích là một có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của Luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng, sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc tìm hiểu những biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm nói chung và biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng là hết sức có ý nghĩa. Trong thời gian đi thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam, em đã có thời gian tiếp xúc, tìm hiểu thực tế về việc xét xử tại toà án, đã được tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ của vụ an và cũng đã có những nhìn nhận về tình hình thực tế tại địa phương nói chung và đã có những nhìn nhận về thực trạng và nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích nói riêng. Vì vậy trong bài báo cáo thực tập này em đã chọn đề tài “Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hà Nam” làm đề tài báo cáo thực tập cho mình. Để làm rõ được nội dung của đề tài, trong bài viết này, em lần lượt khảo sát những vấn đề sau: Thứ nhất, bài viết sẽ tiến hành tìm hiểu thực trạng tội cố ý gây thương tích tại địa phương Thứ hai, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tội cố ý gây thương tích Thứ ba, đưa ra một số giải pháp để phòng chống tội cố ý gây thương tích Thứ tư, đưa ra một số đánh giá, nhận xét, kiến nghị đối với Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình đi thực tập, đã tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích từ thực tế, trong bài viết này em khó tránh khỏi được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cám ơn!

doc9 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3330 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần I: Giới thiệu chuyên đề Phần II: Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích I. Thực trạng tội cố ý gây thương tích tại địa phương 1. Quá trình thu thập thông tin 2. Một số vụ án cụ thể về tội cố ý gây thương tích II. Nguyên nhân dẫn tới tội cố ý gây thương tích 1. Nguyên nhân khách quan 2. Nguyên nhân chủ quan III. Một số giải pháp để phòng chống tội cố ý gây thương tích 1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật 2. Tăng cường công tác quản lý x• hội ở địa phương 3. Giải pháp mang tính x• hội chung Phần III. Một số đánh giá, nhận xét, kiến nghị đối với Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích I. Một số đánh giá, nhận xét II. Một số kiến nghị Phần IV: Kết luận Phần I. Giới thiệu chuyên đề Tội cố ý gây thương tích là một có tính chất nguy hiểm cao cho x• hội, nó trực tiếp xâm phạm tới khách thể của Luật hình sự bảo vệ đó là tính mạng, sức khoẻ của con người. Vì vậy, việc tìm hiểu những biện pháp đấu tranh phòng chống loại tội phạm nói chung và biện pháp đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích nói riêng là hết sức có ý nghĩa. Trong thời gian đi thực tập tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam, em đ• có thời gian tiếp xúc, tìm hiểu thực tế về việc xét xử tại toà án, đ• được tiếp xúc, tìm hiểu, nghiên cứu hồ sơ của vụ an… và cũng đ• có những nhìn nhận về tình hình thực tế tại địa phương nói chung và đ• có những nhìn nhận về thực trạng và nguyên nhân của tội cố ý gây thương tích nói riêng. Vì vậy trong bài báo cáo thực tập này em đ• chọn đề tài “Thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích ở Hà Nam” làm đề tài báo cáo thực tập cho mình. Để làm rõ được nội dung của đề tài, trong bài viết này, em lần lượt khảo sát những vấn đề sau: Thứ nhất, bài viết sẽ tiến hành tìm hiểu thực trạng tội cố ý gây thương tích tại địa phương Thứ hai, tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới tội cố ý gây thương tích Thứ ba, đưa ra một số giải pháp để phòng chống tội cố ý gây thương tích Thứ tư, đưa ra một số đánh giá, nhận xét, kiến nghị đối với Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích Mặc dù đ• có nhiều cố gắng trong quá trình đi thực tập, đ• tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích từ thực tế, trong bài viết này em khó tránh khỏi được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự thông cảm của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cám ơn! Phần II: Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích I. Thực trạng tội cố ý gây thương tích tại địa phương 1. Quá trình thu thập thông tin Thực hiện theo sự phân công thực tập của trường Đại học Luật Hà Nội, em đ• thực tập đầy đủ, nghiêm túc với tinh thần học hỏi cao tại toà án nhân dân tỉnh Hà Nam. Trong gần ba tháng thực tập, với 28 ngày nghiên cứu hồ sơ vụ án; 17 ngày tham dự phiên xét xử tại Toà đ• cho em cái nhìn tổng quát về tình hình phạm tội ở địa phương cũng như quá trình xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam. Đặc biệt, qua nhiều lần đi tống đạt giấy tờ, nhiều buổi tham dự phiên toà xét xử lưu động đ• giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, kiểm nghiệm những kiến thức đ• tích luỹ được trong trường Đại học luật Hà Nội. Cũng qua kỳ thực tập, em đ• đúc rút được nhiều kinh nghiệm về học tập và nghiên cứu pháp luật. Với mong muốn tìm hiểu về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp phòng chống tội cố ý gây thương tích tại Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh em đ• đi xâu làm rõ vấn đề này. Qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, sổ thụ lý vụ án các năm 2004, 2005, em đ• bước đầu có những nhìn nhận, đánh giá về loại tội phạm này ở địa phương. 2. Một số vụ án cụ thể về tội cố ý gây thương tích Theo quy định của Pháp luật Việt Nam, Toà án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm các vụ án thuộc thẩm quyền. Bên cạnh đó là chức năng chỉ đạo, đôn đốc Toà án các huyện trong tỉnh về công việc xét xử cũng như bộ máy tổ chức. Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam cơ cấu gồm có Toà hình sự, Toà dân sự và Toà kinh tế, Toà hành chính đang được thành lập, trong những năm vừa qua đ• thực hiện công tác xét xử chủ yếu trên toàn tỉnh. Theo báo cáo tổng kết công tác xét xử toàn ngành: Năm 2004 án hình sự là 130 vụ với 186 bị cáo, trong đó có 68 vụ sơ thẩm với 104 bị cáo; 62 vụ hình sự phúc thẩm với 82 bị cáo. án dân sự có 23 vụ, trong đó 03 vụ sơ thẩm và 20 vụ phúc thẩm. án hôn nhân và gia đình 41 vụ, trong đó có 10 vụ sơ thẩm và 30 vụ phúc thẩm và một vụ giám đốc thẩm. án kinh tế, có 03 vụ. án hành chính, có 01 vụ phúc thẩm. Năm 2005 án hình sự là 136 vụ với 217 bị cáo, trong đó có 79 vụ sơ thẩm với 139 bị cáo; 57 vụ hình sự phúc thẩm với 78 bị cáo. án dân sự có 36 vụ, trong đó 02 vụ sơ thẩm và 34 vụ phúc thẩm. án hôn nhân và gia đình 35 vụ, trong đó có 06 vụ sơ thẩm và 29 vụ phúc thẩm. án kinh tế, giải quyết 06 vụ. Trong số trên, năm 2004, Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam đ• xét xử hai vụ về tội cố ý gây thương tích và năm 2005 đ• xét xử bốn vụ về tội cố ý gây thương tích Bản án số 57/2005/HSST Trong ngày 23/9/2005, tại trụ sở Toà án nhân dân thị x• Phủ Lý - Tỉnh Hà nam đ• mở phiên toà công khai xét xử sơ thẩm vụ án hình sự thụ lý số 49/2005/HSST ngày 22/8/2005 đối với các bị cáo. 1. Trần Văn Toàn (tức Trần Tuấn Toàn) sinh năm 1987 trú tại thôn Đông Ao x• Thanh Thuỷ huyện Thanh Liêm Hà Nam, trình độ văn hoá 9/12 2. Vũ Văn Quảng, sinh năm 1985, trú tại Đông Ao x• Thanh Thuỷ–huyện Thanh Liêm – Hà Nam, trình độ văn hoá 9/12 3. Vũ Trường Duy, sinh năm 1988 trú tại Đông Ao x• Thanh Thuỷ – huyện Thanh Liêm – Hà Nam, trình độ văn hoá 8/12 4. Đào Ngọc Quyết (tức Đào Văn Quyết) sinh năm 1986, trú tại Đông Ao x• Thanh Thuỷ – huyện Thanh Liêm – Hà Nam, trình độ văn hoá 9/12 5. Vũ Văn Phương, sinh năm 1988, trú tại Đông Ao x• Thanh Thuỷ – huyện Thanh Liêm – Hà Nam, trình độ văn hoá 9/12 Người bị hại: 1. Anh Nguyễn Văn Việt, sinh năm 1987, trú tại thôn Châu Giang, thị trấn Kiên Kê, Thanh Liêm Hà Nam 2. Anh Dương Văn Khoa, sinh năm 1987, trú tại thôn Châu Giang, thị trấn Kiên Kê, Thanh Liêm Hà Nam Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát truy tố thì các bị cáo bị truy tố về hành vi phạm tội như sau: Do có xích mích từ trước nên vào 21h ngày 13/10/2004 nên Nguyễn Văn Kiệt và Dương Văn Khoa đi bộ đến nhà ông Vũ Văn Dũng ở thôn Đông Ao, x• Thanh Thuỷ huyện Thanh Liêm để xin lỗi Vũ Trường Duy (là con ông Dũng) khi đến nhà chị Đào Thị Thuỷ ở cùng thôn với Duy thì gặp Trần Văn Toàn, Vũ Văn Quảng, Vũ Trường Duy, Đào Ngọc Quyết , Vũ Văn Phương và một số đối tượng nữa đều trú ở thôn Đông Ao, x• Thanh Thuỷ đang ngồi chơi tại đó. Thấy vậy Khoa hỏi “Có thấy Trường Duy ở đây?” Sơn trả lời “không có” sau đó Khoa, Việt đi xuống nhà Duy. Khi Khoa và Việt vừa đi qua thì Toàn, Duy, Quyết đều nói với cả bọn trước đây đ• từng bị Việt chặn đánh, kể xong, Toàn nói “bây giờ cả bọn đi theo bọn nó để đánh” nghe Toàn nói vậy, ca bọn đồng ý đi đánh Việt và Khoa, sau đó Quảng đi vào cạnh đống rơm nhà chị Thuỷ lấy ba đoạn ống nước phi 20, mỗi đoạn dài 40 đến 50cm vứt xuống nền đường, sau đó Qảng cầm một đoạn, Sơn cầm 2 đoạn rồi đưa cho Quảng một đoạn. Quảng đi vào vườn nhà ông Vân, cách cổng nhà chị Thuỷ 4 - 5m tìm thấy một đoạn tre dài 50cm, to gần bằng cổ tay rồi tất cả đi xuống khu vực gần nhà ông Tài (cách nhà Duy khoảng 50m) với mục đích chờ Việt và Khoa quay ra để đánh. Khoảng 30 phút sau Việt, Khoa ở nhà Duy đi ra, vừa đi qua chỗ Quảng ngồi lập tức Quảng đứng dậy tay cầm gậy tre lao theo chiều từ trên xuống vào khu vực giữa lưng của Việt và làm cho Việt ng• xuống đường, thấy Việt bị đánh, Khoa đ• bỏ chạy và bọn Quảng, Hào đ• đuổi theo dùng gậy, đá ném vào Khoa nhưng không trúng. Sau khi dùng gậy tre lao vào lưng làm Việt ng• xuống đường thì Toàn, Sơn cầm tuýp nước vụt vào cẳng chân Việt, Quảng, Duy dùng chân đá vào người Việt. Nguyễn Văn Việt bị rách da đầu, chảy máu được đưa vào điều trị tại bệnh việ đa khoa tỉnh Hà Nam sau đó do trấn thương nặng nên được đưa đi bệnh viện Việt Đức Hà Nội điều trị hai ngày rồi về điều trị tại nhà. Tại bản giám định pháp y số 96/2004/GĐPY ngày 22/11/2004 của tổ chức giám định pháp y tỉnh Hà Nam đ• kết luận: Vết thương rách da đầu vùng trán trái dài 5x2 cm, bở mép nham nhở, xương sọ rạn vỡ dài 1,2cm và kết luận nạn nhân phải cắt bỏ, tách hộp sọ để lấy máu ra, vết thương có di chứng kéo dài, gây tổn hại sức khoẻ. Với những hành vi phạm tội nêu tại bản cáo trạng số 46/KSĐT ngày 04/07/2005 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đ• truy tố Trần Văn Toàn, Vũ Văn Quảng, Vũ Trường Duy, Đào Ngọc Quyết , về tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 Vũ Văn Phương về tội gây rối trật tự công cộng theo Khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự năm 1999. Căn cứ vào các chứng cứ và tài liệu đ• được thẩm tra tại phiên toà, căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, luật sư và của các bị cáo và những người tham gia tố tụng khác Toàn là người khởi xướng đánh anh Việt và Khoa, Quảng là người hưởng ứng tích cực nhất. Các bị cáo đ• hành động rất tích cực, tuy không xác định rõ thương tích riêng biệt mà mỗi bị cáo gây ra cho anh Việt nhưng các bị cáo đeùe xác định có tham gia và cùng gây thương tích cho anh Việt nên Vũ Trường Duy, Đào Ngọc Quyết đều phải chịu trách nhiệm hình sựu về tội “cố ý gây thương tích” với vai trò ngang nhau và có vị trí sau Trần Văn Toàn. và Vũ Văn Quảng.Trong hai bị cáo trên thì Vũ Trường Duy là bị cáo có tuổi chưa thành niên nên hình phạt được áp dụng theo Điều 69, Điều 74 Bộ luật hình sự Bởi các lý lẽ trên Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam đ• quyết định: 1. Tuyên bị cáo: Trần Văn Toàn, Vũ Văn Toán, Vũ Trường Duy và Đào Văn Quyết đều phạm tội cố ý gây thương tích, Vũ Văn Phương phạm tội gây rối trật tự công cộng. áp dụng khoản 3 Điều 104, điểm b khoản 1 Điều 46, Điều 47, Điều 69, Điều 74 Bộ luật hình sự năm 1999 xử phạt Trần Văn Toàn 36 (ba mươi sáu) tháng tù, thời hạn phạt tù từ ngày 14/02/2005 áp dụng khoản 3 Điều 104, điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 47 Bộ luật Hình sự xử phạt Vũ Văn Quảng 42 tháng tù thời hạn từ ngày 16/10/2004 áp dụng khoản 3 Điều 104, điểm h, d khoản 1 Điều 46, Điều 47, Điều 69 Bộ luật Hình sự năm 1999 xử phạt Vũ Văn Duy 18 (mười tám) tháng tù tính từ ngày bắt đầu thi hành án Đối với bị cáo Đào Ngọc Quyết, áp dụng khoản1 Điều 245, khoản h, p, k khoản 1 và khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999 xử phạt 30 (ba mươi) tháng tù Đối với Vũ Văn Phương xử phạt 9 tháng tù, và cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng II. Nguyên nhân dẫn tới tội cố ý gây thương tích Mỗi khi có hành vi phạm tội xảy ra đề có những nguyên nhân cụ thể, trong phạm vi bài viết này, em xin chia ra làm hai loại nguyên nhân đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách dẫn đến hành vi tội phạm của các bị cáo. 1. Nguyên nhân khách quan 1.1 Nguyên nhân từ môi trường x• hội - Các bị cáo đều được sinh ra và lớn lên trên những vùng quê nghèo, nhận thức x• hội còn nhiều lạc hậu, tính cục bộ địa phương còn khá rõ ràng vì vậy đ• dẫn đến những nhận thức lệch lạc và đi đến những hành vi phạm tội. - Nơi các bị cáo sinh sống, sự hoạt động của các đoàn thể còn nhiều hạn chế, các hoạt động của các đoàn thể ở đây mà đặc biệt là đoàn thanh niên chưa hiệu quả, chưa tạo ra được sân chơi lành mạnh cho thanh niên, chưa thu hút đước sự tham gia tích cực của thanh niên vào các hoạt động của đoàn vì vậy dẫn tới tụ tập, đàn đúm và đ• dẫn tới những hành vi vi phạm tội đáng tiếc. - Sự quản lý của các cơ quan chức năng nhà nước còn nhiều hạn chế. Tại nơi các em sinh sống, chính quyền địa phương (đặc biệt là chính quyền cấp x•) chưa có những biện pháp quản lý một cách hiệu quả đối với những thanh niên này, sự quản lý lỏng lẻo dẫn tới thái độ coi thường pháp luật của các em - Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở địa phương còn rất hạn chế. Qua tìm hiểu em được biết, các tổ chức x• hội ở đây (đặc biệt là đoàn thanh niên) trong một thời gian tương đối dài chưa tổ chức được một buổi nào để tuyên truyền phổ biến pháp luật cho thanh niên. Vì vậy, nhận thức về pháp luật của các thanh niên ở đây là rất hạn chế. 1.2. Nguyên nhân từ môi trường giáo dục - Môi trường giáo dục nhà trường: Đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích tại địa bàn cả nước nói chung và trên địa bản tỉnh Hà Nam nói riêng đa số có tuổi đời còn rất trẻ, đa số chỉ học hết trung học cơ sở (hết lớp 9) có nhiều đối tượng có trình độ văn hoá thấp hơn. Từ đó chúng ta có thể thấy, một nguyên nhân là do họ không được đi học, ở nhà đi làm và dễ dẫn tới các hành vi phạm tội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể nâng cao được chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở để các em có một nên tảng vững trắc để các em có thể theo học tiếp lên trung học phổ thông. Bên cạnh đó, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường trung học cơ sở chúng ta cũng phải có những định hướng như giáo dục dậy nghề để khi không còn đi học nữa các em có những định hướng cho nghề nghiệp của mình. Khi có nghề nghiệp ổn định các em sẽ giảm sự tụ tập, đàn đúm và như vậy sẽ tránh được nhưng hành vi phạm tội đáng tiếc. - Môi trường giáo dục gia đình: Gia đình là nơi hình thành nên nhân cách của con người, vì vậy, môi trường giáo dục gia đình là hết sức quan trọng đối với các em. Mỗi bậc phụ huynh phải có trách nhiệm thường xuyên chăm lo tới con cái mình, có những biện pháp răn đe con em mình, và đặc biệt là phải sống gương mẫu để con cái noi theo. Có như vậy thì gia đình mới là nền tảng, là cái nôi hình thành nên nhân cách của các em và có như vậy thì các em mới là những người công dân tốt của x• hội. Khi đó sẽ hạn chế được rất nhiều những suy nghĩ sai lệch dẫn đến hành vi phạm tội. 2. Nguyên nhân chủ quan Như trên đ• phân tích, những nguyên nhân khách quan dẫn tới việc phạm tội cố ý gây thương tích là rất nhiều nhưng để một người thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích thì nguyên nhân chủ quan của người phạm tội là chính, là quyết định dẫn tới hành vi phạm tội. Qua tìm hiểu tại địa phương nơi thực tập, qua nghiên cứu tìm hiểu hồ sơ vụ án, em nhận thấy có một số nguyên nhân chủ quan để dẫn tới việc phạm tội có ý gây thương tích như sau: - Suất phát từ tính cục bộ địa phương vì vậy những thanh niên này đ• có những nhận thực lệch lạc về hành vi của mình thực hiện - Sự đua đòi thích thể hiện “mình là giỏi”, thể hiện tính hiếu thắng trong cách hành sử. - Do họ không có công ăn việc làm ổn định, ở nhà làm nông nghiệp, sự va chạm với cuộc sống còn rất hạn chế - Do nhận thức của họ có nhiều hạn chế, vì đa số họ chỉ học hết hoặc không hết trung học cơ sở III. Một số giải pháp để phòng chống tội cố ý gây thương tích Từ phân tích nguyên nhân dẫn tới tội cố ý gây thương tích chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp để phòng trống loại tội phạm này: 1. Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp Qua phân tích ở trên chúng ta thấy, việc các đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích chủ yếu là do họ không nhận thức được đúng mức độ nguy hiểm của hành vi của mình gây ra. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là chúng ta phải tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với người dân nói chung và đối với đối tượng là thanh niên nói riêng. Một vấn đề nữa đặt ra là chúng ta phải thực hiện việc tuyên truyền phố biến giáo dục pháp luật như thế nào để cho hoạt động này nó thực sự bổ ích cho thanh niên chứ không phải là những hoạt động mang tính hình thức. Vì vậy khi tiến hành tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cần chú ý một số điểm sau: - Chúng ta tiến hành tuyên truyền và phổ biến pháp luật qua các đoàn thể ở địa phương. Có thể kết hợp giữa hội Cựu chiến binh và đoàn thanh niên để thực hiện. Về nội dung của buổi tuyên truyền ngoài việc là tuyên truyền nội dung của pháp luật chúng ta cần hết sức chú trọng tới hình thức của buổi tuyên truyền. Nội dung của buổi tuyên truyền cần có kèm theo các nội dung khác như văn nghệ, nói chuyện truyền thống để buổi tuyên truyền không bị nhàm chán. - Chúng ta tổ chức các buổi tuyên truyền một cách thường xuyên với những chuyên pháp luật khác nhau trong đó có chuyên đề về tội cố ý gây thương tích. - Ngoài ra, trong các cuộc họp của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc…chúng ta phải thường xuyên quan tâm tới công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, từ đó những thành viên trong các cấp chính quyền cũng như các đoàn thể phải có ý thức tôn trọng pháp luật, góp phần vào việc tuyên truyền phổ biến pháp luật tại địa phương 2. Tăng cường công tác quản lý x• hội ở địa phương Chúng ta phải đặc biệt quan tâm tới công tác quản lý x• hội ở địa phương. Chính quyền cấp x• cần có danh sách những người ở địa phương có tư tưởng không lành mạnh, thích gây hấn, thường xuyên có sự sô sát với cộng đồng. Từ đó, thường xuyên có sự quan tâm nhắc nhở và răn đe đối với đối tượng này. Các đội bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương cũng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi các đối tượng trên để có những báo cáo kịp thời đối với cơ quan quản lý cấp trên. Tiến hành kiểm tra, tuần tra, theo dõi các đối tượng thường xuyên tụ tập, gây kích động ảnh hưởng đến tư tưởng cũng như hành động của các em. 3. Giải pháp mang tính x• hội chung Để có được một x• hội phát triển lành mạnh, không có tội phạm đòi hỏi chúng ta phải có một giải pháp mang tính tổng thể và phải có kế hoạch thực hiện trong một thời gian dài. Trong phạm vi bài viết này, với mong muốn nhận thức của người dân nói chung và của thanh niên nói riêng được nâng lên cũng như để hạn chế, phòng người loại tội cố ý gây thương tích, em xin đưa ra một số giải pháp sau: - Chúng ta phải nâng cao nhận thức của người dân: bằng nhiều biện pháp khác nhau, chúng ta phải làm sao để nhận thức của người dân được nâng lên nói chung cũng như nhận thức về pháp luât được nâng lên nói riêng. - Tuyên truyền, phổ biến kiến thức để người dân nói chung và đặc biệt là đối tượng thanh niên tránh tư tưởng cục bộ địa phương (giữa thôn này với thôn khác, x• này với x• khác) - Chúng ta quan tâm tới giáo dục ở bậc tiểu học và trung học cơ sở để các em có một nền tảng tốt có thể học tiếp lên trung học phổ thông, cao đẳng, đại học… - Trong giáo dục trung học cơ sở chúng ta cần đề cao giáo dục định hướng nghề nghiệp, từ đó các em đ• hình thành được định hướng nghề nghiệp cho mình nếu như không theo học tiếp được. - Bên cạnh đó là chúng ta quan tâm tới phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm đối với đối tượng lao động trẻ… Phần III. Một số đánh giá, nhận xét, kiến nghị đối với Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam để nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội cố ý gây thương tích I. Một số đánh giá, nhận xét Trong những năm 2004, 2005 và năm 2006 Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam đ• tiến hành xét xử các vụ án về tội cố ý gây thương tích. Qua tìm hiểu nghiên cứu hồ sơ cũng như căn cứ vào những quy định của pháp luật, em nhận thấy việc xét xử ở đây tiến hành đúng những quy định của pháp luật, tạo điều kiện giúp đỡ những người đ• sai lầm có cơ hội quay trở lại với cuộc sống bình thường. Bên cạnh những mặt tích cực đó thì tại cơ quan xét xử vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể: - Riêng đối với tội cố ý gây thương tích, Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam có quan điểm cho rằng, người phạm tội cố ý gây thương tích là đối tượng khó cải tạo hơn các đối tượng khác, từ đó đ• dẫn đến nhưng bản án nặng nề đối với bị cáo - Trong quá trình xét xử công khai tại toà án, Thẩm phán, cũng như hội thẩm nhân dân mới chỉ tập trung vào làm sáng tỏ vụ án, chưa chú ý tới công tác tuyên truyền phố biến pháp luật đối với các đối tượng khác tham dự phiên toà (đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc đấu tranh phòng ngừa tội cố ý gây thương tích) - Ngay trong cùng một bản án, các bị cáo cùng thực hiện hành vi cố ý gây thương tích nhưng thời hạn mà toà án đưa ra để các bị cáo thi hành hình phạt tù cũng khác nhau, vì vậy, đ• tạo ra sự hoài nghi về sự công bằng của bản án. II. Một số kiến nghị Tuy thời gian nghiên cứu tại toà chưa lâu, nhưng em cũng xin có một vài ý kiến, mong được góp phần nhỏ bé
Luận văn liên quan