Đề tài Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay

Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trongg việc phát triển kinh tế -xã hộicủa đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dàovà chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làmcho người lao động-nhất là lao động trẻbao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ở giai đoạn đầu nước ta với khoảng hơn 80% dân số sống ở nông thôn ảnh hưởng đến số lượng lao động. Thực trạng lao động việc làm diễn ra gay gắt trở thành vấn đề cần giải quyết của xã hội nông thôn. Việt Nam hiện có khoảng 49,5 triệu lao động và mỗi năm lại có thêm gần 1,5 triệu lao động mới. Đây vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Tại Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn nên vấn đề lao động-việc làm ở nông thôn hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết và còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Lực lượng thanh niên là lực lượng lao động đông đảo hằng ngày tạo ra của cải đóng góp cho sự phát triển kinh tế -xã hội đất nước. Trên khắp mọi miền đất nước nói chung và tại khu vực nông thônnói riêng, thanh niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ và có đóng góp một phần đểtừng bước làm thay đổi diện mạo quê hương. Họ cũng là lực lượng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dưng nông thôn mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5%. Tìm việc làm và giải quyết tình trạng thiếu việc cho thanh niên nông thôn đang là một vấn đề cấp bách đối với chính bản thân họ và cả đối với các cấp, ban, ngành có liên quan. Vì vậy, để phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, Đảng và Chính phủ cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này. Bài viết phân tích “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn”dựa trên các nguồn số liệu từnhững bài viết liên quan đến vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn đăng trên các trang báo mạng và các báo cáo của các một số cuộc điều tra như báo cáo “Tổng điều tra dân số và nhà ở 4 Việt Nam năm 2009”của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TW, báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10” được thựchiện bởi Bộ Lao động Thương binh-Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế, báo cáo điều tra “Lao động và Việc làm Việt Nam 1/9/2009”của Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê

pdf19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA TÌNH TRẠNG THIẾU VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN HIỆN NAY. HÀ NỘI, THÁNG 12/2010 2MỤC LỤC 1. PHẦN MỞ ĐẦU 2. PHẦN NỘI DUNG • Các khái niệm liên quan • Thực trang thiếu việc làm của thanh niên nông thôn. • Nguyên nhân thiếu việc làm của thanh niên khu vực nông thôn. • Hướng giải quyết cho tình trang thiếu việc làm. 3. PHẦN KẾT LUẬN 4. PHỤ LỤC: Một số tài liệu tham khảo. 3I. PHẦN MỞ ĐẦU Việc làm có vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi người, mỗi gia đình, cũng như trongg việc phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước. Giải quyết việc làm là vấn đề mang tính toàn cầu, là một thách thức còn khá lâu dài với toàn thể nhân loại. Đối với các nước đang phát triển như nước ta, nơi nguồn lao động còn rất dồi dào và chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn thì tạo việc làm cho người lao động- nhất là lao động trẻ bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ở giai đoạn đầu nước ta với khoảng hơn 80% dân số sống ở nông thôn ảnh hưởng đến số lượng lao động. Thực trạng lao động việc làm diễn ra gay gắt trở thành vấn đề cần giải quyết của xã hội nông thôn. Việt Nam hiện có khoảng 49,5 triệu lao động và mỗi năm lại có thêm gần 1,5 triệu lao động mới. Đây vừa là lợi thế cũng vừa là thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Tại Việt Nam, đại bộ phận dân cư tập trung sinh sống ở khu vực nông thôn nên vấn đề lao động-việc làm ở nông thôn hiện nay đang là một vấn đề cấp thiết và còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Lực lượng thanh niên là lực lượng lao động đông đảo hằng ngày tạo ra của cải đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Trên khắp mọi miền đất nước nói chung và tại khu vực nông thôn nói riêng, thanh niên chiếm một tỷ lệ không nhỏ và có đóng góp một phần để từng bước làm thay đổi diện mạo quê hương. Họ cũng là lực lượng quan trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dưng nông thôn mới. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hiện nay, ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5%. Tìm việc làm và giải quyết tình trạng thiếu việc cho thanh niên nông thôn đang là một vấn đề cấp bách đối với chính bản thân họ và cả đối với các cấp, ban, ngành có liên quan. Vì vậy, để phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn, Đảng và Chính phủ cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này. Bài viết phân tích “Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn” dựa trên các nguồn số liệu từ những bài viết liên quan đến vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn đăng trên các trang báo mạng và các báo cáo của các một số cuộc điều tra như báo cáo “Tổng điều tra dân số và nhà ở 4Việt Nam năm 2009” của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TW, báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10” được thực hiện bởi Bộ Lao động Thương binh- Xã hội và Tổ chức Lao động quốc tế, báo cáo điều tra “Lao động và Việc làm Việt Nam 1/9/2009” của Bộ kế hoạch đầu tư và Tổng cục thống kê. 5II. PHẦN NỘI DUNG: 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN. a. Khái niệm về lao động và nguồn nhân lực: Theo Các Mác: “Lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó, bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất của họ với tự nhiên”. Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Như vậy, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.Song, con người chỉ trở thành động lực cho sự phát triển khi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập của họ không bị cấm và được thừa nhận là việc làm. Nguồn nhân lực là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực được biểu hiện trên hai mặt: Về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ. Hiện nay ở nước ta, Bộ Luật lao động quy định về độ tuổi lao động nam từ 15 - 60, nữ từ 15 – 55. Người lao động hải là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. b. Khái niệm việc làm: Theo giáo trình Kinh tế Chính trị: “Việc làm là cơ sở vật chất để huy động nguồn nhân lực vào hoạt động sản xuất trong nền kinh tế quốc dân”. Theo Bộ Luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm.” c. Khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm: Theo Kinh tế học: “Thất nghiệp là hiện tượng mà người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động muốn làm việc nhưng lại chưa có việc làm và đang tích cực tìm việc làm”. 6Thiếu việc làm là trạng thái trung gian giữa việc làm đầy đủ và thất nghiệp. Đó là tình trạng có việc làm nhưng do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người lao động. Họ phải làm việc nhưng không sử dụng hết thời gian theo quy định hoặc làm những công việc có thu nhập thấp, không đủ sống khiến họ muốn tìm thêm việc làm bổ sung.Như vậy, thiếu việc làm được hiểu là trạng thái việc làm không tạo điềukiện cho người tiến hành nó sử dụng hết thời gian quy định và mang lại thu nhập thấp hơn mức tiền lương tối thiểu. d. Những nhân tố ảnh hưởng đến sức ép về việc làm: Qua phân tích, tìm hiểu một số bài viết trên các trang báo t\mạng, ta có thể khái quát một vài đặc điểm nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng thiếu việc làm tại nông thôn hiện nay: -Hậu quả của bùng nổ dân số của những năm trước đây đã dẫn đến tỷ lệ tăng nguồn lao động khá cao, bình quân hàng năm 3,2% đến 3,5% và mỗi năm có khoảng hơn một triệu thanh niên bước vào tuổi lao động. - Việc sắp xếp lại sản xuất và lao động trong khu vực Nhà nước đã dẫn đến dư thừa rất lớn về lao động. -Lao động tự do di chuyển từ nông thôn ra tìm việc làm ở thành thị và nơi khác cần lao động tăng chậm do -Thiếu vốn đầu tư. -Chiến lược lựa chọn công nghệ thích hợp chưa được xác định thật rõ ràng, cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển dịch nhưng diễn ra chậm. -Một số ngành (vùng) có tiềm năng lớn, có khả năng thu hút được nhiều lao động nhưng thiếu điều kiện biến khả năng thành hiện thực như vốn, hạ tầng cơ sở, kỹ thuật và công nghệ hoặc thị trường tiêu thụ. 2. THỰC TRẠNG THIẾU VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN. Qua quá trình thu thập, tìm hiểu và phân tích các nguồn tài liệu như báo mạng, và các báo cáo điều tra về vấn đề việc làm, ta có thể thấy được một số vấn đề cơ bản về thực trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn hiện nay. 2.1. Thiếu việc làm là vấn đề mang tính cấp bách của thanh niên khu vực nông thôn. Trong bài báo: “Tạo nhiều kênh việc làm cho thanh niên nông thôn” đăng trên báo điện tử VOVnews.com.vn đăng ngày 30/11/2010 của tác giả Minh Hòa có đề cấp đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên nông thôn. Hiện nay ở nước ta, dân số trong độ tuổi thanh niên (16-30 tuổi) có khoảng 22 triệu người, chiếm gần 23% dân số cả nước, trong đó, thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5%. Đây là lực lượng quan 7trọng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Điểm nổi bật của thanh niên nông thôn là dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nhiều thanh niên nông thôn đã bứt ra khỏi lối tư duy cũ kỹ, mạnh dạn đầu tư vốn, sức lực, chất xám để sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế hiện nay là thanh niên nông thôn đang có hạn chế lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp lại ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Theo điều tra của Ban Thanh niên nông thôn, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí minh, tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật trong thanh niên nông thôn thấp hơn 4 lần so với thành thị; trình độ cao đẳng, đại học trở lên của thanh niên nông thôn thấp hơn 6 lần so với thanh niên thành thị. Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê: -Trong số gần 1,3 triệu lao động thất nghiệp, số người thất nghiệp trẻ tuổi từ 15 đến 29 chiếm gần hai phần ba (64,9%), trong đó chiếm tỉ trọng lớn nhất là nhóm tuổi 20-24 (26,6%), tiếp đến là theo nhóm tuổi 25-29 (20,9%). Nhóm tuổi lao động trẻ nhất (15-19) vẫn có tới 17,4% không có việc làm. Đây là một trong những nhóm lao động được xem là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các biến động trên thị trường lao động. 8Nhóm tuổi Tỉ trọng lao động thất nghiệp ( phần trăm) 15-19 20-24 25-29 30-34 35-39 40-44 45-49 50+ 17,4 26,6 20,9 8,7 9,2 6,5 4,1 6,5 Bảng 1. Tỷ trọng lao động thất nghiệp từ 15 tuổi trở lên theo giới tính ( Số liệu của báo cáo Điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009- Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê). -Hơn 80% cư dân Việt Nam sống ở nông thôn, trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Năm 2005, năng suất lao động bình quân trong nông nghiệp chỉ bằng 1/5 trong công nghiệp và dịch vụ (tính theo GDP bình quân đầu người), 90% hộ đói, nghèo trong tổng số hộ đói nghèo của cả nước là nông dân. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng, có khoảng 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm, mỗi năm lại bổ sung thêm 400.000 người đến tuổi lao động. -Ở Việt Nam, mức độ thất nghiệp luôn cao ở khu vực thành thị còn tình trạng thiếu việc làm chủ yếu xảy ra ở khu vực nông thôn. Năm 2009, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi khu vực thành thị là 4,6% và tỉ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi khu vực nông thôn đã ở mức 6,3%. Tỉ lệ thiếu việc làm của nam giới ở khu vực nông thôn cao hơn nữ giới (6,6% so với 6,0%). Đặc biệt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long là 10,1 %. 9Tỉ lệ thiếu việc làm (%) Tỉ lệ thất nghiệp (%) Chung Thành thị Nông thôn Chung Thành thị Nông thôn • Toàn quốc -Nam -Nữ • Các vùng: -Trung du và miền núi phía Bắc -Đồng bằng sông Hồng -Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung -Tây Nguyên -Đông Nam Bộ -Đồng bằng sông Cửu Long • Hai thành phố lớn: -Hà Nội -Hồ Chí Minh 5,4 5,7 5,1 3,1 5,3 5,4 5,4 3,3 9,0 1,5 1,1 3,2 3,7 2,7 2,7 2,5 5,1 4,8 1,5 5,1 0,7 1,2 6,3 6,6 6,0 3,1 6,4 5,4 5,7 5,5 10,1 2,0 0,8 2,8 2,7 2,9 1,4 2,5 2,8 1,4 3,7 3,7 3,1 5,2 4,6 4,3 4,9 3,2 4,3 5,0 3,0 5,1 4,6 4,6 5,7 2,1 2,0 2,1 1,0 1,8 2,1 0,8 2,1 3,5 2,1 2,4 Bảng 2. Tỉ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị/ nông thôn, 1/9/2009. 10 1.2. Lao động nông thôn nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng thiếu việc làm do không có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao. Trong báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở TW cho thấy : -Số người trong độ tuổi từ 15 tuổi trở lên được đào tạo CMKT chiếm 25,4% ở khu vực thành thị (tăng 8% so với năm 1999), và 8% ở khu vực nông thôn (tăng 4% so với năm 1999). Tỷ lệ người được đào tạo từ trung cấp trở lên khu vực thành thị cao gấp 2 lần khu vực nông thôn, từ trình độ cao đẳng trở lên khu vực thành thị cao gấp 5 lần khu vực nông thôn. -Nhóm dân số 15 tuổi trở lên có đến 86,7% không có trình độ chuyên môn kĩ thuật. Trong cả nước, người có trình độ chuyên môn kĩ thuật từ sơ cấp đến đại học chiếm một tỉ trọng rất thấp (13,3%), còn số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm một phần rất nhỏ (4,4%). Tính riêng tại nông thôn, tỉ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên có không có trình độ chuyên môn kĩ thuật chiếm tới 92%, trình độ sơ cấp chiếm 1,8%, trung cấp 3,5%, cao đẳng 1,2% và đại học trở lên là 1,5%. Đây thực sự là một con số đáng báo động đối với lực lượng lao động của nước ta-lượng cung lao động rất dồi dào nhưng lao động có tay nghề lại quá thiếu. Theo báo cáo điều tra lao động và việc làm Việt Nam 1/9/2009 của Bộ Kế hoạch Đầu tư và Tổng cục Thống kê thì mức độ tham gia lực luợng lao động giữa thành thị và nông thôn vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể. -Năm 2009, tỉ lệ tham gia lực luợng lao động của dân số khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị 8% (79,1% so với 70,6%). Đáng chú ý khi so sánh với kết quả điều tra lao động và việc làm năm 2007,tỉ lệ dân số hoạt động kinh tế có trình độ đại học trở lên tăng nhẹ và hiện ở mức khỏang 5% ( năm 2009 là5,2%). Tuy nhiên số lao động đã qua đào tạo (gồm cả đào tạo nghề và đào tạo chuyên môn kĩ thuật) chiếm chưa đến 1% tổng số lực luợng lao động. Tỉ lệ đã qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật ở nông thôn là 11,7% trong đó tốt nghiệp đại học trở lên chỉ chiếm 2%. Trong báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10” được thực hiện bởi Bộ Lao Động Thương Binh- Xã Hội và Tổ chức Lao động quốc tế có đề cập đến tình trạng thiếu việc làm :Tỉ lệ thanh niên độ tuổi 15-24 trong tổng lực lượng LĐ sẽ giảm từ 19% trong năm 2010 xuống còn 17,2% trong năm 2015. Tuy nhiên, tỉ lệ thiếu việc làm trong thanh niên sẽ tăng cao. Năm 2007 có 52.5% số người thiếu việc làm ở độ tuổi từ 15-24. Tỉ lệ thiếu việc làm trong thanh niên tăng tương đối cao, tăng từ 4,8% năm 2000 lên 6% năm 2007. Như vậy tỉ lệ thiếu việc làm của thanh niên so với tỉ lệ thiếu việc làm của người lớn tuổi đã tăng đều đặn từ 3,1 đến 4 lần. Hầu hết 11 lao động thiếu việc làm đều tập trung ở vùng nông thôn, chiếm 89% dân số thiếu việc làm tại năm 2007. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn Việt Nam cao hơn (5,8%) so với ở đô thị (2,1%). 3. NGUYÊN NHÂN THIẾU VIỆC LÀM CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN. 1. Dân số: Hơn 80% dân số sinh sống tại nông thôn trong đó gần 70% lao động trong nông nghiệp với 77% hộ thuần nông. Điều này đã gây ra sức ép trong việc giải quyết việc làm. Năm 2006 lao động nông thôn chiếm 75.4% tổng số lao động cả nước (tương đương 33.6 triệu người) và đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm là 1.6%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng việc làm của cả nước (2.3%) trong giai đoạn 1996-2006. Trong báo cáo “Xu hướng Lao động và Xã hội Việt Nam 2009/10” đã đề cập đến sự di cư từ nông thôn ra thành thị và đô thị hóa tăng nhanh do sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa hai khu vực. Dân cư thành thị hàng năm tăng với mức trung bình 3,2% từ năm 2000 đến năm 2008, trong khi khu vực nông thôn dân cư chỉ tăng 0,6%. Thanh niên chiếm đa số những người di cư và phần lớn chuyển đến các thành phố lớn và các khu công nghiệp để tìm việc làm, tạo sức ép việc làm cho khu vực đô thị. Cần nhấn mạnh rằng lao động nông thôn chiếm tới 3/4 lao động cả nước nhưng lại tập trung chủ yếu trong ngành nông nghiệp, nơi tạo ra năng suất lao động thấp nhất và cũng là nơi quỹ đất canh tác đang ngày càng bị thu hẹp và giảm dần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Kết quả, nhiều lao động mất đất, hoặc thiếu đất dẫn đến dư thừa lao động và thiếu việc làm. Thu nhập của lao động nông nghiệp vì thế mà thấp và thất thường bởi tính thời vụ và rủi ro cao. Đây chính là lí do khiến tỷ lệ nghèo tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực, chất lượng lao động không ngừng được cải thiện, nhiều ngành nghề mới xuất hiện, tỷ trọng công nghiệp trong GDP từng bước nâng lên (từ 36,7% năm 2000 lên 40% vào năm 2010). Mỗi năm tạo được việc làm cho khoảng 1,57 triệu lao động, đưa nước ta thoát khỏi nhóm nước nghèo. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, tính đến thời điểm 31-12-2009 có 40.549.673 lao động trong tổng số 56.512.803 lao động cả nước. 12 - Tình hình phân bố dân cư và mật độ dân số. Nông thôn trải rộng khắp đất nước lại phân bố không đồng đều có nơi mật độ dân cư đông nhưng có nơi rất ít làm mất cân đối trong việc giải quyết việc làm với số lao động hiện có. - Quá trình du canh, du cư di dân phát triển vùng kinh tế mới: Quá trình này dẫn đến sự biến động vì cơ học số lượng lao động giữa các vùng. Nó chịu sự tác động của yếu tố kinh tế xã hội và bị chi phối bởi các quy luật khách quan như sức hút lao động từ nơi có mức sống thấp. 2. Yếu tố tự nhiên. Nước ta có địa hình phức tạp với nhiều đồi núi và bị chia cắt, nông thôn lại chiếm phần đông trong đó. Trên thực tế cho thấy, ở đâu có địa hình bằng phẳng có vị trí địa lý thuận lợi thì sẽ có nhiều dân cư tập trung và có khả năng phát triển kinh tế hơn). Nếu tập trung quá mức sẽ phải giải quyết việc làm do mất cân đối của cung, cầu lao động. Đối với những nơi có địa hình khó khăn thì ngược lại, dân cư sẽ thưa thớt, giao thông không phát triển dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế. 3. Phong tục, tập quán. Lao động trẻ nông thôn hiện nay không chỉ thiếu kiến thức chuyên môn mà kiến thức xã hội, giao tiếp cộng đồng, phát triển bản thân còn nhiều khiếm khuyết. Lao động trẻ ở nông thôn thường thiếu tác phong công nghiệp, chưa tuân thủ kỉ luật lao động và chưa có tinh thần đồng đội ở môi trường làm việc. Thiết chế làng, xã đã gắn lực lượng lao động ở quê hương làm hạn chế trình độ nhận thức và phát triển nghề. Nhiều người trẻ sau khi được đào tạo rồi thì không muốn quay trở lại nông thôn làm việc do đời sống thấp hơn ở nơi khác. 3. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Qua tìm hiểu một số tài liệu về đặc thù trong sản xuất nông nghiệp, ta thấy: Nông thôn nước ta với hơn 90% dân số làm nông nghiệp. Việc làm bị chi phối bởi đặc điểm đặc thù của sản xuất nông nghiệp đó là: Lệ thuộc vào tự nhiên, mang tính khu vực rõ rệt, trải rộng trên không gian rộng lớn, ruộng đất là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, có tính thời vụ cao. Rõ nét nhất là tính thời vụ cao trong nông nghiệp đã làm dư thừa lao động dẫn tới đại bộ phận lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng, biểu hiện: 13 - Ruộng đất bình quân đầu người thấp (0,1 ha/người) không tạo ra sự tích tụ tập trung để đưa nông nghiệp nên sản xuất hàng hoá đại diện là kinh tế trang trại. - Tính thời vụ cao biểu hiện ở cây, con nuôi theo quy luật phát triển sinh học. Để tồn tại và phát triển phải có thời gian và do thời gian lao động với thời gian sản xuất không khớp nhau sinh ra tính thời vụ: + Vào thời vụ sản xuất thì yếu tố lao động được huy động hết công suất để cho kịp thời vụ: từ gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch. Các thời điểm này coi như lao động có việc làm đầy đủ. + Trong thời gian chờ cho cây, con nuôi sinh trưởng thì không cần lao động tác động. Thời điểm này nông thôn dư thừa lao động nhiều nhất. Tính ra một năm thì khoảng thời gian hoạt động làm việc 3-4 tháng, số thời gian còn lại là thiếu việc làm. 4. Trình độ phát triển kinh tế nông thôn. - Cơ sở vật chất kỹ thuật nông nghiệp lạc hậu, sản xuất còn mang tính tự cấp tự túc. - Cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông, điện cung cấp, nước sạch, thông tin liên lạc quá thấp kém, nhất là các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Nhiều xã ở nông thôn chưa có đường ôtô tới trung tâm xã, quan hệ kinh tế không phù hợp với thị trường. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển đặc biệt là công nghiệp chế biến lạc hậu đã hạn chế giá trị nông sản xuất khẩu. 4. GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG THIẾU VIỆC LÀM. a. Thu hút vốn đầu tư: Có thể nói vốn đầu tư cho tạo việc làm lao động ở nông thôn- đặc biệt là cho thanh niên rất quan trọng. Hiện nay, vốn đầu tư cho vấn đề giải quyết việc làm còn chiếm tỷ lệ ít trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nó là tiền đề để phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho xã hội, nâng cao đời sống cho dân cư nông thôn góp phần xoá đói giảm nghèo. b. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực Hiện nay để tạo việc làm cho lao động nông thôn cái khó là trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động độ tuổi thanh niên ở nông thôn rất hạn chế. Thanh niên nông thôn chiếm khoảng 51,5% trong tổng số thanh niên cả nước và có đến 94,7% không 14 có chuyên môn nghiệp vụ. Vì vậy việc đào tạo và đào tạo lại vì trình độ văn hoá, ngành nghề chuyên môn cho lao động là rất quan trọng. Qua tìm hiểu, phân tích một số bài báo mạng viết về
Luận văn liên quan