Đề tài Thực trạng, nhận thức của người dân về bạo lực gia đình trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay

Bạolực gia đình là một vấn đề có tính chất toàn quốc được xem như là một đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em là hiện tượng phổ biến tồn tại ở tất cả các nước Bạo lực gia đình đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ và trẻ em trên thế giới và trở thành một chướng ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình ngày càng được quan tâm hơn khi ngày càng nặng nề hơn Theo báo cáo của Ủy ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam năm 2006 : 97% nạn nhân là những người phụ nữ Theo các nghiên cứu trên thế giới ước tính khoảng 20 –50% phụ nữ đã phải chịu bạo lực về thể xác do bạn tình hoặc các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với tổ chức UNCEF cho thấy 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình, trong đó 7,3% cặp vợ chồng thường xuyên xẩy ra bạo lực. Bạo lực gia đình làm tổn hại về thể chất, tinh thần của người bị bạo lực mà phụ nữ là nạn nhân của bạolực gia đình. Bạo lực gia đình là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội. Những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng quan tâm, đặc biệt Nhà nước đã ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật phòng chống bạo lực gia đình đang được tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, từng bước đi vào cuộc sống của mỗi gia đình. Nhìn chung bạo lực gia đình có chiều hướng giảm song chỉ giảm so với hình thức bạo lực thể chất, còn bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục thì chưa giảm. Nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng còn hạn chế. Các hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa hiệu quả. Việc xử lý các vi phạm, phê bình góp ý đối với đối tượng gây bạo lực gia đình chưa có tiến triển nhiều Những cọn số mà chúng ta đang thấy là những con số không nhỏ . Riêng ở Việt Nam khoảng 10 năm gần đây vấn đề này mới được đưa vào nghiên cứu ở một số công trình của Hội liên hiệp Phụ Nữ và một số tác giả khác . Hậu quả của bạo lực gia đình lại đặc biệt quan trọng , nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống , sức khỏe và danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm đến đạo đức xã hội , tiếp tay cho sự gia tăng các tệ nạn như mại dâm , ma túy , người lang thang cơ nhỡ nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ . Vấn đề bạo hành không chỉ còn tồn tại trong gia đình nữa mà nó là sự quan tâm của toàn xã hội : Tôi đưa ra đề tài nghiên cứu :” Thực trạng, nhận thức của người dân về bạo lực gia đình trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay “ nhằm ìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay cũng như đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm làm giảm tình trạng bức thiết này.

pdf29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 12822 | Lượt tải: 11download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng, nhận thức của người dân về bạo lực gia đình trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bạo lực gia đình là một vấn đề có tính chất toàn quốc được xem như là một đề tài thu hút giới nghiên cứu trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn Bạo lực gia đình đặc biệt là bạo lực với phụ nữ và trẻ em là hiện tượng phổ biến tồn tại ở tất cả các nước Bạo lực gia đình đã và đang tác động đến một bộ phận không nhỏ phụ nữ và trẻ em trên thế giới và trở thành một chướng ngại lớn cho quá trình bình đẳng giới Ở Việt Nam vấn đề bạo lực gia đình ngày càng được quan tâm hơn khi ngày càng nặng nề hơn Theo báo cáo của Ủy ban dân số gia đình và trẻ em Việt Nam năm 2006 : 97% nạn nhân là những người phụ nữ Theo các nghiên cứu trên thế giới ước tính khoảng 20 – 50% phụ nữ đã phải chịu bạo lực về thể xác do bạn tình hoặc các thành viên trong gia đình. Ở Việt Nam, theo một nghiên cứu của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với tổ chức UNCEF cho thấy 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình, trong đó 7,3% cặp vợ chồng thường xuyên xẩy ra bạo lực. Bạo lực gia đình làm tổn hại về thể chất, tinh thần của người bị bạo lực mà phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bạo lực gia đình là nguyên nhân phá vỡ hạnh phúc của nhiều gia đình, gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự xã hội. Những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình đã được các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng quan tâm, đặc biệt Nhà nước đã ban hành Luật phòng chống bạo lực gia đình. Luật phòng chống bạo lực gia đình đang được tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, từng bước đi vào cuộc sống của mỗi gia đình. Nhìn chung bạo lực gia đình có chiều hướng giảm song chỉ giảm so với hình thức bạo lực thể chất, còn bạo lực tinh thần, bạo lực kinh tế và bạo lực tình dục thì chưa giảm. Nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng còn hạn chế. Các hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình chưa hiệu quả. Việc xử lý các vi phạm, phê bình góp ý đối với đối tượng gây bạo lực gia đình chưa có tiến triển nhiều Những cọn số mà chúng ta đang thấy là những con số không nhỏ . Riêng ở Việt Nam khoảng 10 năm gần đây vấn đề này mới được đưa vào nghiên cứu ở một số công trình của Hội liên hiệp Phụ Nữ và một số tác giả khác . Hậu quả của bạo lực gia đình lại đặc biệt quan trọng , nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống , sức khỏe và danh dự của các thành viên trong gia đình mà còn vi phạm đến đạo đức xã hội , tiếp tay cho sự gia tăng các tệ nạn như mại dâm , ma túy , người lang thang cơ nhỡ nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ . Vấn đề bạo hành không chỉ còn tồn tại trong gia đình nữa mà nó là sự quan tâm của toàn xã hội : Tôi đưa ra đề tài nghiên cứu :” Thực trạng, nhận thức của người dân về bạo lực gia đình trong gia đình nông thôn Việt Nam hiện nay “ nhằm ìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay cũng như đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm làm giảm tình trạng bức thiết này. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 2.1. Mục đích nghiên cứu: - Khảo sát thực trạng nhận thức của người dân khu vực nông thôn về vấn đề bạo lực gia đình - Đưa ra giải pháp kiến nghị giảm bớt tình trạng bạo lực gia đình 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thao tác hóa khái niệm lien quan đến các yếu tố của đề tài: Trẻ em , Phụ nữ., bạo hành ,bạo hành , bạo lực gia đình , gia đình, bạo lực kinh tế, bạo lực thể chất ...... - Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về bạo lực trong gia đình - Khảo sát định lượng và định tính về nhận thức của người dân ở nông thôn về vấn đề bạo lực trong gia đình : Bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần , bạo lực kinh tế, bạo lực tình dục - Đánh giá, phân tích những biến số tác động đến nhận thức của người dân trong vấn đề này. 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Nhận thức của người dân ở nông thôn về vấn đề bạo lực trong gia đình gồm bạo hành về thể xác, bạo hành về tinh thần, bạo hành về tình dục. 3.2. Khách thể nghiên cứu: • Cán bộ các ban, ngành đoàn thể tại cơ sở • Các hội viên phụ nữ và nhân dân địa phương • Nạn nhân bạo lực gia đình người dân ở nông thôn 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Một số tỉnh huyện : Thái Bình, Đà Nẵng , Tây Ninh , An Giang ,Hà Nội, Nghệ An….. 3.4. Thời gian nghiên cứu : T8/2009 – T12/ 2010 4. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XXH: 4.1. Phương pháp luận Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phương pháp luận. Vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình nó có liên quan mật thiết đến các yếu tố khác . Chính vì vậy, khi nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này phải xem xét từng trường hợp, từng điều kiện kinh tế,văn hóa,chính trị, xã hội của từng gia đình nông thôn . Đồng thời, chúng ta cũng phải đặt trong mối liên hệ với các nhân tố khác như nhà trường, các nhóm xã hội, truyền thông đại chúng. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong một quá trình lich sử cụ thể cũng như tác động từ truyền thống văn hóa làng xã Dân gian xưa ta đã từng có câu “ Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi “ Nhưng quan niệm đấy có còn đúng và như thế có phải bạo hành không? Và việc cha mẹ cho rằng người làm cha mẹ có quyền “ cho roi , cho vọt “ ? 4.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học 4.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề bạo hành gia đình Đồng thời chúng tôi quan tâm đến báo cáo trên các tạp chí, sách, báo... để đưa vào những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. 4.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu : 4.2.3.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT 5.1. Giả thuyết nghiên cứu - Các yếu tố nghề nghiệp , môi trường văn hóa , lối sống, trình độ học vấn, giáo có thể là những yếu tố tác động đên bạo lực gia đình - Bạo hành thể chất , tinh thần , kinh tế , tình dục ảnh hưởng đặc biệt đối với những người phụ nữ trong gia đình và trẻ em … - Những người phụ nữ là người chịu nặng nề trong vấn đề bạo lực - Thái độ cam chịu thường là nguyên nhân dẫn đến chịu đựng bạo hành trong gia đình - Kinh tế cũng là vấn đề quyết định đến bạo lực Điều kiện KT- XH Đặc điểm truyền thống GĐ- Làng xã Môi trường văn hóa Chính sách Đảng và nhà nước về gia đình , trẻ em… NGƯƠI DÂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI BẠO LỰC Tuổi Giới tính Học vấn Tình trạng hôn nhân Nghề nghiệp NHÂN THỨC NGƯỜI DÂN NÔNG THÔN VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Bạo hành thể xác Bạo hành tinh thần Bạo hành tình dục HẬU QUẢ BẠO LỰC CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CHÍNH 1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xã hội học 1.1. Phương pháp luận Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng làm phương pháp luận. Vấn đề bạo hành trẻ em trong gia đình nó có liên quan mật thiết đến các yếu tố khác . Chính vì vậy, khi nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này phải xem xét từng trường hợp, từng điều kiện kinh tế,văn hóa,chính trị, xã hội của từng gia đình nông thôn . Đồng thời, chúng ta cũng phải đặt trong mối liên hệ với các nhân tố khác như nhà trường, các nhóm xã hội, truyền thông đại chúng. Ngoài ra, chúng ta cũng phải xem xét vấn đề đó trong một quá trình lich sử cụ thể cũng như tác động từ truyền thống văn hóa làng xã Dân gian xưa ta đã từng có câu “ Thương cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi “ Nhưng quan niệm đấy có còn đúng và như thế có phải bạo hành không? Và việc cha mẹ cho rằng người làm cha mẹ có quyền “ cho roi , cho vọt “ ? 1.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học 1.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và phân tích một số tài liệu liên quan đến vấn đề bạo hành gia đình Đồng thời chúng tôi quan tâm đến báo cáo trên các tạp chí, sách, báo... để đưa vào những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài. 1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 1.2.3.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi 2. 6. THAO TÁC HÓA KHÁI NIỆM 2 .1. Bạo hành: bất kì hành vi nào xảy ra trong gia đình và xã hội gây tổn thương đến thể chất, tinh thần và tình dục của người khác , bao gồm các hoạt động như đe doạ, ép buộc hoặc tước đoạt quyền tự do của họ. 2.2 Bạo lực gia đình Tháng 12/1993, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư”. Ở Việt Nam, 21/11/2007, trong kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khoá XII đã thông qua bản dự thảo Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này đã đưa ra định nghĩa về bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình. 2.3 Hình thức bạo lực gia đình : 2.3.1 Bạo lực thể chất :gồm những hành vi bạo lực mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp (tay, chân) hoặc công cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhận. 2.3.2 Bạo lực tinh thần :gồm những hành vi nhằm hành hạ tâm lý và những lời nói sỉ nhục, đe doạ, sự lãng quên, bỏ rơi người thân không quan tâm. 2.3.3. Bạo lực về kinh tế : gồm các hành động hoặc quyết tâm thực hiện các hành động để phụ nữ thuộc về tài chính, bao gồm các hành vi sau: Ngừng hỗ trợ về tài chính và ngăn cản nạn nhân có một nghề nghiệp, công việc hợp pháp; Tước đoạt hay đe doạ tước đoạt các nguồn tài chính về quyền sử dụng, thừa hưởng của vợ, chồng, cộng đồng và quyền sở hữu tài sản nói chung; Phá huỷ tài sản trong gia đình… 2.3.4 Bạo lực tình dục : gồm các hành vi sau như cưỡng ép quan hệ tình dục, ngăn chặn sử dụng các biện pháp tránh thai hay bắt ép mang hoặc phá thai theo ý muốn của chồng. 2.4 . Trẻ em: Theo công ước quốc tế, trẻ em là người dưới 18 tuổi trừ khi luật pháp quốc gia công nhận tuổi vị thành viên sớm hơn. Theo pháp luật Việt Nam thì trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi 2.5 . Quyền trẻ em: Trẻ em phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt được tạo điều kiện đầy đủ để phát triển vật chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức xã hội, không phải làm bất cứ công việ 2.6 . Khái niệm “Gia đình” Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách sống có tình có nghĩa, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, có ý thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng pháp luật và giữ gìn đạo lý Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha me, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại...). Gia đình có thể hiểu như là một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn định độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặ thù. Những thành viên trong gia đình được gứ bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ 2.7. Khái niệm “vai trò” Vai trò là một tập hợp những kỳ vọng ở trong một xã hội gắn với hành vi của những người mang các địa vị...Ở mức độ này thì mỗi vai trò riêng là một tập hợp hay nhóm các kỳ vọng, hành vi (Dahrandorf) 2.8. Khái niệm “giáo dục” Giáo dục có hai nghĩa: Nghĩa rông: Giáo dục được coi là sự tá sự tác động đến con người từ toàn bộ hệ thống và các quan hệ xã hội. Với mục đích chuyển tải những kinh nghiệm xã hội hay những tri thức cần thiết cho cuộc sống xã hội của con người. Do vậy con người có thể học hỏi kinh nghiệm của tri thức đó ở mọi lúc, mọi nơi, mọi nhóm xã hội khác nhau. Nghĩa hẹp: Giáo dục là sự tác động có định hướng, có kế hoạch, có mục đích đến con người từ phái chủ thể giáo dục nhất định, nhằm truyền đạt cho chúng ta một hệ thống các tri thức, chuẩn mực, kinh nghiệm xã hội, làm cho chúng ta dần có được phẩm chất năng lực theo yêu cầu của xã hội. Những kiến thức hay kinh nghiệm đó chỉ có thể nhận được qua chủ thê giáo dục như gia đình, nhà trường. Với nghĩa này thì giáo dục được coi như là một thiết chế xã hội hay là một hệ thống xã hội có tổ chức Gia đình hòa thuận, 65.1 Đôi lúc có mâu thuẫn, 31.7 Thường xảy ra mâu thuẫn, 3.2 Gia đình hòa thuận Đôi lúc có mâu thuẫn Thường xảy ra mâu thuẫn CHƯƠNG 3 I. THỰC TRẠNG BẠO HÀNH GIA ĐÌNH QUA CÁC NGHIÊN CỨU Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi chửi mắng, xúc phạm cao nhất (chiếm tới 90%), tiếp theo là hành vi đánh, đá, tát..(chiếm 52,67%), các hành vi bạo lực khác chiếm tỉ lệ thấp hơnKhi hỏi về chiều hướng của bạo lực gia đình hiện nay, có 85,65% người được hỏi trả lời chiều hướng có giảm với lý do: Hiện nay điều kiện kinh tế đã được cải thiện, công tác tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, về xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hạnh phúc được quan tâm. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư, làng xã văn hóa được nhiều địa phương hưởng ứng tích cực đã tác động không nhỏ đến việc giảm tình trạng bạo lực gia đình Tuy nhiên những ý kiến đó mới chỉ nhìn từ góc độ hành vi bạo lực về thể chất còn hành vi bạo lực về tinh thần, kinh tế, tình dục thì không hề giảm bởi vì khi hỏi về nhận xét về mối quan hệ gia đình của chính người được hỏi thì có 65,1% cho rằng gia đình mình hòa thuận, 31,7% cho rằng gia đình đôi lúc mâu thuẫn, 3,2% cho rằng gia đình mình thường xuyên xẩy ra mâu thuẫn. Hình 1 : Thực trạng mối quan hệ gia đình người được hỏi Thường thi khi hỏi về chính gia đình của mình thì người được hỏi thường không nói thật nên có thể số gia đình đôi lúc xẩy ra mâu thuẫn và thường xuyên xẩy ra mâu thuẫn còn có tỷ lệ cao hơn trong thực tế . Để có con số cụ thể, thực tế đối với phụ nữ bị bạo lực gia đình, nhóm nghiên cứu đề tài trực tiếp trao đổi chuyện trò với 40 phụ nữ bị bạo lực. Vì gia đình các chị đã xẩy ra bạo lực trong nhiều năm qua và hiện nay vẫn còn bạo lực do đó ở địa phương nhiều người biết đến nên các chị không hề dấu diếm mà sẵn sàng chia sẻ. Có tới 80% các chị bị chồng đánh, 95% các chị bị chồng chửi mắng, 12,5% bị chồng tra hỏi, đánh, mắng ở mức rất căng thẳng. Như vậy đối với những chị em này thường phải chịu đựng cùng lúc cả bạo lực về thể chất (đánh) và cả bạo lực tinh thần (mắng, chửi, tra khảo Bạo lực gia đình thường xẩy ra nhiều ở độ tuổi từ 30 - 40, sau đó là ở độ tuổi 18 đến dưới 30, xẩy ra ít hơn ở độ tuổi từ 40 trở lên. Báo cáo sơ bộ của Viện KSND Tp.HCM cho thấy, trong năm 2008 riêng tại thành phố này có 18 học sinh bị khởi tố bởi các tội danh nghiêm trọng như giết người, hiếp dâm, phá hoại tài sản nhà nước… Còn theo số liệu thống kê của Viện KSND Tối cao cho thấy 71% trẻ vị thành niên phạm pháp là do không được quan tâm chăm sóc đúng mức. Một nghiên cứu của Bộ Công an cũng chỉ ra nguyên nhân phạm tội của trẻ vị thành niên xuất phát từ gia đình: 8% trẻ phạm tội có bố mẹ ly hôn, 49% phàn nàn về cách đối xử của bố mẹ. Theo số liệu điều tra 2.209 học viên các trường giáo dưỡng, có tới 49,81% trong số này sống trong cảnh bị đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của bố mẹ. Số em bị bố đánh chiếm 23% (gấp 6 lần mẹ đánh); bị dì ghẻ, bố dượng đánh chiếm 20,3%. Môi trường gia đình ảnh hưởng nhiều tới thái độ ứng xử, hành vi của các em. Số liệu điều tra trên 200 học sinh Tp.HCM của nhóm đề tài Viện Nghiên cứu Phát triển cho thấy sự thiếu trách nhiệm của cha mẹ, ít quan tâm đến con cái, quá chú trọng vào việc kiếm tiền, thiếu quan tâm, hoàn cảnh gia đình phức tạp ảnh hưởng nhiều đến tâm lý trẻ em, gây cho các em chứng trầm cảm, cộc cằn, hung dữ, là nguy cơ dẫn đến bạo lực. Theo điều tra, nhóm cha mẹ thường xuyên đánh lộn, cãi nhau chiếm 33,4%; cha mẹ hàng ngày uống rượu chiếm 9,1%; cha mẹ li thân, li dị hoặc đã chết chiếm 11,1%; cha mẹ thường xuyên đi xa, ít quan tâm đến con chiếm 9,6%. Hình 2: Hành vi của cha mẹ Đây là những nguy cơ ảnh hưởng đến tinh thần trẻ tổn thương, tâm trạng bực bội, khó chịu, dễ có hành động gây hấn, hung dữ hoặc có hành vi bạo lực không kiểm soát được Cũng theo thống kê của TTTV và CSSKPN Gia Lâm thì bạo hành gia đình xảy ra đều bắt nguồn từ người chồng, gây bạo lực theo bản năng là 8,37%; bạo hành sau khi uống rượu là 22,96%; đòi hỏi vấn đề tiền bạc là 16,94%; các nguyên nhân khác là 5,2%; còn lại gần 50% (cụ thể là 46,53%) là do kẻ gây bạo hành tự tìm kiếm lý do. Điều đó cho thấy sự lạm dụng quyền của người đàn ông trong gia đình vẫn còn ở mức báo động, người phụ nữ lại hoàn toàn bị thụ động trong vấn đề này. Một nghiên cứu tình trạng bạo lực gia đình ở Tây Ninh trong thời gian qua luôn được các Ngành, các cấp quan tâm chú trọng, đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động tuyên 33.4 9.1 11.1 9.6 0 5 10 15 20 25 30 35 cha mẹ thường xuyên đánh lộn, cãi nhau cha mẹ hàng ngày uống rượu mẹ li thân, li dị hoặc đã chết cha mẹ thường xuyên đi xa, ít quan tâm đến con Hành vi cha mẹ Hành vi cha mẹ truyền, tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình; song, tình trạng bạo lực gia đình không chấm dứt mà ở từng địa phương, bạo lực gia đình vẫn diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, mức độ tính chất của từng vụ, từng hành vi phức tạp, đa dạng; nạn nhân bạo lực không chỉ dừng lại ở phụ nữ mà nạn nhân của bạo lực có người già, trẻ em, thậm chí là nam giới; Tính đến 10/9/2009, qua kết quả khảo sát thu thập số liệu gia đình, bạo lực gia đình tại 95/95 xã, phường, thị trấn trong tỉnh hiện có 3.493 trường hợp gia đình có hành vi BLGĐ. Trong đó nạn nhân BLGĐ: Phụ nữ: 2.808/3.493 trường hợp, chiếm tỷ lệ 80,38%; người già: 317/3.493 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,07%; trẻ em: 316/3.493 trường hợp chiếm, tỷ lệ 9,04%; nam giới: 52/3.493 trường hợp, chiếm tỷ lệ 1,48%. Hình thức BLGĐ phổ biến là hành vi bạo lực về thân thể: 2.210/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 63,26%, bạo lực về tinh thần: 1.030/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 26,12%; bạo lực về kinh tế: 216/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 6,18%; bạo lực về tình dục: 52/3.493 vụ, chiếm tỷ lệ 1,48%. Hình 3: Tỷ lệ đối tương bạo hành ở Tây Ninh Qua số liệu báo cáo của Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh hai năm 2008-2009 (Tòa án địa phương) đã thụ lý 4.369 vụ, đã giải quyết ly hôn 4.108 vụ; trong đó có 154 vụ do bị đánh đập, ngược đãi; vợ, chồng, ngoại tình: 128 vụ, mâu thuẫn kinh tế: 54 vụ; rượu chè, ma túy: 08 vụ. Đặc biệt, đã có 08 bản án xử lý hình sự về bạo lực gia đình (BLGĐ) trong đó có 04 vụ chồng giết vợ. Theo nghiên cứu khảo sát về gia đình Việt Nam của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu về gia đình và giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc cho thấy, hiện nay có tới 21,2% số cặp vợ chồng đã từng trải qua một dạng bạo lực gia đình nào đó như: bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế, mà tỷ lệ những phụ nữ không dám nói lên sự thật còn chiếm khá cao: 26,2%, so với con số này ở các ông chồng là 16,7%. Cứ 5 cặp vợ chồng thì có 1 cặp từng trải qua các hình thức bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất. Phụ nữ thường là đối tượng của bạo lực, bởi tỷ lệ này là rất nhỏ, chỉ chiếm có 0,6% phụ nữ đánh chồng so với 3,4% số nam giới đánh vợ. Trong các trường hợp bạo lực gia đình, các cặp vợ chồng hiếm khi chia sẻ vấn đề của họ với bố mẹ, bạn bè hoặc chính quyền do lo sợ bị mất mặt, hoặc ngại “vạch áo cho người xem lưng”. Phụ nữ, 2808, 81% người già, 317, 9% nam giới, 52, 1% trẻ em, 316, 9% Phụ nữ người già trẻ em nam giới Một điều mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là bạo lực gia đình còn có thể làm tan vỡ, hủy hoại các gia đình. Mặt khác, bạo hành gia đình có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của trẻ thơ khi phải chứng kiến bố mẹ chúng có hành vi bạo lực. 85,4% trong số đó cho thấy có biểu hiện chán nản, lo lắng; 20% cảm thấy sợ hãi; 8,5% không hiểu nổi bố mẹ mình và 4,2% mất đi sự tôn trọng bố mẹ. Thậm chí hơn 5,5% còn lại còn muốn chạy trốn hoặc bỏ nhà ra đi. Bên cạnh đó, tỷ lệ bố mẹ phải chia tay nhau do bạo lực gia đình ngày càng tăng, xảy ra nhiều ở đô thị. Ở Việt Nam, Theo kết quả điều
Luận văn liên quan