Đề tài Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam

Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các doanh nghiệp luôn phải hoạt động và chạy đua không ngừng trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ, luôn xuất hiện những quy luật kinh tế, chính chính sách quản lý mới. Trước bối cảnh đó, để có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, hay để có được sự phát triển lâu dài, bền vững, các doanh nghiệp đều phải kịp thời nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp và toàn diện nhất giúp họ làm được việc đó. Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giữa hiện tại và quá khứ bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hệ thống báo cáo tài chính, để từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, phù hợp khi điều hành hay đầu tư vào doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tôi thấy công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty trong thời gian qua chưa thực sự được quan tâm đúng mực và do vậy việc phân tích báo cáo tài chính chưa phát huy hết tác dụng, chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị trong điều hành hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” làm chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện tình hình phân tích báo cáo tài chính hiện nay tại công ty này để có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị công ty và các nhà đầu tư quan tâm đến công ty. Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam.

doc72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phân tích tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………....... CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP................................................... Báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính................. Hệ thống báo cáo tài chính................................................................. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính.................................................... Phương pháp phân tích báo cáo tài chính........................................... Phương pháp so sánh........................................................................... Phương pháp Dupont........................................................................... Phương pháp liên hệ cân đối............................................................... Phương pháp loại trừ........................................................................... Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích............................................... Nội dung phân tích báo cáo tài chính.................................................. Đánh giá khái quát tình hình tài chính................................................ Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh............... Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán.......................................... Phân tích hiệu quả kinh doanh............................................................ Dự báo nhu cầu tài chính.................................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ THUỘC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM…........................ 2.1 Tổng quan về Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam………………………............ 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển………………………………….... 2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh…………………………………... 2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán.......................... 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính……………………………………………………….. 2.2 Khái quát chung về phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam………………………………………………............................ 2.2.1 Về tổ chức phân tích……………………………………………….. 2.2.2 Về phương pháp phân tích…………………………………………. 2.1.3 Về nội dung phân tích……………………………………………… 2.3 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 2.3.1 Phân tích hiệu quả kinh doanh…………………………………….. 2.3.2 Phân tích cấu trúc tài chính………………………………………… 2.3.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán……………………….. 2.3 Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam ……………………………………………….............................. 2.3.1 Về tổ chức phân tích……………………………………………….. 2.3.2 Về nội dung phân tích……………………………………………… 2.3.3 Về phương pháp phân tích…………………………………………. CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ THUỘC NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM……………………………………….................................................. 3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam …………………………………………................... 3.1.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam…………………………………………………............................ 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam……………………………………………………….. 3.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Vàng bạc, Đá quý thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam ………………………………………….............................. 3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích……………………………... 3.2.2 Hoàn thiện nội dung phân tích…………………………………...... 3.2.3 Hoàn thiện phương pháp phân tích………………………………… 3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích……………………………………………………………. 3.3.1 Về phía Nhà nước…………………………………………………... 3.3.2 Về phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam............................................................................................................... 3.3.3 Về phía Công ty Vàng bạc, Đá quý……………............................... KẾT LUẬN PHỤ LỤC Trang 1 4 4 4 5 7 8 9 9 9 12 13 13 16 20 25 29 32 32 32 33 34 36 41 41 41 41 42 42 48 54 58 58 59 60 61 61 61 62 63 63 64 83 83 83 84 85 87 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HĐKD : Hoạt động kinh doanh TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định PGD : Phòng giao dịch DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Nguồn tài trợ tài sản Bảng 1.2 : Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo nguồn vốn Bảng 1.3 : Phân tích tình hình công nợ Bảng 1.4 : Hệ thống các chỉ tiêu phân tích tình hình thanh toán Bảng 1.5: Phân tích khả năng thanh toán Bảng 1.6 : Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh qua sức sản xuất Bảng 1.7 : Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh qua sức sinh lợi Bảng 1.8 : Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh doanh qua suất hao phí Bảng 1.9 : Bảng dự báo giá trị các khoản mục trên bảng cân đối kế toán Sơ đồ 1.1: Bộ máy kế toán Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ Sơ đồ 2.2: So đồ bộ máy tổ chức Bảng 2.1: Phân tích báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh Bảng 2.2: Các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch năm 2007 Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu tài sản Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 2.6: Phân tích các khoản phải trả Bảng 2.7: Phân tích các khoản phải thu Bảng 2.8: Phân tích khả năng thanh toán Bảng 3.1: Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính Bảng 3.2: Phân tích chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính Bảng 3.3: Nguồn tài trợ tài sản Bảng 3.4: Phân tích chỉ tiêu vốn hoạt động thuần Bảng 3.5: Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh Bảng 3.6: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn Bảng 3.7: Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá Bảng 3.8: So sánh hiệu quả kinh doanh của công ty với công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) Bảng 3.9: Các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro tài chính qua cấu trúc nguồn vốn và khả năng thanh toán lãi vay Bảng 3.10: Hệ số chi trả lãi vay LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, các doanh nghiệp luôn phải hoạt động và chạy đua không ngừng trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt với những biến đổi nhanh chóng về khoa học, công nghệ, luôn xuất hiện những quy luật kinh tế, chính chính sách quản lý mới. Trước bối cảnh đó, để có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, hay để có được sự phát triển lâu dài, bền vững, các doanh nghiệp đều phải kịp thời nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu của mình để từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp. Điều này chỉ có thể được thực hiện khi các nhà quản lý doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh về tình hình hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Phân tích báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp và toàn diện nhất giúp họ làm được việc đó. Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính, tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giữa hiện tại và quá khứ bằng cách xem xét, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hệ thống báo cáo tài chính, để từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn, phù hợp khi điều hành hay đầu tư vào doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, tôi thấy công tác phân tích báo cáo tài chính tại công ty trong thời gian qua chưa thực sự được quan tâm đúng mực và do vậy việc phân tích báo cáo tài chính chưa phát huy hết tác dụng, chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị trong điều hành hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài “ Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” làm chuyên đề tốt nghiệp với mong muốn sẽ đóng góp một số ý kiến nhằm hoàn thiện tình hình phân tích báo cáo tài chính hiện nay tại công ty này để có thể cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà quản trị công ty và các nhà đầu tư quan tâm đến công ty. Chuyên đề gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Chương 2: Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Chương 3: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY KINH DOANH MỸ NGHỆ VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ – NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm hoạt động và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: Công ty kinh doanh mỹ nghệ (KDMN) vàng bạc đá quý – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam - gọi tắt là AJC, được thành lập theo Quyết định số 131/QĐ-NHNo ngày 28/09/1994 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam uỷ quyền cho Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam ra quyết định. Khi thành lập, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý là đơn vị hạch toán phụ thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, năm 2002 Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã xây dựng đề án trình Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin phép chuyển Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam và ngày 27/01/2003, Thủ tướng chính phủ đã có Công văn chấp thuận số 436/VPCP-ĐMDN cho phép chuyển Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý trở thành đơn vị hạch toỏn độc lập trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Ngày 10/03/2003 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đó cú văn bản số 222/NHNN-CNH uỷ quyền cho Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nông thôn Việt Nam ký quyết định số 44/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/03/2003 thành lập Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phỏt triển Nụng thụn Việt Nam. Ngày 12 tháng 06 năm 2003 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đó ra Quyết định số 893/QĐ-NHNH xếp Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý là doanh nghiệp hạng I. Thực hiện quyết định số 98/2003/QĐTTg ngày 14/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ngân hàng Nhà nước giai đoạn 2003-2005. Ngày 25/06/2003 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 655/2003/QĐ-NHNN sáp nhập Tổng công ty Vàng bạc đỏ quý Việt Nam vào Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nông thôn Việt Nam và Ngân hàng Đồng bằng Sông Cửu Long. Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý – Ngõn hàng nụng nghiệp và phỏt triển nông thôn Việt Nam được tiếp nhận 03 Công ty Vàng Bạc Đá quý thuộc Tổng Cụng ty Vàng Bạc Đá quý Việt Nam là: Cụng ty Vàng bạc đỏ quý Hà Nội (doanh nghiệp hạng I); Cụng ty Vàng bạc đá quý Hà Tõy; Cụng ty Chế tỏc Vàng Trang sức I (2 doanh nghiệp hạng II). Từ khi thành lập đến nay, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý (gọi tắt là AJC) đó trải qua nhiều bước thăng trầm do sự biến động phức tạp của thị trường vàng bạc đá quý trong nước và quốc tế. Với sự lãnh đạo sáng suốt, kiên quyết của Ban Giám đốc và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên trong AJC, đến nay AJC đó khẳng định được vị thế của mạnh là đơn vị kinh doanh vàng bạc đá quý hàng đầu trong cả nước.     AJC có trụ sở chính tại số 196 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, vốn điều lệ là 110 tỷ đồng. AJC ra đời là kết quả của một trong những chiến lược hàng đầu của NHNo&PTNT Việt nam, chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng các dịch vụ, nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc đá quý. 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh: Là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo quyết định số 44/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/03/2003 của NHNo & PTNT Việt Nam, Công ty KDMN vàng bạc đá quý có ngành nghề kinh doanh là: mua, bán, xuất nhập khẩu vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng nguyên liệu, vàng miếng, bạc, đá quý, kim khí quý, và hàng mỹ nghệ; nhận ký gửi, làm đại lý, vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, hàng mỹ nghệ cho các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước; làm dịch vụ cho thuê két sắt, nhận giữ hộ vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, vật có giá; nhận uỷ thác, làm đại lý trong các hoạt động ngân hàng của NHNo & PTNT Việt Nam; đào tạo kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh vàng, bạc, đá quý, kim khí quý, hàng trang sức mỹ nghệ; đào tạo công nhân, thợ kỹ thuật gia công chế tác vàng, bạc kim khí quý, hàng trang sức mỹ nghệ; kinh doanh kho ngoại quan vàng bạc đá quý... Hiện nay, hoạt động kinh doanh tại công ty gồm hai mảng chính là kinh doanh vàng bạc đá quý và hoạt động ngân hàng. Kinh doanh vàng bạc đá quý là hoạt động kinh doanh chính của công ty, chiếm đến trên 90% tổng doanh của công ty, hoạt động tài chính tuy doanh thu chỉ chiếm dưới 10% tổng doanh thu của công ty nhưng lợi nhuận mang lại không nhỏ. Công ty có lĩnh vực kinh doanh rộng, mặt hàng kinh doanh là vàng, bạc, đá quý có giá trị lớn, chịu ảnh hưởng nhiều từ các yếu tố bên ngoài như các chính sách vĩ mô, vi mô của nhà nước, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới. Vì vậy, công ty cần tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, phù hợp với yêu cầu khách quan. 1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán Tổ chức bộ máy kế toán ở công ty được lập theo mô hình tập trung.Theo đặc điểm hoạt động của công ty thì đây là một bộ máy tổ chức gọn nhẹ nhưng đòi hỏi chất lượng cũng như chuyên môn nghiệp vụ cao. Mọi nghiệp vụ phát sinh đều được xử lý tài phòng kế toán. Ngoài Kế toán trưởng, là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của phòng và tham mưu cho Ban Giám đốc còn có các kế toán viên đảm nhiệm các phần hành kế toán bao gồm: 1 phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, kế toán tiền lương, kế toán thuế, kế toán vật tư, hàng hóa và kế toán thanh toán. Có thể khái quát bộ máy kế toán tại công ty như sau: Sơ đồ 1.1: Bộ máy kế toán tại công ty : KẾ TOÁN TRƯỞNG Phú phũng ktoỏn kiờm kế toỏn TH Kế toỏn thanh toỏn Kế toỏn theo dừi cỏc chi nhỏnh Kế toỏn TSCĐ Kế toán vật tư hàng hoá Kế toỏn thuế Cỏc chi nhỏnh HT phụ thuộc Kế toỏn trưởng Chi nhỏnh Kế toỏn PGD, trung tõm Các kế toán viên Hình thức áp dụng sổ kế toán tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trên máy vi tính và được tuân thủ theo đúng chế độ, chuẩn mực kế toán của nhà nước. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được căn cứ vào chứng từ gốc để ghi theo thứ tự thời gian và nội dung nghiệp vụ kinh tế theo đúng quan hệ đối ứng tài khoản kế toán được nhập vào máy tính, phần mềm kế toán sẽ xử lý số liệu, tạo ra các loại sổ kế toán tổng hợp, chi tiết, các loại báo cáo theo đúng quy định. Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Báo cáo kế toán Bảng cân đối kế toán Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Sổ kế toán chi tiết Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Ghi hằng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Đặc điểm tổ chức bộ mỏy quản lý hoạt động kinh doanh và phõn cấp quản lý tài chớnh Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp đó được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Các hoạt động của Công ty tuân thủ Luật doanh nghiệp và Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 45/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 24/03/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị- NHNo&PTNT Việt Nam. Công ty KDMN vàng bạc đá quý có tổ chức quản lý theo kiểu tham mưu trực tuyến có nghĩa là các phòng ban tham mưu cho giám đốc theo từng chức năng, nhiệm vụ của mình giúp cho ban giám đốc có những quyết định kịp thời đúng đắn, có lợi cho công ty. Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: Giám đốc , các phó tổng giám đốc, các phòng ban chức năng được khái quát theo sơ đồ 1.3( trang bên) Ban giám đốc công ty bao gồm Giám đốc và 02 Phó giám đốc. Giám đốc công ty là người đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam và trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty và là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Các Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công. Các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ trong công ty bao gồm: Phòng kế toán ngân quỹ, phòng kinh doanh, phòng tín dụng, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng hành chính nhân sự. Ngoài ra, trực thuộc công ty còn có 05 chi nhánh và kho ngoại quan. Năm chi nhánh trực thuộc công ty bao gồm: Chi nhánh Vàng bạc đá quý Hà nội, Chi nhánh Vàng Thủ đô, Chi nhánh Vàng bạc đá quý Hà tây, Chi nhánh Vàng bạc đá quý Bắc Miền Trung, Chi nhánh chế tác vàng trang sức Hà nội. Các chi nhánh thuộc công ty lại bao gồm các trung tâm, phòng giao dịch. Bên cạnh đó công ty còn mở 5 đại lý bán vàng bạc đá quý tại các tỉnh: Hải phòng, Quảng ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Đà nẵng. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các phòng ban trong công ty cụ thể như sau: Ban Giám đốc Công ty: Giám đốc phụ trách chung công việc của Công ty thông qua chương trỡnh, kế hoạch cụng tỏc sản xuất, kinh doanh hàng năm của Công ty để thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc triển khai, thực hiện công việc của các Phó Giám đốc, đồng thời có trách nhiệm phối hợp với các Phó Giám đốc để thực hiện nhiệm vụ của toàn Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin và truyền đạt cho các Phó Giám đốc biết được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty và chuyển tải đầy đủ kịp thời các yêu cầu biện pháp, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam đối với hoạt động của công ty đến các Phó Giám đốc tại các cuộc giao ban hàng tháng và các cuộc họp khác. Công ty có 02 Phó Giám đốc, một phụ trách hoạt động tài chính, một phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty. Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một số lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của Công ty theo sự phân công của Giám đốc và thực hiện giải quyết các công việc đột xuất khác do Giám đốc giao. Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về các quyết định của mỡnh trong phạm vi công việc được giao. Phũng kinh doanh: Phũng kinh doanh đối ngoại: Chịu trách nhiệm giúp việc cho Ban giám đốc cụng ty trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu vàng, kinh doanh vàng trờn tài khoản, kinh doanh thu đổi ngoại tệ đạt kết quả lợi nhuận cao và đảm bảo an toàn. Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, phối hợp chặt chẽ thường xuyên với các Chi nhánh, Trung tâm trực thuộc công ty để thực hiện các chiến lược kinh doanh, xuất nhập khẩu, quan hệ đối ngoại trong nước và quốc tế. Hàng năm xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị quảng bá thương hiệu AJC của công ty và Vàng miếng 3 chữ A, mở rộng thị trường, thị phần của cụng ty. Phũng kinh doanh kỹ thuật: Giúp việc cho Ban giám đốc cụng ty
Luận văn liên quan