Rủi ro luôn luôn thường trực trong cuộc sống của con người. Để phòng ngừa và hạn chế những tác hại của những rủi ro đó đem lại đối với con người, bảo hiểm phi nhân thọ đã ra đời.
Mục đích của bảo hiểm phi nhân thọ là sự đảm bảo cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp an tâm về tài chính và tinh thần khi không may gặp rủi ro.
Sự ra đời của bảo hiểm phi nhân thọ đã đáp ứng nhu cầu và sự đòi hỏi cấp thiết của nhiều đối tượng tham gia, cũng như nhiều đối tượng bảo hiểm, đồng thời có tác dụng lớn trong việc phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
Từ thực tế nêu trên, để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ em chọn đề tài : “Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội” để nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này cho chúng ta thấy được một cách tổng quan về thị trường bảo hiểm thay đổi qua các năm. Đó là: khả năng cung cấp và đổi mới sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp và cầu về loại hình bảo hiểm nào được lựa chọn nhiều, từ đó hiểu rõ hơn về tác động của cung cầu trong việc đưa ra giá sản phẩm bảo hiểm và tác động đến doanh thu và thị phần của doanh nghiệp; chính sự tác động đó sẽ dẫn tới việc lựa chọn cạnh tranh hay liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau. Ngoài ra, nghiêm cứu thị trường bảo hiểm cũng giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm xác định trường mục tiêu của mình để đề ra những chiến lược kinh doanh, chiến lược marketting, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối., bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể phát hiện ra những khúc thị trường chưa được khai thác và có khả năng sinh lời cao để khai thác tạo doanh thu và mở rộng thị trường của mình. Do vậy, nghiên cứu về thị trường bảo hiểm là rất cần thiết.
87 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 5367 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ và THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 6
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm phi nhân thọ 6
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ. 7
1.1.2.Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ: 11
1.1.2.1 Bảo hiểm tài sản: 11
1.1.2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: 12
1.1.2.3 Bảo hiểm con người phi nhân thọ: 13
1.2 Thị trường bảo hiểm và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 15
1.2.1 Thị trường bảo hiểm 15
1.2.1.1 Khái niệm 15
1.2.1.2 Đăc điểm của thị trường bảo hiểm 17
1.2.1.3 Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm 21
1.2.2 Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ CHI NHÁNH THANH XUÂN BẢO VIỆT HÀ NỘI 25
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Hà Nội và chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân. 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Hà Nội và chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 26
2.2 Thực trạng chung thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội 29
2.2.1 Thực trạng chung của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ 29
2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội. 36
2.2.2.1 Các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ chi nhánh bảo hiểm Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội đang triển khai 36
2.2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thanh Xuân giai đoạn 2005 - 2007 38
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH THANH XUÂN BẢO VIỆT HÀ NỘI TRONG NĂM TỚI 51
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN 53
BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 53
4.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước 53
4.1.1 Nhanh chóng triển khai có hiệu quả Luật kinh doanh bảo hiểm 54
4.1.2 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý 55
4.1.3 Hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm 57
4.2. Giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh công ty 58
4.2.1 Nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên 58
4.2.2 Nâng cao năng lực công nghệ. 59
4.2.3 Phát triển nhiều sản phảm mới. 59
4.2.4 Phát triển kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm qua các đại lý và môi giới bảo hiểm 61
4.2.5 Công ty cũng cần thiết lập một hệ thống tư vấn bảo hiểm miễn phí: 69
4.2.6 Các giải pháp Marketing. 70
4.2.7 Công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên 74
4.2.8 Chính sách khen thưởng và kỷ luật 75
4.2.9 Công tác tuyên truyền quảng cáo 75
KẾT LUẬN 78
LỜI NÓI ĐẦU
Rủi ro luôn luôn thường trực trong cuộc sống của con người. Để phòng ngừa và hạn chế những tác hại của những rủi ro đó đem lại đối với con người, bảo hiểm phi nhân thọ đã ra đời.
Mục đích của bảo hiểm phi nhân thọ là sự đảm bảo cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp an tâm về tài chính và tinh thần khi không may gặp rủi ro.
Sự ra đời của bảo hiểm phi nhân thọ đã đáp ứng nhu cầu và sự đòi hỏi cấp thiết của nhiều đối tượng tham gia, cũng như nhiều đối tượng bảo hiểm, đồng thời có tác dụng lớn trong việc phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng.
Từ thực tế nêu trên, để hiểu rõ hơn về quá trình phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ em chọn đề tài : “Thực trạng phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội” để nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài này cho chúng ta thấy được một cách tổng quan về thị trường bảo hiểm thay đổi qua các năm. Đó là: khả năng cung cấp và đổi mới sản phẩm bảo hiểm của các doanh nghiệp và cầu về loại hình bảo hiểm nào được lựa chọn nhiều, từ đó hiểu rõ hơn về tác động của cung cầu trong việc đưa ra giá sản phẩm bảo hiểm và tác động đến doanh thu và thị phần của doanh nghiệp; chính sự tác động đó sẽ dẫn tới việc lựa chọn cạnh tranh hay liên kết giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau. Ngoài ra, nghiêm cứu thị trường bảo hiểm cũng giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm xác định trường mục tiêu của mình để đề ra những chiến lược kinh doanh, chiến lược marketting, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối..., bên cạnh đó trong quá trình nghiên cứu thị trường doanh nghiệp có thể phát hiện ra những khúc thị trường chưa được khai thác và có khả năng sinh lời cao để khai thác tạo doanh thu và mở rộng thị trường của mình. Do vậy, nghiên cứu về thị trường bảo hiểm là rất cần thiết.
Kết cấu để tài được chia làm bốn chương, ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm phi nhân thọ và thị trường bảo hiểm phi nhân thọ
Chương 2: Thực trạng thị trường bảo hiểm phi nhân thọ và kết quả hoạt động của chi nhánh Bảo Việt Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội
Chương 3:Phương hướng hoạt động của chi nhánh Thanh Xuân Bảo Việt Hà Nội trong năm 2008
Chương 4: Một số giải pháp phát triển bảo hiểm phi nhân thọ
Phạm vi nghiên cứu là ở văn phòng bảo hiểm Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nộ trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu em sử dụng là tổng hợp, so sánh, phân tích các số liệu thu thập được để đưa ra ý kiến cá nhân.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Hà Văn Sỹ đã nhiệt tình giúp đỡ để em có thể hoàn thành bản chuyên đề. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng Bảo Việt Thanh Xuân của Bảo Việt Hà Nội đã tạo điều kiện để em hoàn thành nhiệm vụ.
Trong quá trình thực hiện khóa luận do trình độ còn nhiều hạn chế nên không khỏi có những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ và THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1.1 Khái niệm
a. Bảo hiểm là gì?
Chúng ta đã từng nghe nói nhiều về bảo hiểm, nhưng không phải ai hiểu đúng ý nghĩa hoạt động đó. Nội dung của phần này sẽ giải thích thế nào là bảo hiểm.
“ Bảo hiểm là một sự thỏa thuận hợp pháp thông qua đó một cá nhân hay tổ chức ( Người tham gia bảo hiểm) chấp nhận đóng góp một khoản tiền nhất định ( Phí bảo hiểm) cho tổ chức khác (Người bảo hiểm) để đổi lấy những cam kết về những khoản bồi thường hoặc chi trả khi có sự kiện quy định trong hợp đồng xảy ra.”
- Thỏa thuận hợp pháp về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng và hợp pháp về các nội dung ký kết trong hợp đồng. Ví dụ các điều kiện bảo hiểm, mức phí phù hợp với quy định của pháp luật. Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có đầy đủ tư cách pháp lý.
- Người tham gia bảo hiểm và người bảo hiểm đại diện cho cả cá nhân hoặc tổ chức ( hội, nhóm, công ty…có đăng ký chính thức). Ở Việt Nam, chỉ có các công ty có đăng ký và được cấp phép thì mới được kinh doanh bảo hiểm. Bởi vậy, người bảo hiểm ở đây chỉ bao gồm các công ty bảo hiểm.
b. Bảo hiểm phi nhân thọ:
Bảo hiểm phi nhân thọ là một trong hai loại hình bảo hiểm thương mại. Bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thỏa thuận khi có sự kiện quy định xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khỏe của con người. Thì “ Bảo hiểm phi nhân thọ là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không phải là bảo hiểm nhân thọ, là loại hình bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ chi trả bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra liên quan đến tổn thất về vật chất và tai nạn con người, trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm”
1.1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm phi nhân thọ.
a. Đặc điểm chung:
Bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng và bảo hiểm nói chung có đặc trưng là ngành dịch vụ đặc biệt.
Nó đặc biệt bởi:
- Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình: thế nào là sản phẩm vô hình?
Sản phẩm bảo hiểm, về bản chất là một dịch vụ, một lời hứa, một lời cam kết mà công ty bảo hiểm đưa ra với khách hàng. Khách hàng đóng phí để đổi lấy những cam kết bồi thường hoặc chi trả trong tương lai.
Khác với sản phẩm vật chất mà người mua có thể cảm nhận được qua cac giác quan, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể chỉ ra mầu sắc, hình dáng, kích thước hay mùi vị của sản phẩm. Họ cũng không thể cảm nhận được bằng các giác quan như cầm nắm, sờ mó, ngủi hoặc nếm thử…
Để khắc phục những khó khăn đó, cũng là để củng cố lòng tin của khách hàng, các doanh nghiệp bảohiểm tìm cách tăngtính hữu hình của sản phẩm: chú ý những lợi ích có liên quan đến dịch vụ: sử dụng những người nổi tiếng, có uy tín tuyên truyền dịch vụ; phát triển hệ thống đại lý chuyên nghiệp; xây dựng uy tín của công ty bảo hiểm; tăng cường vai trò quan trọng của hoạt động marketing. Như vậy, lòng tin và chất lượng dịch vụ khách hàng chính là chìa khóa để bán sản phẩm bảo hiểm
- Bảo hiểm có chu trình kinh doanh ngược:
Khác với chu trình sản xuất hàng hóa thông thường, khi giá cả được quyết định sau khi đã biết được chi phí sản xuất ra hàng hóa đó. Như vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa hữu hình phải bỏ vốn ra trước, mua các máy móc, nguyên vật liêu, thuê nhân công thì mới sản xuất ra sản phẩm và thực hiện quy trình đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, khi sản phẩm đó bán được doanh nghiệp mới thu tiền về, trong khoản tiền này bao gồm cả vốn doanh nghiệp bỏ ra và lãi doanh nghiệp nhận được. Còn doanh nghiệp bảo hiểm không phải bỏ vốn trước, họ nhận phí bảohiểm trước của người tham gia bảo hiểm đóng góp và thực hiện nghĩa vụ sau với bên được bảo hiểm khi xảy ra sự cố bảo hiểm. Do vậy, không thể tính được chính xác hiệu quả của một sản phẩm bảohiểm vào thời điểm bán sản phẩm.
Thông thường, hợp đồng bảo hiểm được coi là có hiệu lực ngay sau khi có sự chấp nhận của Người bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo hợp đồng. Phí bảo hiểm mà khách hàng đóng khi ký hợp đồng chính là giá bán một hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ, công ty bảo hiểm B bán bảo hiểm tai nạn con người. Người tham gia bảo hiểm đóng phí để mua dịch vụ bảo hiểm vào ngày đầu năm. Công ty bảohiểm B có ngay doanh thu từ đầu năm. Các hợp đồng bảo hiểm này sẽ kết thức vào ngày cuối năm, khi đó trách nhiệm của các công ty bảo hiểm B trước các tổn thất – theo như thỏa thuận trong hợp đồng – sẽ chấm dứt. Đến ngày cuối năm, công ty bảo hiểm B mới có thể tính được chi phí triển khai dịch vụ bảo hiểm này. Tương tự như vậy là chi phí hoạt động của công ty. Chu trình kinh doanh của bảo hiểm có đặc điểm là công ty bảo hiểm định giá bán dịch vụ của mình trước khi tính toán được chi phí mình bỏ ra.
Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đưa loại sản phẩm nào ra thị trường. Nếu một sản phẩm đưa ra được đông đảo người mua chấp nhận, công ty bảo hiểm sẽ thu về một khoản tổng phí bảo hiểm rất lớn. Khi rủi ro xảy ra cho một số khách hàng nào đó, công ty bảo hiểm có đủ khả năng chi trả mà không bị bội chi. Ngược lại, nếu chỉ có một số ít khách hàng chấp nhận, tổng phí thu được nhỏ bé. Công ty bảo hiểm sẽ dễ rơi vào tình trạng thu không đủ chi nếu như nhóm khách hàng đó có tỷ lệ rủi ro quá cao trong khoảng thời gian các hợp đồng bảo hiểm còn có hiệu lực.
Mặt khác, chu trình kinh doanh ngược còn có tác dụng chi phối trách nhiệm đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm khi họ đã được một hợp đồng bảo hiểm bảo vệ. Bởi lẽ nếu tổn thất xảy ra ít, giá bán của các hợp đồng bảo hiểm năm sau đó sẽ được giảm đi ( hay nói cách khác, khách hàng sẽ được giảm phí), ngược lại, nếu tỷ lệ tổn thất lớn, khách hàng sẽ phải trả phí cao hơn vào những năm sau.
- Tâm lý người mua hàng không mưốn tiêu dùng dịch vụ này:
Người mua bảo hiểm không mong muốn có sự kiện rủi ro xảy ra để được nhận quyền lợi bảo hiểm dù rằng quyền lợi đó có thể nhiều hơn gấp bội lần so với số phí phải đóng.
Quá trình mua sản phẩm bảo hiểm chịu sự chi phối của các yếu tố tâm lý. Do chi phối bởi những tập tục, quan niệm có thể mang nặng yếu tố tâm linh, nên nói chung người mua không muốn nói đến rủi ro, không muốn thấy cụ thể những hậu quả của rủi ro có thể được bảo hiểm, điểm hình nhất trong bảo hiểm tử vong hay thương tật.
Nhưng ngược lại, người mua coi việc mua một sản phẩm bảo hiểm như một chiếc bùa hộ mệnh, giúp họ yên tâm hơn về mặt tinh thần đồng thời có sự đảm bảo về mặt vật chất khi điều không may xảy ra. Người bán cũng dễ bị ý nghĩ chiều lòng, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mà thiếu sự cân nhắc cần thiết cho việc lực chọn và đánh giá những rủi ro có thế đảm nhận.
Trong khi tiến hành giao dịch chào bán dịch vụ, cán bộ bảo hiểm phải chú ý tới đặc điểm này để thuyết phục khách hàng khi họ nói không quan tâm đến rủi ro và không mong muốn rủi ro xảy ra đối với họ. Bởi lẽ, tất cả đều không mong muốn những tai nạn, tổn thất xảy ra. Mặt khác, bảo hiểm là tấm lá chắn cho những điều không mong muốn này. Thông qua thực tế tình hình thiên tai, tai nạn, cũng như giải quyết bồi thường tổn thất tại địa phương, để minh chứng về lợi ích của bảo hiểm và sự cần thiết tham gia bảo hiểm.
b. Đặc điểm riêng:
Ngoài những đặc điểm chung của bảo hiểm đã đề cập ở trên, bảo hiểm phi nhân thọ còn có những đặc điểm riêng cơ bản sau:
- Thứ nhất: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ là một hợp đồng có thời hạn bảohiểm thường là một năm hoặc ngắn hơn ( như bảo hiểm cho một chuyến hoạt động từ A đến B hoặc một chuyến du lịch ngắn ngày…)
- Thứ hai: Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực
- Thứ ba: Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính cho thời hạn bảo hiểm, thông thường phí tính cho từng năm bảo hiểm hoặc từng chuyến. Phí bảo hiểm cho những năm tiếp theo sẽ có sự thay đổi. Phí bảo hiểm phi nhân thọ còn phụ thuộc mức độ rủi ro. Ví dụ với điều khoản bảo hiểm nếu Người tham gia bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm một vài rủi ro không tham gia thì phí bảo hiểm được xem xét giảm đi, ngược lại nếu mở rộng bảo hiểm thêm một số rủi ro phụ khác thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên. Hoặc cùng một thời gian đi du lịch là 2 ngày nhưng nếu tới khu du lịch có mức độ rủi ro lớn hơn, như vùng núi rừng nguy hiểm thì phí bảo hiểm cao hơn.
- Thứ tư: Trừ các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ, còn các nghiệp vụ khác như tài sản, trách nhiệm dân sự giữa Người bảo hiểm, Người được bảo hiểm và Người thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm đều có mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1.1.2.Các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ:
1.1.2.1 Bảo hiểm tài sản:
Bảo hiểm tài sản là thể loại bao gồm những nghiệp vụ có đối tượng là tài sản có thể tính được giá trị bằng tiền.
Có nhiều loại tài sản: những tài sản hữu hình, tồn tại dưới hình thể vật chất ( như nhà cửa, phương tiện vận chuyển, hàng hóa…) và tài sản vô hình ( như phát minh, sáng chế, bản quyền, giọng hát…)
Bảo hiểm thiệt hại do hậu quả tài sản được bảo hiểm bị tổn thất. Thực tế, khi tài sản bảo hiểm bị tổn thất thì hậu quả để lại không chỉ thiệt hại đối với chính tài sản đó mà còn làm ngưng trệ, dẫn tới thiệt hại kinh doanh sản xuất và thiệt hại tài chính do phải giải quyết hậu quả tổn thất.
* Các nghiệp vụ của loại hình bảo hiểm tài sản:
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
Bảo hiểm thân tàu thủy
Bảo hiểm xây dựng lắp đặt
Bảo hiểm hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí
Bảo hiểm cháy
Bảo hiểm tiền gửi tiền cất trữ trong kho và trong quá trình vận chuyển
Bảo hiểm vật chất các phương tiện
Bảo hiểm trong nông nghiệp
1.1.2.2 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
“ Trách nhiệm dân sự” là gì? Trong Bộ Luật dân sự nước ta không có định nghĩa. Song với nghĩa rộng có thể hiểu, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự.
* Nghĩa vụ trách nhiệm dân sự thường có 2 loại:
- Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng: Đây là trách nhiệm nghĩa vụ mà các bên đã cam kết thỏa thuận trong một hợp đồng.
Ví dụ: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ cảng A đến cảng B. Hợp đồng vận chuyển hành khách ( vé là hợp đồng ). Hợp đồng thuê thuyền viên làm việc trên tàu.
- Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng: Đây là trách nhiệm phát sinh do pháp luật quy định mà người gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Ví dụ: lái xe ô tô đâm vào nhà dân, đâm phải người đang đi trên hè phố. Do đóng cọc móng nhà làm rung nứt đổ nhà bên cạnh.
* Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý, do đó nó mang đặc tính chung của trách nhiệm pháp lý.
+ Thứ nhất, được coi là biện pháp cưỡng chế bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm đã thỏa thuận ( trong hợp đồng).
+ Thứ hai, có nghĩa vụ thực hiện trách nhiệm theo quy định của luật pháp vì đã có những hành vi vi phạm pháp luật.
Thông thường thực hiện nghĩa vụ trách nhiệm này bằng 2 hình thức tự nguyện tham gia thương lượng thỏa thuận và hình thức cưỡng chế của luật pháp tòa án.
* Các nghiệp vụ của bảo hiểm trách nhiệm:
- Bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba
- Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý của người vận chuyển trong ngành hàng không dân dụng
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ doanh nghiệp
- Bảo hiểm trách nhiệm công cộng và trách nhiệm sản phẩm
....
1.1.2.3 Bảo hiểm con người phi nhân thọ:
* Đặc điểm chủ yếu:
Mặc dù cùng là loại hình bảo hiểm con người, nhưng bảo hiểm con người phi nhân thọ trong bảo hiểm thương mại có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Hậu quả của những rủi ro mang tính chất thiệt hại vì rủi ro bảo hiểm ở đây là tai nạn, bệnh tật, ốm đau thai sản liên quan đến thân thể và sức khỏe của con người. Những rủi ro ở đây khác với 2 sự kiện “ sống”, “chết” trong bảo hiểm nhân thọ và vì thế tính chất rủi ro được bộc lộ khá rõ còn tính chất tiết kiệm không được thể hiện.
Người được bảo hiểm thường được quy định trong một khoảng tuổi nào đó, các công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những người có độ tuổi quá thấp hoặc quá cao. Bởi vì ở độ tuổi quá thấp hoặc quá cao tình trạng rủi ro diễn biến phức tạp, xác suất rủi ro cao, việc kiểm soát và quản lý rủi ro rất khó thực hiện. Chẳng hạn ở nước ta, các công ty bảo hiểm không chấp nhận bảo hiểm cho những em bé dưới 12 tháng tuổi và những người trên 65 tuổi. Nhưng ở nước Anh lại quy định khác, những đứa trẻ dưới 3 tuổi và những người trên 65 tuổi không được các công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm.
So với bảo hiểm nhân thọ, thời hạn bảo hiểm con người phi nhân thọ ngắn hơn và thường là 1 năm như: bảo hiểm tai nạn 24/24, bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật…Thậm chí có nghiệp vụ bảo hiểm thời hạn chỉ trong vài ngày, vài giờ đồng hồ như: bảo hiểm tai nạn hành khách. Do đó, phí bảo hiểm thường nộp một lần khi ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ thường được triển khai kết hợp với các nghiệp vụ bảo hiểm khác trong cùng một hợp đồng bảo hiểm. Chẳng hạn: bảo hiểm tai nạn được lồng ghép trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp…Việc triển khai kết hợp này làm cho chi phí khai thác, chi phí quản lý…của công ty bảo hiểm giảm đi từ đó có điều kiện giảm phí bảo hiểm.
Ở hầu hết các nước trên thế giới, trong giai đoạn đầu của sự phát triển ngành bảo hiểm, bảo hiểm con người phi nhân thọ được triển khai sớm hơn bảo hiểm nhân thọ, họ vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm, đến khi điều kiện kinh tế đã chín muồi mới tổ chức triển khai bảo hiểm nhân thọ. Chính vì vậy, bảo hiểm con người phi nhân thọ được coi là loại hình bảo hiểm bổ sung hữu hiệu nhất cho các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Ở Việt Nam, hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ đều ra đời trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90, mãi đến năm 1996 mới tổ chức triển khai bảo hiểm nhân thọ.
* Các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ
Bảo hiểm con người phi nhân thọ được triển khai rất đa dạng và linh hoạt tùy theo tình hình cụ thể ở từng nước và ngay trong phạm vi một nước, cũng có sự khác nhau giữa các thời kỳ, giữa các công ty bảo hiểm về một số nội dung cơ bản như: phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm, thủ tục trả tiền bảo hiểm… Điều này cũng thật dễ hiểu vì bảo hiểm thương mại là hoạt động mang tính kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình ký kết hợp đồng hoặc triển khai một sản phẩm mới đều phải tuân thủ khung pháp lý của mỗi nước.
Bảo hiểm tai nạn con người 24/24
Bảo hiểm tai nạn hành khách
Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật
Bảo hiểm học sinh
1.2 Thị trường bảo hiểm và thị trường bảo hiểm ph