Đề tài Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng

Trong thời kỳ đổi mới của cách mạng nước ta hiện nay, Đảng đã và đang tiếp tục khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: “ Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Giáo dục đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lối sống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹ năng, hiểu biết vào thực tiễn, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn. Có vai trò to lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Giáo dục đào tạo là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức, có tri thức và kỹ năng lao động, mà tri thức liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nó phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quyết định sự phát triển bền vững. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Giáo dục là ngành hoạt động mang tính xã hội rất cao. Đối tượng phục vụ là mọi nguồi không, phân biệt đẳng cấp, tầng lớp, điều kiện kinh tế của mỗi người dân, với nhiều loại hình trường lớp tuy đa dạng, phong phú nhưng lại thống nhất chặt chẽ. Trong Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng: Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò to lớn, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hóa, giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thức đẩy tiến bộ công nghệ; giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa của sự phát triển. Xuất phát từ vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng nên hoạt động quản lý giáo dục của các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò to lớn: tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển; làm cho hoạt động giáo dục đi vào trật tự kỹ cương; đảm bảo công bằng trong giáo dục, đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục, đào tạo của nhà nước, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình giáo dục.

doc15 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 18457 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG CHÍNH TRỊ ĐỒNG THÁP BÁO CÁO THỰC TẾ (PHẦN III) Lớp Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính, C72 Đề tài: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở XÃ TÂN PHƯỚC, HUYỆN TÂN HỒNG. Người thực hiện: Huỳnh Văn Minh Em Đơn vị công tác: Ban quản lý dự án huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp Tháng 5/2012 MỤC LỤC I. LỜI NÓI ĐẦU 3 1. Tính cấp thiết của đề tài 3 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 4 3. Phương pháp nghiên cứu 4 II. NỘI DUNG 4 1. Tình hình chung ở xã Tân Phước 4 1.1. Điều kiện tự nhiên 4 1.2. Kinh tế xã hội 5 2. Thực trang tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục từ năm 2011 đến nay ở xã Tân Phước 5 2.1. Nhiệm vụ, quền hạn ở xã Tân Phước trong việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục: 7 2.2. Thẩm quyền quản lý hoạt động giáo dục của xã Tân Phước 7 2.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục: 8 3. Đánh giá chung 9 3.1. Những kết quả đạt được 9 3.2. Những hạn chế, thiếu sót 9 3.3. Nguyên nhân 9 4. Phương hướng và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước 10 4.1. Phương hướng 10 4.2. Các giải pháp 11 5. Kiến nghị 13 III. KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 I. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong thời kỳ đổi mới của cách mạng nước ta hiện nay, Đảng đã và đang tiếp tục khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội: “ Giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, là một động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới”. Giáo dục đào tạo là lĩnh vực truyền bá, cung cấp kiến thức khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao hiểu biết, hình thành nhân cách lối sống và kỹ năng lao động, thông qua đó con người có thể vận dụng trí tuệ, kỹ năng, hiểu biết vào thực tiễn, nhằm phát triển toàn diện phẩm chất nhân cách con người, tạo cơ sở nền tảng cho con người tham gia vào cuộc sống xã hội và lao động thực tiễn. Có vai trò to lớn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Giáo dục đào tạo là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn lực con người, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức, có tri thức và kỹ năng lao động, mà tri thức liên quan mật thiết đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, nó phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quyết định sự phát triển bền vững. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Giáo dục là ngành hoạt động mang tính xã hội rất cao. Đối tượng phục vụ là mọi nguồi không, phân biệt đẳng cấp, tầng lớp, điều kiện kinh tế của mỗi người dân, với nhiều loại hình trường lớp tuy đa dạng, phong phú nhưng lại thống nhất chặt chẽ. Trong Báo cáo chính trị Đại hội IX của Đảng: Giáo dục là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để tăng trưởng nhanh và bền vững. Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới hiện nay, giáo dục đào tạo ngày càng có vai trò to lớn, nó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức, là phương thức đặc biệt để giữ gìn, sáng tạo và phát triển văn hóa, giáo dục đóng góp vào tăng trưởng kinh tế thông qua ứng dụng và thức đẩy tiến bộ công nghệ; giáo dục và đào tạo được coi là chìa khóa của sự phát triển. Xuất phát từ vai trò “quốc sách hàng đầu” của giáo dục, đào tạo đối với sự phát triển quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng nên hoạt động quản lý giáo dục của các cơ quan quản lý nhà nước có vai trò to lớn: tạo điều kiện tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển; làm cho hoạt động giáo dục đi vào trật tự kỹ cương; đảm bảo công bằng trong giáo dục, đào tạo thông qua hệ thống chính sách về giáo dục, đào tạo của nhà nước, tạo cơ hội cho mọi người tham gia vào quá trình giáo dục. Hoạt động của ngành giáo dục không ngừng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội vì mục tiêu nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nhân lực và phát triển nhân tài. Đảm bảo cung cấp các kiến thức phổ thông tối thiểu cần thiết có trong chương trình của từng ngành học, để chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào đời hay tiếp tục học tập ở những giai đoạn sau cao hơn. Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt được những mục tiêu đã định. Để phát huy vai trò to lớn của việc quản lý hoạt động giáo dục, các cấp, các ngành cần phải đổi mới tư duy phát triển giáo dục, đổi mới công tác quản lý giáo dục, đổi mới cơ chế tài chính đối với giáo dục nhằm tạo tiền đề vững chắc cho giáo dục phát triển. Vì vậy tôi chọn đề tài: "Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng" để khẳng định rõ hơn vai trò to lớn của giáo dục và thấy rõ hơn giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu”, là tiền đề cho sự phát triển vững mạnh của đất nước. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu thực trạng quản lý giáo dục tại xã Tân Phước. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, hệ thống, khái quát các tài liệu cáo liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động giáo dục tại các trường thuộc xã Tân Phước. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại các trường thuộc xã Tân Phước thông qua trò chuyện, trao đổi với các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu thực trạng và các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục tại trường thuộc xã Tân Phước. II. NỘI DUNG 1. Tình hình chung ở xã Tân Phước: 1.1. Điều kiện tự nhiên: Xã Tân Phước là một xã vùng sâu của huyện Tân Hồng, có diện tích tự nhiên là 7.300 hécta và trên 10.000 nhân khẩu. Địa giới xã Tân Phước phía Đông giáp tỉnh Long An, phía Tây giáp xã Tân Công Chí và xã An Phước, phía Nam giáp huyện Tam Nông, phía Bắc giáp xã Tân Thành A, và xã Tân Thành B. Xã có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, nhiệt độ bình quân 26,6°c, lượng mưa phong phú, có tính phân mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4. 1.2. Kinh tế - Xã hội: Xã Tân Phước phát triển chủ yếu là ngành nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. Về trồng trọt: cây lúa có tổng diện tích xuống giống và thu hoạch 7.146/7.550 ha, đạt 95% so với kế hoạch, tổng sản lượng đạt 45.910/44.415 tấn, đạt 103% kế hoạch; hoa màu tổng diện tích gieo trồng 107/100 đạt 107% kế hoạch. Về chăn nuôi: thủy sản có diện tích ao nuôi là 26 ha, sản lượng thu hoạch 3.881/2.300 tấn, đạt 168% chủ yếu là cá tra; gia súc trâu, bò 185/400 con , đạt 46%, chăn nuôi heo 1.960/2.600 con, đạt 75%, gia cầm 121.869/ 70.000 con, đạt 174%. Xã Tân Phước còn phát triển ngành nghề tập trung như: trang trại có 02/04 trang trại, đạt 50% kế hoạch. Vườn cây ăn trái 0,7/1 ha, đạt 70% so với kế hoạch. Về mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy của xã khá phát triển. Các con đường liên xã, liên ấp và đi các huyện lân cận phần lớn đã được nhựa và bê tông hóa. Các kênh, rạch đã được nạo vét thông thoáng. Đặc biệt xã có con đường tỉnh lộ ĐT 842 đi qua và xã nằm dọc theo tuyến kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng nên việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa được dể dàng tạo điều kiện thuận lợi cho xã phát triển. Ngoài ra năm 2011 xã được đầu tư 02 tuyến dân cư là Bờ Đông kênh Phước Xuyên và bờ Đông kênh Tân Thành cho huyện làm chủ đầu tư. Sẽ bố trí dân vào ở để giảm tỷ lệ nhà trên sông và cũng trong năm 2011 Ủy ban nhân dân xã Tân Phước cũng làm chủ đầu tư công trình bờ bao Cánh đồng Tân Thành A Tân Phước và công trình nạo vét kênh Cái Cái. Từ những điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi như trên, nên nhân dân trong xã cũng chú trọng đến việc học tập, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho con, cháu của mình được đến trường học tập. Bên cạnh việc chăm lo phát triển hạ tầng giao thông thì xã cũng thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, xóa nhà xiêu vẹo, tạm bợ được nhân dân trong xã rất đồng tình và ủng hộ. 2. Thực trang tổ chức thực hiện quản lý hoạt động giáo dục từ năm 2011 đến nay của UBND xã Tân Phước: Xã Tân Phước có 3 ấp: Tân Bảnh, Hoàng Việt, Tuyết Hồng có 9 điểm trường Mẫu giáo và mầm non, 7 điểm trường Tiểu học, 2 điểm trường THCS và 1 điểm trường THPT các trường được bố trí điều trên 3 ấp. Xã có tổng số giáo viên 151, trong đó số giáo viên mầm non 19, giáo viên tiểu học 66, trung học cơ sở 38 và trung học phổ thông là 28 giáo viên. Số học sinh ở xã tổng số khoảng 2.679 em học sinh, trong đó số em học mầm non 438, học sinh tiểu học 1.120, trung học cơ sở 639 và trung học phổ thông là 500 em. Về đội ngũ giáo viên có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết đều tận tuỵ với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, một số ít giáo viên do chạy theo vật chất đơn thuần, thiếu tu dưỡng, rèn luyện, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân và học sinh đối với ngành giáo dục. Phần lớn giáo viên đều đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Trình độ tin học và ngoại ngữ của đội ngũ nhà giáo đã được nâng lên. Tuy nhiên, vẫn còn một số giáo viên chưa đạt yêu cầu về năng lực sư phạm, trình độ tin học và ngoại ngữ. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng giáo viên gặp khó khăn trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo; tuy nhiên, khả năng sử dụng ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý còn rất hạn chế. Đa số chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, trình độ và năng lực điều hành quản lý còn bất cập, tính chuyên nghiệp thấp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác còn nhiều hạn chế. Năm 2010 - 2011 là năm toàn dân đưa trẻ đến trường: tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến lớp là mẫu giáo: 487/487 trẻ, đạt 100%, vào bậc tiểu học: 1.255/1.255 học sinh, đạt 100%, bậc trung học cơ sở 626/626 học sinh, đạt 100%. Tỷ lệ duy trì sĩ số học sinh trong năm học mẫu giáo: 487/487 trẻ, đạt 100%, bậc tiểu học: 1.234/1.255 học sinh, đạt 98%, bậc trung học cơ sở 567/626 học sinh, đạt 91%. Tỷ lệ huy động học sinh năm học 2011 – 2012 trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo là 220/220 đạt 100%, bậc tiểu học 1.279/1.281 học sinh, đạt 99%, bậc trung học cơ sở 654/662 học sinh, đạt 99%. Rèn luyện kỷ năng sống cho học sinh, biết giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ và biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình. Cho học sinh tìm hiểu tham gia thăm viếng các gia đình thương binh, liệt sĩ, các di tích văn hóa cách mạng ở địa phương. Đại đa số học sinh trong trường có nhiều chuyển biến tốt, hạn chế thói hư, tật xấu, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng người lớn tuổi, biết xin lỗi khi sai trái, đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, có ý thức bảo vệ của công, bảo vệ môi trường sống. Tư cách học sinh từng bước được hình thành, không có học sinh cần cố gắng. 2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của xã Tân Phước và các trường thuộc xã Tân Phước trong việc thực hiện quản lý hoạt động giáo dục: Triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; Phối hợp với các trường học tổ chức đăng ký, huy động trẻ em vào lớp 1 đúng độ tuổi và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Thực hiện xóa mù chữ và tái mù cho những người trong độ tuổi; Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của các cơ sở giáo dục bậc giáo dục mầm non và tiểu học trên địa bàn; Phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước cấp trên quản lý trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn; Tổ chức thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, nhất là nhân dân sống trên địa bàn tham gia vào công tác giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; Quan hệ, phối hợp công tác chặt chẽ với các trường phổ thông trên địa bàn xã, giúp huyện quản lý các trường đang được đầu tư xây dựng, giúp cấp trên quản lý giáo viên dạy trong xã. Tham gia với các trường thục hiện chăm sóc, giáo dục học sinh với phương châm kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh Nhiệm vụ, quyền hạn của xã Tân Phước thì các trường thuộc xã Tân Phước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; xác nhận hoặc cấp văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền; Tuyển dụng, quản lý nhà giáo, cán bộ, nhân viên; tham gia vào quá trình điều động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân viên; Tuyển sinh và quản lý người học; Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa; Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục; 2.2. Thẩm quyền quản lý hoạt động giáo dục của xã Tân Phước. Thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Quyết định biện pháp bảo đảm các điều kiện cần thiết để trẻ em vào học tiểu học đúng độ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học; tổ chức các trường, lớp mầm non, thực hiện bổ túc văn hóa và xóa mù chữ cho những người trong độ tuổi. Quyết định biện pháp giáo dục, chăm sóc thanh niên, thiếu niên, nhi đồng; xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, giáo dục truyền thống đạo đức tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; ngăn chặn việc truyền bá văn hóa phẩm phản động; đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục, phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương. Quyết định các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo trên địa bàn theo đúng thẩm quyền mà pháp luật quy định, nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. 2.3. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục: Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển về tâm sinh lý lứa tuổi của người học. Tổ chức, quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động giáo dục. Tổ chức bộ máy quản lý giáo dục. Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tổ chức , quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giáo dục. Tổ chức , quản lý công tác hợp tác quốc tế về giáo dục. Quy định việc tặng danh hiệu vinh dự cho người có nhiều công lao đối với sự nghiệp giáo dục. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục. Ban hành tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục khác. Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa, giáo trình; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ. 3. Đánh giá chung: 3.1. Những kết quả đạt được: Huy động được trẻ trong độ tuổi ra lớp đều khắp ở tất cả các điểm trường, đạt và vượt chỉ tiêu ngành đề ra đồng thời việc duy trì sĩ số lớp đến cuối năm đạt tỷ lệ cao trên 96%. Giáo viên thực hiện đầy đủ các loại sổ sách đúng theo quy định lên lớp có soạn bài 100%, theo phương pháp mới thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học. Công tác xã hội hóa giáo dục từng bước được năng lên. Hoạt động của hội đồng giáo dục nhà trường, hội khuyến học đã từng bước được cũng cố đi vào nề nếp, đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và hộ cận nghèo có đủ điều kiện và đầy đủ dụng cụ học tập. Từ đó hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học nữa chừng, duy trì tốt sỉ số. Vị trí các điểm trường thuận lợi cho việc đưa đón cháo đến trường. Đảm bảo tốt giờ giấc quy định, học sinh học tập có nề nếp. 3.2. Những hạn chế, thiếu sót: Chưa trang bị được cho các phòng học ở các điểm lẽ một số đồ dùng cần thiết như: bàn giáo viên, tủ để đồ dùng dạy học. Chưa đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục ở điểm lẽ của trường. Gia đình học sinh đa số là lao động nghèo, nghề nghiệp không ổn định, ít quan tâm đến việc học tập của con em. Có nhiều phòng học bị xuống cấp, diện tích phòng học còn quá chặt hẹp nên việc thực hiện chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động của ban đại diện hội cha mẹ học sinh chưa nhiệt tình và chưa chưa đồng đều, việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc nhắc nhở học sinh đi học bồi dưỡng, phụ đạo để nắm vững kiến thức chuẩn của lớp học chưa được chú trọng lắm, trong các kỳ họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh số lượng họp còn hạn chế. Sân chơi bãi tập của ba điểm trường còn hẹp chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi giải trí, tập thể dục giữa giờ cho các em cũng như quá trình sinh hoạt đội. 3.3. Nguyên nhân: Xã Tân Phước của huyện Tân Hồng nói chung là xã vẫn còn nghèo nên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các phòng học đã bị xuống cấp nên ảnh hưởng đến việc học tập của các em cũng như sự giảng dạy của giáo viên là chưa thể ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy. Xã hội hóa giáo dục đang bị lạm dụng và bóp méo, dẫn đến tình trạng lạm thu và đẩy gánh nặng tài chính cho dân. Vì thế, nhìn lại bản chất của xã hội hóa giáo dục, từ đó có những chấn chỉnh thích hợp, là việc làm cần thiết. Chất lượng giáo dục vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của xã hội cũng như của đất nước trong thời kỳ mới. Một số em học sinh có hoàn cảnh gia đình phức tạp: kinh tế khó khăn, bố mẹ bỏ nhau, đi làm xa, bố mẹ chưa gương mẫu…Một vài em thường có hành vi đạo đức không tốt, nhà trường không thể kết hợp với gia đình để giáo dục. Lương tâm trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa cao, xem trọng công tác giảng dạy kiến thức chuyên môn nhưng còn xem nhẹ các hoạt động khác của nhà trường, hạn chế giáo dục ý thức tự học, một số giáo viên có bằng cấp chuyên môn đạt chuẩn nhưng trình độ kiến thức thực tế và năng lực sư phạm bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. 4. Phương hướng và giải pháp quản lý hoạt động giáo dục ở xã Tân Phước: 4.1. Phương hướng: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển của đất nước. Năm học 2011 – 2012 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau: Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực". Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “hai không”, đảm bảo học sinh lên lớp thực chất, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém. Tập trung chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học và đánh giá, xếp loại phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống; đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ
Luận văn liên quan