Đề tài Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-Tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007

Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị-xã hội. Bên cạnh đó, nước ta là một nước nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước. Mặc khác, việc sử dụng đất đai còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Vì vậy chúng ta cần có các phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm để mang lại hiệu quả kinh tế cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Nếu chúng ta sử dụng đất không có khoa học, không theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất bị cằn cỗi và bạc màu dẫn đến những tác hại xấu đối với đời sống kinh tế xã hội. Để sử dụng đất đai ngày càng hợp lý, phát huy hết tiềm năng sản xuất thì việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai là rất cần thiết, nhằm tìm ra những hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý và sử dụng đất ở các năm kế tiếp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Huyện Tuy Phước có diện tích tự nhiên là 21712,57 ha với 11 xã và 02 thị trấn, mật độ dân số 867 người/km2. Có Cụm công nghiệp Phước An và gần thành phố Quy Nhơn, đồng thời nằm trên trục giao thông Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam) đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007”

doc74 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-Tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hoàn cảnh đất nước ta đang từng bước xây dựng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị-xã hội. Bên cạnh đó, nước ta là một nước nông nghiệp, có dân số đông, việc quản lý và sử dụng đất đai như thế nào cho có hiệu quả đang trở thành mối quan tâm hàng đầu, là mục tiêu chiến lược của đất nước. Mặc khác, việc sử dụng đất đai còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi. Vì vậy chúng ta cần có các phương án sử dụng đất đúng mục đích nhằm để mang lại hiệu quả kinh tế cho từng ngành, từng vùng, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Nếu chúng ta sử dụng đất không có khoa học, không theo quy hoạch, kế hoạch sẽ làm cho đất bị cằn cỗi và bạc màu dẫn đến những tác hại xấu đối với đời sống kinh tế xã hội. Để sử dụng đất đai ngày càng hợp lý, phát huy hết tiềm năng sản xuất thì việc đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai là rất cần thiết, nhằm tìm ra những hạn chế để có những giải pháp khắc phục cho vấn đề quản lý và sử dụng đất ở các năm kế tiếp một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Huyện Tuy Phước có diện tích tự nhiên là 21712,57 ha với 11 xã và 02 thị trấn, mật độ dân số 867 người/km2. Có Cụm công nghiệp Phước An và gần thành phố Quy Nhơn, đồng thời nằm trên trục giao thông Bắc-Nam (Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam) đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của huyện. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước-tỉnh Bình Định giai đoạn 2005-2007” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Tuy Phước. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất để đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. - Làm cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Thực trạng quản lý và sử dụng đất đai trên đại bàn huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007. - Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý và sử dụng đất đai của huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007. - Bao gồm tất cả diện tích đất nằm trong ranh giới hành chính của huyện Tuy Phước. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội của huyện Tuy Phước. - Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007. - Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai giai đoạn 2005-2007, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp điều tra, thu thập số liệu tài liệu. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu. - Phương pháp bản đồ. PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đất đai. Ngay từ buổi ban đầu, đất đai là một vật thể tự nhiên, sau khi con người sử dụng đất, dần dần trong quá trình sử dụng đó làm cho đất mang trong nó giá trị lao động xã hội, và đất trở thành một thực thể lịch sử- tự nhiên. Đặc trưng này của đất làm cho đất đai ngày càng thay đổi so với cái ban đầu của nó. Vẫn dựa trên cái ban đầu là vật thể tự nhiên nhưng tính chất, ý nghĩa và tác động của nó đối với sự phát triển xã hội loài người ngày càng mang đặc trưng như là một sản phẩm tổng hợp của sản xuất xã hội. Như vậy có thể nói đất đai là tài sản đặc biệt, là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế- văn hoá- xã hội- an ninh quốc phòng. Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, nó là yếu tố cấu thành nên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Đất đai được cố định về mặt số lượng và có vị trí không thay đổi trong không gian, nó không mất đi mà chỉ có thể biến đổi từ dạng này sang dạng khác, từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác theo nhu cầu của con người. Chính đặc điểm này là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa các mảnh đất ở những vị trí khác nhau. Đất đai là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của bất kỳ ngành sản xuất nào để thực hiện mọi quá trình sản xuất, vừa là chỗ đứng, vừa là địa bàn hoạt động cho tất cả các ngành, nhưng tùy thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác nhau. Đối với công nghiệp chế tạo, chế biến và xây dựng, đất chỉ đóng vai trò thụ động là cơ sở trung gian, là nền tảng, là vị trí để thực hiện quá trình sản xuất, ở đây quá trình sản xuất và hình thành sản phẩm không phụ thuộc vào tính chất và độ màu mỡ của đất. Trong ngành công nghiệp khai khoáng, ngoài vai trò cơ sở trung gian, đất còn là kho tàng cung cấp các nguyên liệu quý giá cho con người, nhưng ngay ở đây quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm làm ra cũng không phụ thuộc vào chất lượng đất. Riêng trong nông nghiệp thì đất có vai trò khác hẳn. Đất đai không chỉ là cơ sở không gian, không chỉ là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại của ngành mà đất còn là một yếu tố tích cực của sản xuất, quá trình sản xuất nông nghiệp có liên quan chặt chẽ với đất, phụ thuộc rất nhiều vào độ phì nhiêu của đất, phụ thuộc vào các quá trình sinh học tự nhiên. Như vậy, đất đai là một tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng đối với con người. Sự quan tâm đúng mức trong quản lý và sử dụng đất đai sẽ làm cho sản lượng thu được từ mỗi mảnh đất không ngừng nâng lên. 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất đai - Yếu tố tự nhiên bao gồm: Thời tiết khí hậu, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái, thủy văn đây là những yếu tố quyết định đến lựa chọn cây trồng, định hướng đầu tư thâm canh; các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình canh tác đất đai. Trong đó yếu tố quan trọng nhất là độ phì đất quyết định phần lớn năng suất cây trồng. - Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm: + Quy hoạch và bố trí hệ thống cây trồng: cần phải dựa điều kiện về tự nhiên như khí hậu, đất đai, độ cao tuyệt đối của địa hình, tính chất đất, sự thích hợp của cây trồng . + Trình độ năng lực của các chủ thể kinh doanh: Áp dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý của các chủ thể kinh doanh; khả năng thích ứng với thay đổi của môi trường; khả năng về vốn và trình độ cơ sở vật chất kỹ thuật của các chủ thể. - Yếu tố thị trường bao gồm: giá cả thị trường đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, các yếu tố về quan hệ thị trường ngày càng được mở rộng và có tác động to lớn đến nền sản xuất hàng hóa nói chung. Tuy nhiên, thị trường cho sản xuất hàng hóa mà thiếu tính định hướng thì sẽ nảy sinh tính tự phát, ngẫu nhiên và thiếu sự vận hành đồng bộ lành mạnh gây không ít trở ngại, bất lợi cho nông dân và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Quản lý và quản lý nhà nước về đất đai Quản lý là sự tác động có định hướng lên một hệ thống bất kỳ, nhằm trật tự hóa nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định. Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều khiển quyền lực của Nhà nước bằng pháp luật đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì phát triển các mối quan hệ xã hội, trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc của các cơ quan Nhà nước trong hệ thống từ Trung ương đến địa phương. Quản lý nhà nước về đất đai là nghiên cứu toàn bộ những đặc trưng cơ bản của đất đai nhằm nắm chắc về số lượng, chất lượng từng loại đất ở từng vùng, từng địa phương theo đơn vị hành chính ở mỗi cấp để thống nhất về quy hoạch, kế hoạch, sử dụng khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên đất đai trong cả nước từ Trung ương tới địa phương làm cho người sử dụng đất hiểu được Pháp luật và thực hiện nghiêm túc, đúng pháp luật về đất đai. 1.1.4. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai 1.1.4.1. Mục đích - Bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng. - Bảo đảm sử dụng hợp lý vốn đất của Nhà nước. - Tăng cường hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai. - Bảo vệ đất, cải tạo đất và bảo vệ môi trường sống. 1.1.4.2. Yêu cầu Phải đăng ký, thống kê đất để nhà nước nắm chắc được toàn bộ diện tích, chất lượng đất ở mỗi đơn vị hành chính từ cơ sở đến Trung ương. 1.1.4.3. Nguyên tắc quản lý nhà nước về đất đai Đối tượng của quản lý đất đai là tài nguyên đất đai, cho nên quản lý nhà nước về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc sau: - Phải quản lý toàn bộ vốn đất đai hiện có của quốc gia, không được quản lý lẻ tẻ từng vùng. - Nội dung tài liệu quản lý không phụ thuộc vào mục đích sử dụng. - Số liệu quản lý đất đai phải bao hàm cả số lượng, chất lượng, loại, hạng mục phục vụ cho mục đích sử dụng đất của các loại đó. - Quản lý đất đai phải thể hiện theo hệ thống và phương pháp thống nhất trong toàn quốc. - Những quy định, biểu mẫu phải được thống nhất trong cả nước, trong ngành địa chính. - Số liệu so sánh không chỉ theo từng đơn vị nhỏ mà phải được thống nhất so sánh cả nước. - Tài liệu trong quản lý phải đơn giản phổ thông trong cả nước. - Những điều kiện riêng biệt của từng địa phương, cơ sở phải phản ánh được. - Những điều kiện riêng lẻ phải khách quan, chính xác, đúng những kết quả, số liệu nhận được từ thực tế. - Tài liệu quản lý đất đai phải đảm bảo tính pháp luật, phải đầy đủ, đúng thực tế. - Quản lý nhà nước về đất đai phải trên cơ sở pháp luật, luật đất đai và các văn bản, biểu mẫu quy định, hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chuyên môn từ Trung ương đến địa phương. - Quản lý đất đai phải tuân theo nguyên tắc tiết kiệm mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.1.5. Các nội dung và chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng đất đai 1.1.5.1. Các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai - Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai. - Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. 1.1.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai Để đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất có các chỉ tiêu sau: - Năng suất ruộng đất: Là chỉ tiêu biểu hiện giá trị tổng sản lượng nông nghiệp tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác (được tính trong một năm), thể hiện trên hai mặt: + Mặt hiện vật: N =Q/S (tính cho từng loại cây trồng) Trong đó: N: Năng suất ruộng đất. Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất. S: Diện tích đất canh tác. + Mặt giá trị: N = Trong đó: N: Năng suất ruộng đất tính bằng giá trị trong một năm trên một đơn vị diện tích canh tác. QI : Khối lượng sản phẩm từng loại cây trồng sản xuất trong năm. PI : Đơn giá từng loại nông sản. DI : Diện tích từng loại cây trồng. - Năng suất cây trồng: Là lượng sản phẩm chính của loại cây trồng tính trên một ha đất của loại cây trồng đó trong một vụ hay một năm. Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sản xuất của hộ, của địa phương hay của toàn ngành, đây là một trong những yếu tố quyết định đến cây trồng. - Hệ số sử dụng đất: Là chỉ tiêu phản ảnh cường độ sử dụng đất (lần). Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng/tổng diện tích canh tác. + Diện tích đất nông nghiệp trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ảnh số lượng diện tích đất nông nghiệp của một khẩu. Diện tích đất nông nghiệp/khẩu = Tổng diện tích đất NN/tổng số khẩu. + Diện tích đất canh tác trên khẩu: Chỉ tiêu này phản ánh số lượng diện tích đất canh tác của một khẩu. Diện tích đất canh tác/khẩu=Tổng diện tích đất canh tác/tổng số khẩu. + Diện tích đất nông nghiệp/lao động: là chỉ tiêu phản ảnh bình quân 1 lao động có bao nhiêu diện tích đất nông nghiệp. DT đất NN/lao động = Tổng diện tích đất NN/tổng số lao động. + Diện tích đất canh tác/lao động: DT đất canh tác/lao động = Tổng diện tích đất canh tác/tổng số lao động - Sản lượng và giá trị sản lượng của cây trồng thu được trên một đơn vị diện tích đất, trên một đồng chi phí vật chất hay một đồng chi phí lao động. - Năng suất của từng loại cây trồng. Diện tích đất đã sử dụng + Tỷ lệ sử dụng đất = x 100% Diện tích đất tự nhiên Để phân tích thực trạng về quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Tuy Phước cần phải sử dụng tổng hợp các chỉ tiêu trên. 1.1.6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 1.1.6.1. Thu thập số liệu - Số liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như niên giám thống kê của huyện Tuy Phước, báo cáo số liệu thống kê diện tích đất đai, quy hoạch sử dụng đất đai của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tuy Phước giai đoạn 2005-2007, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện… như số liệu kiểm kê, dân số, kinh tế -xã hội và một số diện tích sản xuất nông nghiệp khác. 1.1.6.2. Phương pháp thống kê Thống kê các số liệu thu thập được về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các tài liệu về đo đạc, lập bản đồ và kết quả và kết quả đăng ký đất, cấp GCNQSD đất, tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo,… nhằm đánh giá được hiện trạng phát triển kinh tế, tình hình xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai, tình trạng quản lý nhà nước của địa phương. 1.1.6.3. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu Trên cơ sở tổng hợp, tiến hành phân tích theo từng nội dung của công tác quản lý nhà nước về đất đai, từ đó nêu ra những kết quả đạt được và tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng đất. 1.1.6.4. Phương pháp so sánh So sánh số liệu qua các năm để đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, tình hình biến động đất đai ở địa phương. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.2.1. Hiện trạng đất đai Việt Nam Theo số liệu thống kê năm 2002, tổng quỹ đất tự nhiên của nước ta là 33.104,22 ngàn ha, trong đó quỹ đất nông nghiệp năm 2000 có 32.924,1 ngàn ha chiếm 28,38%. Là nước có diện tích tự nhiên không lớn, xếp thứ 60 trong số 160 nước trên thế giới và xếp thứ 4 trong các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, quỹ đất của nước ta mới đưa vào sử dụng 60%, còn 40% đất chưa sử dụng, trong đó chủ yếu là đất đồi núi gồm 8,5 triệu ha, phân bố ở những vùng có điều kiện khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng yếu kém, ít dân thiếu lao động. Đất bằng chưa sử dụng còn trên 850.000 ha. Nước ta có 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc, trong đó có 1,2 triệu ha đã mất hẳn khả năng sản xuất trở thành đất hoang mạc hoá, nguyên nhân do phá rừng làm rẫy gây nên tình trạng rửa trôi và xói mòn. Nước ta đất chật người đông, bình quân đất tự nhiên vào loại thấp, khoảng 0,44 ha/người, bình quân đất canh tác là 0,08ha/người, so với các nước trong khu vực, quy mô đất của hộ nông thôn nước ta còn quá thấp (Thái Lan hơn 1ha/hộ, Inđônêxia 1,23 ha/hộ). Quy mô đất đai nhỏ, lại bị xé lẻ do việc chia ruộng đất bình quân theo nhân khẩu theo tinh thần Nghị quyết 10, vì vậy ở hầu hết các xã, thị trấn trong nước đặc biệt là miền trung, ruộng đất đều bị chia nhỏ và manh mún. Bình quân mỗi hộ có đến 8-10 mảnh ruộng. 1.2.2. Chủ trương, đường lối về ruộng đất của Đảng và Pháp luật của Nhà nước qua các thời kỳ Đất đai là nguồn tài nguyên vô giá là một trong những của cải duy nhất mà thiên nhiên đã ban tặng cho loài người. Nó gắn liền với lịch sử dân tộc với những cuộc đấu tranh sinh tồn bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền từ ngàn đời của mỗi quốc gia. Dưới bất cứ một thời đại, một chế độ xã hội nào, đất đai luôn là vấn đề sống còn, là địa bàn, chỗ đứng của mỗi quốc gia; biểu hiện quyền lực thống trị của Nhà nước của mỗi quốc gia. Vì vậy đất đai là vấn đề được quan tâm hàng đầu của bộ máy Nhà nước. 1.2.2.1. Từ khi thành lập Đảng đến Cách mạng tháng tám thành công Những năm thập niên 20, đất nước ta bị kẻ thù thực dân Pháp xâm lược và bè lũ bọn vua quan thối nát đã làm cho nhân dân ta sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đầy rẫy những bất công và tội lỗi. Đảng ta ra đời đúng vào lúc đó, mặc dù hoạt động trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt, song Đảng ta đã đề ra những đường lối vô cùng sáng suốt trong đó có chủ trương về đường lối chính sách về ruộng đất hết sức kịp thời. Ngay cương lĩnh đầu tiên Đảng ta đã nhận định: “Có đánh đổ đế quốc chủ nghĩa mới phá sản được giai cấp địa chủ và làm cách mạng thổ địa được thắng lợi, mà có đánh tan chế độ phong kiến thì mới đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa”. Qua sự nhận định đó, Đảng ta đã nêu lên khẩu hiệu “ Tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn sứ và các giáo hội, giao ruộng đất cho trung và bần nông”. Nhân dân ta từ lâu sống trong cảnh nô lệ cho bọn địa chủ và thực dân Pháp, với khẩu hiệu trên Đảng ta đã chinh phục hàng triệu trái tim khối óc của nông dân. Khẩu hiệu trên có thay đổi ít nhiều cho phù hợp với tình hình thực tế trong những năm sau đó. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, cách mạng ruộng đất được đặt thành một trong những nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đảng ta đã ra đời xuất phát từ lòng dân nên hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Vì vậy, Đảng ta đã đặt ra và giải quyết đúng đắn vấn đề ruộng đất và nông dân nên Đảng đã dấy lên cao trào cách mạng và trở thành đội tiền phong lãnh đạo cả dân tộc đánh đổ ách thống trị của bọn thực dân phong kiến. Cách mạng tháng Tám giành được thắng lợi, chúng ta có thể nói là chủ trương đường lối ruộng đất đúng đắn của Đảng đã trở thành vũ khí, sức mạnh sắc bén góp phần đắc lực đưa cách mạng thành công. 1.2.2.2. Thời kỳ từ năm 8/1945 đến năm 1993 Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng nhất của cuộc Cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân do Đảng ta lãnh đạo: “đánh đuổi thực dân để giải phóng đất nước và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày”. Ngày 03/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh: “Toàn dân tăng gia sản xuất nông nghiệp” và “khẩn cấp chấn hưng nông nghiệp” để chống đói, giải quyết tình hình trước mắt cho nhân dân, hàng loạt Thông tư, Nghị định của Bộ Quốc dân Kinh tế và Sắc lệnh của Chủ tịch Nước đã ban hành nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Nhân dân ta đã sử dụng đất thuộc các đồn điền vắng chủ, khai khẩn đất hoang để tăng gia sản xuất cứu đói. Ngày 18/6/1949, thành lập nha Địa chính trong bộ Tài chính và tập trung làm thuế nông nghiệp phục vụ cho kháng chiến. Ngày 14/12/1953 Quốc hội đã thông qua “Luật cải cách ruộng đất” thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Theo Hiến pháp 1946, quyền sở hữu đất đai được đảm bảo, ruộng đất chia đều cho dân cày, người cày được canh tác trên thửa đất của mình. Trong giai đoạn 1955–1959, cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương được thành lập vào ngày 3 tháng 7 năm 1958, đó là Sở Địa chính thuộc Bộ Tài chính với chức năng chủ yếu là quản lý diện tích ruộng đất để thu thuế nông nghiệp. Ngày 05/5/1958 có Chỉ thị 334/TTg cho tái lập hệ thống địa chính trong Bộ Tài chính và UBND các cấp để làm nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ giải thửa và hồ sơ địa chính. Về mặt quản lý, Sở Địa chính được chuyển từ Bộ Tài chính thành Vụ Quản lý ruộng đất thuộc Bộ Nông nghiệp với chức năng quản lý sử dụng đất nông nghiệp, cải tạo và mở mang ruộng đất. Năm 1970 Bộ Nông nghiệp đã triển khai chỉnh lý bản đồ giải thửa và thống kê diện tích đất cả nước. Giai đoạn 1980 – 1991 được mở đầu bằng Hiến Pháp 1980, trong đó đảm bảo thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có hai thành phần kinh tế:
Luận văn liên quan