Đề tài Thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình năm 2010

Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng dân số hàng năm xấp xỉ 1,2% [1]. Để giảm tỷ lệ tăng dân số, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên hàng đầu cho công tác kế hoạch hóa gia đình đặc biệt là trong công tác vận động và khuyến khích sử dụng các phương tiện tránh thai. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đó, tỷ lệ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 75,5% vào năm 2001 lên 79,5% vào năm 2008 góp phần làm giảm mức sinh với tổng tỷ suất sinh từ 2,25 con (2001) giảm xuống 2,08 con (2008), tỷ suất sinh thô từ 18,6‰ (2001) giảm dần xuống 16,7‰ (2008) [5]. Quan trọng hơn nữa người dân đã quen với việc thay thế phương thức cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí bằng hình thức tự nguyện mua các phương tiện tránh thai. Đây được coi như một thành quả đáng mừng cho công cuộc kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Trước thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX, khi nói đến các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, người ta chỉ nghĩ và biết đến biện pháp đặt vòng tránh thai. Biện pháp này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai. Tại Việt Nam năm 1988, vòng tránh thai chiếm 62,4% trong khi thuốc viên uống tránh thai và bao cao su chỉ đạt 0,8% và 2,2% trong cơ cấu sử dụng biện pháp tránh thai [28]. Để giúp cho người sử dụng có thêm cơ hội lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp, khuynh hướng hiện nay quan trọng nhất trong nghiên cứu tránh thai trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai. Trong những năm gần đây một số biện pháp tránh thai lâm sàng như thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai được áp dụng tuy nhiên chiếm tỷ lệ rất thấp: thuốc tiêm tránh thai chỉ chiếm từ 0,9% (2003) đến 1,1% (2008) còn thuốc cấy tránh thai chỉ chiếm 0,2% năm 2007 [5]

pdf50 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 357294 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục đào tạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI LÂM SÀNG TẠI HÀ NỘI VÀ HÒA BÌNH NĂM 2010 SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ PHƯƠNG LIÊN MÃ SINH VIÊN : A12851 CHUYÊN NGÀNH : Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2012 Bộ giáo dục đào tạo TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ---o0o--- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI LÂM SÀNG TẠI HÀ NỘI VÀ HÒA BÌNH NĂM 2010 Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Ngọc Hùng Sinh viên thực hiện : Lê Phương Liên Mã sinh viên : A12851 Chuyên ngành : Y tế Công cộng Hà Nội - 2012 Thang Long University Library LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Y tế công cộng này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm cũng như giúp đỡ của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Lời đầu tiên, Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu trường Đại học Thăng Long, Bộ môn Khoa Y tế Công cộng, Bộ môn dịch tễ học – trường Học viện Quân y đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hoàn thành khoá luận. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn sâu sắc tới TS. Phạm Ngọc Hùng, người thầy đã dành nhiều thời gian và công sức tận tâm hướng dẫn tôi, đã gợi mở cho tôi những ý tưởng nghiên cứu, và tạo mọi điều kiện để tôi tiến hành nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, các cô trong khoa Y tế Công cộng và đến tất cả các thầy cô đã giảng dạy và trang bị kiến thức để tôi hoàn thành bản khóa luận này. Cuối cùng để có được kết quả này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bố mẹ tôi cùng toàn bộ gia đình, người thân và bạn bè tôi, những người đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khoá luận. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2012 Sinh viên Lê Phương Liên DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 BPTT Biện pháp tránh thai 2 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 3 TCTT Thuốc cấy tránh thai 4 TTTT Thuốc tiêm tránh thai 5 VTT Vòng tránh thai Thang Long University Library MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 1 1.1 Một số khái niệm .................................................................................................... 1 1.1.1 Kế hoạch hóa gia đình ..................................................................................... 1 1.1.2 Biện pháp tránh thai ........................................................................................ 1 1.2 Lịch sử phát triển của các biện pháp tránh thai trên thế giới ................................. 2 1.3 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam ..................................... 3 1.4 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến và một số nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam ................................................................. 5 1.4.1 Các biện pháp tránh thai lâm sàng phổ biến tại Việt Nam ............................. 5 1.4.2 Một số kết quả nghiên cứu về sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng tại Việt Nam ................................................................................................................... 8 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 11 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................... 11 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 11 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................................... 11 2.1.3 Thời gian nghiên cứu ..................................................................................... 12 2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 12 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 12 2.2.2 Phương pháp chọn mẫu và cách xác định cỡ mẫu ........................................ 12 2.3 Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................... 13 2.3.1 Công cụ thu thập thông tin ............................................................................ 13 2.3.2 Kỹ thuật thu thập thông tin ............................................................................ 13 2.3.3 Người thu thập thông tin: điều tra viên. ........................................................ 14 2.3.4 Tổ chức thu thập thông tin tại địa phương .................................................... 14 2.4 Các chỉ số, biến số nghiên cứu ............................................................................. 14 2.5 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 15 2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 15 2.7 Các biện pháp khống chế sai số ........................................................................... 15 2.8 Hạn chế của nghiên cứu ....................................................................................... 15 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 17 3.1 Thực trạng sử dụng các BPTT lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình ....................... 17 3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng và tác động đến việc sử dụng các BPTT lâm sàng ..... 21 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................................ 27 4.1 Thông tin chung về đối tượng: ............................................................................. 27 4.2 Bàn luận về thực trạng sử dụng các BPTT lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình .... 27 4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng các BPTT lâm sàng ......................... 29 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 31 KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi hiện có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai chia theo nhóm tuổi, Việt Nam 1998-2008 .................................................... 4 Bảng1.2: Số người mới chấp nhận tính theo biện pháp giai đoạn 1998-2007 ................ 4 Bảng 2.1: Địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 12 Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi và các biện pháp tránh thai lâm sàng ....................................................................................................... 17 Bảng 3.2: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo khu vực .................... 17 Bảng 3.3: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo tỉnh nghiên cứu ........ 18 Bảng 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo các biện pháp tránh thai đang sử dụng và số con hiện có ......................................................................................... 18 Bảng 3.5: Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng theo điều kiện kinh tế ...... 19 Bảng 3.6: Địa điểm đã thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng ........................... 19 Bảng 3.7: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai đã từng được sử dụng trước đây ................... 21 Bảng 3.8: Tỷ lệ có vấn đề sức khỏe liên quan đến biện pháp tránh thai lâm sàng đang sử dụng ........................................................................................................ 21 Bảng 3.9: Tỷ lệ thất bại khi sử dụng các biện pháp tránh lâm sàng .............................. 22 Bảng 3.10: Lý do lựa chọn biện pháp tránh thai hiện tại .............................................. 24 Bảng 3.11: Địa điểm phù hợp để thực hiện biện pháp tránh thai lâm sàng................... 23 Bảng 3.12: Lý do không sử dụng các biện pháp trước .................................................. 25 Bảng 3.13: Liên quan giữa lý do bỏ và các biện pháp tránh thai sử dụng trước ........... 26 Thang Long University Library DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 3.1: Nhu cầu sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng ................................. 20 Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ các biện pháp tránh thai hiện đang được sử dụng ........................... 20 Biểu đồ 3.3: Người quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai hiện tại .................... 22 Biểu đồ 3.4: Sự hài lòng đối với biện pháp tránh thai lâm sàng đang sử dụng ............. 23 Biểu đồ 3.5: Lý do không muốn sử dụng các biện pháp tránh thai lâm sàng ............... 24 Biểu đồ 3.6: Hiểu biết về địa điểm thực hiện các biện pháp tránh thai lâm sàng ......... 25 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng dân số hàng năm xấp xỉ 1,2% [1]. Để giảm tỷ lệ tăng dân số, chính phủ Việt Nam đã ưu tiên hàng đầu cho công tác kế hoạch hóa gia đình đặc biệt là trong công tác vận động và khuyến khích sử dụng các phương tiện tránh thai. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đó, tỷ lệ chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai tăng từ 75,5% vào năm 2001 lên 79,5% vào năm 2008 góp phần làm giảm mức sinh với tổng tỷ suất sinh từ 2,25 con (2001) giảm xuống 2,08 con (2008), tỷ suất sinh thô từ 18,6‰ (2001) giảm dần xuống 16,7‰ (2008) [5]. Quan trọng hơn nữa người dân đã quen với việc thay thế phương thức cung cấp phương tiện tránh thai miễn phí bằng hình thức tự nguyện mua các phương tiện tránh thai. Đây được coi như một thành quả đáng mừng cho công cuộc kế hoạch hóa gia đình ở nước ta. Trước thập kỷ chín mươi của thế kỷ XX, khi nói đến các biện pháp kế hoạch hóa gia đình, người ta chỉ nghĩ và biết đến biện pháp đặt vòng tránh thai. Biện pháp này chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu sử dụng các biện pháp tránh thai. Tại Việt Nam năm 1988, vòng tránh thai chiếm 62,4% trong khi thuốc viên uống tránh thai và bao cao su chỉ đạt 0,8% và 2,2% trong cơ cấu sử dụng biện pháp tránh thai [28]. Để giúp cho người sử dụng có thêm cơ hội lựa chọn những biện pháp tránh thai phù hợp, khuynh hướng hiện nay quan trọng nhất trong nghiên cứu tránh thai trên thế giới là đa dạng hóa các biện pháp tránh thai. Trong những năm gần đây một số biện pháp tránh thai lâm sàng như thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai được áp dụng tuy nhiên chiếm tỷ lệ rất thấp: thuốc tiêm tránh thai chỉ chiếm từ 0,9% (2003) đến 1,1% (2008) còn thuốc cấy tránh thai chỉ chiếm 0,2% năm 2007 [5]. Mặt khác từ năm 1998 đến nay, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai lâm sàng có tác dụng lâu dài và hiệu quả tránh thai cao là đặt vòng tránh thai có xu hướng giảm từ: 61,6% năm 1998 xuống còn 55,8% vào năm 2008 [5]. Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần có các nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng. Từ đó làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách và thực thi chương trình dân số Kế hoạch hoá Gia đình một cách có hiệu quả. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Hà Nội và Hòa Bình năm 2010” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại Thành phố Hà Nội và tỉnh Hòa Bình năm 2010. 2. Nhận xét một số ảnh hưởng đến việc sử dụng các phương tiện tránh thai lâm sàng tại các địa điểm trên. Thang Long University Library 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm: 1.1.1 Kế hoạch hóa gia đình: [19] Kế hoạch hóa gia đình là nỗ lực của Nhà nước, xã hội để mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện gia đình. Phạm vi của Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) không đồng nghĩa với kiểm soát và hạn chế sinh đẻ mà còn bao gồm nội dung điều chỉnh khả năng sinh sản, giải quyết vấn đề vô sinh đối với các cặp vợ chồng do có những vấn đề thuộc bộ máy và chức năng sinh sản. Tuy nhiên hiện nay chương trình KHHGĐ ở nước ta mới chỉ đề cập đến một số nội dung có liên quan đến việc kiểm soát và hạn chế sinh. Nguyên tắc của KHHGĐ: - Có sự kết hợp giữa 4 yếu tố: Tự nguyện, lựa chọn khi đã đầy đủ thông tin, có đầy đủ các BPTT, được cung cấp dịch vụ an toàn và thuận tiện. - Khách hàng có quyền tự quyết định sử dụng BPTT. - Kín đáo và tôn trọng khách hàng, không phân biệt tôn giáo, thành phần xã hội, tuổi hay hoàn cảnh kinh tế. - Được cung cấp dịch vụ tránh thai an toàn, có chất lượng để phòng tránh các nguy cơ, trong đó có cả nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. - Khuyến khích trách nhiệm của nam giới (chồng hoặc mẹ chồng) và những nhà lãnh đạo cộng đồng vào chương trình KHHGĐ. - Tuyên truyền, giáo dục để khách hàng và cộng đồng hiểu về những lợi ích đáng kể về mặt sức khỏe cũng như lợi ích khác ngoài lợi ích tránh thai của công tác KHHGĐ. 1.1.2 Biện pháp tránh thai Biện pháp tránh thai (BPTT) là các biện pháp can thiệp tác động lên cá nhân nhằm ngăn cản việc thụ thai ở người phụ nữ. Các BPTT thường áp dụng là thuốc, hóa chất, thiết bị đưa vào cơ thể, các thủ thuật ngoại khoa cắt đứt đường đi, ngăn cản tinh trùng gặp trứng, hoặc các nỗ lực của các cá nhân nhằm tránh thụ thai. Biện pháp tránh thai giúp cho cá nhân và các cặp vợ chồng thực hiện KHHGĐ. Phân loại các BPTT: Các nhà quản lý KHHGĐ thường phân BPTT thành 2 loại: - BPTT hiện đại là biện pháp có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật gồm có: vòng tránh thai (VTT) hay còn gọi là dụng cụ tử cung, thuốc viên tránh thai, thuốc 2 tiêm tránh thai (TTTT), thuốc cấy tránh thai (TCTT), bao cao su, màng ngăn âm đạo, triệt sản nam và nữ, thuốc diệt tinh trùng. - BPTT truyền thống là các biện pháp không có sự can thiệp của khoa học kỹ thuật gồm có: tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo, vô kinh do con bú. Trong thực tế người ta còn phân loại BPTT lâm sàng và BPTT phi lâm sàng. - BPTT lâm sàng là các BPTT có sự can thiệp của cán bộ y tế gồm có: vòng tránh thai, triệt sản nữ, triệt sản nam, thuốc tiêm tránh thai, thuốc cấy tránh thai. - BPTT phi lâm sàng là các BPTT không cần có sự can thiệp của cán bộ y tế gồm có: viên uống tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, bao cao su. Bên cạnh đó các BPTT còn được phân loại theo hiệu quả tránh thai theo thời gian: - Các BPTT vĩnh viễn: như triệt sản nam, triệt sản nữ. Biện pháp này chỉ sử dụng cho những cặp vợ chồng đã có đủ số con mong muốn và không có nhu cầu sinh thêm con. Trước khi tiến hành triệt sản, các cặp vợ chồng phải được cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn kỹ và đảm bảo các điều kiện chỉ định, chống chỉ định về mặt y tế, về các mặt khác như văn hóa, xã hội để tránh rủi ro và hạn chế nhu cầu tái hồi sinh sản. - Các BPTT tạm thời: như vòng tránh thai, thuốc viên tránh thai, thuốc uống tránh thai, thuốc cấy tránh thai. 1.2 Lịch sử phát triển của các biện pháp tránh thai trên thế giới: [29] [30] [31] Kỹ thuật tránh thai đã được sử dụng từ rất lâu. Một trong những cách tránh thai đầu tiên được ghi nhận là do phụ nữ Ai Cập cổ đại sử dụng. Họ bôi phân cá sấu vào âm đạo như một chất diệt tinh trùng. Phương pháp này đã được khoa học hiện đại giải thích về sự tạo thành lactic acid - một chất có khả năng diệt tinh trùng. Trước khi các BPTT hiện đại được phát minh và sử dụng rộng rãi, phụ nữ sống trong các nền văn hóa đã sử dụng nhiều chất khác nhau có trong tự nhiên hoặc các loại thảo dược có tác dụng tránh thai hoặc gây sẩy thai. Tuy vậy hiệu quả tránh thai của các phương pháp cổ điển này không chắc chắn và đôi khi gây nguy hiểm, thậm chí gây chết người. Bao cao su xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ 16, nhà giải phẫu người Italy tên là Fallopius đã mô tả việc sử dụng bao bằng lanh để ngăn ngừa sự lây nhiễm của bệnh giang mai trong quan hệ tình dục. Nó không đặc biệt phổ biến, cũng không có hiệu quả cao như các loại bao cao su latex hiện đại, nhưng đã được sử dụng như là một biện pháp tránh thai cũng như cho hy vọng tránh giang mai, từng là một chứng bệnh ghê gớm trước khi các loại thuốc kháng sinh được tìm ra. Bao cao su làm bằng ruột cừu được một bác sĩ người Anh sống trong thời đại vua Charles II phát minh. Năm 1884, bao cao su được bắt đầu sử dụng rộng rãi như là một biện pháp tránh thai. Thang Long University Library 3 Dụng cụ tử cung (DCTC) đã được phát minh dựa trên kinh nghiệm của người Ả Rập và Thời cổ đại. Họ đưa những hòn đá nhỏ, nhẵn vào trong tử cung của những con lạc đà cái để tránh cho những con lạc đà này có thai trong những hành trình dài xuyên sa mạc. Năm 1838, màng ngăn âm đạo bằng cao su được một bác sĩ người Đức phát minh. Năm 1860, mũ cổ tử cung ra đời, ngay sau đó được sử dụng rộng rãi ở châu Âu, tuy nhiên cuối những năm 1980 mới được chấp nhận sử dụng tại Mỹ. Năm 1960, thuốc tránh thai ra đời và được sử dụng rộng rãi ờ Mỹ từ năm 1965. Thập kỷ 1980, thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng rộng rãi ở châu Âu cho cả mục đích tránh thai và phá thai. Vào năm 1998 đã được chấp nhận sử dụng tại Mỹ. 1.3 Tình hình sử dụng các biện pháp tránh thai tại Việt Nam: Từ thập kỷ 1980 trở lại đây, các BPTT trở nên rất phổ biến ở nước ta. Theo điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2010, dân số Việt Nam là 86,7 triệu người, năm 2010 chúng ta đã gần đạt mức sinh thay thế (2,11 con/phụ nữ) giảm 2/3 so với năm 1960 [21]. Việc sử dụng BPTT tăng đáng kể, phần lớn mức tăng này là tăng tỷ lệ sử dụng các BPTT hiện đại. Theo niêm giám thống kê y tế của Bộ y tế năm 2004 tỷ lệ người sử dụng các BPTT hiện đại (84,3%) cao gấp 5 lần tỷ lệ người sử dụng các BPTT truyền thống trong đó tỷ lệ sử dụng VTT là cao nhất đạt tới 57% [5]. Báo cáo kiểm điểm 5 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã chỉ ra rằng tỷ trọng sử dụng vòng tránh thai giảm xuống còn 55,7% năm 2001 và 55,3% vào năm 2005, trong khi đó hai biện pháp thuốc uống tránh thai và bao cao su tăng tương ứng với các thời điểm trên là 10,0% và 12,5%, 7,8% và 9,7%. Tuy nhiên đình sản nam và đình sản nữ lại có xu hướng giảm từ 8,3% năm 2001 xuống 6,6% năm 2005. Đối với biện pháp triệt sản, nếu như bình quân mỗi năm giai đoạn 1996-2000 có hơn 12 vạn người mới triệt sản thì năm 2004 chỉ có 3,5 vạn người triệt sản giảm 3,5 lần. Như vậy xu thế sử dụng các BPTT khác nhau theo từng giai đoạn và cơ sở không đủ để duy trì vững chắc xu thế giảm sinh [2]. Theo kết quả điều tra biến động dân số 1/4/2008 cho thấy mô hình sử dụng các BPTT theo độ tuổi là tương đối giống nhau, mức độ sử dụng các BPTT tăng dần theo độ tuổi và đạt cực trị tại nhóm tuổi 35-39 chiếm tới 89,8% trên tổng số người sử dụng [21]. 4 Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi hiện có chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai chia theo nhóm tuổi, Việt Nam 1998-2008 Đơn vị: phần trăm (%) Nhóm tuổi Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai 1998 2003 2005 2008 15-19 19,3 23,2 23,3 29,4 20-24 49,3 51,1 51,0 55,0 25-29 71,8 71,3 72,3 72,7 30-34 82,9 82,1 83,5 84,3 35-39 86,1 86,3 88,3 89,8 40-44 81,0 84,1 87,9 89,9 45-49 56,6 70,7 70,5 77,8 Toàn quốc 71,9 75,3 76,8 79,5 Nguồn: Điều tra biến động dân số, nguồn lao động và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2008: Những kết quả chủ yếu, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 2009 [21]. Với việc đa dạng hóa các BPTT, cơ cấu các BPTT được cải thiện rất nhiều theo đó số người chấp nhận sử dụng các biện pháp tránh thai cũng sẽ tăng lên. Bảng1.2: Số người mới chấp nhận tính theo biện pháp giai đoạn 1998-2007 Đơn vị: nghìn Năm VTT Viên uống Bao cao su Thuốc tiêm Thuốc cấy Triệt sản nữ Triệt sản nam Khác Tổng 1998 1621 364 431 31,5 1,2 92 13 995 3548,7 1999 1641 392 465 35,0
Luận văn liên quan