Đề tài Thực trạng tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp
Hiện nay, cùng vớ sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng toàn cầu hoá. Bảo hiểm xã hội đóng vai trò ngày càng quan trọng và đã trở thành nhu cầu khách quan, không thể thiếu được trong mỗi xã hội văn minh. Ở nước ta, bảo hiểm xã hội đã được thực hiện khá lâu nhưng tới năm 1996 thì bảo hiểm xã hội mới xây dựng được quỹ tồn tại độc lập song song với ngân sách Nhà nước, và được thực hiện mở rộng ra nhiều đối tượng. Chính sách bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm to lớn của Nhà nước ta đối với người lao động và cộng đồng, đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao động, góp phần ổn định đời sống của hàng triệu người làm công ăn việc làm công ăn lương trong khu vực Nhà nước cũng như ở các khu vực khác, thành phần kinh tế khác, phù hợp với đường lối đổi mới kinh tế, chính trị của Nhà nước, khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển kinh tế phải phục vụ lợi ích của con người, vì con người, con người là vốn quý của xã hội. Đó là quan điểm chiếm đầy tính nhân văn của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện rất rõ ở các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, nhất là ở chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đang ngày một gia tăng và trở thành vấn đề xã hội bức xúc được nhiều người quan tâm cũng như việc thực hiện chính sách bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp còn một số điểm bất cập chưa hợp lý. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và sau một thời gian nghiên cứu, thực tập tại Trung tâm nghiên cứu khoa học – Bảo hiểm xã hội Việt Nam em chọn đề tài: “Thực trạng tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm 3 chương. Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ BH tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp. Chương II: Thực trạng tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và công tác chi trả chế độ tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi trả chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.