Đề tài Thực trạng tài trợ nhập khẩu của một ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan trọng. Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh ra quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của các ngân hàng. Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết kỹ thuật và chỗ dựa tài chính trong lĩnh vực quan trọng này. Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Vì vậy nhóm 12 xin được trình bày đề tài “ Thực Trạng Tài Trợ Nhập Khẩu Của Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam”

docx29 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tài trợ nhập khẩu của một ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài thảo luận môn thanh toán và tài trợ xuất nhập khẩu Đề tài Thực trạng tài trợ nhập khẩu của một NHTM Việt Nam Bố cục Lời mở đầu Nội Dung Một số vấn đề TTNK của NHTM Các hình thức thanh thức tín dụng TTNK của NHTM Rủi ro trong TTNK của NHTM Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tài TTNK của NHTM ở Việt Nam. Thực trạng TTNK của ngân hàng Eximbank chi nhánh Tân Sơn Nhất Kết luận Lời mở đầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quan trọng. Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trường tiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh ra quan hệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của các ngân hàng. Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp, nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng đem lại cho các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết kỹ thuật và chỗ dựa tài chính trong lĩnh vực quan trọng này. Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước với nhau. Vì vậy nhóm 12 xin được trình bày đề tài “ Thực Trạng Tài Trợ Nhập Khẩu Của Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam” Do kiến thức còn hạn chế, chắc chắn đề tài sẽ có nhiều sai sót, nhóm 12 mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Nhóm 12 xin trân trọng biết ơn! A.Nội dung Một số vấn đề cơ bản về TTNK của NHTM Một số vấn đề về hoạt động NK Khái niệm hoạt động nhập khẩu và sự cần thiết cảu hoạt động nhập khẩu. Khái niệm Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoàI phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc táI xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các công ty nước ngoài và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc táI xuất khẩu với mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dung Sự cần thiết của hoạt động nhập khẩu Nhập khẩu tạo ra hàng hoá bổ sung cho hàng hoá thiếu hụt trong nước và thay thế những sản phẩm trong nước không sản xuất được hay sản xuất với chi phí cao hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng nội địa một cách tốt nhất, từ đó tạo sự ổn định về cung-cầu trong nước và cao hơn là sự ổn định kinh tế vĩ mô. Nhập khẩu có tác động đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật, đổi mới công nghệ tạo tiền đề thuận lợi cho sản xuất. Ngoài ra, nhập khẩu còn có vai trò thúc đẩy xuất khẩu thông qua việc cung cấp các nguyên vật liệu, máy móc thiết bị đầu vào cho xuất khẩu cũng như góp phần định hướng sản phẩm, định hướng thị trường. Cuối cùng, một vai trò hết sức quan trọng của cả xuất và nhập khẩu đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đó là tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và mở rộng hợp tác quốc tế. Nhu cầu tài trợ nhập khẩu Nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ để đẩy mạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ để mua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được. Vì vậy về phía nhà nhập khẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt. Giai đoạn trước khi kí kết hợp đồng: ở giai đoạn này các nhà nhập khẩu cần có những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu của mình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp. Giai đoạn sau khi kí kết hợp đồng: Sau khi kí kết được hợp đồng, các nhà nhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc hoặc tạm ứng cho nhà xuất khẩu. Ngoài ra, nhiều khi nhà nhập khẩu còn phải nhờ ngân hàng đứng ra bảo đảm để tìm nguồn tài trợ ở nước ngoài. Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà nhập khẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữa chừng cho nhà xuất khẩu hay tài trợ cho các công việc ở điạ phương để chuẩn bị cho đầu tư. Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung ứng hàng hoá có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với các nhà nhập khẩu. Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh toán cung ứng hàng hoá khi xuất trình chứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường nhà nhập khẩu chỉ có thể nhận được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõ hoặc có thể tài trợ được. Xử lí tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp thì nhà nhập khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian từ khi nhập hàng về tới khi hàng hoá được tiêu thụ. Qua việc xem xét nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu ở trên ta có thể khẳng định rằng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có một nhu cầu tài trợ rất lớn. Vậy thì để đáp ứng cho nhu cầu đó có những nguồn tài trợ nào. Dưới đây là một số nguồn tài trợ thường dùng cho nhập khẩu. Các nguồn tài trợ cho hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản, do vậy nó cũng được tài trợ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, những nguồn tài trợ thường được sử dụng là: Tín dụng thương mại (hay tín dụng nhà cung cấp): là nguồn tài trợ được thực hiện thông qua hình thức mua bán chịu hàng hoá, dịch vụ với các công cụ chủ yếu là kỳ phiếu và hối phiếu. Đây là nguồn tài trợ ngắn hạn được ưa dùng vì dễ thực hiện, khả năng chuyển thành tiền mặt cao (thông qua chiết khấu tại các ngân hàng), linh hoạt về thời hạn. Tuy nhiên, các công cụ như hối phiếu thường được sử dụng trên cơ sở có ngân hàng đứng ra chấp nhận hay bảo đảm. Các khoản phải nộp phải trả: Bao gồm: thuế phải nộp nhưng chưa nộp, phải trả cán bộ công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác. Đây là nguồn tài trợ mang tính thời điểm cao vì nó thường nhỏ và ít ổn định. Vốn tự có: Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp khác nhau mà vốn tự có có thể là vốn Ngân sách cấp, vốn cổ phần của các sáng lập viên công ty cổ phần hay vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân. Vốn tự có chủ yếu bao gồm vốn khi thành lập doanh nghiệp như nói trên và phần lợi nhuận để lại cộng khấu hao. Sử dụng vốn tự có doanh nghiệp có thể giảm được hệ số nợ, tạo sự chủ động trong kinh doanh. Tuy vậy, nguồn tài trợ này có hạn chế là qui mô không lớn và nhiều khi chi phí cơ hội của việc giữ lại lợi nhuận cao. Phát hành cổ phiếu: Với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay họ có thể phát hành cổ phiếu công ty để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Hình thức này có ưu điểm là doanh nghiệp có được sự chủ động trong việc huy động và sử dụng vốn, giảm được nguy cơ phá sản khi gặp khó khăn (vì có thể không phải phân chia lợi tức cổ phần hoặc có thể hoãn trả lợi tức khi bị lỗ hoặc không có nhiều lãi) hay làm tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ của doanh nghiệp... Tuy nhiên, chỉ có các doanh nghiệp thỏa mãn những điều kiện nhất định mới được sử dụng hình thức này. Với nước ta, do thị trường tài chính còn chưa phát triển nên hình thức tài trợ này còn ít được sử dụng hoặc nếu có sử dụng thì vẫn khó có thể đem lại hiệu quả cao. Phát hành trái phiếu công ty: Đây cũng là một hình thức tài trợ khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường, gần như cổ phiếu. Tuy nhiên, với trái phiếu doanh nghiệp thường phải trả lợi tức cố định cho dù hoạt động kinh doanh có lãi hay không. Điều này dễ làm tăng khả năng phá sản đối với doanh nghiệp khi gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, với thị trường tài chính chưa phát triển như đã nói trên thì hình thức này cũng khó phát huy tốt được ưu thế của nó. Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng có thể tài trợ cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức và với những mục đích sử dụng khác nhau như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hợp đồng, cho vay có đảm bảo... để thu mua dự trữ, sản xuất, nhập khẩu nguyên vật liệu, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động. Hoặc cho vay dài hạn để đầu tư dự án, mua sắm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ... Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà Ngân hàng có thể áp dụng những hình thức nhất định sao cho thuận lợi với cả hai bên. Một đặc điểm khá nổi bật của tín dụng ngân hàng là có khả năng linh hoạt về lãi suất cũng như thời hạn. Các nguồn tài trợ khác: Ngoài các nguồn tài trợ trên các doanh nghiệp nhập khẩu còn có thể được tài trợ bằng các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ viện trợ của nước ngoài, hỗ trợ của Chính phủ...Hiện nay các nguồn này thường cũng được sử dụng thông qua các Ngân hàng. Như vậy, nguồn tài trợ cho nhập khẩu rất đa dạng nhưng trong đó nguồn tín dụng ngân hàng nắm giữ một vị trí đặc biệt bởi nó có thể được cung cấp thông qua nhiều hình thức cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau và các hình thức tài trợ khác muốn thực hiện được phần nào cũng cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động TTNK Khái niệm, vai trò của tín dụng ngân hàng Khái niệm Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa những người đi vay và người cho vay, giữa họ có mối quan hệ thông qua vận động của giá trị vốn tín dụng, được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Vai trò của tín dụng ngân hàng. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động tài trợ nhập khẩu được thể hiện qua các mặt sau: Cung cấp vốn: như các nguồn tài trợ khác tín dụng ngân hàng là một nguồn vốn quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu để thu mua dự trữ, sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, mua sắm máy móc thiết bị... Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Kinh doanh có hiệu quả là yêu cầu của hạch toán kinh tế đồng thời cũng là một trong những điều kiện cung cấp tín dụng của ngân hàng. Do đó, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến hiệu quả kinh doanh, nâng cao mức doanh lợi. Bên cạnh đó, với khả năng linh hoạt về thời hạn và lãi suất của tín dụng ngân hàng sẽ khuyến khích sự chủ động và sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn sao cho phù hợp với nhu cầu về vốn trong mỗi thời kỳ khác nhau. Thúc đẩy hoạt động nhập khẩu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn. Cấp tín dụng hạn chế được những rủi ro: xuất phát từ tính rủi ro trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu cao và do việc thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa người mua và người bán sự có mặt của ngân hàng sẽ là một đảm bảo cho cả hai bên, nhà xuất khẩu sẽ hạn chế được những rủi ro không thanh toán khi ngân hàng đứng ra đảm bảo cung cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu và ngược lại nhờ nguồn tín dụng của ngân hàng nhà nhập khẩu thực hiện được những nhập khẩu quan trọng trong khi khả năng tài chính của họ chưa đáp ứng được. Trung gian về vốn: ngân hàng là một đầu mối tiếp nhận các nguồn tài trợ của nước ngoài cho hoạt động nhập khẩu. Bởi vì hiện nay phần lớn các nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế cho một quốc gia nào đó được thực hiện qua các ngân hàng nước sở tại. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hoạt động nhập khẩu càng có ý nghĩa hơn khi ngân hàng thực hiện các chính sách của Nhà nước. Ngân hàng sẽ cung cấp cho các nhà nhập khẩu những khoản tín dụng lớn với lãi xuất ưu đãi mà nhờ đó họ có thể giải quyết vấn đề thiếu vốn trong hoạt động kinh doanh của mình. II.Các hình thức tín dụng tài trợ nhập khẩu của ngân hàng thương mai Thương mại quốc tế bao gồm những mối quan hệ phức tạp. Với tư cách là trung gian tài chính, ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra liên tục nhanh chóng, thuận lợi cho cá nhân và nhà xuất khẩu và nhà nhà nhập khẩu. Dựa trên tiêu chí ta có thế chia tín dụng nhập khẩu thành các hình thức sau 1.Căn cứ vào phương thức thanh toán Cho vay trong khuôn khổ thanh toán bằng L/C Thư tín dụng L/C là một văn bản pháp lí trong đó một ngân hàng cam kế sẽ trả một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu hoặc chấp nhận hối phiếu do người này kí phát trong phạm vi số tiền đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với quy định đề ra trong thư tín dụng +) cho vay kí quỹ L/C Kí quỹ là một quy định của ngân hàng phát sinh trong trường hợp khách hàng xin được bảo lãnh, khách sẽ phải nộp một khoản tiền nhất định vào tài khoản của họ tại ngân hàng mà họ xin được bảo lãnh của ngân hàng chấm dứt. Thông thường khoản tiền này được tính tỉ lệ với giá trị hợp đồng mà khách hàng xin được bảo lãnh. Trong trường hợp thiếu sự tin cậy hoặc thương vụ tiềm ẩn rủi ro cao ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng kí quỹ 100% giá trị hợp đồng. đối với những khách hàng đáng tin cậy hoặc có quan hệ thường xuyên thì ngân hàng có thể chấp nhận mức kí quỹ thấp hơn so với giá trị hợp đồng Đây là hình thức thể hiện sự tài trợ của ngân hàng dành cho các nhà nhập khẩu. Điều kiện để mở L/C tại các ngân hàng thương mại: Phải có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu Đối với các đơn vị nhập uỷ thác phải có hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục quản lý hàng nhập của Nhà nước, đơn vị phải xuất trình giấy phép nhập khẩu do Bộ thương mại cấp. Đơn vị phải có tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính ổn định và có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng. L/C hàng nhập phải có giá hợp lý, đồng thời chứng minh việc nhập lô hàng trên là hợp lý, phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán lô hàng. Đơn vị phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho giá trị của L/C hoặc được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ chức đáng tin cậy. Đối với L/C trả chậm, dư nợ bảo lãnh phải nằm trong hạn mức vay vốn nước ngoài được ngân hàng nhà nước duyệt. Thẩm định hồ sơ mở L/C: Trên cơ sở thẩm định, ngân hàng quyết định mức ký quỹ L/C. Ký quỹ L/C được coi là một hình thức bắt buộc tại ngân hàng thương mại. Ký quỹ nhằm bảo đảm khách hàng nhận hàng và thanh toán L/C. Thông thường mức ký quỹ cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố sau: Khả năng thanh toán của khách hàng: khả năng thanh toán của khách hàng càng cao mức ký quỹ càng thấp và ngược lại. Đối tượng khách hàng: khách hàng có uy tín đối với ngân hàng thì mức ký quỹ thấp và ngược lại. Loại L/C: L/C trả chậm thì mức ký quỹ thường thấp hơn L/C trả ngay, vì mục đích L/C trả chậm là để vay vốn nước ngoài, thời gian khá dài, mức ký quỹ cao sẽ làm ứ đọng vốn của khách hàng. Loại hàng hoá nhập, khả năng tiêu thụ hàng và tình hình biến động giá cả hàng hoá trên thị trường. Những mặt hàng dễ tiêu thụ, thị trường ổn định, giá cả ít biến động thì mức ký quỹ có thể thấp. Trên cơ sở kết hợp các yếu tố trên, các định mức ký quỹ L/C ngân hàng sẽ quyết định mức ký quỹ cụ thể. Ký quỹ được thực hiện bằng cách trích tài khoản ngoại tệ của khách hàng để chuyển vào tài khoản thanh toán L/C, theo quy định hiện nay thì số tiền ký quỹ được hưởng lãi bằng với lãi tiền gửi thanh toán. Nếu không đủ số dư trên tài khoản ngoại tệ hoặc đối với các đơn vị nhập uỷ thác có thể kèm đơn xin mua ngoại tệ để ký quỹ hoặc có thể làm đơn xin vay ngoại tệ ký quỹ L/C, hiện nay ở nước ta cho vay ký quỹ L/C rất hạn chế. Trên cơ sở các yếu tố trên, ngân hàng sẽ quyết định mức kí quỹ, nếu như khách hàng không có đủ số dư trên tài khoản thì phải tiến hành làm đơn xin vay ngoại tệ kí qũy L/C +)Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu hoặc tài trợ thanh toán toàn bộ chứng từ giao hàng Theo hình thức này khách hàng phải lập phương án sản xuất kinh doanh mang tính khả thi cho lô hàng nhập về phục vụ sản xuất kinh doanh. Đồng thời khách hàng phải lên kế hoạch tài chính nhằm xác định khả năng thanh toán khi đến thời điểm thanh toán dự kiến, xác định khoản thiếu hụt với ngân hàng tài trợ. Trên cơ sở xem xét và phân tích kế hoạch và phản ánh của khách hàng, ngân hàng sẽ quyết định tài trợ và xác định mức ngân hàng chấp nhận tài trợ Cho vay trong khuôn khổ phương thức nhờ thu kèm chứng từ Nhờ thu trong thanh toán hàng nhập khẩu: ngân hàng tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nước ngaoif, xuất trình hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu. nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì cần phải có sự tài trợ của ngân hàng cho vay thanh toán hàng nhập khẩu Cho vay trên cơ sở hối phiếu Tín dụng chấp nhận hối phiếu là khoản tín dụng mà ngân hàng chấp nhận hối phiếu. Người vay khoản tín dụng này chính là nhà nhập khẩu và khoản vay này chỉ là một hình thức, một sự đảm bảo về tài chính. Thực chất ngân hàng chưa phải xuất tiền thực sự cho người vay. Tuy nhiên kho đến hnaj, nếu nhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì người cho vay (ngân hàng) – người đứng dầu chấp nhận hối phiếu phải trả nợ thay Tín dụng chấp nhận hối phiếu xảy ra trong trường hợp bên bán thiếu tin tưởng khả năng thanh toán của bên mua. Họ có thể đề nghị bên mua yêu cầu một ngân hàng đứng ra chấp nhận trả tiền hối phiếu do bên bán kí phát. Nếu ngân hàng đồng ý, điều đó cũng có nghĩa là ngân hàng đã chấp nhân một khoản tín dụng cho bên mua để họ thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn Đối với ngân hàng, kể từ kho chấp nhận trả tiền hối phiếu cũng chính là thời điểm bắt đầu gánh chịu rủi ro nếu như bên mua không có tiền thanh toán cho bên bán khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Đương nhiên đến hạn thanh toán hối phiếu, bên mua có đủ tiền thì ngân hàng thực sự không phải ứng tiền ra. Như vậy khoản tín dụng này chie là hình thức, là một sự đảm bảo về tài chính. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ chỉ nhận được một khoản phí chấp nhận, khoản tiền này bù đắp cho chi phí gánh chịu rủi ro tín dụng mà thôi 2. Căn cứ vào thời hạn cho vay Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng cho vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị, chiếm tỉ trọng lớn tại ngân hàng, cho vay để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, để thu mua chế biến hàng xuất khẩu…. Tín dụng trung và dài hạn Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy theo quy định của mối nước, ở việt nam tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1-5 năm, tín dụng dài hạn từ 5 năm trở nên. Hình thức này được cung cập để đầu tư mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, cải tạo mở rộng, khôi phục, cải tiến thiết bị 3.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Tín dụng có đảm bảo Đây là hình thức tín dụng nhằn đảm bảo an toan vốn vay cua ngân hàng, các doanh nghiệp được vay vốn của ngân hàng phải có vật tư tài sản cầm cố, thế chấp, bảo lãnh của người thứ 3 đối với khoản vay. Những tài sản này là cơ sở đảm bảo cho ngân hàng có khả năng thu hồi vốn cho vay trong trường hợp doanh nghiệp không có đủ khả năng trả được nợ Tín dụng không đảm bảo Đây là hình thức ngân hàng cho vay mà không cần tài sản thế chấp cầm cố hoặc bảo lãnh của người thứu ba. Cơ sở cho vay mà không cần đảm bảo là dựa vào uy tín, quy mô, hiệu quả kinh doanh, phương án trả nợ 4.Một số hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu khác Tín dụng thuê mua Thuê mua là hình thức trợ vốn ta đời ở Mỹ năm 1953, sau đó nhanh chóng thâm nhập vào châu âu đầu những năm 1960 và dần dần hiện nay đang được các nước trên thế giới áp dụng Thuê mua là hình thức thuê tái sản dài hanh mà trong thời gian đó người cho thuê chuyển giao tài sản thuộc sở hữu cua mình cho người đi thuê sử dụng. người thuê có trách nhiệm thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian thuê và khi kết thúc thời hạn họ có thể có được quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được mua lại tài sản thuê hay là được quyền thuê tiếp. điều này tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên khi kí hợp đồng thuê. Có hai hình thức thuê mua, đó là: cho thuê vận hành và cho thuê tài chính Cho thuê tài chính: là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị và các tài sản khác. Bên đi thuê được chuyền quyền sở hữa hoặc tiếp tục thuê khi kết thúc thời hạn thuê Cho thuê vận hành: bên đi thuê thuê máy móc, thiếu bị trong thời gian ngắn để sử dụng vào mục đích tạm thời. mọi rủi ro và lợi ích đem lại đối với quyền sở hữu tài sản cho thuê vẫn thuộc vào người cho thuê So với hình thức vay truyền thống, hình thức thuê mua này có những ưu điểm sau Các doanh nghiệp sẽ không phải bỏ tiền mua thiếu bị ngay lập tức mà trả trả tiền thuê thiết bị theo đinh kì, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn về vốn để tập trung cho sản xuất. hình thức này có ý nghĩa đối vớ
Luận văn liên quan