Đề tài Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và liên hệ thị trường chứng khoán thế giới

Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN ” ( Trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII và trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) đòi hỏi phải có nguồn lực lớn mà cụ thể là huy động được nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước.Là một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất, bổ sung cho những kênh huy động vốn khác_ TTCK đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. TTCK ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư. Hòa nhập cùng thế giới, TTCK Việt Nam đã và đang trên đà phát triển. Việc trang bị và lĩnh hội những kiến thức về kinh tế - tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng là điều tất yếu và cần thiết đối với mọi sinh viên trong thời đại mới, đặc biệt là sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng.Trong bài viết này chúng em xin trình bày một cách sơ lược về thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu thành lập đến nay.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3530 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và liên hệ thị trường chứng khoán thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỀ TÀI: “Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam và liên hệ thị trường chứng khoán thế giới” Nhóm thảo luận: 1. Hoàng Lê Mai 2. Nguyễn Thị Thủy 3. Trần Bảo Nga Hà Nội, ngày 3/10/2009 Lời mở đầu: Đường lối kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế của nước ta là “ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN…” ( Trích Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII và trình đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng) đòi hỏi phải có nguồn lực lớn mà cụ thể là huy động được nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước.Là một trong những kênh huy động vốn quan trọng nhất, bổ sung cho những kênh huy động vốn khác_ TTCK đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. TTCK ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với thực tế phát triển kinh tế và nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư. Hòa nhập cùng thế giới, TTCK Việt Nam đã và đang trên đà phát triển. Việc trang bị và lĩnh hội những kiến thức về kinh tế - tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng là điều tất yếu và cần thiết đối với mọi sinh viên trong thời đại mới, đặc biệt là sinh viên ngành Tài chính- Ngân hàng.Trong bài viết này chúng em xin trình bày một cách sơ lược về thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam từ những ngày đầu thành lập đến nay. Bài viết gồm 4 phần lớn: TTCK là gì ? Trang 3 Thực trạng TTCK Việt Nam hiện nay. Trang 3 Liên hệ TTCK thế giới. Trang 11 Kết luận. Trang 13 Thị trường chứng khoán là gì? Thị trường chứng khoán là một thị trường mà nơi các Công ty phát hành cổ phiếu cho những người muốn đầu tư vào các Công ty đó và là nơi các nhà đầu tư (và các nhà đầu cơ) mua và bán chứng khoán vì mục tiêu lợi nhuận. Thị trường chứng khoán có thể là tập trung hoặc phi tập trung. Hình thái điển hình của thị trường chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán (tiếng Anh gọi là Stock Exchange). Tại Sở giao dịch chứng khoán, các lệnh mua và bán chứng khoán được khớp để hình thành giá giao dịch. Thị trường chứng khoán phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (tiếng Anh gọi là Over the counter). Trên thị trường OTC, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các Công ty chứng khoán phân tán trên khắp đất nước và được kết nối với nhau thông qua mạng điện tử. Giá trên thị trường này hình thành theo phương thức thoả thuận. Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay: 1/ Thị trường chứng khoán Việt Nam_quá trình hình thành và phát triển: Việc mua bán cổ phiếu ở nước ta đã diễn ra rất sôi động kể từ sau khi các doanh nghiệp thực hiện tiến trình cổ phần hoá, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam mới chính thức hoạt động từ năm 2000, khi mà Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM khai trương đi vào vận hành ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch lần đầu tiên ngày 28/07/2000. Ở thời điểm đó trên thị trường mới chỉ có 2 mã cổ phiếu được giao dịch đó là REE và SAM. Và sau một thời gian khá dài đi vào hoạt động (từ khi đi vào vận hành đến năm 2003), thị trường chứng khoán của nước ta rất ít được các nhà đầu tư quan tâm đến. Sở dĩ có tình trạng như vậy, là vì : Hàng hóa trên thị trường vẫn chưa dồi dào và phong phú, chất lượng chưa cao, các công ty cổ phần chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho nên chưa thu hút được các nhà đầu tư. Tốc độ phát triển của thị trường còn chậm, khuôn khổ của thị trường còn nhỏ bé, hoạt động của các tổ chức trung gian còn hạn hẹp chưa đóng vai trò kích thích mạnh mẽ đối với sự phát triển của thị trường. Hệ thống giao dịch, giám sát, công bố thông tin còn tách rời nên hạn chế nhiều đến chất lượng hoạt động của hoạt động giám sát và thông tin thị trường. Công tác quản lý tin học còn gặp một số khó khăn như thiếu máy móc thiết bị hiện đại, có ít điều kiện tiếp cận với những công nghệ tiên tiến trong khi các công nghệ mới lại luôn liên tục phát triển. Khung pháp lý điều chỉnh thị trường chứng khoán bao gồm một số nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, luật toàn diện về chứng khoán và thị trường chứng khoán chưa được ban hành, khuôn khổ pháp lý ngày càng thể hiện sự thiếu nhất quán và thiếu đồng bộ. Do có sự hạn chế về tỷ lệ nắm giữ nên hoạt động mua bán chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài chưa thật sự sôi động... Với thực trạng như vậy, bước sang năm 2004 Chính phủ đã có chủ trương khuyến khích mở rộng thị trường chứng khoán bằng việc đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, ban hành các chính sách và tạo cơ chế cho thị trường này hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ đầu tư chứng khoán đã được hình thành và tham gia vào thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được giao dịch chứng khoán một cách thuận lợi hơn, công tác quản lý thị trường được cải thiện đảm bảo khả năng vận hành và quản lý thị trường một cách hiệu quả, các tổ chức trung gian không ngừng tự hoàn thiện mình và đã cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho nhà đầu tư… Chính vì vậy đã làm cho nhu cầu về cổ phiếu thường xuyên tăng lên. Mặt khác về phía cung, mới chỉ có một số ít doanh nghiệp có cổ phiếu trên sàn giao dịch và giai đoạn đầu giao dịch gặp rất nhiều khó khăn. Số cổ phiếu bán ra công chúng chỉ với một mức độ nhất định, phần lớn số cổ phiếu được phân phối trong nội bộ của công ty. Từ thực tế đó đã làm cho quan hệ cung - cầu dần dần thay đổi, nhất là khi các quỹ đầu tư chứng khoán và những nhà kinh doanh chứng khoán lớn tham gia vào thị trường. Nhu cầu tăng lên nhanh hơn còn cung thì chậm hơn, cho nên khi cầu vượt cung thì giá cổ phiếu trên thị trường cũng vượt mệnh giá cổ phiếu và vượt giá trị của nó. Những người kinh doanh cổ phiếu thu lợi nhuận cao đã thu hút các nhà đầu tư lao vào thị trường này. Người ta vay ngân hàng, lấy quỹ tiền mặt ở cơ quan đơn vị, bán bất động sản, thế chấp tài sản... để có tiền kinh doanh chứng khoán. Hàng trăm ngàn tỷ đồng đã được huy động tung vào thị trường chứng khoán. Cầu đã vượt cung quá nhiều lần làm cho giá cổ phiếu tăng lên liên tục, thị trường chứng khoán nước ta bắt đầu khởi sắc và bùng phát kể từ năm 2005. Diễn biến thị trường chứng khoán năm2006-2007 Trong những tháng đầu năm 2006, đã nổ ra cơn “sốt nóng” cổ phiếu. Theo Ông Trần Đắc Sinh-Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.: “Thị trường giao dịch tập trung những tháng đầu năm 2006 đã chứng kiên sự lên điềm nhanh chóng của chỉ số Vn-Index. Sau một thời gian dài xoay quanh mức 300 điểm, Vn-Index đã vượt ngưỡng 400 điểm vào phiên giao dịch ngày 01/3/2006. Đền cuối tháng, vào phiên giao dịch ngày 31/3/2006, ngưỡng 500 điểm cũng bị phá vỡ và chỉ số đã vượt mức 600 để lên đến đỉnh ở mức 632 điểm vào ngày 25/4/06. Cùng với sự lên điểm của Vn-Index, khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng cao. Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh bình quân phiên cho 5 tháng đầu năm 2006 là 1,7 triệu cổ phiếu, giá trị đạt hơn 84 tỷ đồng, cao lần lượt gấp 3 và 5 lần so với mức bình quân của 4 tháng cuối năm 2005. Chúng ta có khá nhiều lý do giải thích cho sự tăng trưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh khả quan của các Công ty niêm yết năm 2005 và những tháng đầu năm 2006 là nền móng vững chắc cho sự tăng trưởng từ giá trị nội tại của Công ty. Khung pháp lý, các chính sách, quy định được cải tiến mạnh mẽ cùng những nỗ lực của Chính phủ trong việc gia nhập WTO tạo ra một môi trường đầu tu thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng không ổn định và đồng đôla suy yếu đã dấy một luồng tiền lớn từ tiết kiệm và đầu tư bất động sản sang đầu tư cổ phiếu. Cùng với những đánh giá rất khả quan về cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ các nhà đầu tư tài chính thế giới... Những yếu tố trên cộng hưởng lại tạo nên đợt sóng lớn trên thị trường chứng khoán tập trung thời gian vừa qua.” Vào cuối năm 2006, tổng giá trị được huy động vào thị trường chứng khoán ở mức 3 tỷ USD, nhưng đến cuối năm 2007 một cơn sốt của hiện tượng bong bong khiến nó lên “cao tận trời”: Chỉ số Vn-Index lên tới 1.170 điểm (12/3/2007), HASTC Index đạt trên 450 điểm. Theo ông Bùi Ngọc Long, Giám đốc Marketing, Phòng Tư vấn đầu tư, Công ty chứng khoán quốc tế Hoàng Gia (IRS) thì năm 2007 là một năm phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán. Điều này thể hiện trước hết ở quy mô của thị trường. Mục tiêu của Nhà nước là tới năm 2010, vốn hóa của thị trường chứng khoán chiếm 35% GDP. Nhưng riêng năm nay, tổng giá trị vốn hóa của thị trường (cả hai sàn HOSE và HASTC, chưa tính trái phiếu) đã đạt trên 43% GDP. Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường còn thể hiện ở con số hơn 330.000 tài khoản so với con số chỉ hơn 100.000 tài khoản năm ngoái. Điều này cho thấy sự quan tâm của công chúng đầu tư tới thị trường ngày càng lớn. Cuối năm 2006, chỉ có khoảng 1.000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài thì cả năm 2007 con số đã lên tới 7.000. Tổng số tiền mà khối ngoại bỏ vào thị trường là 3 tỷ USD, nhưng nếu tính cả một lượng tiền để dành cho các IPO "hàng khủng" thì vào khoảng 7-10 tỷ USD. Các nhà đầu tư ngoại gọi Việt Nam là "second China" ở châu Á và được đánh giá là một điểm sáng về đầu tư.   Diễn biến thị trường chứng khoán năm 2008-2009 Giai đoạn 1: Sau hiện tượng bong bóng nam 2007, không nằm ngoài dự đoán, đến năm 2008 bong bóng vỡ .Sự xấu đi của các yếu tố vĩ mô và các chính sách thắt chặt của chính phủ đã làm cho bong bong này xì hơi..Thị trường suy giảm từ đầu năm cho đến thắng 6/2008 do khó khăn về kinh tế vĩ mô ( lạm phát, giá cả nguyên liệu, lãi suất tăng cao…). Chỉ số chứng khoán giảm xuống còn 366 điểm (tháng 6/2008). Cả hai chỉ số VN-index và HASTC-index đều giảm trên 65% trong năm 2008. Có cổ phiếu đã giảm đến 94%,nhiều cổ phiếu giảm trên 85% giá trị. Đặc biệt kể từ tháng 06/2008 đến nay, luôn đỏ sàn sau mỗi phiên giao dịch và xuống dốc liên tục. Chỉ trong vòng khoảng một năm thôi mà chỉ số VN-Index giảm điểm một cách đáng kể, từ trên 1.170 điểm nay giảm xuống chỉ còn ở mức 571,01 điểm, HNX-index cũng có tình trạng tương tự từ 450 điểm nay chỉ còn 176,46 điểm. Giai đoạn 2: Tháng 6-8/2008, Chính phủ triển khai nhóm các giải pháp ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát phát huy tác dụng, kinh tế vĩ mô có dấu hiệu tốt lên ( nhập siêu, dự trữ ngoại tệ được cải thiện, luồng vốn đầu tư nước ngoài gia tăng) và lạm phát bị kiểm chế, thị trường đã tăng trở lại, Vn-Index đã tăng điểm trở lại và đạt 570 điểm (tháng 9/2008). Giai đoạn 3: Tháng 9/2008 đến tháng 3/2009 do khủng hoảng thị trường tài chính, TTCK Việt Nam lại giảm điểm trở lại, chỉ số VN-Index giảm xuống còn 286,85 điểm( tháng 12/2008). Sang năm 2009, giảm mạnh dưới 240 điểm. Giai đoạn 4: Từ tháng 4/2009 đến nay, giai đoạn phục hồi của thị trường chứng khoán sau khủng hoảng kinh tế, sau khi chỉ số thị trường giảm mạnh liên tiếp và liên tục lập đáy mới đã bắt đầu tăng trở lại. Đến tháng 9/2009 chỉ số VN-Index đạt 571,01 điểm và tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 9. Một mặt bằng lãi suất thấp đi kèm với các chính sách nới lỏng tiền tệ và những gói kích thích kinh tế đã tạo ra tác động "kích thích" nhất định đến thị trường và tạo đà phục hồi. Tính cho đến nay, trên toàn thị trường (cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM) có tới 392 mã cổ phiếu, 4 chứng chỉ quỹ, 573 loại trái phiếu được niêm yết và trong thời kỳ tăng trưởng mạnh của thị trường có thời điểm chỉ số VN-Index đạt mức kỷ lục trên 1.170 điểm, HNX-index đạt 450 điểm. Quy mô niêm yết thị trường hiện tại Số lượng CK niêm yết Toàn thị trường Cổ phiếu Trái phiếu Chứng chỉ quỹ Upcom Sở GDCK Hà Nội 744 220 508 0 16 Sở GDCK TPHCM 241 172 65 4 0 Quy mô của TTCK VN Vốn hóa thị trường cổ phiếu: 225.900 tỷ VND (18% GDP 2008) Số lượng cổ phiếu niêm yết: 392 công ty Số lượng trái phiếu niêm yết: 573 Số lượng công ty chứng khoán : 104 công ty Số lượng công ty quản lý quỹ: 46 công ty Số lượng công ty đại chúng: 1000 công ty Số lượng tài khoản NĐT:530000 TK (Trong nước: 520.000TK; Nước ngoài: 12.000TK) đến nay tổng giá trọ chứng khoán niêm yết là gần 6.600 tỷ đồng bao gồm 1000 tỷ đồng cổ phiếu của 21 công ty cổ phần và trên 5.550 tỷ đồng trái phiếu chính phủ và trái phiếu ngân hàng đầu tư và phát triển 2/ Một số chính sách can thiệp của chính phủ gây ảnh hưởng đến biến động thị trường chứng khoán Việt Nam: Thuế thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính:Thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động đầu tư chứng khoán sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 01/01/2009. Theo đó thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn và chuyển nhượng vốn ( có mua bán chứng khoán) sẽ phải đóng thuế. Có 2 phương thức đóng thuế để nhà đầu tư chọn: (1) Đóng trực tiếp 0.1% trên giá trị chuyển nhượng. (2) Đóng 20% trên tổng thu nhập chịu thuế. Công ty chứng khoán phải có Vốn điều lệ đạt mức tối thiểu 300 tỷ đồng. Tách bạch quản lý tài khoản: Theo quyết định 27/2007/QĐ-BTC, tiền của nhà đầu tư sẽ chuyển về nhân hàng quản lý thay vì để ở CTCK như lâu nay. Theo đó,nhà đầu tư sẽ quản lý tài khoản chứng khoán của mình giống như 1 tài khoản tiền bình thường.Họ có thể rút và gửi tiên tại tất cả các chi nhánh của ngân hàng quản lý tài khoản. Như vậy rất thuận lợi cho nhà đầu tư và các CTCK sẽ không thể sử dụng tiền của nhà đầu tư cho mục đích riêng của mình nữa. Triển khai giao dịch trực tuyến: Ngày 12/01/2009 là ngày chính thức triển khai giao dịch trực tuyến sau hơn 1 năm thử nghiệm. Với phương thức giao dịch này, Sở giao dịch chứng khoán, các CTCK và đặc biệt là nhà đầu tư sẽ có rất nhiều thuân lợi, tiết kiệm được diện tích,chi phí quản lý sàn giao dịch,các CTCK không phải chạy đua nhập lệnh. Thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp: Theo kế hoạch,giai đoạn 2008-2010 sẽ thực hiện cổ phần hóa 948 doanh nghiệp.Tuy nhiên, theo bộ Tài Chính, cho đến nay mới chỉ có khoảng 1 lượng nhỏ doanh nghiệp được cổ phần, việc hoàn thành kế hoạch là rất khó thực hiện và không khả thi đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay. 3/ Những yếu tố gây nguy cơ cho thị trường chứng khoán Việt Nam Nạn đầu cơ chứng khoán : Thực tế vừa qua trên thị trường chứng khoán ở nước ta những nhà đầu tư chuyên nghiệp rất ít mà phần lớn là những nhà buôn chứng khoán. Họ có không nhiều kiến thức về chứng khoán và thị trường cứng khoán, về quản trị kinh doanh. Họ lao vào chứng khoán do thấy đã có nhiều người phất lên từ thị trường này. Họ mua chứng khoán không vì mục tiêu đầu tư và hưởng cổ tức từ lợi nhuận của doanh nghiệp mà họ đầu cơ chứng khoán, mua đi bán lại hưởng chênh lệch giá. Do vậy đã làm nhu cầu chứng khoán tăng lên giả tạo. Nạn lạm phát chứng khoán : Khi giá cổ phiếu liên tục tăng lên, cổ phiếu các doanh nghiệp được giao dịch hết. Doanh nghiệp huy động vốn một cách nhanh chóng và dễ dàng, đó cũng là cơ hội thuận lợi đối với các doanh nghiệp. Thực trạng này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tiếp tục phát hành cổ phiếu nhiều hơn nhằm mở rộng việc huy động vốn.Thực tế trên thị trường chứng khoán nước ta trong thời gian qua có rất nhiều công ty phát hành cổ phiếu đợt 2, đợt 3... Tuy nhiên giá trị tài sản mà cổ phiếu đại biểu giai đoạn sau này đã giảm đi nhiều lần so với cổ phiếu giai đoạn đầu. Ngoài ra, có một số công ty không trả cổ tức cho nhà đầu tư bằng tiền mà lại trả bằng cổ phiếu, nhờ đó mà hàng triệu cổ phiếu được phát hành thêm một cách mặc nhiên và doanh nghiệp thu được khoản tiền đáng kể. Mặt khác, thị trường chứng khoán lại tiếp tục có thêm nhiều cổ phiếu mới lên sàn giao dịch. Chính vì vậy lượng cung tăng thêm rất nhiều, càng làm cho quan hệ cung cầu chứng khoán mất cân đối trầm trọng. Tâm lý nhà đầu tư không ổn định : Khi các nhà đầu tư nhận thấy giá trị cổ phiếu bị giảm đi liên tục, cổ tức mà cổ phiếu mang lại rất thấp hoặc không có, mệnh giá cổ phiếu chỉ còn là cái vỏ bề ngoài và giá cổ phiếu giảm liên tục theo giá trị thực của nó làm cho nhà đầu tư bị tước đoạt phần lớn số tiền vốn của mình mà chính họ cũng không hiểu vì sao. Cho nên các nhà đầu tư có tâm lý hoang mang, lo sợ và nghi ngờ về thị trường chứng khoán, tìm cách thu hồi vốn. Họ tìm cách để bán cổ phiếu ra, hạn chế mua vào, xu thế này đã làm giá cổ phiếu sụt giảm và không ổn định gây ảnh hưởng xấu cho thị trường. Liên hệ thị trường chứng khoán thế giới: Sức tàn phá của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đã lan ra toàn cầu, hầu hết các quốc gia và các ngành nghề đã bị ảnh hưởng một cách nặng nề. Các chính phủ và các tổ chức quốc tế như tổ chức tiền tề quốc tế(IMF), ngân hàng Thế Giới (WB) đã không ngừng nỗ lực để cứu nền kinh tế và tài chính Thế Giới bằng các gói kích thích kinh tế khổng lồ và các chính sách tiền tệ quyết liệt. Hầu hết các thị trường chứng khoán trên Thế Giới đều bị sụt giảm từ 40-70%. Nhiều mã chứng khoán biến mất khỏi sàn giao dịch, nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm và quốc hữu hóa. Trong năm 2008, hai vụ gian lận trên thị trường chứng khoán(TTCK) bị phát hiện làm rung chuyển cả giới tài chính. Các vụ lừa đảo này không chỉ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư với số tiền khổng lồ, mà lòng tin của giới đầu tư vào hệ thống tài chính, chứng khoán bị tổn hại nghiêm trọng. Sức lan tỏa của cuộc khủng hoảng đã len lỏi vào các công ty,các Quốc gia làm cho số vụ phá sản của các doanh nghiệp và sự xấu đi của các chỉ số vĩ mô vẫn chưa dừng lại. Sang năm 2009, cùng với các chính sách can thiệp của chính phủ và tác động của các yếu tố vĩ mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên vị trí dẫn đầu châu Á – Thái Bình Dương Trong quý II/2009, chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương đã tăng 28%, chỉ số chứng khoán Việt Nam trong quý này đã tăng vượt mức 60%, chỉ xếp sau chỉ số PFTS của Ukraine trên thị trường cổ phiếu toàn cầu, chỉ số PFTS của Ukraine tăng khoảng 78%. Tính từ đầu năm nay, chỉ số chứng khoán Việt Nam đã tăng 42%, xếp thứ 9 về biên độ tăng của thị trường chứng khoán toàn cầu. Ngoài ra, chỉ số chứng khoán trên thị trường cổ phiếu Bombay, Ấn Độ tăng 49%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 37%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 35%, đây đều là những chỉ số có biên độ tăng mạnh nhất kể từ năm 1999. Chỉ số giá trung bình của 225 mã cổ phiếu tại TTCK Tokyo Nhật Bản đều tăng gần 23%, là biếu hiện tốt nhất từ năm 1995 tới nay. Các chỉ số chính trên TTCK Manila, Philipin cũng tăng gần 23%, chỉ số Nikkei của Hàn Quốc cũng tăng15%. Sự nhường ngôi của TTCK Âu – Mỹ cho TTCK Mặc dù TTCK của các nước phát triển Âu – Mỹ cũng có dấu hiệu tích cực, nhưng nếu so sánh thì vẫn không bằng các nước châu Á. Chỉ số MSCI của thế giới phủ khắp hơn 20 thị trường trong quý II/2009 tăng khoảng 21%, là biên độ tăng lớn nhất kể từ năm 1987 tới nay. Trong quý II, chỉ số Nasdaq tăng 20%, chỉ số 30 mã ngành công nghiệp DowJones bình quân tăng 11%, hai chỉ số này đều lập kỷ lục với biên độ tăng mạnh nhất kể từ năm 2003. Chỉ số Standard & Poors 500 tăng 15%, mức tăng lớn nhất từ năm 1998. Ba chỉ số chính của châu Âu cũng đều tăng mạnh trog quý II vừa qua. Chỉ số của 100 mã cổ phiếu trên TTCK London cũng tăng 8%. Chỉ số CAC40 của Paris, Pháp cũng tăng 12%, chỉ số DAX của TTCK Frankfurt, Đức tăng gần 18%. Tuy nhiên, so với các chỉ số trên thị trường chứng khoán châu Á, biên độ tăng này vẫn thấp hơn. Đây là dấu hiệu về sự nhường ngôi của TTCK Âu – Mỹ cho TTCK châu Á . TTCK châu Á được xem trọng Đối với xu hướng của thị trường cổ phiếu trong tương lai, mặc dù các nhà phân tích vẫn chưa đưa ra kết luận cụ thể nào cho chiều hướng ngắn hạn sắp tới của TTCK, nhưng đã số các nhà đầu tư vẫn tỏ ra lạc quan về viễn cảnh dài hạn. Nhà phân tích chiến lược, giám đốc mảng quản lý vốn và tài sản tư nhân của UBS tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ông Phố Vĩnh Hạo cho biết: “Mặc dù chúng tôi không cho rằng nền kinh tế sẽ lại thụt lùi như ba tháng trước đây, nhưng xem xét đến những dự đoán về sự phục hồi của thị trường, các chỉ số kinh tế tích cực đã kích thích không khí của thị trường. Các nhà đầu tư đã đánh giá khá cao thị trường chứng khoán của khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Kết luận: Sau chín năm thành lập, thị trường chứng khoán Việt Nam đã đi qua nhữ
Luận văn liên quan