Lànhữngthỏa thuận muabánmộtloại tài sản ở
mộtthời điểm chắcchắntrong tươnglai vớimột
mứcgiánhấtđịnh; nhằmbảovệtrướcnhữngrủiro
xảyradosựbiếnđôngvềgiátrongtươnglai.
- Nhữngđốitượngthamgia: nhàbảohộ,nhàđầucơ
vànhàkinhdoanhchênhlệchgiá.
23 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2216 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường hợp đồng kỳ hạn ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
Ở VIỆT NAM
NỘI DUNG
1. Hợp đồng kỳ hạn tại Việt Nam
1.1. Hợp đồng kỳ hạn
1.2. Ưu điểm và khuyết điểm của hợp đồng kỳ hạn
1.3. Cơ sở pháp lý
NỘI DUNG
2. Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường HĐ
kỳ hạn ở Việt Nam
2.1. Thực trạng
2.2. Giải pháp
3. Lời kết
1.1. Hợp đồng kỳ hạn
- Là những thỏa thuận mua bán một loại tài sản ở
một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một
mức giá nhất định; nhằm bảo vệ trước những rủi ro
xảy ra do sự biến đông về giá trong tương lai.
- Những đối tượng tham gia: nhà bảo hộ, nhà đầu cơ
và nhà kinh doanh chênh lệch giá.
VD: Đứng trước tình hình biến động giá nông sản như
hiện nay, người nông dân muốn phòng ngừa việc giá có
thể giảm xuống gây thiệt hại cho mình; nên họ sẽ thực
hiện HĐ kỳ hạn bán nông sản với một mức giá thực hiện
trong tương lai được xác định. Ngược lại, đối với thương
lái thu mua.
1.2. Ưu điểm và khuyết điểm của HĐ kỳ hạn
1.2.1. Ưu điểm của HĐ kỳ hạn
- Giá giao hàng trong tương lai được xác định trước, cho
nên phòng ngừa rủi ro xảy ra do việc biến động về giá.
- Được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận (không chuẩn hóa
như HĐ giao sau) giữa hai bên về: giá thực hiện, chủng
loại hàng hóa và thời hạn thực hiện. Vì vậy HĐ kỳ hạn dễ
dàng thực hiện hơn so với HĐ giao sau.
1.2.1. Ưu điểm của HĐ kỳ hạn
- Tài sản cơ sở của HĐ kỳ hạn không bị ràng buộc bởi
những tiêu chuẩn về khối lượng, chủng loại (trong HĐ
giao sau, tài sản cơ sở giao dịch phải đạt những tiêu chuẩn
của thị trường mới được giao dịch). Cho nên, nguồn cung
cho HĐ kỳ hạn rất phong phú.
- Người trung gian thực hiện HĐ kỳ hạn (các ngân hàng
TM) thu được một khoản thu nhập từ việc ký qũy và thực
hiện thanh toán.
1.2.2. Khuyết điểm của HĐ kỳ hạn
- Gây ra tổn thất cho chủ thể tham gia nếu công tác dự đoán
không hiệu quả (vd: dự đoán giá vàng trong tương lai sẽ
tăng nên thực hiện HĐ kỳ hạn mua vàng; nhưng giá vàng
lại xuống).
- Do đây là HĐ bắt buộc thực hiện, nên tính linh hoạt trong
việc chấm dứt HĐ nhằm hạn chế thiệt hại do thực hiện
HĐ rất kém (HĐ giao sau có thể đóng vị thế trước thời
hạn nếu tình hình không tốt cho việc thực hiện HĐ).
1.2.2. Khuyết điểm của HĐ kỳ hạn
- Lãi lỗ được xác định vào ngày cuối của HĐ nên dễ dàng bị
sự quản lý của cơ quan thuế (HĐ giao sau thì xác định từng
ngày).
- Do chỉ được thực hiện vào cuối thời hạn HĐ nên đánh mất
cơ hội đầu cơ.
1.3. Cơ sở pháp lý
- Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH ngày
13/12/2005.
- Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006, quy định chi
tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH.
- Quyết định 2554/QĐ-NHNN ngày 31/12/2006 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành một số quy
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được
phép kinh doanh ngoại tệ.
1.3. Cơ sở pháp lý
- Quyết định 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành một số quy
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được
phép kinh doanh ngoại tệ.
- Quyết định 504/QĐ-NHNN ngày 07/03/2008 của Thống
đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành một số quy
định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được
phép kinh doanh ngoại tệ.
2. Thực trạng thị trường HĐ kỳ hạn tại VN
2.1. Thực trạng
- Với những ưu điểm của mình thì tài sản cơ sở của HĐ kỳ
hạn rất phong phú và đa dạng. Nhưng do còn thiếu văn bản
pháp lý quy định và điều chỉnh; nên tại Việt Nam, HĐ kỳ
hạn hầu như chỉ thực hiện với tài sản cơ sở là các sản phẩm
ngoại hối.
- Và, thông qua những văn bản pháp lý có được, các ngân
hàng thương mại được phép kinh doanh ngoại tệ đều thực
hiện công cụ phái sinh này với các khách hàng của mình.
2.1. Thực trạng
- Tuy nhiên, nếu so với giao dịch giao ngay (spot) thì HĐ kỳ
hạn vẫn chưa phát triển (chỉ bằng 1/3 tổng giao dịch giao
ngay); cho dù, nó mang tính chất phòng ngừa rủi ro tốt hơn
giao dịch giao ngay.
- Hoạt động mua bán hợp đồng kỳ hạn của các nhà đầu cơ
trên thị trường OTC không phát triển.
* Một số nguyên nhân:
- Khái niệm về công cụ phái sinh này còn quá mới ở Việt
Nam. Nên kiến thức về lợi ích của HĐ kỳ hạn mang còn
rất hạn chế.
- Những chủ thể tham gia còn mỏng, nhận thức về khoản lợi
thu được từ thực hiện nghiệp vụ này của các tổ chức trung
gian còn nhiều điều bất cập nên không thúc đẩy việc thực
hiện công cụ này.
* Một số nguyên nhân:
- Với việc quy định biên độ dao động của tỷ giá USD là ±
0.75% (mới được nâng lên ± 1%) so với tỷ giá bình quân
trên thị trường LNG, cho thấy chính sách về tỷ giá của Việt
Nam chưa thật sự gắn kết với thị trường và còn mang tính
kiểm soát nên sự biến động chưa lớn.
- Và, do thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua
tương đối ổn định, chưa gặp những biến động lớn. Vì vậy,
nhu cầu về một công cụ phòng ngừa rủi ro biến động về tỷ
giá chưa cao.
* Một số nguyên nhân:
- Sân chơi giao dịch của công cụ phái sinh này chưa phát
triển (thị trường OTC).
- Tập quán giao dịch thương mại của nước ta còn mang nặng
hình thức mua đứt bán đoạn.
- Cơ sở pháp lý chưa theo kịp các giao dịch phái sinh trên thị
trường nên kìm hãm sự phát triển của các công cụ này (như
chưa có văn bản pháp lý cho các tài sản cơ sở khác, không
cho phép thực hiện mua bán khống nên gần như triệt tiêu
hoạt đông mua bán HĐ kỳ hạn trên thị trường OTC).
2.2. Giải pháp
- Xây dựng và tiến đến hoàn thiện khung pháp lý cho thị
trường các công cụ phái sinh hoạt động (như quy định cho
nhiều tài sản cơ sở khác và đặc biệt là quy định về việc
“mua bán khống”).
- Thay đổi những vai trò điều hành của nhà nước về ngoại
hối theo hướng nới lỏng các quy định về giao dịch ngoại
hối, mở rộng biên độ dao động của tiền VND so với USD
và tạo những điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương
mại thực hiện các dịch vụ về các công cụ phái sinh.
2.2. Giải pháp
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá để nâng cao nhận thức về
HĐ kỳ hạn cho các đối tượng tham gia thị trường tài chính,
qua đó thấy được lợi ích của công cụ phái sinh này mang
lại cho họ.
- Nâng cao trình độ, kiến thức cho các nhân viên ngân hàng
thương mại nhằm nhận thấy các khoản lợi nhuận thu được
từ việc thực hiện nghiệp vụ này cho đơn vị mình.
- Phát triển sân chơi của hợp đồng kỳ hạn (thị trường OTC).
3. Lời kết
- Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ phái sinh nhằm phòng
ngừa rủi ro xảy ra do sự biến động về giá; bằng việc thỏa
thuận giữa người mua và người bán về việc thực hiện một
hợp đồng với mặt hàng, gía và thời hạn thực hiện cụ thể.
3. Lời kết
- Nhưng, do một số nguyên nhân khách quan cũng như chủ
quan mà thị trường công cụ phái sinh này chưa phát triển và
chưa thật sự là lựa chọn của các chủ thể kinh tế trong việc
phòng ngừa những rủi ro do sự biến động về giá. Cũng như
việc thực hiện giao dịch hợp đồng này trên thị trường OTC
nhằm thu lợi từ chênh lệch giá.
3. Lời kết
- Tuy nhiên, với những gì đã và đang xảy ra trên thị trường
tài chính trong thời gian gần đây; cùng với những chính
sách vĩ mô được điều chỉnh theo lộ trình hội nhập WTO,
đã cho thấy nền kinh tế của nước ta thực sự đang “kết nối”
với thế giới. Vì vậy, có thể nói sự biến động giá cả sẽ rất
phức tạp.
3. Lời kết
- Cho nên, nhu cầu về một công cụ phái sinh (như hợp đồng
kỳ hạn) nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia
thị trường trước những rủi ro của sự biến động này là rất
cần thiết. Đồng thời tạo ra cơ hội cho các nhà đầu cơ mua
bán hợp đồng kỳ hạn nhằm thu lợi qua việc chênh lệch
giá.
Cảm ơn
sự theo dõi của các anh chị!!!