Đề tài Thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Trong những năm qua, thị trường trái phiếu ở Việt Nam đã từng bước được hình thành và hoàn thiện dần. Đặc biệt là từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp đã có thị trường thứ cấp để các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của trái phiếu được cải thiện. Trái phiếu dần dần trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và từ đó mở rộng và thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Chính phủ và các Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh những khía cạnh đạt được, thị trường trái phiếu ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và được phản ánh rõ nét cả ở thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Một số đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ đã không thành công, chưa có nhiều các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Việc phát hành trái phiếu như một phương tiện tăng nguồn vốn dài hạn nhưng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường giao dịch rất hạn chế. Với thực trạng trên và với mong muốn thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực, Nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng thị trƣờng trái phiếu các nƣớc và bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam”. Với đề tài này, Nhóm nhằm làm rõ vai trò thị trường trái phiếu, đánh giá thực trạng thị trường trên cơ sở có so sánh với thị trường trái phiếu các nước, đồng thời vạch ra xu hướng phát triển thị trường trái phiếu, đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, góp phần từng bước phát triển thị trường vốn và đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong các giai đoạn phát triển tiếp theo.

pdf106 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2777 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thị trường trái phiếu các nước và bài học kinh nghiệm cho thị trường trái phiếu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 0/106 TRƢỜNG ĐAỊ HOC̣ KINH TẾ KHOA ĐÀO TAỌ SAU ĐAỊ HOC̣ LỚP CAO HOC̣ KHÓA 19  TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU CÁC NƢỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM Giảng viên : TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên Nhóm thực hiện : Nhóm 06 Lớp : K19 - Đêm 2 – Ngân hàng Tp.HCM, tháng 08 năm 2010 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 1/106 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU ............................................................................................................................ 4 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU .................................................... 4 1.1.Khái niệm về trái phiếu .............................................................................................. 4 1.2 Đặc điểm của trái phiếu ............................................................................................. 4 1.3. Phân loại trái phiếu ................................................................................................... 5 1.3.1 Phân loại trái phiếu theo hình thức phát hành ........................................................... 5 1.3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành ............................................................................... 5 1.4. Phƣơng thức phát hành trái phiếu ........................................................................... 8 1.5. Xếp hạng tín nhiệm đầu tƣ trái phiếu.................................................................... 10 1.5.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm đầu tư trái phiếu ..................................................... 10 1.5.2 Tổ chức xếp hạng tín nhiệm đầu tư trái phiếu ......................................................... 10 1.5.3 Vai trò của xếp hạng tín dụng .................................................................................. 11 1.5.3.1 Đối với Nhà nước ................................................................................................. 11 1.5.3.2 Đối với nhà phát hành: ......................................................................................... 11 1.5.3.3 Đối với nhà đầu tư ................................................................................................ 11 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU ....................... 12 2.1 Khái niệm và phân loại thị trƣờng trái phiếu ........................................................ 12 2.2 Các chủ thể tham gia vào thị trƣờng trái phiếu..................................................... 13 2.2.1 Chủ thể phát hành .................................................................................................... 13 2.2.2 Chủ thể đầu tư (Nhà đầu tư) .................................................................................... 13 2.2.3 Tổ chức trung gian tài chính .................................................................................... 14 2.2.4 Chủ thể quản lý, giám sát hoạt động thị trường trái phiếu ...................................... 15 2.3 Vai trò của thị trƣờng trái phiếu ............................................................................. 15 2.3.1 Đối với các doanh nghiệp ........................................................................................ 15 2.3.2 Đối với Chính Phủ ................................................................................................... 16 2.3.3 Đối với nền kinh tế quốc dân ................................................................................... 16 2.3.4 Đối với công chúng đầu tư ...................................................................................... 16 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU VIỆT NAM ................... 17 1Thực trạng thị trƣờng trái phiếu ở một số nƣớc trên thế giới ..................................... 17 1.1 Xu hƣớng chung của thị trƣờng trái phiếu quốc tế sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 ................................................................................................................... 17 1.2 Thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc ......................................................................... 20 1.2.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Trung Quốc ......... 20 1.2.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Trung Quốc .......................................................... 21 1.2.3 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Trung Quốc ............................................. 31 1.3 Thị trƣờng trái phiếu Hàn Quốc ............................................................................. 34 1.3.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu Hàn Quốc ............ 34 1.3.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Hàn Quốc ............................................................. 35 1.3.3 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Hàn Quốc................................................. 44 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 2/106 1.4 Thị trƣờng trái phiếu Singapore ............................................................................. 44 1.4.1 Giới thiệu sự hình thành và phát triển của thị trường trái phiếu singapore ............. 44 1.4.2 Thực trạng thị trường trái phiếu Singapore ............................................................. 47 1.4.3 Đánh giá chung về thị trường trái phiếu Singapore ................................................. 61 2.Thực trạng thị trƣờng trái phiếu của Việt Nam trong thời gian qua ......................... 63 2.1 Sự ra đời, hình thành và phát triển của thị trƣờng trái phiếu Việt Nam ............ 63 2.2 Thực trạng thị trƣờng trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam ................................... 64 2.2.1 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua .......... 64 2.2.2 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua ...... 68 2.2.3 Những ưu nhược điểm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam .............. 69 2.3 Thực trạng thị trƣờng trái phiếu Chính phủ Việt Nam ........................................ 71 2.3.1 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng nội tệ trong thời gian qua .......... 71 2.3.2 Tình hình phát hành và giao dịch trái phiếu bằng ngoại tệ trong thời gian qua ...... 75 2.3.2.1 Tình hình phát hành trái phiếu chính phủ bằng ngoại tệ: ..................................... 75 2.3.2.2 Tình hình giao dịch trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ: ..................................... 76 2.3.3 Những ưu nhược điểm của thị trường trái phiếu Chính phủ Việt Nam ................... 77 2.4 Vai trò của thị trƣờng Trái phiếu Việt Nam .......................................................... 79 3. So sánh thị trƣờng trái phiếu Việt Nam và thị trƣờng trái phiếu Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore .................................................................................................................. 80 3.1 Điểm tƣơng đồng giữa các thị trƣờng trái phiếu ................................................... 80 3.2 Điểm khác nhau giữa các thị trƣờng trái phiếu ..................................................... 81 3.2.1 Về sự hình thành và phát triển ................................................................................. 81 3.2.2 Về cơ cấu thị trường: .............................................................................................. 82 3.2.3 Về phát hành trái phiếu:.......................................................................................... 83 3.2.4 Về đặc điểm thị trường: ........................................................................................... 84 CHƢƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU TẠI VIỆT NAM ............................................................................................. 87 1. Bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam .......................................... 87 2. Định hƣớng phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam .............................................. 90 2.1 Nhu cầu trái phiếu....................................................................................................... 90 2.2 Triển vọng trái phiếu, những thuận lợi và khó khăn .................................................. 91 2.3 Định hướng mô hình phát triển .................................................................................. 92 2.3.1. Mô hình phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ............................................... 92 2.3.2. Thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp ....................................................... 95 3. Đề xuất giải pháp phát triển thị trƣờng trái phiếu Việt Nam .................................... 96 KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 104 Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 3/106 LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua, thị trường trái phiếu ở Việt Nam đã từng bước được hình thành và hoàn thiện dần. Đặc biệt là từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp đã có thị trường thứ cấp để các nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch mua bán trái phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của trái phiếu được cải thiện. Trái phiếu dần dần trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và từ đó mở rộng và thúc đẩy thị trường sơ cấp phát triển. Chính phủ và các Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để huy động vốn một cách thuận lợi hơn. Bên cạnh những khía cạnh đạt được, thị trường trái phiếu ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế và được phản ánh rõ nét cả ở thị trường phát hành và thị trường giao dịch. Một số đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ đã không thành công, chưa có nhiều các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư. Việc phát hành trái phiếu như một phương tiện tăng nguồn vốn dài hạn nhưng tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường giao dịch rất hạn chế. Với thực trạng trên và với mong muốn thúc đẩy thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực, Nhóm thực hiện đề tài “Thực trạng thị trƣờng trái phiếu các nƣớc và bài học kinh nghiệm cho thị trƣờng trái phiếu Việt Nam”. Với đề tài này, Nhóm nhằm làm rõ vai trò thị trường trái phiếu, đánh giá thực trạng thị trường trên cơ sở có so sánh với thị trường trái phiếu các nước, đồng thời vạch ra xu hướng phát triển thị trường trái phiếu, đề ra giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu ở Việt Nam, góp phần từng bước phát triển thị trường vốn và đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong các giai đoạn phát triển tiếp theo. Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 4/106 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU VÀ THỊ TRƢỜNG TRÁI PHIẾU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU 1.1. Khái niệm về trái phiếu Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ do chủ thể phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của chủ thể phát hành đối với ngƣời sở hữu trái phiếu. Tại Việt Nam, theo nghị định 52/52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 có định nghĩa về trái phiếu doanh nghiệp như sau: “Trái phiếu doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là trái phiếu) là một loại chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của doanh nghiệp phát hành đối với người sở hữu trái phiếu”. Theo nghị định 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 có định nghĩa trái phiếu Chính phủ “Trái phiếu Chính phủ là một loại chứng khoán nợ do Chính phủ phát hành, có thời hạn, có mệnh giá, có lãi, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ đối với người sở hữu trái phiếu.” Cho đến nay tài liệu của quốc tế cũng như của Việt Nam đưa ra khá nhiều định nghĩa về trái phiếu. Tuy nhiên, khái niệm về trái phiếu thường được đề cập là sự thể hiện cam kết của người phát hành sẽ thanh toán một số tiền xác định (gốc công lãi) vào một ngày xác định trong tương lai với một mức lãi suất đã được thoả thuận trước trong hợp đồng mua bán trái phiếu hoặc được xác định ngay trên trái phiếu. Các trái phiếu thường thể hiện mệnh giá, ngày đáo hạn và lãi suất. Khi mua trái phiếu, người mua trái phiếu (nhà đầu tư) sẽ chuyển cho tổ chức phát hành vay một khoản tiền. Trái phiếu thể hiện bằng chứng liên hệ giữa người cho vay ( chủ nợ hay còn gọi là trái chủ) và người đi vay (con nợ hay chủ thể phát hành). Đây là một loại chứng khoán (nợ) bởi vì nó có thể được giao dịch, mua bán trên thị trường chứng khoán. Thông thường thời gian phát hành trái phiếu phổ biến tối thiểu khoảng một năm. Các loại chứng khoán nợ khác với thời hạn thanh toán dưới một năm thường được gọi là tín phiếu. 1.2 Đặc điểm của trái phiếu Trái phiếu có thể được phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hay phi vật chất (bút toán ghi sổ hay điện tử) và cho dù theo hình thức nào thì trái phiếu đều bao gồm các thông tin sau: Mệnh giá (Face of value, Par value, maturity value): Mệnh giá là giá trị ghi trên trái phiếu mà tổ chức phát hành cam kết trả cho trái chủ khi đáo hạn. Lãi suất : Là mức lãi suất mà tổ chức phát hành cam kết sẽ thanh toán cho chủ sở hữu trái phiếu một số tiền lãi vào một ngày xác định và có thể theo định kỳ. Lãi suất thường được Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 5/106 công bố theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá của trái phiếu. Lãi suất có thể được quy định trả hàng năm hoặc trả một lần lúc đáo hạn theo. Công thức tính số tiền lãi trái phiếu ( trái tức ) như sau: Số tiền lãi trái phiếu = Mệnh giá trái phiếu x Trái suất Giá mua: Giá mua trái phiếu là khoản tiền thực tế mà nhà đầu tư thực trả để có được quyền sở hữu trái phiếu. Giá mua có thể là “ngang giá” (Tức là trả bằng mệnh giá), có thể là “giá gia tăng” (tức cao hơn mệnh giá) hoặc “Giá chiết khấu” (Thấp hơn mệnh giá). Kỳ hạn: Là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày chủ thể phát hành thực hiện hoàn trả tiền vốn (lãi phát sinh nếu có) lần cuối cho trái chủ, ngày đó gọi là ngày đáo hạn. Kỳ hạn của trái phiếu thường được phân thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.Trái phiếu ngắn hạn thông hường có kỳ hạn từ một năm trở xuống, trái phiếu trung dài hạn có có kỳ hạn từ trên một năm trở lên. Kỳ hạn của bất kỳ loại trái phiếu nào cũng được xác định trong trong hợp đồng phát hành trái phiếu. 1.3. Phân loại trái phiếu 1.3.1 Phân loại trái phiếu theo hình thức phát hành Trái phiếu được phân thành hai loại là: trái phiếu vô danh ( Bearer Bond ) và trái phiếu ghi danh (Name Bond, Registered Bond ). Trái phiếu vô danh (Bearer Bond): Là loại trái phiếu không ghi tên người chủ sở hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu cũng như trên sổ của tổ chức phát hành, mà thay vào đó là số sê ri của trái phiếu. Loại trái phiếu này có phiếu lĩnh lãi (Coupon) đính kèm theo. Tới kỳ hạn thanh toán trái tức, người sở hữu trái phiếu cắt phần cuống phiếu trả lãi tương ứng mang tới tổ chức phát hành hoặc ngân hàng được tổ chức phát hành ủy quyền để nhận trái tức. Tới thời điểm đáo hạn, người sở hữu trái phiếu trình giấy chứng nhận sở hữu trái phiếu để nhận lại tiền gốc tương đương với mệnh giá . Đặc điểm của trái phiếu vô danh là dễ dàng chuyển nhượng, bất kỳ người nào có trái phiếu trong tay đều có quyền hưởng lãi và quyền được thanh toán trái phiếu . Người sở hữu trái phiếu có thể nắm giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn hoặc có thể bán nó trên thị trường thứ cấp trước ngày đáo hạn. Trái phiếu ghi danh (Name Bond, Registered): Là loại trái phiếu ghi rõ họ tên, địa chỉ của người sở hữu trái phiếu trên bề mặt trái phiếu và hoặc trong sổ sách hay phòng đăng ký của tổ chức phát hành. Đặc điểm của trái phiếu ghi danh là khó chuyển nhượng, nhưng trường hợp bị mất có thể xin cấp lại. Đến ngày nhận lãi sẽ được đại lý công ty phát hành chi trả lãi. 1.3.2 Phân loại theo chủ thể phát hành Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 6/106 Trái phiếu được phân thành hai loại: là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Công ty. Trái phiếu Chính phủ và chính quyền địa phƣơng (Goverment Bond): Trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm mục đích cân đối ngân sách, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và được đảm bảo bằng ngân sách quốc gia. Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu an toàn nhất, hầu như không có rủi ro vì có nguồn vốn ngân sách bảo đảm cuối cùng. Trái phiếu Chính phủ đƣợc chia thành: Tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc trung và dài hạn, trong đó:  Tín phiếu kho bạc (Treasury Bill): Tín phiếu kho bạc là những công cụ ngắn hạn từ một năm trở xuống , phổ biến nhất là các loại 3 tháng và 6 tháng. Các tín phiếu ngắn hạn là công cụ chiết khấu (Discount Instrument).  Trái phiếu kho bạc trung và dài hạn (Treasury Notes , Treasury Bond): Trái phiếu trung hạn được phát hành từ trên một năm đến mười năm. Trái phiếu dài hạn được phát hành với kỳ hạn từ mười đến ba mươi năm. Các trái phiếu trung và dài hạn thường có mức lãi suất cố định và được trả lãi trên cơ sở một năm hoặc nửa năm. Trái phiếu chính quyền địa phƣơng là những công cụ nợ do chính quyền địa phương và các cơ quan của họ phát hành để tài trợ cho các dự án và các nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. Trái phiếu công ty (Doanh nghiệp) – Corporate Bond: Trái phiếu công ty là loại trái phiếu được phát hành bởi các công ty nhằm huy động vốn cho đầu tư phát triển. Các công ty phát hành trái phiếu khi có nhu cầu huy động vốn lớn để tài trợ cho việc mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh mà không đủ vốn hoặc không muốn phát hành cổ phiếu, hoặc do chiến lược quản lý vốn của Công ty. Trái phiếu công ty có thể là trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nhưng thông thường là trái phiếu trung dài hạn, bởi vì khi có nhu cầu vốn ngắn hạn công ty áp dụng các hình thức vay vốn qua các ngân hàng thương mại, hơn là phát hành kỳ phiếu. Các loại trái phiếu công ty đặc trƣng bao gồm:  Trái phiếu có thể mua lại trước hạn: Là loại trái phiếu có điều khoản cho phép công ty phát hành mua lại trái phiếu trước khi đến hạn.Thông thường, công ty chấp nhận trả cho trái chủ theo giá gia tăng khi công ty muốn mua lại trái phiếu đó. Về phía người mua trái phiếu thì đây là một bất lợi, do vậy loại trái phiếu này thường phải bán giá rẻ hơn trái phiếu không có đặc tính này.  Trái phiếu có thể chuyển đổi (Convertible Bond): Là loại trái phiếu cho phép người sở hữu nó được quyền chuyển đổi sang một loại chứng khoán theo một tỷ lệ chuyển đổi nhất định. Chứng khoán này có thể là cổ phiếu ưu đãi hay cổ phiếu thường của công ty phát hành (thông thường là cổ phiếu thường ). Đặc tính chuyển đổi được quy định ngay Thị trường TP các nước & bài học kinh nghiệm cho VN Nhóm 06-CH ngân hàng K19 Đêm 2 Trang 7/106 lúc phát hành trái phiếu và chỉ thay đổi trong trường hợp tách cổ phiếu hoặc trả cổ tức bằng phiếu.  Trái phiếu kèm chứng quyền: Theo xu hướng hiện nay thì đây chủ yếu là loại trái phiếu cho phép người mua nó được kèm theo quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định (ứng với số lượng trái phiếu mà mình nắm giữ) với mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định. Cũng như trường hợp trái phiếu chuyển đổi, đặc quyền mua này được xác định ngay từ đầu khi ph
Luận văn liên quan