Một đất nước đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải- hàng không- viễn thông- cầu cảng- sân bay và đặc biệt là điện lực để phục vụ nền kình tế và tham gia nhiều hơn vào kinh tế thế giới như Việt Nam ( VN ) hiện nay là xu hướng chung của các nước đang phát triển. Vì chỉ khi có một cơ sở hạ tầng tốt ( chất lượng- số lượng- độ tin cậy- chi phí) thì kinh tế mới phát triển được.
Trong vòng hơn một thập kỷ qua kinh tế VN có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới một phần bởi sự bùng nổ đầu tư và cơ sở hạ tầng của Chính phủ, VN đã được các nước trên thế giới đánh giá cao về nỗ lực đầu tư trong cơ sở hạ tầng bằng các khoản vay vốn, các khoản vốn hỗ trợ ODA, tư vấn kỹ thuật của các tổ chức và Chính phủ các nước, cùng với số vốn này vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu là từ ngân sách nhà nước hoặc vốn góp của dân ( nhà nước và nhân dân cùng làm) chứ chưa có sự tham gia của dòng vồn tư nhân hoặc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Trong thời gian tới VN muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại việc đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng càng phải lớn và đa dạng hơn, Chính phủ trong vài năm qua đã thấy rằng cần thiết phải thu hút vốn tư nhân vào lĩnh vực này vì gánh nặng đáp ứng vốn hiện nay của chính phủ là không đáp ứng hết, nguồn vốn vay có hạn, đồng thời chính phủ cũng nhận thấy rằng mô hình tổ chức độc quyền nhà nước trong cơ sở hạ tầng không phải là mô hình duy nhất, thậm chí cần phải cải tổ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ngành điện là một ngành đặc biệt trong cơ sở hạ tầng ngoài tính chất là ngành liên quan đến an toàn, an ninh năng lượng quốc gia và đến chính sách xã hội của Nhà nước, còn là ngành cung cấp yếu tố đầu vào không thể thiếu cho sản xuất công nghiệp và mọi hoạt động khác của xã hội. Để đáp ứng tốc dộ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về điện là rất lớn, ngành điện phải đi trước một bước trong việc cung cấp điện, vì vậy vốn đầu tư cho ngành điện là rất lớn, nếu chỉ dựa vào việc huy động vốn như trước đây ( vốn vay nước ngoài, vay trong nước, vốn ngân sách, vốn tự có) chắc chắn sẽ không đảm bảo, vì vậy cần xây dựng một hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn từ bên ngoài tham gia đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI nơi những nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có tiềm lực vốn lớn, công nghệ thích hợp và có kinh nghiệm trong việc đầu tư.
49 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2619 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu hút FDI vào ngành điện hiện nay và các giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Một đất nước đang nỗ lực xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải- hàng không- viễn thông- cầu cảng- sân bay và đặc biệt là điện lực để phục vụ nền kình tế và tham gia nhiều hơn vào kinh tế thế giới như Việt Nam ( VN ) hiện nay là xu hướng chung của các nước đang phát triển. Vì chỉ khi có một cơ sở hạ tầng tốt ( chất lượng- số lượng- độ tin cậy- chi phí) thì kinh tế mới phát triển được.
Trong vòng hơn một thập kỷ qua kinh tế VN có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới một phần bởi sự bùng nổ đầu tư và cơ sở hạ tầng của Chính phủ, VN đã được các nước trên thế giới đánh giá cao về nỗ lực đầu tư trong cơ sở hạ tầng bằng các khoản vay vốn, các khoản vốn hỗ trợ ODA, tư vấn kỹ thuật của các tổ chức và Chính phủ các nước, cùng với số vốn này vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu là từ ngân sách nhà nước hoặc vốn góp của dân ( nhà nước và nhân dân cùng làm) chứ chưa có sự tham gia của dòng vồn tư nhân hoặc dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Trong thời gian tới VN muốn duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện tại việc đầu tư vốn cho cơ sở hạ tầng càng phải lớn và đa dạng hơn, Chính phủ trong vài năm qua đã thấy rằng cần thiết phải thu hút vốn tư nhân vào lĩnh vực này vì gánh nặng đáp ứng vốn hiện nay của chính phủ là không đáp ứng hết, nguồn vốn vay có hạn, đồng thời chính phủ cũng nhận thấy rằng mô hình tổ chức độc quyền nhà nước trong cơ sở hạ tầng không phải là mô hình duy nhất, thậm chí cần phải cải tổ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ngành điện là một ngành đặc biệt trong cơ sở hạ tầng ngoài tính chất là ngành liên quan đến an toàn, an ninh năng lượng quốc gia và đến chính sách xã hội của Nhà nước, còn là ngành cung cấp yếu tố đầu vào không thể thiếu cho sản xuất công nghiệp và mọi hoạt động khác của xã hội. Để đáp ứng tốc dộ tăng trưởng kinh tế, nhu cầu về điện là rất lớn, ngành điện phải đi trước một bước trong việc cung cấp điện, vì vậy vốn đầu tư cho ngành điện là rất lớn, nếu chỉ dựa vào việc huy động vốn như trước đây ( vốn vay nước ngoài, vay trong nước, vốn ngân sách, vốn tự có) chắc chắn sẽ không đảm bảo, vì vậy cần xây dựng một hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn từ bên ngoài tham gia đầu tư, đặc biệt là dòng vốn FDI nơi những nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có tiềm lực vốn lớn, công nghệ thích hợp và có kinh nghiệm trong việc đầu tư.
CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO NGÀNH ĐIỆN HIỆN NAY
Giới thiệu tổng quan về ngành điện Việt Nam
1.1.1 Cơ cấu tổ chức ngành điện.
Ngành điện hiện nay được tổ chức quản lý theo ngành dọc, cả 3 khâu phát điện-truyền tải-phân phối và kinh doanh điện đều do một doanh nghiệp nhà nước quản lý, đó là tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN).Ngoài EVN còn có Bộ công thương, cục điều tiết điện lực, vụ năng lượng và dầu khí là các đơn vị cùng tham gia quản lý ngành điện. Tuy nhiên vai trò của EVN là rất lớn do tập đoàn này sở hữu phần lớn tài sản trong khâu phát điện và hoàn toàn độc quyền trong 2 khâu còn lại là truyền tải-phân phối bán lẻ điện.
Hộp 1.1 Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. EVN kinh doanh đa ngành. Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính; gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo.
Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác; Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối; Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Hiện nay, EVN có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó, có 3 công ty điện lực vùng và 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố. Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam).
Bên cạnh đó, lĩnh vực cơ khí điện lực và viễn thông công cộng ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Những cái tên như: Công ty CP Cơ khí Điện lực, Công ty CP Chế tạo Thiết bị Điện Đông Anh… hay EVNTelecom đã trở nên quen thuộc, đáp ứng một phần nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm cơ khí và dịch vụ viễn thông công cộng.
Ngoài các lĩnh vực chính kể trên, cũng không ngừng phát huy thế mạnh của mình trên các lĩnh vực như: Tư vấn; nghiên cứu – đào tạo, tài chính – ngân hàng… Đây sẽ là những thế mạnh khác giúp EVN phát triển vững mạnh và toàn diện hơn.
Nhằm định hướng cho quá trình phát triển ngành điện Việt Nam, ngày 5 tháng 10 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 176/2004/QĐ-TTG phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến 2020. Theo đó, mục tiêu phát triển của ngành Điện Việt Nam trong thời gian tới là: sử dụng tốt các nguồn thuỷ năng, khí và than để phát triển cân đối nguồn điện; xây dựng các cụm khí - điện - đạm ở Phú Mỹ và khu vực Tây Nam; xúc tiến nghiên cứu, xây dựng thuỷ điện Sơn La; nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử; đồng bộ hoá, hiện đại hoá mạng lưới phân phối điện quốc gia; đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện; có chính sách thích hợp về sử dụng điện ở nông thôn, miền núi; tăng sức cạnh tranh về giá điện so với khu vực.
Dựa trên những mục tiêu phát triển đưa ra, chiến lược hoạt động của EVN trong thời gian tới là kinh doanh đa ngành, đa sở hữu, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao; trong đó, các ngành sản xuất và kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng, cơ khí điện lực vẫn là những ngành kinh doanh chính, làm nòng cốt để ngành công nghiệp điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả.
Nguồn: Website của EVN
Ngoài các cơ quan quản lý nhà nước nói trên hiện nay trong khâu phát điện có sự tham gia một số đơn vị ngoài ngành bao gồm các công ty phát điện dạng BOTs hoặc các nhà đầu tư độc lập IPPs của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.Các công ty này đều phải tuân thủ các quy định trong giấy phép đầu tư và giấy phép hoạt động do Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư, Bộ Công thương cấp, chịu sự điều tiết của cục điều tiết điện lực, ngoài nhiệm vụ cung cấp điện tại chỗ theo quy định của giấp phép, nếu thừa công suất phải đấu nối với hệ thống điện quốc gia, các công ty này có mối quan hệ ràng buộc với EVN thông qua hợp đồng mua bán điện dài hạn PPA hoặc trên thị trường giao ngay và chịu sự điều độ vận hành của trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia Ao.Khi phát sinh những mâu thuẫn đến phát điện, giá bán điện thì EVN và các công ty này sẽ tự thương thảo, dàn xếp trước, nếu không được thì báo cáo Bộ công thương hoặc trình Thủ Tướng Chính phủ giải quyết.
Các đơn vị ngoài EVN thuộc sở hữu nhà nước chủ yếu thuộc quyền kiểm soát của các tập đoàn lớn như Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) vv… dưới hình thức là các nhà đầu tư điện độc lập, một mặt thực hiện vai trò, chức năng của các tập đoàn nhà nước nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nhưng mặt khác cũng đảm bảo công trình đầu tư điện của họ phải có lãi nhằm bù đắp chi phí tương đối cao và thời gian hoàn vốn tương đối dài trong các dự án nguồn điện ( khoảng trên 15 năm trở lên), các dự án này bao gồm:
- Nhà máy nhiệt điện than Na Dương 110MW nằm trên tỉnh Lạng Sơn do tập đoàn than khoáng sản VN đầu tư, đã phát điện từ năm 2005
- NM nhiệt điện than Cao Ngạn-Thái Nguyên 100MW cũng do tập đoàn than khoáng sản VN đầu tư vận hành từ năm 2006
- NM thủy điện Cần Đơn 77,6 MW do tổng công ty sông đà làm chủ đầu tư
- NM thủy điện Nậm Mu 12MW trên tinh Hà Giang, thủy điện Nà Lơi 9 MW nằm trên tỉnh Lai Châu cũng do tổng công ty song đà làm chủ đầu tư.
1.1.2 Chu trình từ phát điện đến cung cấp điện cho người sử dụng
- Phát điện: Tổng công suất phát điện hiện tại của Việt Nam là khoảng 12 000 MW. Tổng công suất này được phân chia giữa các đơn vị phát điện như sau: 7 300 MW của EVN chiếm 62,5%; 1 800 MW của các đơn vị đã cổ phần hoá của EVN chiếm 15% ; 2 600 MW bằng các dự BOT chiếm 21,6% và 210 MW của các nhà cung cấp điện độc lập IPP ở miền Bắc chiếm 9%, các nhà máy phát điện gồm có cả thuỷ điện và nhiệt điện chạy bằng than, ở miền trung chủ yếu là thuỷ điện, và ở miền nam chủ yếu là thuỷ điện và nhiệt điện chạy bằng khí. Thuỷ điện là nguồn phát điện chủ yếu ở Việt Nam nhưng lại chịu nhiều rủi ro về thuỷ năng và phải đảm bảo đa mục tiêu ngoài phát điện còn phải đảm bảo nước cho ngành nông nghiệp, trong nhiều trường hợp ưu tiên thủy lợi cho ngành nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Gần đây, lượng mưa ít ở các khu vực đầu nguồn đã làm hạn chế sản lượng của các nhà máy thuỷ điện, dẫn đến việc không đáp ứng được hết nhu cầu điện của cả nước, đặc biệt trong những mùa khô.
- Truyền tải điện: Khối truyền tải bao gồm 4 công ty truyền tải điện 1, 2, 3,4 hạnh toán phụ thuộc EVN, có trách nhiệm quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa lưới truyền tải cấp điện áp 500kV, 220 kV và một phần lưới 110kV. Xương sống của hệ thống truyền tải điện là đường dây 500 kV, nối các nguồn phát điện chính và các trung tâm nhu cầu. Năm 2005, có hơn 3 000 kilomet đường dây 500 kV với các trạm 11 500 kV. Tuy nhiên, khả năng tận dụng tối đa các nguồn phát điện giữa các vùng khác nhau của cả nước bị hạn chế bởi công suất của đường dây. Một đường dây 500 kV thứ hai, song song với đường dây hiện nay, vừa mới được xây dựng để giải quyết những hạn chế này và cho phép sử dụng tối ưu các nguồn phát điện. Việc củng cố lại các mạng lưới truyền tải xung quanh các khu vực đô thị như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ tăng cường tính toàn vẹn của mạng lưới ở những khu vực này.
Bên cạnh đường dây 500 kV, có hơn 5 000 km đường dây 220 kV và gần 11 000 km đường dây 110 kV năm 2005. Trung tâm truyền tải Điện quốc gia chịu trách nhiệm vận hành toàn bộ hệ thống chuyển tải điện từ 500 kV đến 100 kV.
- Phân phối và bán lẻ điện: EVN hiện nay có 10 công ty điện lực với chức năng chính là phân phối và kinh doanh điện năng, các công ty này hạch toán độc lập trực thuộc EVN, quản lý phân phối điện đến cấp 110kV, mua điện đầu nguồn theo giá bán điện nội bộ của EVN và bán điện cho khách hàng theo giá bán điện quy định của Thủ Tướng Chính Phủ Ở vùng nông thôn, một số cộng đồng địa phương sở hữu và vận hành những mạng lưới hạ thế. Các khách hàng công nghiệp lớn ở các khu kinh tế cũng có thể nhận cung cấp điện trực tiếp từ một nhà máy IPP hay BOT. Giá bán điện đối với những trường hợp như vậy được hạn chế ở mức 25% so với mức giá bán điện của EVN. Nhà máy lớn nhất thuộc loại này là nhà máy điện Hiệp Phước cung cấp điện cho khu chế xuất Tân Thuận gần thành phố Hồ Chí Minh.
Giá bán điện đã được tăng thêm 8.8% vào năm 2006 lên mức trung bình là 852đồng/kWh. Đây là lần tăng giá đầu tiên trong 4 năm, với mục đích xua tan nỗi lo lắng của các nhà đầu tư về mức lợi nhuận có thể thu được trong ngành này. Giá bán điện còn tiếp tục được nâng lên lần 2 vào năm 2008 (4.5%) và lần 3 năm 2010. Nhưng do ảnh hưởng của lạm phát năm 2008 và kinh tế thế giới suy thoái có ảnh hưởng đến nền kinh tế VN nên đến tháng 3 năm 2009 giá bán điện mới tăng lên theo như dự kiến khoảng 8,92% so với năm 2008. Tuy nhiên, xét về giá trị thực tế thì giá lại giảm xuống, và giá bán điện của Việt Nam là tương đương hoặc thấp hơn so với các nước láng giềng.
Hộp 1.2: EVN đã bán điện trực tiếp cho gần 10 triệu hộ dân nông thôn
Tin từ Hội nghị “Đánh giá kết quả tiếp nhận lưới điện hạ áp và bán điện trực tiếp đến hộ nông thôn” do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 8/4/2009, kể từ tháng 6/2008 đến nay, 7 Công ty Điện lực thuộc EVN (trừ 4 Công ty Điện lực: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đà Nẵng và Khánh Hòa) đã bán điện cho 100% hộ nông thôn từ trước năm 2008) đã tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn (LĐHANT) tại gần 800 xã, bán điện trực tiếp cho hơn 1 triệu hộ dân nông thôn.
Như vậy, tính đến nay, EVN đã bán điện trực tiếp cho hơn 4000 xã (đạt tỷ lệ 47,55%), gần 10 triệu hộ nông thôn (đạt 63,68%). Trong đó, 12 điện lực địa phương đã bán điện đến 100% hộ dân là Điện lực Bắc Ninh, Điện lực Sơn La (thuộc Công ty điện lực 1), 8 điện lực thuộc Công ty Điện lực 2 gồm: Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và 2 điện lực thuộc Công ty Điện lực 3 là Gia Lai và Kon Tum. Ngoài ra nhiều điện lực đã thực hiện tiếp nhận LĐHANT và bán điện đến 90% hộ nông thôn là Điện lực Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Kiên Giang, Đăk Nông… Chương trình này đang được EVN đẩy mạnh, để đến giữa năm 2010 sẽ tiếp nhận bán lẻ điện đến hầu hết các hộ dân nông thôn.
Nguồn: Website của EVN
1.2. Sự cần thiết phải thu hút FDI vào ngành điện hiện nay.
Việt Nam đã rất thành công trong việc thu hút FDI trong khu vực sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất dành cho xuất khẩu, tuy nhiên trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng cần nhiều nguồn vốn lớn VN chủ yếu sử dụng vốn ngân sách hoặc vốn vay ODA, bằng chứng đã cho thấy lĩnh vực cơ sở hạ tầng tuy không có sức hấp dẫn như khu vực sản xuất nhưng vẫn hoàn toàn có thể thu hút một lượng vốn đáng kể từ khu vực tư nhân trong đó có FDI, điều này đã được chứng minh ở các nước phát triển OECD hoặc các nước lân cận như Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, vv… điều này làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, để thu hút nhiều hơn nữa khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư cơ sở hạ tầng chính phủ phải xây dựng môi trường đầu tư trong lĩnh lực này thông thoáng, minh bạch, phải có các điều kiện về đảm bảo rủi ro, bảo hiểm cho các nhà đầu tư, vv… trong thời gian tới đầu tư trong khu vực cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện rất cần thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân đặc biệt tư khu vực FDI, để thấy sự cần thiết phải thu hút FDI trong ngành điện hiện nay ta xem xét trên bốn góc độ sau:
1.2.1 Theo lộ trình cải tổ ngành điện của chính phủ.
Mô hình tổ chức hiện tại của ngành điện là liên kết dọc, cả 3 khâu phát điện- truyền tải- phân phối kinh doanh điện đều do EVN quản lý, hạch toán kinh doanh chưa được tách bạch rõ ràng, chi phí ở từng khâu trong dây chuyền phát điện- truyền tải- phân phối không được hạch toán riêng rẽ nên rất khó đánh giá hiệu quả từng khâu, mặt khác do hạch toán toàn ngành nên hiệu quả đầu tư của từng dự án cũng khó xác định, trách nhiệm bảo toàn vốn không do các đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm. Mô hình độc quyền này chưa tạo ra cơ chế khuyến khích các đơn vị trong nghành tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm giảm giá thành tạo tính cạnh tranh. Vì vậy cần thiết phải có một kế hoach tổng thể nhằm tái cơ cấu lại ngành điện để chống độc quyền, thúc đẩy cạnh tranh, thu hút tư nhân tham gia đầu tư vào ngành.
Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng cao nhu cầu điện, nhu cầu vốn đầu tư cho ngành điện là rất lớn đặc biệt trong khâu phát điện, khả năng đáp ứng vốn từ chính phủ khó đảm bảo, nguồn vốn vay là bị giới hạn. Vì vậy, cần có một cơ chế thu hút đầu tư bên ngoài vào ngành mà trước mắt trong khâu phát điện, quá trình cải tổ ngành điện đã được chính phủ xem xét qua các giai đoạn như sau:
- Năm 1995: Chính phủ đưa ra mục tiêu cải tổ ngành điện, sau đó được cập nhật năm 1997.
- Năm 1995: Thành lập tổng công ty điện lực Việt Nam EVN, tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý sản xuất kinh doanh.
- Năm 2003: Bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các công ty trong EVN.
- Năm 2004: Thông qua Luật điện lực trong đó có lộ trình phát triển thị trường điện lực cạnh tranh.
- Năm 2005: Thành lập cục điều điết điện lực trực thuộc Bộ công thương.
Việc cải tổ ngành điện được dựa trên và điều tiết bởi Luật Điện lực năm 2004, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/7/2005 và là Luật điện lực đầu tiên của Việt Nam . Luật này quy định rõ rằng một thị trường điện cạnh tranh sẽ được thành lập và được dựa trên những nguyên tắc về tính minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh và không phân biệt đối xử giữa các bên tham gia. Các bên tham gia được tự do lựa chọn đối tác, với những hình thức giao dịch do hai bên tự do thoả thuận. Một trong những vai trò quan trọng của nhà nước là điều tiết các hoạt động để đảm bảo sự phát triển bền vững của cơ sở hạ tầng điện và đáp ứng nhu cầu về một nguồn cung điện an toàn, ổn định và hiệu quả.
Luật Điện lực cũng quy định rằng thị trường điện sẽ được thành lập bằng cách cho phép cạnh tranh ở ba phân khúc của thị trường lần lượt theo ba giai đoạn: (a) phát điện; (b) bán buôn điện; và (c) bán lẻ điện. Luật Điện lực không quy định lịch trình thực hiện hay có những quy định chi tiết, mà những quy định này sẽ do Thủ tướng ban hành. Một bản Lộ trình phát triển thị trường điện sơ bộ đã được soạn thảo năm 2005, trong đó đưa ra những ý tưởng cụ thể về quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra như thế nào.
Giai đoạn 1: thị trường phát điện cạnh tranh
Bước 1: Thị trường phát điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến năm 2009-2010.
Bước 2: Thị trường phát điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ năm 2010 đến năm 2015
Cạnh tranh trong phát điện sẽ dần được đưa vào trong giai đoạn 1 của quá trình chuyển đổi. Điều này cần phải có một số biện pháp như:
- Tăng số nhà cung cấp điện độc lập và tăng tỉ lệ của họ trong tổng công suất cung cấp.
- Cổ phần hoá một số nhà máy điện hiện đang thuộc sở hữu của EVN.
- Chuyển Trung tâm Chuyển tải điện quốc gia thành đơn vị điều độ hệ thống điện (system operator).
Một trong những yếu tố cơ bản nhất trong việc áp dụng cơ chế cạnh tranh có hiệu quả trong lĩnh vực phát điện là việc thành lập một “đơn vị mua duy nhất” vào năm 2009. Theo cơ chế hiện nay, các nhà cung cấp điện độc lập bán điện cho EVN, là công ty hợp nhất theo chiều dọc. Đến năm 2009, tất cả các công ty phát điện đều phải bán điện cho một đơn vị mua duy nhất là EVN, đơn vị này sau đó sẽ cung cấp điện cho các công ty phân phối và người sử dụng cuối cùng.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, vẫn còn nhiều tranh cãi ai là đơn vị mua điện duy nhất? nhiều chuyên gia cho rằng đơn vị mua điện duy nhất nên tách khỏi và độc lập với EVN để tránh trường hợp đơn vị này sẽ thiên vị mua điện của các nhà máy thuộc EVN, gây tổn hại đến các đơn vị phát điện ngoài EVN.
Giai đoạn 2: thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Bước 1: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ 2016-2020
Bước 2: Thị trường bán buôn điện cạnh tranh hoàn chỉnh dự kiến từ 2021-2025
Chức năng đơn vị mua duy nhất sẽ được bãi bỏ, EVN trở thành một đơn vị mua buôn bình thường. Việc bán điện sẽ được thực hiện trong một khuôn khổ cạnh tranh, trong đó những đơn vị mua buôn được tự do mua điện trực tiếp từ các công ty phát điện. Việc mua bán điện sẽ được thực hiện theo những hợp đồng mua bán điện dài hạn đã được đàm phán và thực hiện trên thị trường giao ngay. Các đơn vị mua buôn sẽ bao gồm các công ty phân phối điện, các đơn vị sử dụng điện với số lượng lớn, hay những đơn vị chuyên mua buôn. Giai đoạn 2 dự tính sẽ có một thời gian thí điểm khoảng 3 năm.
Một trong những chìa khoá dẫn đến thành công của giai đoạn 2 là đảm bảo rằng những đơn vị mua buôn đáng tin cậy và có khả năng tài chính được thành lập như những đơn vị mua trực tiếp từ các công ty phát điện. Những đơn vị sử dụng điện thương mại với quy mô lớn có thể là một trong những đơn vị mua trực tiếp có độ tin cậy tài chính tốt nhất, nhưng một điều quan trọng là cả các đơn vị bán lẻ cũng phải có năng lực tài chính vững mạnh. Cạnh tranh cũng đòi hỏi phải có các đơn vị chuyên mua buôn.
Giai đoạn 3: thị trường bán lẻ điện cạnh tranh
Bước 1: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh thử nghiệm dự kiến từ 2021-2025
Bước 2: Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh sau 2025
Giai đoạn 3 được kỳ vọng là sẽ dẫn đến một thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn