Đề tài Thực trạng thu trong cân đối ngân sách Nhà nước

Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên qu ỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN.

pdf36 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thu trong cân đối ngân sách Nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng thu trong cân đối Ngân Sách Nhà Nước B m ô n : T à i C h í n h C ô n g G V H D : H à K i u O a n h L p : N g â n H à n g k 2 4 N h ó m 5 4 / 1 0 / 2 0 1 3 Các thành viên trong nhóm: 1. Nguyễn hồng liễu -12120300 (TL) 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 1 Mc lc 1. Thu NSNN ................................................................................................................. Trang 2 1.1. Khái niệm ........................................................................................................... Trang 2 1.2. Đặc điểm thu NSNN ........................................................................................... Trang 3 1.3. Nội dung thu NSNN ............................................................................................ Trang 3 1.3.1. Thu thuế ..................................................................................................... Trang 3 1.3.2. Phí và lệ phí ............................................................................................... Trang 5 1.3.3. Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước ...................................... Trang 13 1.3.4. Thu từ hoạt động sự nghiệp ........................................................................ Trang 13 1.3.5. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước .......... Trang 13 1.3.6. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản ......................................................... Trang 13 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu NSNN .................................................................. Trang 13 1.5. Nguyên tắc thiết lập hệ thống thu NSNN ............................................................. Trang 13 1.5.1. Các nguyên tắc định hướng ....................................................................... Trang 13 1.5.2. Các nguyên tắc thực tế ............................................................................... Trang 13 1.6. Các giải pháp tăng thu NSNN ............................................................................. Trang 14 2. Thực trạng áp dụng các nguyên tắc thiết lập hệ thống NSNN VN hiện nay .......... Trang 15 2.1. Thực trạng NSNN ở Việt Nam. ........................................................................... Trang 15 2.2. Thu ngân sách Việt Nam ..................................................................................... Trang 20 2.2.1. Thu ngân sách 2010 ................................................................................... Trang 20 2.2.2. Thu ngân sách 2011 ................................................................................... Trang 23 2.2.2.1. Thực trạng VN 2011 .......................................................................... Trang 23 2.2.2.2. Thu ngân sách 2011 ........................................................................... Trang 24 2.2.3. Thu ngân sách 2012 ................................................................................... Trang 27 2.2.3.1. Thực trạng 2012 ................................................................................ Trang 27 2.2.3.2. Thu ngân sách 2012 ........................................................................... Trang 27 2.2.3.3. Các đánh giá về tình hình thu NSNN năm 2012 ................................. Trang 29 2.2.3.4. Một số giải pháp thực hiện thu NSNN năm 2013 ............................... Trang 30 2.2.4. Thực trạng năm 2013 ................................................................................ Trang 33 B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 2 Thu ngân sách nhà nước 1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước Để có kinh phí chi cho mọi hoạt động của mình, nhà nước đã đặt ra các khoản thu (các khoản thuế khóa) do mọi công dân đóng góp để hình thành nên quỹ tiền tệ của mình. Thực chất, thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của nhà nước. Ở Việt Nam, Đứng về phương diện pháp lý, thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình. Thu NSNN chỉ bao gồm những khoản tiền Nhà nước huy động vào ngân sách mà không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp. Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm: - Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. Cần lưu ý là không tính vào thu NSNN các khoản thu mang tính chất hoàn trả như vay nợ và viện trợ có hoàn lại. Vì thế, các văn bản hướng dẫn Luật NSNN (Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính) chỉ tính vào thu NSNN các khoản viện trợ không hoàn lại; còn các khoản viện trợ có hoàn lại thực chất là các khoản vay ưu đãi không được tính vào thu NSNN. kết luận:thu ngân sách nhà nước là sự phân chia nguồn tài chính quốc gia giữa nhà nước với chủ thể trong xã hội dựa trên quyền lực nhà nước,nhằm giải quyết hài hòa các lợi ích kinh tế,xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng nhiệm vụ kinh tế xã hội của nhà nước 2. Đặc điểm thu NSNN: B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 3  Thu ngân sách nhà nước là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Mọi khoản thu của nhà nước đều được thể chế hóa bởi các chính sách, chế độ và pháp luật của nhà nước;  Thu ngân sách nhà nước phải căn cứ vào tình hình hiện thực của nền kinh tế; biểu hiển ở các chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội GDP, giá cả, thu nhập, lãi suất, v.v...  Thu ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu. 3. Nội dung thu NSNN: 3.1. Thu thuế:  Khái niệm: Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.  Đặc điểm: - là một thực thể pháp lý nhân định nhưng sự ra đời và tồn tại của nó không chỉ phụ thuộc vào ý chí con người mà còn phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định. - Thuế do cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất ban hành. - Thuế là khoản nộp mang tính nghĩa vụ bắt buộc của các pháp nhân và thể nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá hoàn trả trực tiếp - Thuế là nghĩa vụ thanh toán mà các thể nhân và pháp nhân khi có các dấu hiệu và điều kiện được quy định cụ thể trong Luật thuế thì phải thực hiện đối với Nhà nước và được đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. - Thuế là công cụ phản ánh quan hệ phân phối lại của cải vật chất dưới hình thức giá trị giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội.  Chức năng: - Chức năng phân phối và phân phối lại: là chức năng cơ bản, đặc thù của thuế. - Chức năng điều tiết đối với nền kinh tế. B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 4 Giữa hai chức năng trên của thuế có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.Chức năng phân phối và phân phối lại của thuế là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của chức năng điểu tiết. Nhưng chức năng điều tiết của thuế cũng có tác động ngược lại đến chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập.  Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường - là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước. - Thuế là công cụ quan trọng nhất để phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân theo đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. - Pháp luật thuế là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.  Phân loại thuế Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, mỗi tiêu thức phân loại có nhiều loại thuế khác nhau: 3.1..1. Phân loại theo đối tượng chịu thuế: Căn cứ vào đối tượng chịu thuế có thể chia hệ thống thuế thành ba loại sau:  Thuế thu nhập: Thuế thu nhập bao gồm các sắc thuế có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được, thu nhập này được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: thu nhập từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức cổ phần…Do vậy thuế thu nhập cũng có nhiều hình thức khác nhau : Thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doạnh nghiệp.  Thuế tiêu dùng: Thuế tiêu dùng là các loại thuế có đối tượng chịu thuế là phần thu nhập được mang tiêu dùng trong hiện tại. Bao gồm: Thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng…  Thuế tài sản: Thuế tài sản là các loại thuế có đối tuợng chịu thuế là giá trị tài sản.Bao gồm ,thuế bất động sảnlà thuế tài sản đánh trên giá trị của tài sản cố định,thuế động sản là thuế đánh trên tài sản chính . 3.1..2. Phân loại theo phương thức đánh thuế: B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 5  Thuế trực thu: Thuế trực thu là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế .ở thuế trực thu bao gồm: Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao,thuế thu nhập doanh nghiệp ,thuế nhà đất….  Thuế gián thu: Thuế gián thu là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ .Bao gồm: Thuế giá trị gia tăng ,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế xuất khẩu và nhập khẩu. 3.1..3. Phân loại theo mối quan hệ đối với khả năng nộp thuế: Căn cứ vào khả năng nộp thuế có thể chia hệ thống thuế thành 2 loại:  Thuế thực: Thuế thực là loại thuế không dựa vào khả năng của người nộp thuế .Thuế thực bao gồm : Thuế điền thổ,thuế nhà cửa,thuế tài sản.  Thuế cá nhân: Thuế cá nhân là loại thuế dựa trên khả năng của người nộp thuế, là thuế đánh vào thu nhập của người nộp thuế và được thu ngay từ khâu phát sinh thu nhập hoặc do khai báo. Các loại thuế cá nhân bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức, thuế thu nhập công ty, thuế doanh nghiệp, thuế lợi nhuận siêu ngạch… 3.1..4. Phân loại theo phạm vi thẩm quyền về thuế: Theo tiêu thức phân loại nay thì hệ thống thuế có thể được chia thành hai loại:  Thuế trung ương: Là các hình thức thuế do các cơ quan đại diện chính quyền nhà nước ở trung ương ban hành.  Thuế địa phương: Là các hình thức thuế do chính quyền địa phương ban hành. 3.2. Phí và lệ phí: Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân. 3.2..1. Phí:  Khái niệm: B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 6 Theo pháp lệnh số 38/2001/PL-UBTVQH về Phí và Lệ phí thì tại Lieu 2 của Pháp lệnh nay có quy định: “ Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân khác cung cấp dịch vụ được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Pháp lệnh nay.” Chủ thể đầu tư vốn để cung cấp dịch vụ được phép thu phí có thể là Nhà nước hoặc tư nhân nên khoản thu về phí cũng có thể là khoản thu của Nhà nước (được tập trung vào NSNN) hoặc thu của các tổ chức, cá nhân. Khoản thu từ những đối tượng thụ hưởng các dịch vụ do Nhà nước cung cấp. Tuy nhiên giá phí nay thông thường không hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị - xã hội. Do vậy phần lớn chúng không được tính đủ chi phí (Nhà nước chỉ thu hồi một phần) và không bị chi phối bởi quy luật thị trường.  Đặc điểm: có rất nhiều loại phí tuy nhiên không phải mọi loại phí đều là khoản thu của NSNN; phí thu về không bù đắp toàn bộ chi phí đã bỏ ra; và Phí do cơ quan sự nghiệp thu.  Các loại phí:  Có những loại phí tập trung toàn bộ vào NSNN, các đơn vị trực tiếp cung cấp không được sử dụng. Các loại phí nay thường do Chính phủ trực tiếp ban hành và quản lý mang tính chất quan trọng liên quan đến lợi ích quốc gia như: phí cầu đường, phí bảo vệ môi trường…  Có loại phí nộp một phần cho NSNN, đối với các loại phí nay đơn vị trực tiếp cung cấp được giữ lại một phần. Phổ biến là các đơn vị nghiên cứu…  Các loại phí để lại toàn bộ cho đơn vị cung cấp sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động. ví dụ: học phí, viện phí.  Tác dụng của phí: phí là khoản thu có mục đích cụ thể được xác định ngay khi thu phí và được phân bổ ngay.  Tăng thu ngân sách, từ đó làm tăng khả năng đầu tư vào sản xuất trở lại các hàng hóa dịch vụ đồng thời duy trì bảo dưỡng, tái tạo chúng.  Góp phần thực hiện công bằng xã hội ( giữa người hưỡng và không hưởng dịch vụ) , nâng cao ý thức cộng đồng của người dân, nâng cao ý thức giữ gìn của công của người dân. B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 7 3.2..2. Lệ phí  Khái niệm: Lệ phí là khoản thu do Nhà nước quy định để nhà nước phục vụ công việc quản lý hành chính nhà nước theo yêu cầu hoặc theo quy định của pháp luật.  Việt nam có khoản 15 loại lệ phí như lệ phí trước bạ, lệ phí đang ký kinh doanh, lệ phí chứng thư, công chứng…  Đây là khoản thu do những cơ quan hành chính thực hiện. Đó là những đơn vị dự toán ngân sách, tức là toàn bộ thu chi của nó gắn với thu chi ngân sách hay thu chi của nó là một bộ phận của thu chi ngân sách.  Tiền lệ phí được dùng để bù đắp các khoản chi phí phát sinh khi giải quyết công việc của bộ phận quản lý trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ tiền lệ phí trước bạ nhà, đất không chỉ đảm bảo hoạt động của bộ phận trước bạ mà còn bảo đảm hoạt động của cả hệ thống cơ quan quản lý nhà đất như Tổng cục địa chính,… Do đó có một số lệ phí có số tiền thu lớn như lệ phí trước bạ nhà đất lên tới 2% giá trị nhà đất.  Thu lệ phí nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu theo khả năng đóng góp trong chính sách động viên vào NSNN và công bằng trong việc thụ hưởng các lợi ích từ chi tiêu của Ngân sách.  Tóm lại, lệ phí vừa mang tính chất phục vụ cho con người nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính, vừa mang tính chất động viên đóng góp cho NSNN.  Đặc điểm: Mọi khoản lệ phí là khoản thu của NSNN. Lệ phí bù đắp toàn bộ, đôi khi còn lớn hơn cả chi phí đã bỏ ra, khi đó còn được gọi là thuế do cơ quan quản lý Nhà nước thu.  Các loại lệ phí: Lệ phí gắn liền với các họa động cung cấp dịch vụ hành chính của cơ quan Nhà nước: lệ phí cấp giấy phép hành nghề, lệ phí công chứng…  Tác dụng của lệ phí:  Phần nhỏ để trả cho các chi phí cụ thể để tạo ra dịch vụ, phần lớn để trả cho sự đảm bảo về mặt hành chính pháp lí của Nhà nước. Mục địch của từng loại lệ phí rất rõ ràng, thường phù hợp với tên gọi của nó. B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 8  Lệ phí mang lại cho Nhà nước một khoản thu đáng kể. Chỉ riêng lệ phí công chứng Hà nội, thành phố HCM hàng năm cũng lên tới hàng chục tỉ đồng, Ngoài ra còn có các loại lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, nhà đất…Vì vậy quản lý lệ phí tốt sẽ tăng thêm nguồn thu cho NSNN 3.2..3. Một số loại phí và lệ phí  Phí, lệ phí được miễn: STT TÊN PHÍ, LỆ PHÍ NỘI DUNG MIỄN 1 Phí an ninh, trật tự Miễn phí an ninh, trật tự đối với các tổ chức, cá nhân. 2 Phí phòng chống thiên tai Miễn phí phòng chống thiên tai đối với các tổ chức, cá nhân. 3 Lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân Miễn lệ phí hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh nhân dân khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: khai sinh; kết hôn; khai tử; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi, bổ sung hộ tịch; cấp sổ hộ khẩu gia đình; cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn; cấp chứng minh nhân dân. 4 Lệ phí địa chính Miễn lệ phí địa chính khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn (hoặc sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp), trừ hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh.  Phí, lệ phí khác:  Các loại lệ phí: Các loại lệ phí Cơ quan quy định chế độ thu nộp và sử dụng 1 Lệ phí trước bạ Chính phủ 2 Lệ phí cấp giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 3 Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 4 Lệ phí bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Bộ Tài chính B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 9 5 Lệ phí địa chính Bộ Tài chính 6 Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật; chuyển đổi hợp đồng thuê nhà thuộc nhà nước quản lý Bộ Tài chính 7 Lệ phí bảo vệ và kiểm dịch thực vật, động vật, y tế theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 8 Lệ phí cảng vụ theo quy định của pháp luật (bao gồm cảng biển, cảng sông, cảng hàng không) Bộ Tài chính 9 Lệ phí đăng ký và cấp biển số xe máy, ô tô, tàu (tàu thuỷ, tàu hoả, tàu bay), thuyền và các phương tiện phải đăng ký khác theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 10 Lệ phí cấp giấy phép lắp ráp, cải tạo, hoán cải ôtô, tàu thuỷ, tàu bay, tàu hoả theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 11 Lệ phí cấp bằng, chứng chỉ lái xe, lái tàu và các loại bằng, chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 12 Lệ phí đăng ký và cấp giấy chứng nhận được hoạt động trên tàu thuỷ, tàu bay và các loại phương tiện khác theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 13 Lệ phí cấp giấy phép kiểm định kỹ thuật ôtô, tàu thuỷ, tàu bay, và các phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư khác theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 14 Lệ phí kiểm nghiệm và quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá, thiết bị, vật tư, nguyên liêu, điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu Bộ Tài chính 15 Lệ phí cấp giấy phép được hoạt động trong một số ngành, nghề nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 16 Lệ phí cấp hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính B môn : Tài Chính Công NH K24 Nhóm 5 Thực trạng thu trong cân đối NSNN 10 17 Lệ phí cấp bản quyền tác giả Bộ Tài chính 18 Lệ phí độc quyền hoạt động trong một số ngành, nghề theo quy định của pháp luật Bộ Tài chính 19 Lệ phí quản lý hành chính nhà nước tại cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài Bộ Tài chính 20 Lệ phí cấp hộ chiếu, giấy thông hành, giấy chứng nhận cho công dân Việt Nam và nước ngoài nhập cảnh
Luận văn liên quan