Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa,công nghệ thông tin phát triển,thương mại điện tử trở thành cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp và trở thành có triển vọng lớn nhất trong tương lai.Thương mại điện tử giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí qua các khâu trung gian,đảm bảo uy tín đối với khách hàng.Khách hàng lựa chọn sản phẩm mà mình định mua,rồi điền thông tin vào form order của doanh nghiệp bán hàng, còn doanh nghiệp xử lí thông tin qua hệ thống trung tâm được bảo mật tuyệt đối,quá trình chỉ gói gọn trong vài giây,hết sức đơn giản.Chính vì vậy thương mại điện tử là sự lựa chọn tối ưu của hầu hết người tiêu dùng trên thế giới,còn các doanh nghiệp đang dần thương mại hóa việc trao đổi mua bán hàng hóa bằng điện tử.Trong tương lai thương mại điện tử sẽ trở thành ngành có triển vọng nhất trong tương lai, tuy nhiên cần có bàn tay của chính phủ.10 nước có thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới bao gồm: Đan Mạch,Anh,Thủy Điển,Na Uy,Phần Lan, Mỹ, Singapore, Hà Lan,Hồng Kông,Thụy Sỹ.Cơ sỏ hạ tầng nghèo nàn và chi phí kết nối cao hạn chế sự tăng trưởng thương mại điện tử ở các nước kém phát triển.Trung Quốc hiện đang là một trong những con rồng của Châu Á về phát triển kinh tế thương mại,khoa học kỹ thuật,kết cấu cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển thương mại điện tử,vì vậy thương mại điện tử là một ngành then chốt không thể thiếu,góp phần không nhỏ vào việc đóng góp cho GDP của Trung Quốc.
37 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2690 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng thương mại điện tử Trung Quốc hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1)Lý di chọn đề tài
Trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa,công nghệ thông tin phát triển,thương mại điện tử trở thành cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp và trở thành có triển vọng lớn nhất trong tương lai.Thương mại điện tử giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc mua hàng hóa và doanh nghiệp cũng tiết kiệm được nhiều chi phí qua các khâu trung gian,đảm bảo uy tín đối với khách hàng.Khách hàng lựa chọn sản phẩm mà mình định mua,rồi điền thông tin vào form order của doanh nghiệp bán hàng, còn doanh nghiệp xử lí thông tin qua hệ thống trung tâm được bảo mật tuyệt đối,quá trình chỉ gói gọn trong vài giây,hết sức đơn giản.Chính vì vậy thương mại điện tử là sự lựa chọn tối ưu của hầu hết người tiêu dùng trên thế giới,còn các doanh nghiệp đang dần thương mại hóa việc trao đổi mua bán hàng hóa bằng điện tử.Trong tương lai thương mại điện tử sẽ trở thành ngành có triển vọng nhất trong tương lai, tuy nhiên cần có bàn tay của chính phủ.10 nước có thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới bao gồm: Đan Mạch,Anh,Thủy Điển,Na Uy,Phần Lan, Mỹ, Singapore, Hà Lan,Hồng Kông,Thụy Sỹ.Cơ sỏ hạ tầng nghèo nàn và chi phí kết nối cao hạn chế sự tăng trưởng thương mại điện tử ở các nước kém phát triển.Trung Quốc hiện đang là một trong những con rồng của Châu Á về phát triển kinh tế thương mại,khoa học kỹ thuật,kết cấu cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển thương mại điện tử,vì vậy thương mại điện tử là một ngành then chốt không thể thiếu,góp phần không nhỏ vào việc đóng góp cho GDP của Trung Quốc.
2)Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài:
Việc nghiên cứu thương mại điện tử Trung Quốc giúp ta có được cái nhìn sâu hơn về cách thức họ quản lí nền kinh tế nói chung cũng như thương mại điện tử nói riêng,chúng ta có thể biết được làm thế nào họ có được ngành thương mại điện tử lớn mạnh đến như vậy và họ còn gặp phải những khó khăn nhược điểm nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với ngành thương mại điện tử còn non trẻ ở Việt Nam.Việt Nam vừa gia nhập WTO,đứng trước những thử thách và cơ hội để phát triển ngành thương mại điện tử.Nhưng chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm người đi trước,đó là Trung Quốc, họ đã làm được gì và chưa làm được gì.
3)Nội dung nghiên cứu:
Khi nghiên cứu một vấn đề trước hết chúng ta phải đi vào khía cạnh tổng quát của vấn đề,ta phải hiểu thế nào là thương mại điện tử,vai trò và tầm quan trọng của nó đối với nền kinh tế nói chung.Thương mại điện tử làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới như thế nào?Những thành tựu,thực trạng đổi mới,những khó khăn trong thương mại điện tử của Trung Quốc.và từ những khó khăn và thành tựu đó ta rút ra bài học kinh nghiệm đối với thương mai điện tử của Việt Nam về cách quản lí,hành lang pháp lí tạo đà phát triển cho thương mại điện tử. Bởi Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thử thách,cơ sở hạ tầng còn thấp hành lang pháp lí ,thủ tuc hành chính còn rườm rà khiến ko chi riêng ngành thương mại điện tử mà cả nền kinh tế Việt Nam khó mà phát triển nếu như không sửa đổi học tập kinh nghiêm từ các nước đi trước.
PHẦN THÂN BÀI
Chương I:Những lý luận cơ bản về thương mại điện tử
1)Khái niệm, vai trò, lợi ích của thương mại điện tử
Để nghiên cứu về thương mại điện tử của Trung Quốc trước hết chúng ta phải hiểu thương mại điện tử là gì?
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “thương mại điện tử” nhưng tựu trung lại có hai quan điểm lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây.
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL): Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, có thể thấy rằng phạm vi của Thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của Thương mại điện tử.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về Thương mại điện tử như sau: Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì thương mại điện tử có thể được hiểu là các giao dịch tài chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử; chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng Thương mại điện tử đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
Khái niệm về Thương mại điện tử do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp Thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex...
Qua nghiên cứu các khái niệm về Thương mại điện tử như trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì Thương mại điện tử chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt được những kết quả rất đáng quan tâm, Thương mại điện tử chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiến hàng trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ Thương mại điện tử.
. Đế xây dựng khung pháp luật thống nhất cho Thương mại điện tử, chúng ta cần nghiên cứu và tìm ra các đặc trưng của Thương mại điện tử. So với các hoạt động Thương mại truyền thống, thương mại điện tử có một số điểm khác biệt cơ bản sau:
· Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước.
· Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu.
. Trong hoạt động thương mại điện tử có ít nhất sự tham gia của 3 chủ thể,trong đó một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng,các cơ quan chứng thực.
. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện trao đổi dữ liệu,còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin là thị trường.
Các hình thức hoạt động chủ yếu của thương mại điện tử là:
. Thư điện tử.
. Thanh toán điện tử.
. Trao đổi dữ liệu điện tử.
. Truyền dung liệu.
. Bán lẻ hàng hóa hữu hình.
Một cuộc giao dịch mua bán trên mạng bao gồm 6 công đoạn:
1. Khách hàng, từ một máy tính tại một nơi nào đó, điền những thông tin thanh toán và điạ chỉ liên hệ vào đơn đặt hàng (Order Form) của Website bán hàng (còn gọi là Website thương mại điện tử). Doanh nghiệp nhận được yêu cầu mua hàng hoá hay dịch vụ của khách hàng và phản hồi xác nhận tóm tắt lại những thông tin cần thiết nh mặt hàng đã chọn, địa chỉ giao nhận và số phiếu đặt hàng...
2. Khách hàng kiểm tra lại các thông tin và kích (click) vào nút (button) "đặt hàng", từ bàn phím hay chuột (mouse) của máy tính, để gởi thông tin trả về cho doanh nghiệp.
3. Doanh nghiệp nhận và lưu trữ thông tin đặt hàng đồng thời chuyển tiếp thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, ngày đáo hạn, chủ thẻ ...) đã được mã hoá đến máy chủ (Server, thiết bị xử lý dữ liệu) của Trung tâm cung cấp dịch vụ xử lý thẻ trên mạng Internet. Với quá trình mã hóa các thông tin thanh toán của khách hàng được bảo mật an toàn nhằm chống gian lận trong các giao dịch (chẳng hạn doanh nghiệp sẽ không biết được thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng).
4. Khi Trung tâm Xử lý thẻ tín dụng nhận được thông tin thanh toán, sẽ giải mã thông tin và xử lý giao dịch đằng sau bức tường lửa (FireWall) và tách rời mạng Internet (off the Internet), nhằm mục đích bảo mật tuyệt đối cho các giao dịch thương mại, định dạng lại giao dịch và chuyển tiếp thông tin thanh toán đến ngân hàng của doanh nghiệp (Acquirer) theo một đường dây thuê bao riêng (một đường truyền số liệu riêng biệt).
5. Ngân hàng của doanh nghiệp gởi thông điệp điện tử yêu cầu thanh toán (authorization request) đến ngân hàng hoặc công ty cung cấp thẻ tín dụng của khách hàng (Issuer). Và tổ chức tài chính này sẽ phản hồi là đồng ý hoặc từ chối thanh toán đến trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên mạng Internet.
6. Trung tâm xử lý thẻ tín dụng trên Internet sẽ tiếp tục chuyển tiếp những thông tin phản hồi trên đến doanh nghiệp, và tùy theo đó doanh nghiệp thông báo cho khách hàng được rõ là đơn đặt hàng sẽ được thực hiện hay không.
7. Toàn bộ thời gian thực hiện một giao dịch qua mạng từ bước 1 -> bước 6 được xử lý trong khoảng 15 - 20 giây.
Lợi ích của thương mại điện tử:
Trước hết, TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất tại các văn phòng. Các văn phòng không có giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần.
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalogue điện tử trên các trang web không những phong phú hơn mà còn thường xuyên được cập nhật so với các catalogue in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.
TMĐT qua Internet/web giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao hàng, thanh toán).
Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng khoảng 0,5% thời gian giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10%-20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Trong hai yếu tố cắt giảm này, yếu tố thời gian đáng kể hơn, vì việc nhanh chóng thông tin hàng hoá đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh.
TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các nhân tố tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục; tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện toàn quốc, khu vực và thế giới.
Xét trên bình diện quốc gia, trước mắt, TMĐT kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Nhìn rộng hơn, TMĐT tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá (digital economy). Lợi ích này có một ý nghĩa đặc biệt đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước trong một thời gian ngắn nhất.
Tóm lại, TMĐT đem lại những lợi ích tiềm tàng, giúp doanh nghiệp thu được thông tin phong phú về thị trường và đối tác, giảm chi phí tiếp thị và giao dịch, rút ngắn chu kỳ sản xuất, tạo dựng và củng cố quan hệ bạn hàng, tạo điều kiện dành thêm phương tiện cho mở rộng quy mô và công nghệ sản xuất.
2)Thương mại điện tử ở các nước trên thế giới và bài học kinh nghiêm:
Thương mại điện tử đã làm thay đổi việc kinh doanh trên thế giới và tạo nên những bước đột phá lớn.
Công ty thăm dò thị trường Nielsen của Mỹ vừa tiến hành khảo sát cho biết hiện có tới 85% số "cư dân mạng" sử dụng Internet để mua sắm, làm cho thị trường mua sắm bằng hình thức này tăng hơn 40% so với 2 năm trước đây
. Năm 2005, chỉ có khoảng 10% trong số 627 triệu thuê bao Internet tiến hành mua sắm qua mạng, nay con số này chiếm tới 40% trong số 875 triệu thuê bao. Trong tháng 1.2008, có tới 50% số chủ thuê bao Internet đã ít nhất một lần mua sắm qua mạng. Mua sắm qua mạng đang trở nên phổ biến đối với rất nhiều người.
Người Hàn Quốc ưa chuộng cách thức mua bán qua mạng nhất, với 99% số người sử dụng Internet tiến hành giao dịch mua bán. Tỷ lệ này ở Anh, Đức, Nhật Bản đều là 97% và ở Mỹ là 94%.
Trên phạm vi toàn cầu, sách là chủng loại hàng hóa được mua qua mạng nhiều nhất với tỷ lệ là 41%; tiếp theo là quần áo, giày dép, một số vật dụng thông thường với tỷ lệ 36%; các loại băng đĩa DVD, trò chơi 24%; vé máy bay 24%; và thiết bị điện tử 23%. Tuy nhiên, với một số nước khác nhau, tỷ lệ này cũng khác nhau. Tại Đức, 55% người sử dụng mạng mua sách qua Internet, 42% mua quần áo, giày dép bằng hình thức này. Tại Mỹ, 41% số cư dân mạng sử dụng dịch vụ này để mua quần áo, giày dép, 38% mua sách và các loại băng đĩa văn hóa phẩm hoặc trò chơi. Tại Ấn Độ, trên 70% số người dùng Internet mua vé máy bay qua mạng. Tỷ lệ này ở Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất (UAE) là hơn 60%.
Trên 60% số người mua bán qua mạng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán vì đây là hình thức thanh toán phổ thông nhất. Trong số này có 53% sử dụng thẻ tín dụng Visa.
Theo thống kê, thị trường Thương mại điện tử (TMĐT) thế giới đã đạt mức tăng trưởng khoảng 70% mỗi năm và đạt gần 4.000 tỷ USD năm 2005. Các chuyên gia cho rằng thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này đang tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, nhất là các nhà kinh doanh nhỏ.
Từ khi Internet ra đời, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra lợi ích của việc sử dụng nó để quảng bá thông tin, hỗ trợ việc thực hiện giao dịch thông qua mạng Internet và họ đã triệt để khai thác thế mạnh của Internet vào kinh doanh. Từ đó, khái niệm TMĐT ra đời. TMĐT bao gồm các giao dịch nhờ vào Internet giữa các đối tác trong kinh doanh, ví dụ giữa nhà cung cấp và khách hàng, giữa các đối tác kinh doanh v.v...
Theo số liệu thống kê, doanh thu từ TMĐT trên toàn thế giới trong năm 2000 là gần 280 tỉ USD và gia tăng đều đặn, năm 2004 là gần 2.400 tỉ USD và ước tính trong năm 2005 là gần 4.000 tỉ USD. Các số liệu này cho thấy TMĐT tăng trưởng gần 70% mỗi năm. Cũng theo thống kê, trong năm 2002, chi phí dành cho quảng cáo trên Internet của toàn thế giới là 23 tỉ USD, trong đó châu Á chiếm 3 tỉ USD. Trong ASEAN, trừ Singapo là nước đã phát triển mạnh công nghệ thông tin (CNTT) trong những năm qua, Thái Lan đang là nước tận dụng thế mạnh của Internet và TMĐT khá tốt. Hầu hết các doanh nghiệp đều có website riêng bằng tiếng Anh và tiếng Thái, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu và du lịch. Khách hàng từ các nước trên thế giới có thể dễ dàng mua hàng hay đặt dịch vụ du lịch ở Thái Lan thông qua website.
TMĐT càng ngày càng phát triển trên thế giới và doanh thu mang lại cũng tăng gần gấp đôi mỗi năm, đó là lý do nhiều nước đang rất khuyến khích, thúc đẩy và xây dựng cơ sở cho việc phát triển TMĐT.
Theo kết quả điều tra của Công ty Tình báo kinh tế (EIU) thuộc tạp chí The Economist, triển vọng phát triển thương mại điện tử trên thế giới rất tươi sáng.
Đan Mạch hiện là mảnh đất màu mỡ nhất trên thế giới cho thương mại điện tử phát triển, Anh vươn đứng số hai từ vị trí số 3 năm 2003, Mỹ tụt xuống vị trí số 6. Trong số các nước châu Á Thái Bình Dương, Hồng Kông vươn lên đứng tứ 9 và Hàn Quốc thứ 14.
Công ty nghiên cứu này cũng nhận định, triển vọng phát triển thương mại điện tử sáng sủa hơn so với trước đây do người ta sử dụng điện thoại di động, đường truyền internet tốc độ cao ngày càng nhiều hơn, và các sản phẩm phần mềm rẻ, dễ sử dụng hơn.
Tuy nhiên, để thương mại điện tử có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai cần có bàn tay của Chính phủ. Các công ty cần hợp tác với chính quyền địa phương, những DN kinh doanh trong lĩnh vực thông tin liên lạc. Thực tế 4 nước thuộc khu vực bán đảo Scandinavi đã làm rất tốt công tác này, và vượt lên nằm trong top 5 các nước có cơ sở hạ tầng tốt phục vụ phát triển thương mại điện tử.
Chính vì không ngừng nỗ lực phổ biến đường truyền Internet băng rộng, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ và các ngành liên quan, mà Singapore đạt được vị trí số 7 trong danh sách xếp hạng của EIU. Một động lực khác thúc đẩy thương mại điện tử là internet đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của người dân.
Vai trò của Chính phủ đặc biệt quan trọng ở các nước đang phát triển do cơ sở hạ tầng còn thiếu. EIU chỉ ra rằng, ở những nước như Mexico, Romania (lần lượt xếp thứ 39 và 50), Chính phủ năng động cùng với các DN nhạy bén đã sử dụng Internet rất hiệu quả, cải thiện chất lượng dịch vụ và tạo ra nhiều cơ hội mới.
Điều bất ngờ là việc tạo ra đường truyền internet tốc độ cao tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển. Nhìn vào số liệu thống kê của những nước đứng đầu thì tỷ lệ sử dụng đường truyền internet băng rộng vẫn còn hạn chế. 10 nước có thương mại điện tử phát triển nhanh nhất thế giới bao gồm: Đan Mạch, Anh, Thuỵ Điển, Na Uy, Phần Lan, Mỹ, Singapore, Hà Lan. Hồng Kông, Thụy Sĩ.
Dân Mỹ đã chi tới hơn 100 tỷ USD cho việc mua sắm qua mạng Internet trong năm 2006, và tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ này dường như sẽ còn duy trì trong nhiều năm tới, giới phân tích dự đoán.
Bản báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu comScore Networks cho biết "ngân sách" chi cho mua sắm trực tuyến (không tính đặt tour du lịch), đã đạt mốc 102,1 tỷ USD trong năm ngoái, tăng tới 24% so với năm 2005. Trong đó, phần đóng góp của hai tháng 11 và 12 là "nặng ký" nhất: 24,6 tỷ USD. "Thương mại điện tử đang dần chiếm vị trí chủ đạo", chuyên gia Jeffrey Grau của eMarketer thốt lên. "Ngày càng có nhiều người chuộng hình thức mua sắm này hơn. Số hàng họ mua và số tiền họ bỏ ra nhiều chưa từng có trong lịch sử".
Đi xa hơn, hãng đầu tư Cowen dự đoán rằng doanh thu từ thương mại điện tử có thể đạt tới cột mốc 225 tỷ USD vào năm 2011. "Còn tại Mỹ, doanh thu cũng sẽ tăng trưởng 20% trong năm 2007, nhờ vào tác động của ba yếu tố: sự phổ cập của băng thông rộng, mức giá hời của các kênh bán hàng trực tuyến và sự tiện lợi ngày càng cao của thương mại điện tử".
"Các hãng bán lẻ cần chú ý nghiêm túc đến xu hướng này, nếu như họ không muốn tụt lại phía sau", Co