Trong nông nghiệp,trồng trọt và chăn nuôi luôn là hai ngành chủ
yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng
thống nhất và cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, nhờ áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành trồng trọt đã có
nhiều bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá, đô thị
hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi trong cả nước như hiện
nay đã làm cho đất đai (tư liệu đặc biệt và không thay thế của ngành trồng
trọt) ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là việc phát triển trồng trọt ngày
càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp chuyển
hướng sang phát triển chăn nuôi là chủ yếu.
Long Biên là quận mới được thành lập ngày 01/01/2004 theo nghị
định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ xong nơi đây cũng
chỉ mới nổi lên được một vài trung tâm đô thị phát triển: Sài Đồng, Việt
Hưng, Ngọc Lâm, Thượng Thanh với các cụm công nghiệp: Sài Đồng A,
Sài Đồng B, Đài Tư, Hanel còn đại đa số các phường: Cự Khối, Bồ Đề,
Giang Biên, Gia Thuỵ vẫn duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp
truyền thống, đặc biệt là phát triển chăn nuôi.
Với diện tích lớn nhất so với các quận nội thành Hà Nội (S:6038,24
hecta) gồm 14 phường với số dân là 185.661 người trong đó có tới 1644,2
hecta đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2%. Mặc dù đã là
một quận nội thành nhưng tỉlệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp
vẫnkhá cao (chiếm 37%). Do mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người
- 1 -ngày càng giảm (do quá trình đô thị hoá, do ngày càng có nhiều học sinh,
sinh viên, công nhân đến học tập làm việc và sinh sống ) nên tình trạng
chăn nuôi phân tán với đủ mọi loại hình (trang trại, gia trại, tận dụng )
xen lẫn với khu dân cư cộng với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vẫn
diễn ra mộtcách tựdo, chưa có sựquảnlý chặtchẽ. Đây là một điều rất
đáng lo ngại cho sức khoẻ, đời sống cộng đồng, tình trạng ô nhiễm môi
trường không những cho riêng gia chủ chăn nuôi, giết mổ mà còn ảnh
hưởng tới cả khu dân cư xung quanh và mỹ quan đô thị.
Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên
LongBiên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về
đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời lại là
nơi đang dần tập trung nhiều các doanh nghiệp trung ương và địa phương
về hoạt động (hiện đang có 1200 doanh nghiệp) nên dân cư tập trung rất
đông đúc. Đứng trước thực tế nan giải như vậy, để đảm bảo một môi
trường sống trong lành, một nguồn thực phẩm (đặc biệt là nguồn thực
phẩm có nguồn gốc động vật) đảm bảo về chất lượng về vệ sinh an toàn
thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của quận. Để tìm ra được giải pháp hợp
lý và có chiến lược lâu dài trong định hướng phát triển chăn nuôi và công
tác kiểm soát giết mổ gia súc, giacầm trên địa bàn quận Long Biên cho phù
hợp với thời đaị, thiết nghĩ việc đầu tiên là phải nắm được chính xác tình
hình chăn nuôi và công tác giết mổ thực tế đang diễn ra như thế nào chúng
tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng tình hìnhchăn nuôi và hoạt độnggiết mổ với vấn đề
ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”.
70 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi luôn là hai ngành chủ
yếu, có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ nhau cùng
thống nhất và cùng phát triển. Trong những năm vừa qua, nhờ áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà ngành trồng trọt đã có
nhiều bước tiến mạnh mẽ. Tuy nhiên do quá trình công nghiệp hoá, đô thị
hoá đang diễn ra với tốc độ chóng mặt ở khắp nơi trong cả nước như hiện
nay đã làm cho đất đai (tư liệu đặc biệt và không thay thế của ngành trồng
trọt) ngày càng bị thu hẹp, kéo theo đó là việc phát triển trồng trọt ngày
càng trở nên khó khăn hơn. Vì vậy việc phát triển nông nghiệp chuyển
hướng sang phát triển chăn nuôi là chủ yếu.
Long Biên là quận mới được thành lập ngày 01/01/2004 theo nghị
định 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ xong nơi đây cũng
chỉ mới nổi lên được một vài trung tâm đô thị phát triển: Sài Đồng, Việt
Hưng, Ngọc Lâm, Thượng Thanh… với các cụm công nghiệp: Sài Đồng A,
Sài Đồng B, Đài Tư, Hanel…còn đại đa số các phường: Cự Khối, Bồ Đề,
Giang Biên, Gia Thuỵ… vẫn duy trì và phát triển nền sản xuất nông nghiệp
truyền thống, đặc biệt là phát triển chăn nuôi.
Với diện tích lớn nhất so với các quận nội thành Hà Nội (S: 6038,24
hecta) gồm 14 phường với số dân là 185.661 người trong đó có tới 1644,2
hecta đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp chiếm 27,2%. Mặc dù đã là
một quận nội thành nhưng tỉ lệ người dân tham gia sản xuất nông nghiệp
vẫn khá cao (chiếm 37%). Do mật độ dân số cao, đất bình quân đầu người
- 1 -
ngày càng giảm (do quá trình đô thị hoá, do ngày càng có nhiều học sinh,
sinh viên, công nhân… đến học tập làm việc và sinh sống…) nên tình trạng
chăn nuôi phân tán với đủ mọi loại hình (trang trại, gia trại, tận dụng…)
xen lẫn với khu dân cư cộng với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm vẫn
diễn ra một cách tự do, chưa có sự quản lý chặt chẽ. Đây là một điều rất
đáng lo ngại cho sức khoẻ, đời sống cộng đồng, tình trạng ô nhiễm môi
trường không những cho riêng gia chủ chăn nuôi, giết mổ mà còn ảnh
hưởng tới cả khu dân cư xung quanh và mỹ quan đô thị.
Nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nên
Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng cả về
đường bộ, đường sông, đường sắt và đường hàng không. Đồng thời lại là
nơi đang dần tập trung nhiều các doanh nghiệp trung ương và địa phương
về hoạt động (hiện đang có 1200 doanh nghiệp) nên dân cư tập trung rất
đông đúc. Đứng trước thực tế nan giải như vậy, để đảm bảo một môi
trường sống trong lành, một nguồn thực phẩm (đặc biệt là nguồn thực
phẩm có nguồn gốc động vật) đảm bảo về chất lượng về vệ sinh an toàn
thực phẩm là một nhu cầu thiết yếu của quận. Để tìm ra được giải pháp hợp
lý và có chiến lược lâu dài trong định hướng phát triển chăn nuôi và công
tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quận Long Biên cho phù
hợp với thời đaị, thiết nghĩ việc đầu tiên là phải nắm được chính xác tình
hình chăn nuôi và công tác giết mổ thực tế đang diễn ra như thế nào chúng
tôi tiến hành đề tài:
“Thực trạng tình hình chăn nuôi và hoạt động giết mổ với vấn đề
ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận Long Biên - Thành phố Hà Nội”.
- 2 -
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
+ Khảo sát thực trạng tình hình chăn nuôi trên địa bàn quận và ảnh
hưởng của nó tới môi trường sống dân cư.
+ Khảo sát hoạt động giết mổ diễn ra trên địa bàn quận để từ đó có
cái nhìn cụ thể về khía cạnh ảnh hưởng tới môi trường như thế nào.
PHẦN THỨ HAI
TỔNG QUAN
2.1. Các yếu tố chất thải trong chăn nuôi và giết mổ
2.1.1. Chất thải trong chăn nuôi
Trong quá trình nuôi, gia súc, gia cầm thải ra ngoài môi trường phân,
nước tiểu và thức ăn thừa. Các chất này đóng vai trò rất lớn trong quá trình
gây ô nhiễm môi trường chăn nuôi. Bản thân các chất thải ra trong quá
trình chăn nuôi này chứa nhiều nhân tố độc hại nhưng có thể quy ra 3 nhóm
chính :
+ Các yếu tố vi sinh vật có hại
+ Các yếu tố chất độc có hại
+ Các khí độc hại
Cả 3 nhóm yếu tố độc hại này có liên quan mật thiết với nhau và phụ
thuộc rất nhiều vào quá trình chăn nuôi cũng như bệnh tật ở vật nuôi.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường từ các cơ sở chăn nuôi bao gồm chất
thải rắn như lông, phân, rác, thức ăn thừa và chất thải lỏng như nước tiểu,
nước rửa chuồng, vệ sinh máng ăn, máng uống, nước tắm rửa cho gia súc.
- 3 -
Trung bình một con lợn mỗi ngày thải ra môi trường 1,5 - 3,5 kg phân và
10 - 50 lít nước thải, một con bò thải 3,5 – 7 kg phân và 50 - 150 lít nước
thải,100 con gà thải 7 – 30 kg phân mỗi ngày.
Chất thải lỏng trong chăn nuôi: là phần nước thải ra từ trang trại
chăn nuôi do làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, nước tắm rửa
cho gia súc hàng ngày, nước tiểu do gia súc bài tiết ra môi trường.
Thành phần chủ yếu của nước thải chuồng lợn
Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đo được
pH mg/l 5,5 – 5,8
Cặn lơ lửng mg/l 1900 – 8500
BOD mg/l 1380 – 5900
Nitrogen tổng số mg/l 120 – 360
E.Coli mg/l 107 - 108
(Nguyễn Thị Hoa Lý – 2001)
Thành phần nước thải chăn nuôi biến động rất lớn phụ thuộc vào quy
mô chăn nuôi, phương pháp vệ sinh, kiểu chuồng trại và chất lượng nước
vệ sinh chuồng trại....Trong nước thải, nước chiếm 75 – 95%, phần còn lại
là các chất hữu cơ, vô cơ và mầm bệnh.
Chất thải rắn trong chăn nuôi: bao gồm phân, rác, chất độn
chuồng, thức ăn dư thừa, xác gia súc chết hàng ngày. Tỷ lệ các chất hữu cơ,
vô cơ, vi sinh vật trong chất thải phụ thuộc vào khẩu phần ăn, giống, loài
gia súc và cách dọn vệ sinh.
Trong chất thải rắn chứa : nước 56 - 83%, chất hữu cơ 1 - 26%, nitơ
0,32 – 1,6%, P 0,25 – 1,4%, K 0,15 – 0,95% và nhiều loại vi khuẩn, virus,
trứng giun sán gây bệnh cho người và động vật.
- 4 -
Các thành phần trong chất thải rắn có thể khác nhau và tỷ lệ các
thành phần này cũng khác nhau tuỳ từng loại gia súc, gia cầm.
Ngoài một số thành phần như ở trên thì trong chất thải rắn còn chứa
một số vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật.
Một số VSV trong chất thải rắn của một số loài vật nuôi
Chỉ tiêu Đơn vị Lợn Bò Gà
ColiForm MPN/100g 4.106 – 108 3. 106 - 107 1,5.108 - 109
E.Coli MPN/100g 105 - 107 104 - 107 5.106 – 108
Streptococcus MPN/100g 3.102 - 104 20 – 30 5.102 - 104
Salmonella Vk/ml 10 - 104 10 - 104 10 - 104
Clo.perfringens Vk/ml 10 - 102 10 - 102 10 - 102
Đơn bào MPN/10g 0 - 103 0 - 103 0 - 103
(Nguyễn Thị Hoa L ý – 2004).
* Các chất gây ô nhiễm môi trường trong chất thải chăn nuôi
Trong chất thải chăn nuôi có nhiều chất gây ô nhiễm môi trường. Các
nhà khoa học đã phân chia các tác nhân trong chất thải chăn nuôi thành các
loại: Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, các chất hữu cơ bền vững,
các chất vô cơ, các chất có mùi, các chất rắn, các loại mầm bệnh ...
Các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học
Gồm các chất như: Cacbonhydrat, protein, chất béo.... Đây là chất
gây ô nhiễm chủ yếu của nước thải khu dân cư, công nghiệp chế biến thực
phẩm, lò mổ, chế biến sữa.Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh, gây hiện
tượng giảm ôxy trong nguồn tiếp nhận dẫn đến suy thoái và giảm chất
lượng nguồn nước.
- 5 -
Các chất rắn tổng số trong nước
Bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn hoà tan, chất rắn bay hơi và
chất rắn không bay hơi do các chất keo protein, hydratcacbon, chất béo có
trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều kiện như: pH, nhiệt độ, độ
cứng thích hợp. Lượng chất rắn lơ lửng cao trong nước gây cản trở quá
trính xử lý chất thải.
Trong chất thải chăn nuôi, phần lớn N ở dạng Amonium (NH 4) và
hữu cơ. Nếu không được xử lý thì một lượng lớn Amonium sẽ đi vào
không khí ở dạng Amonia (NH3), nếu xử lý phân không đúng qui trình sẽ
gây ô nhiễm vì trong phân có Nitrogen, phốt phát và nhiều vi sinh vật.
Nitrat và vi sinh vật có thể nhiễm vào nguồn nước ngầm, mặt đất bị ô
nhiễm. Theo nghiên cứu của Hill và Toller (1982) tỷ lệ phần trăm chất rắn
Nitrogen phốt phát trong chất rắn lơ lửng ở nước thải chuồng lợn như sau :
Tỷ lệ phần trăm chất rắn Nitrogen photphat trong nước thải chuồng lợn
Kích thước hạt (mm)
Tổng số
>1 0.1 – 1 <0.01
Chất rắn tổng số(TS) 33 12 45
Nitrogen tổng số(TN) 15 15 70
Phốt phát tổng số(TP) 5 27 58
(Nguyễn Thị Hoa Lý – 2001).
Các chất hữu cơ bền vững
Bao gồm các hợp chất Hydrocacbon, vòng thơm, hợp chất đa vòng,
hợp chất có chứa Clo hữu cơ trong các loại hoá chẩt tiêu độc khử trùng như
DDT, Lindan.....các chất hoá học này có khả năng tồn lưu trong tự nhiên
lâu dài và tích lũy trong cơ thể các loại sinh vật.
- 6 -
Các chất vô cơ
Bao gồm các chất như Amonia, ion PO43+, K+, SO42-, Cl+. Kali trong
phân là chất lỏng tồn tại như một loại muối hoà tan, phần lớn là từ nước
tiểu gia súc bài tiểt ra khoảng 90%. Kali trong thức ăn cũng được gia súc
bài tiết ra ngoài.
Ion SO4 được tạo ra do sự phân huỷ các hợp chất chứa lưu huỳnh
trong điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí.
(CH3)2S + 2H2 → 2CH4 + H2 ( yếm khí)
CH3SH + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (Mercaptan )
(CH3)2S + O2 +H2O → CH4 + H2SO4 (hiếu khí)
Clorua là chất vô cơ có nhiều trong nước thải, nồng độ Clorua vượt
quá mức 350mg/l sẽ gây ô nhiễm đất, nước ngầm và nước bề mặt........
Các chất có mùi
Có nhiều trong nước thải nên nước thải chăn nuôi thường có mùi hôi
thối, gây ô nhiễm không khí. Không khí trong chuồng nuôi chứa khoảng
100 hợp chất khí (Haitung và Phillips,1994 ); H2 và CO2 từ những nơi chứa
phân lỏng dưới đất có thể gây nên sự ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính cho
vật nuôi. Mùi phân đặc biệt hôi thối khi người ta tích luỹ phân để phân huỷ
trong trạng thái yếm khí, khí độc hại toả ra môi trường xung quanh ở nồng
độ cao có thể gây nôn mửa, ngạt thở, ngất xỉu hoặc chết người.
Lượng NH3 và H2S vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây mùi hôi và
kích thích vật nuôi, đặc biệt là lên đường hô hấp. Các chất gây mùi còn
được đánh giá bởi hàm lượng chất rắn bay hơi và mỡ dư thừa trong chất
thải. Các chất dư thừa ở dạng chưa phân huỷ tạo điều kiện cho vi sinh vật
gây thối rữa phát triển.
- 7 -
Các chất tạo mùi trong nước thải
Chất tạo mùi Công thức Mùi đặc trưng
Amin CH3NH2 Cá ươn
Amoni NH3 Khai
Diamin NH2(Ch2)4NH Thịt thối
Hydrosulfua H2S Trứng thối
Mercaptan CH3SH Hôi
Phân C8H5NHCH3 Thối
Sulfit hữu cơ (CH3)2SCH3SSCH3 Bắp cải rữa
(Nguyễn Thị Hoa Lý – 2005)
Các yếu tố vi sinh vật
Trong chất thải có chứa một tập đoàn khá rộng các vi sinh vật có lợi
và có hại, trong đó có nhiều loại trứng ký sinh trùng, vi trùng và virus gây
bệnh như: E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Arizona....
Bình thường, các vi sinh vật này sống cộng sinh với nhau trong
đường tiêu hoá nên có sự cân bằng sinh thái. Khi xuất hiện tình trạng bệnh
lý thì sự cân bằng đó bị phá vỡ, chẳng hạn như gia súc bị ỉa chảy thì số
lượng vi khuẩn gây bệnh sẽ nhiều hơn và lấn áp tập đoàn vi khuẩn có lợi.
Trong những trường hợp vật nuôi mắc các bệnh truyền nhiễm khác thì sự
đào thải vi trùng gây bệnh trong chất thải trở nên nguy hiểm cho môi
trường và cho các vật nuôi khác
- 8 -
Một số bệnh điển hình liên quan đến chất thải chăn nuôi
Gây bệnh
Mầm bệnh Loại Chất thải
ra
Đường
nhiễm Ngộ độc
thực
phẩm
Động
vật Người
E. Coli Vi trùng
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn + + +
Salmonella Vi trùng
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn + + +
Leptospira Vi trùng
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn, da - + +
Dịch tả lợn Virus
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn - + -
Ascarissuum
Ký sinh
trùng
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn - + +
Bệnh ngoài
da
Nấm,
ký sinh
trùng
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn, da, niêm
mạc - + +
Cl. Parium
Ký sinh
trùng
Phân,
chất thải
Nước, thức
ăn - + +
( Nguyễn Thị Hoa Lý – 2001 )
Trong chăn nuôi gia đình có phạm vi chật hẹp, nước thải chăn nuôi
không được xử lý và không có lối thoát được tích lại ngay tại các khu vực
xung quanh nơi chăn nuôi đã làm bẩn nguồn nước, ảnh hưởng đến môi
trường, sức khoẻ của con người và vật nuôi. Theo nghiên cứu của Đậu
Ngọc Hào và cộng sự (1997) thì các khu vực tư nhân sử dụng nước giếng
khơi là không đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh vật cho phép. Trong 6 cơ sở chăn
nuôi tư nhân thuộc các vùng ngoại thành Hà Nội đều cho thấy tỉ lệ nhiễm
- 9 -
E. Coli và Clostridium perfringens là rất cao, 100% các mẫu phân tích đều
vượt quá chỉ tiêu cho phép về nước uống trong chăn nuôi ( Nguyễn Thị
Hoa Lý, 1997).
Cũng do quá trình ô nhiễm các chất thải trong chăn nuôi và tình trạng
không đảm bảo vệ sinh trong quá trình xử lý chất thải đã tạo điều kiện cho
mầm bệnh tồn tại và lưu hành. Điều này đã được chứng minh rất rõ trong
quá trình chăn nuôi của nhiều hộ gia đình. Những lứa nuôi đầu tiên đã đem
lại nhiều kết quả tốt, nhưng chỉ sau đó vài lứa nuôi, tình trạng bệnh dịch
của đàn gia súc đã tăng lên đáng kể. Có nhiều gia đình đã bị thua lỗ vì dịch
bệnh gây ra cho đàn vật nuôi. Trong quá trình chăn nuôi, chất thải đã góp
phần gây ra các bệnh đường hô hấp, tiêu hoá dẫn tới tình trạng sử dụng
kháng sinh một cách tràn lan để phòng và điều trị bệnh. Chính điều này làm
giảm đáng kể hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và cả chất lượng sản phẩm
vật nuôi (Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1997).
2.1.2. Chất thải trong quá trình giết mổ
Chất thải lò mổ là các chất rắn, chất lỏng được thải ra sau quá trình giết mổ
gia súc, gia cầm. Đây là loại chất thải có chứa nhiều hợp chất vô cơ, hữu cơ
dễ bị phân hủy và nhiều loại mầm bệnh.
2.1.2.1. Chất thải rắn trong lò mổ
Chất thải rắn trong lò mổ gia súc gồm có rác, phân, lông, xác gia súc,
chất chứa dạ dày, ruột, mỡ, xương, da, phủ tạng của gia súc phân hủy.
Tùy từng loại chất rắn mà độ ẩm và các thành phần N, P, K, chất hữu cơ có
sự khác nhau. Trong phân gia súc, nước chiếm 56-83%, chất hữu cơ 14-
26%, nitrogen chiếm 0,32-1,6%, phosphat chiếm 0,25-1,4%, kali chiếm
0,15-0,95%. Bên cạnh đó còn chứa nhiếu loại vi khuẩn, virus và trứng giun
sán gây bệnh.
- 10 -
2.1.2.2. Chất thải lỏng trong lò mổ
Nước thải bao gồm nước thải từ khu chuồng nuôi chờ giết, khu tắm
gia súc, khu giết thịt, khu làm lòng, nước rửa xe, nước làm vệ sinh nhà
xưởng, dụng cụ giết mổ có máu, mỡ, phân…..
Nguồn nước này chứa nhiều chất có thể gây ô nhiễm nếu không
được xử lý một cách hợp lý. Theo Nguyễn Thị Hoa Lý và các nhà khoa học
thì với một nồng độ nhất định các chất này sẽ gây ô nhiễm môi trường. Căn
cứ vào chỉ tiêu này ta có thể xác định được mức độ ô nhiễm do cơ sở giết
mổ gây ra. Tiến hành đo nồng độ các chất thải lỏng tại nhiều cơ sở giết mổ
cho thấy hầu hết đều vượt chỉ tiêu cho phép tức là đang trong tình trạng báo
động gây ô nhiễm môi trường.
Thành phần nước thải của một số lò mổ công nghiệp ở các tỉnh
phía nam (Theo Nguyễn Thị Hoa Lý, 2002)
Lò mổ Chất ô nhiễm trong nước thải Nồng độ (mg/l)
Lò mổ trâu Chất rắn lơ lửng
Nitơ hữu (TN)
Natri
Canxi
Phospho
BOD
820
154
35
12
23
996
Lò mổ lợn Chất rắn lơ lửng
Nitơ hữu (TN)
BOD
760
122
1045
Lò mổ hỗn
hợp
Chất rắn lơ lửng
Nitơ hữu (TN)
BOD
929
324
2240
- 11 -
* Các thông số đánh giá sự ô nhiễm trong nước thải lò mổ
Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: Bao gồm các chất như
cacbohydrate, protein, chất béo… Đây là những chất gây ô nhiễm nước thải
khu dân cư, công nghiệp chế biến thực phẩm, lò mổ, các nhà máy chế biến
sữa. Chất hữu cơ tiêu thụ ôxy rất mạnh dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy
sản và giảm chất lượng nguồn nước cấp cho sinh hoạt.
Để đánh giá lượng chất hữu cơ trong chất thải người ta sử dụng các
thông số sau :
- COD (Chemical oxygen demand) là số mg ôxy cần thiết để ôxy
hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong một đơn vị thể tích nước thải
được xác định bằng phương pháp sử dụng kỹ thuật tiêu chuẩn. COD
thường được sử dụng như một phương pháp chính xác và rẻ tiền để xác
định lượng ôxy yêu cầu trước khi xử lý chất thải.
- BOD (Biochemical oxygen demand) là lượng ôxy do vi sinh vật
tiêu thụ để ôxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong 1 đơn vị thể tích nước
thải ở điều kiện tiêu chuẩn: nhiệt độ, thời gian và không có ánh sáng. BOD5
là lượng ôxy đòi hỏi trong 5 ngày đầu của quá trình phân hủy các chất hữu
cơ ở 20oC bởi vi sinh vật hiếu khí.
Thông số BOD có tầm quan trọng rất lớn vì nó là cơ sở thiết kế và
vận hành công trình xử lý nước thải. Ngoài ra, nó còn là thông số cơ bản để
đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước và đánh giá tác động môi trường.
BOD càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng cao. Nếu so sánh BOD5 trong chất
thải gia súc từ trại chăn nuôi khoảng 250-300 mg/lit thì chất thải từ cơ sở
giết mổ từ cơ sở có giá trị BOD5 gấp 5-7 lần (1500-2000 mg/lít) (Nguyễn
Ngọc Tuân, 2002).
- 12 -
Cả hai thông số đều xác định lượng chất hữu cơ có trong nước thải,
nhưng BOD chỉ thể hiện lượng chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật có
trong nước, còn COD là toàn bộ chất hữu cơ, do đó tỷ số giữa COD/BOD
luôn luôn lớn hơn 1. Tỷ số này càng cao khi trong nước có chất khử trùng
ức chế vi sinh vật.
Tỷ số COD/BOD của một số loại nước thải
Loại nước thải COD (mg/l) BOD (mg/l) COD/BOD
Hóa chất 1500 580 2,58
Thực phẩm 3970 2242 1,77
Dệt 1303 592 2,20
Giấy 991 588 1,69
Bột giặt 5790 2640 2,19
Hóa dầu 3844 1745 2.20
Cao su 380 119 2,59
Các chất vô cơ
Nước thải lò mổ và nước thải từ các xí nghiệp chế biến sản phẩm
động vật luôn có một lượng chất vô cơ như: ion SO4, NO3, NH4, Cl,
PO4,Na, K...
Các chất có chứa nitơ
Nitơ tồn tại ở ba dạng trong chất thải: Nitơ hữu cơ, muối amonia và
các chất khí amonia hòa tan. Amonia ở dưới dạng dung dịch gây độc đối
với cuộc sống dưới nước; sự thải tối đa vào cống rãnh đạt 40 mg/l. Nitrat
có nồng độ cao trong nước tự nhiên làm tăng sự phát triển của tảo, rong
- 13 -
rêu, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thủy sản. Lượng tối đa
trong nước uống được là 0,5 mg/l.
Các chất rắn
Đó là trọng lượng cuối cùng của một lượng chất thải đã biết được sấy
khô đến một đại lượng không đổi ở 105oC trong vòng hơn 24 giờ. Nó được
đo bằng g/l hay mg/l.
Chất rắn tổng số trong nước bao gồm chất rắn lơ lửng và chất rắn
hòa tan, chất rắn bay hơi và chất rắn không bay hơi do các chất keo protein,
hydratcacbon, chất béo có trong nước thải hoặc được tạo ra khi gặp điều
kiện như pH, nhiệt độ, độ cứng thích hợp. Lượng chất rắn cao trong nước
gây cản trở quá trình xử lý, giảm sự phát triển của tảo, thực vật nước và
làm tăng lượng bùn lắng.
Các chất dầu mỡ
Do có trọng lượng riêng thấp nên các chất này nổi trên bề mặt nước.
Theo J.F.Gracey, D.S.Collins và R.J.Huey, 1999, ở Anh người ta chấp
nhận một mức độ là 100mg/l. Các chất này phủ lên bề mặt của hệ thống xử
lý chất thải như làm tắc đường ống, hệ thống bơm và các màng chắn. Nó
làm giảm sự chuyển hóa ôxy và có thể làm giảm trầm trọng hiệu quả của hệ
thống xử lý bằng phương pháp hiếu khí.
Các mầm bệnh
Trong phân và nước thải của lò mổ có chứa các loại vi trùng đường
ruột như: E.coli, Salmonenlla, Shigenlla, Proteus, Arizona...Ngoài ra trong
nước thải còn chứa các loại trứng giun sán như: Fasiola hepatica, Fasiola
gigantica….....
- 14 -
2.2. Các yếu tố vi sinh vật
Bụi và các giọt nước nhỏ trong không khí thường mang theo nhiều
loại vi sinh vật, có khi theo luồng gió truyền đi rất xa, cùng lắng xuống với
bụi hoặc lơ lửng trong không khí. Ở những nước khí hậu nhiệt đới, bụi
trong không khí có thể mang theo siêu vi trùng đậu gà, sốt lở mồm long
móng, trứng giun đũa. Chuồng nuôi đóng kín là điều kiện thuận lợi cho vi
sinh vật phát triển, nhất là nơi có nhiều bụi và hơi nước.
Theo tài liệu nước ngoài, trong chuồng bò sữa ở điều kiện sản xuất
bình thường, 1m3 không khí có từ 121-2530 vi sinh vật, ban ngày vi sinh
vật nhiều hơn ban đêm. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tăng thì số lượng vi
sinh vật giảm.
Sự tồn tại của bụi vi khuẩn trong không khí phụ thuộc vào nhiệt độ,
độ ẩm của không khí. Khi giảm nhiệt độ hoặc tăng độ ẩm của không khí thì
quá trình ngưng tụ hơi nước lên các hạt bụi sẽ tăng, do đó làm tăng trọng
lượng hạt bụi và tăng quá trình lắng đọng của chúng, đáng chú ý nhất là vi
khuẩn Salmonella, E.coli và Clostridiu