Đề tài Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ viễn thông của bưu điện tỉnh Hà Tây

Bưu điện tỉnh Hà Tây được hình thành từ năm 1930 vì vậy quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Hà Tây có thể chia làm hai giai đoạn chính như sau: Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước, Bưu điện tỉnh Hà Tây nằm trong Bưu điện tỉnh Hà Sơn Bình. ở thời kỳ này, do cơ sở vật chất nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu với các tổng đài từ thạch, hệ thống truyền dẫn chủ yếu bằng dây trần nên sự phát triển của doanh nghiệp chậm chạp, doanh thu ít. Trong cách quản lý kinh doanh còn mang tính bao cấp, hoạt dộng doanh nghiệp chủ yếu mang tính chất phục vụ. Do đó doanh nghiệp chưa chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời trong giai đoạn này nền kinh tế của cả nước vẫn duy trì nền kinh tế bao cấp, cơ chế thị trường chưa xuất hiện nên nền kinh tế chậm phát triển. Điều đó dẫn đến việc cung cấp thông tin chưa phải là một trong những nhu cầu bức thiết của nền kinh tế xã hội, nhất là ngành viễn thông, công nghệ máy móc lạc hậu chưa phát triển, cơ sở hạ tầng của Bưu điện tỉnh Hà Tây thời kỳ đó còn yếu kém dẫn đến chất lượng của các dịch vụ Viễn thông cung cấp là rất thấp. Giai đoạn từ năm 1993 trở lại đây Năm 1993, Tỉnh Hà Sơn Bình tách ra làm hai tỉnh là Hà Tây và Hoà Bình, cùng với sự ra đời của tỉnh Hà Tây thì Bưu điện Tỉnh Hà Tây cũng được tách riêng. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển đi lên của Bưu điện Tỉnh Hà Tây. Bưu điện Tỉnh Hà Tây đã có nhiều cố gắng vươn lên hoàn thiện mạng lưới Bưu chính Viễn thông có chiều sâu và chiều rộng khắp theo hướng hiện đại hoá, nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân và của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Bưu điện tỉnh Hà Tây là một trong 70 đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trụ sở đặt tại thị xã Hà Đông được thành lập theo quyết định số 501/TCCB – LĐ ngày 14/19/1996 của Tổng cục Bưu điện. Đăng ký kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Từ khi thành lập đến nay Bưu điện tỉnh Hà Tây đã phát huy được vai trò là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là một đơn vị hoạt động trong một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tịch tụ và tập trung các nguồn lực kinh tế của đất nước. Bưu điện tỉnh Hà Tây thành lập đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhân dân toàn tỉnh mà còn phục vụ an ninh, chính trị, quốc phòng tạo nên sự gắn kết giữa các lĩnh vực kinh doanh hình hành sức mạnh tổng hợp để phát triển mọi lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh và trong cả nước.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng tình hình thực hiện chất lượng dịch vụ viễn thông của bưu điện tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN HÀ TÂY 2.1.1 Khái quát tình hình tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Tây a) Quá trình hình thành của Bưu điện tỉnh Hà Tây Bưu điện tỉnh Hà Tây được hình thành từ năm 1930 vì vậy quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện tỉnh Hà Tây có thể chia làm hai giai đoạn chính như sau: Giai đoạn từ năm 1993 trở về trước, Bưu điện tỉnh Hà Tây nằm trong Bưu điện tỉnh Hà Sơn Bình. ở thời kỳ này, do cơ sở vật chất nghèo nàn, kỹ thuật lạc hậu với các tổng đài từ thạch, hệ thống truyền dẫn chủ yếu bằng dây trần nên sự phát triển của doanh nghiệp chậm chạp, doanh thu ít. Trong cách quản lý kinh doanh còn mang tính bao cấp, hoạt dộng doanh nghiệp chủ yếu mang tính chất phục vụ. Do đó doanh nghiệp chưa chú trọng tới việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đồng thời trong giai đoạn này nền kinh tế của cả nước vẫn duy trì nền kinh tế bao cấp, cơ chế thị trường chưa xuất hiện nên nền kinh tế chậm phát triển. Điều đó dẫn đến việc cung cấp thông tin chưa phải là một trong những nhu cầu bức thiết của nền kinh tế xã hội, nhất là ngành viễn thông, công nghệ máy móc lạc hậu chưa phát triển, cơ sở hạ tầng của Bưu điện tỉnh Hà Tây thời kỳ đó còn yếu kém dẫn đến chất lượng của các dịch vụ Viễn thông cung cấp là rất thấp. Giai đoạn từ năm 1993 trở lại đây Năm 1993, Tỉnh Hà Sơn Bình tách ra làm hai tỉnh là Hà Tây và Hoà Bình, cùng với sự ra đời của tỉnh Hà Tây thì Bưu điện Tỉnh Hà Tây cũng được tách riêng. Đây là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển đi lên của Bưu điện Tỉnh Hà Tây. Bưu điện Tỉnh Hà Tây đã có nhiều cố gắng vươn lên hoàn thiện mạng lưới Bưu chính Viễn thông có chiều sâu và chiều rộng khắp theo hướng hiện đại hoá, nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân và của các cơ quan của Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp… Bưu điện tỉnh Hà Tây là một trong 70 đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam có trụ sở đặt tại thị xã Hà Đông được thành lập theo quyết định số 501/TCCB – LĐ ngày 14/19/1996 của Tổng cục Bưu điện. Đăng ký kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Từ khi thành lập đến nay Bưu điện tỉnh Hà Tây đã phát huy được vai trò là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, là một đơn vị hoạt động trong một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tịch tụ và tập trung các nguồn lực kinh tế của đất nước. Bưu điện tỉnh Hà Tây thành lập đã đáp ứng được nhu cầu thông tin cho nhân dân toàn tỉnh mà còn phục vụ an ninh, chính trị, quốc phòng tạo nên sự gắn kết giữa các lĩnh vực kinh doanh hình hành sức mạnh tổng hợp để phát triển mọi lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội trên địa bàn toàn tỉnh và trong cả nước. b) Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Tây a. Chức năng, nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hà Tây Là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty BCVT Việt Nam, Bưu điện tỉnh Hà Tây hoạt động theo điều lệ tổ chức của Tổng công ty BCVT Việt Nam đã được phê chuẩn tại NĐ 51/CP ngày 01/08/1995 của Chính phủ, BĐT là một bộ phận cấu thành trong hệ thống tổ chức của Tổng công ty hoạt động kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ công ích trong một dây chuyền công nghệ BCVT liên hoàn thống nhất cả nước. Chức năng của Bưu điện Tỉnh Hà Tây Tổ chức, xây dựng, vận hành và quản lý khai thác mạng lưới Bưu chính Viễn thông để kinh doanh phục vụ công tác an ninh xã hội cho các cơ quan Đảng, chính quyền và phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của chính quyền của các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Hà Tây + Sử dụng có hiệu quả vốn và các nguồn lực đã được Tổng công ty giao cho nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. + Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký và theo qui định của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. + Chấp hành tốt các quy định của Luật pháp, quy chế của Tổng công ty và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình trước Tổng công ty BCVT Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền. + Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chính trị, an ninh quốc phòng, phục vụ nhu cầu của quần chúng nhân dân trên địa bàn tỉnh Hà Tây + Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trên cơ sở định hướng của Tổng công ty như: kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch phát triển mạng lưới... + Thực hiện đầy đủ kịp thời nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp của doanh nghiệp đối với Ngân sách nhà nước. b.Bộ máy tổ chức và quản lý của Bưu điện tỉnh Hà Tây Từ 01/10/2001 thực hiện quyết định số 3728/TCCB-LĐ ngày 25/09/2001 của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam về việc tổ chức và triển khai thí điểm đổi mới mô hình tổ chức quản lý, khai thác kinh doanh Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh. Bưu điện tỉnh Hà Tây thực hiện tách Viễn thông ra khỏi Bưu điện huyện thị, chuyển công ty Điện báo - Điện thoại thành công ty Viễn thông và thành lập 14 đài Viễn thông huyện thị. Các Bưu điện huyện thị chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ Bưu chính – Phát hành báo chí. Do đó mô hình tổ chức của Bưu điện tỉnh dược mô tả như sơ đồ sau: (Hình 2.1) (Bộ máy quản lý của Bưu điện tỉnh Hà Tây bao gồm: Ban lãnh đạo quản lý và điều hành Bưu điện tỉnh gồm có 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc. Các bộ phận chức năng thuộc Bưu điện tỉnh gồm: Phòng kế toán – Thống kê tài chính, Phòng Kế hoạch kinh doanh, Phòng Viễn thông, Phòng Tin học, Phòng Bưu chính, Phòng Tổ chức cán bộ – lao động, Phòng Hành chính quản trị, Phòng Đầu tư xây dựng, Tổ Tổng hợp, Khối đoàn thể. Các bộ phận chức năng này hoạt động theo chức năng nhiệm vụ được giao. ( Công ty Viễn thông: Có trụ sở tại thị xã Hà Đông, hoạt động trong lĩnh vực điện thoại, điện báo, thực hiện việc quản lý, khai thác, kinh doanh mạng Viễn thông toàn tỉnh. Là đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Bưu điện tỉnh và hoạch toán phụ thuộc, có con dấu riêng và tài khoản riêng theo tên gọi để giao dịch và được Bưu điện tỉnh phân cấp quản lý trên một số lĩnh vực công tác. Trực thuộc công ty Viễn thông là các đài viễn thông ở các huyện thị, dưới các đài Viễn thông là các trạm Viễn thông. ( Các Bưu điện huyện thị: 14 Bưu điện huyện thị trên địa bàn tỉnh Hà Tây bao gồm: - Bưu điện thị xã Hà Đông - Bưu điện thị xã Sơn Tây - Bưu điện huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, Quốc Oai, Thạch Thất, Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức. Trực thuộc các Bưu điện huyện, thị xã là các bưu cục, đại lý, ghisê, kiốt và điểm Bưu điện văn hoá xã. Các Bưu điện huyện thị là các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh hạch toán phụ thuộc có con dấu riêng, tài khoản riêng theo tên gọi để giao dịch và Bưu điện tỉnh phân cấp quản lý một số lĩnh vực công tác trong đó Bưu điện thị xã Hà Đông là trung tâm của toàn bộ mạng lưới Bưu chính – Phát hành báo chí trên toàn tỉnh. Tuy nhiên Bưu điện tỉnh Hà Tây còn đang nằm trong quá trình thực hiện phương án đổi mới mô hình tổ chức, quản lý khai thác kinh doanh Bưu chính Viễn thông trên địa bàn tỉnh, cho nên mô hình tổ chức còn chưa hoàn thiện, thời gian tới Bưu điện tỉnh Hà Tây cần xây dựng, đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức. 2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Tây Trong những năm gần đây tình hình hoạt động của Bưu điện tỉnh Hà Tây có sự phát triển rõ rệt. Nhờ chính sách đầu tư phát triển của nhà nước, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và sự vận dụng công nghệ mới, tổ chức quản lý, tổ chức lao động có hiệu quả với xu thế phát triển chung của đất nước Bưu điện Hà Tây đã đạt được những kết quả nhất định. Về Bưu chính - Phát hành báo chí: Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 toàn tỉnh có 82 bưu cục, trong đó có 1 bưu cục cấp I là Bưu điện thị xã Hà Đông, 13 bưu cục cấp II, 74 bưu cục cấp III, 241 điểm Bưu điện văn hoá xã và 136 kiôt, đại lý; bán kính phục vụ bình quân là 1,3 Km; dân số phục vụ bình quân là 6500người/điểm. Bưu điện Tỉnh đã vận chuyển thư báo bắng các phương tiện chuyên ngành với 6 đường thư cấp II với tổng chiều dài 237km, 54 đường thư cấp III với tổng chiều dài 2570 Km, 100 xã có báo đến trong ngày với 437 loại báo được phát hành; 45/230 điểm tham gia công tác phát hành báo chí khá tốt. Bưu điện Tỉnh đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ mới như chuyển phát nhanh, chuyển tiền quốc tế, điện hoa…Doanh thu thực hiện năm 2003 là 6.889,4 tỷ đồng chiếm 4,5 % tổng doanh thu của Bưu điện tỉnh. Về mạng Viễn thông Bưu điện tỉnh đã xây dựng được phương án đảm bảo thông tin cho mạng Viễn thông, sử dụng các phương thức truyền dẫn hiện đại, đã đổi mới hoàn toàn cả chuyển mạch lẫn truyền dẫn, tự động hoá 100% điện thoại đường dài trong nước và quốc tế. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2004 toàn tỉnh có 40 điểm chuyển mạch với 41 tổng đài và tổng dung lượng lắp đặt là 194.500 số. Về truyền dẫn, Bưu điện tỉnh chủ yếu sử dụng cáp quang và Viba. Mạng thông tin di động gồm 11 trạm Vinaphone, 10 trạm mobiphone và 76 trạm card phone. Mạng điện thoại đã được mở rộng vươn tới các vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh phục vụ cho các nhu cầu sử dụng viễn thông của toàn tỉnh. Toàn bộ các trung tâm huyện lỵ, thị xã trong toàn tỉnh được trang bị tổng đài và hệ thống truyền dẫn kỹ thuật số hiện đại, năm 2003 toàn tỉnh lắp đặt 118.753 máy điện thoại, đạt bình quân 4,67 máy/100 dân. Về lao động Đến hết năm 2003 cán bộ công nhân viên của Bưu điện tỉnh Hà Tây gồm có 1035 người trong đó: Trên đại học là 9 người chiếm 0,087% Đại học, cao đẳng là 233 người chiếm 22,15% Trung cấp là 229 người chiếm 22.15% Sơ cấp là 528 người chiếm 51.1% Chưa qua đào tạo là 46 người chiếm 14.53% Và tính đến hết năm 2004 số cán bộ công nhân viên của Bưu điện tỉnh Hà Tây là 1044 người. Trong thời gian tới Bưu điện tỉnh Hà Tây sẽ tiếp tục đầu tư phát triển mạng lưới, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của môi trường kinh doanh đòi hỏi, đồng thời phát huy tối đa hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Doanh thu Bưu chính - Viễn thông Doanh thu Bưu chính – Viễn thông phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây cụ thể như sau: Năm 2000 doanh thu phát sinh đạt 99.534 triệu đồng, trong đó doanh thu cước được hưởng là 79.627 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 9.555 triệu đồng. Năm 2001 doanh thu phát sinh đạt 131.718 triệu đồng, trong đó doanh thu cước được hưởng là 98.789 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 12.843 triệu đồng. Năm 2002 doanh thu phát sinh đạt 179.145 triệu đồng, trong đó doanh thu cước được hưởng là 136.150 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 19.061triệu đồng. Năm 2003 doanh thu phát sinh đạt 296.080 triệu đồng, trong đó doanh thu cước được hưởng là 236.864 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 30.792 triệu đồng. Doanh thu các năm của Bưu điện tỉnh Hà Tây tăng dần theo số năm trở lại đây chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Bưu điện có hiệu quả. Có được kết quả doanh thu như trên một phần là do nội trong doanh nghiệp có những cơ chế đầu tư công nghệ, chính sách quản lý hợp lý một phần cũng là do chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và xu hướng phát triển chung của nền kinh tế. 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ TÂY TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG. Đơn vị thực hiện việc cung cấp các dịch vụ viễn thông tại Bưu điện tỉnh Hà Tây là công ty viễn thông, có trụ sở đặt tại thị xã Hà Đông. Hoạt động trong lĩnh vực viễn thông là hoạt động trong lĩnh vực kinh tế thuộc kết cầu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, đồng thời cũng là ngành sản xuất dịch vụ. Công ty viễn thông có vai trò cung cấp các dịch vụ viễn thông cho toàn thể nhân dân, là công cụ của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp trong việc quản lý hành chính của tỉnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng, là công cụ phục vụ dân sinh, nâng cao trình độ dân trí, nên ngay từ khi thành lập, công ty viễn thông luôn coi nhiệm vụ phục vụ là mục đích hàng đầu, sản xuất kinh doanh là phương tiện, là biện pháp để có tích luỹ đầu tư phát triển, từ đó phục vụ tốt hơn các nhiệm vụ được giao. Khi nhà nước ban hành chính sách mở cửa, dựa trên định hướng phát triển các dịch vụ viễn thông của VNPT nói chung và dưới sự lãnh đạo của Bưu điện tỉnh Hà Tây nói riêng, công ty viễn thông là đơn vị đi đầu trong công tác dịch chuyển cơ chế kinh doanh theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới cơ chế kế hoạch hoá, gắn kế hoạch với thị trường, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của cơ chế thị trường hàng hoá nhiều thành phần. Nhận thức được vai trò nhiệm vụ của mình công ty Viễn thông tỉnh Hà Tây đã thực hiện vai trò cung cấp các dịch vụ viễn thông do Bưu điện tỉnh Hà Tây giao, trong những năm gần đây tình hình hoạt động của đơn vị như sau: 2.2.1 Mạng lưới viễn thông Trong những năm qua mạng lưới viễn thông của Bưu điện Hà Tây liên tục được mở rộng về quy mô và dung lượng, hiện đại hoá về công nghệ, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng của nhân dân trên toàn tỉnh. Do kinh tế xã hội phát triển và thu nhập của người dân được nâng cao, nhu cầu về các dịch vụ truyền đưa tin tức nói chung và nhu cầu về dịch vụ viễn thông nói riêng ngày càng tăng. Có thể nói ngày nay các dịch vụ viễn thông đã trở thành các dịch vụ đại chúng với đa số các tầng lớp nhân dân được cung cấp rộng rãi tới tận các huyện xã vùng sâu vùng xa. Tính đến cuối năm 2004, 100% số xã trên toàn tỉnh đã có máy điện thoại cố định. Để đáp ứng nhu cầu tăng nhanh về các dịch vụ viễn thông, mạng lưới viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây đã được đầu tư phát triển với tốc độ cao, công nghệ đã đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. Cụ thể như sau: Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng - Hệ thống chuyển mạch + Hệ thống chuyển mạch đường dài liên tỉnh gồm 1 tổng đài sử dụng loại 1000E10 ACATEL. +Hệ thống chuyển mạch nội tỉnh, nội hạt: được trang bị công nghệ tiên tiến với tổng đài VKX. - Hệ thống truyền dẫn: Sử dụng các phương tiện truyền dẫn cáp quang, vi ba số, công nghệ truyền dẫn SHD, VSAT với dung lượng khác nhau. + Truyền dẫn liên tỉnh: Dựa trên các tuyến cáp quang Bắc – Nam, tuyến cáp quang trên đường dây 500 KV, tuyến vi ba số… + Truyền dẫn nội tỉnh: Sử dụng cáp quang và vi ba số trong tỉnh đảm bảo các tuyến cáp đến tận nơi cung cấp cho các thuê bao. Mạng điện thoại di động Các mạng điện thoại di động hàng năm đều được nâng cấp, mở rộng dung lượng, mở rộng vùng phủ sóng, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Hiện nay Bưu điện tỉnh Hà Tây đã cung cấp được hầu hết các loại hình dịch vụ về thông tin di động do VNPT triển khai. Các dịch vụ khuyến khích sử dụng loại hình dịch vụ này đều được Bưu điện tỉnh Hà Tây triển khai một cách nhanh chóng kịp thời đảm bảo cung cấp những loại hình dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Mạng lưới di động chủ yếu được phủ sóng ở các trung tâm thị trấn thị xã, một số nơi vùng cao, vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa có sóng của mạng điện thoại di động. Chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động của người dân. Hệ thống mạng điện thoại di động của tỉnh Hà Tây do Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam cung cấp. Tình hình chất lượng dịch vụ chủ yếu dựa vào hệ thống mạng này. Đây là những nhân tố khác quan, Bưu điện tỉnh Hà Tây cần có những khuyến nghị đối với Tổng công ty về việc nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng vùng phủ sóng. Mạng Internet Mạng Internet tiếp tục được mở rộng và nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ, 6 – 14 Bưu điện huyện, thị đã có điểm truy cập Internet trực tiếp. Thực hiện đa dạng hoá các loại hình dịch vụ truy nhập, kết nối Internet tạo điều kiện thuận lợi phục vụ khách hàng như dịch vụ truy nhập qua mã VNN 1260, 1268, 1269, hiện nay đã cung cấp dịch vụ ADSL – mạng Internet có lượng băng rộng và tốc độ nhanh tới các huyện trong tỉnh. Phát triển mới 14000 thuyê bao, nâng tổng số thuê bao gian tiếp lên 112.360 thuê bao chiếm 98% thị phần toàn tỉnh. Với mạng viễn thông như trên Bưu điện tỉnh Hà Tây sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Trong những năm qua sản lượng và doanh thu của Bưu điện Hà Tây về dịch vụ viễn thông ngày càng tăng. Doanh thu viễn thông chiếm 86 % doanh thu của toàn Bưu điện tỉnh Hà Tây, có tốc độ tăng bình quân là 26,7%/ năm. Bên cạnh những thành công trong việc xây dựng mạng lưới viễn thông, hệ thống mạng lưới viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây còn có những tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hà Tây, cụ thể: - Cấu trúc mạng chuyển mạch công cộng toàn tỉnh: Cấu trúc mạng chuyển mạch công cộng toàn tỉnh được hoạch định ban đầu là cấu trúc chưa phải là tối ưu, với nhiều hoạt động có tính độc lập tương đối. Hệ thống cấu trúc còn phát triển chưa kịp với sự thay đổi, nhưng nhu cầu mới phát sinh của khách hàng. - Thiết bị trên mạng viễn thông toàn tỉnh: Thiết bị cơ bản của mạng viễn thông toàn tỉnh bao gồm thiết bị đầu cuối, hệ thống truyền dẫn, hệ thống chuyển mạch (tổng đài). Tổng đài là thiết bị chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn đầu tư vào mạng viễn thông. Đây là các thiết bị rất tinh vi phức tạp được điều khiển bằng các chương trình phần mềm hiện đại, thông minh. Tỷ trọng phần mềm chiếm tới 80% giá trị của tổng đài lượng vốn đầu tư vào tổng đài là rất lớn, cần phải tính được sự phù hợp giữa nhu cầu và dung lượng máy móc để đầu tư các thiết bị cho hợp lý. Các tổng đài được ví như các máy tính chuyên dụng cỡ lớn, do tính phức tạp của công nghệ sản xuất nên trên thế giới chỉ có 10 quốc gia có bản quyền thiết kế các tổng đài công cộng cỡ lớn được CCITT và ISO công nhận chất lượng là Mỹ, Canada, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan, Hàn Quốc và Ân Độ. Do đó việc đầu tư đổi mới các tổng đài để mở rộng dung lượng, thay thế các trang thiết bị đã lạc hậu là một việc phức tạp. Khi đầu tư đổi mới trang thiết bị đòi hỏi Tổng công ty, giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Tây cần có những kế hoạch cụ thể phù hợp với tính hình phát triển chung của tỉnh. Những tồn tại trên tạo ra hệ thống mạng lưới viễn thông công cộng hết sức đa dạng về chủng loại thiết bị và phức tạp về cách quản lý. Việc có quá nhiều chủng loại thiết bị trên mạng viễn thông gây khó khăn cho việc đào tạo cán bộ đấu nối mạng, quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa… Một trong những tính năng ưu việt của các thiết bị kỹ thuật số hiện đại là cho phép giám sát, quản lý, bảo dưỡng từ xa nhằm tiết kiệm kinh phí và giải quyết hạn chế về số lượng cán bộ kỹ thuật ở những nơi xa xôi. Các nhà sản xuất lớn thường có hệ thống giám sát, quản lý tập trung riêng cho các thiết bị của mình. Các loại thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau có thể đấu nối vào cùng một hệ thống giám sát tập trung song không phải là tất cả, ngoài ra còn cần trang bị thêm các hệ thống, phần mềm ghép nối đắt tiền, đặt biệt là đối với tổng đài. Như vậy việc có quá nhiều chủng loại thiết bị gây khó khăn lớn cho việc thiết lập các trung tâm giám sát tập trung, đồng thời gây lãng phí cho thiết bị dự phòng, đi lại và hạn chế khả năng sửa chữa hỏng hóc. Như vậy có thể nói chính sự đa chủng loại thiết bị trên mạng viễn thông đã làm giảm, thậm chí mất đi tính đồng bộ, một yêu cầu thiết yếu mà một mạng viễn thông phải có. Tính đồng bộ là tiêu chí quan trọng để mạng cung cấp dịch vụ với chất lượng cao. - Quy mô mạng viễn thông nhỏ, hạn chế về chất lượng và loại hình dịch vụ: Mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh Hà Tây có công nghệ tiên tiến nhưng quy mô còn nhỏ. Mật độ điện thoại cố định phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở vùng thành thị, đông đúc dân cư, chưa thoả mãn hết được nhu cầu sử dụng của dân chúng. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng mạng nội hạt chưa có. Công nghệ quản lý bảo dưỡng mạng tiên tiến vẫn chưa được áp dụng rộng rãi, các dịch vụ băng rộng, các dịch vụ gia tăng còn triển khai chưa rộng khắp, chưa đáp ứng hết các yêu cầu. 2.2.2 Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý sản xuất các dịch vụ viễn thông Cơ chế hạch toán tại Bưu điện tỉnh Hà Tây là hạch toán tập trung, khối các đơn vị trực thuộc được x
Luận văn liên quan