Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ phân chia lợi nhuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Đã có không ít cuộc đình công xảy ra để đòi quyền lợi của chính bản thân mình và đã làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất ,mất trật tự an ninh xã hội . Đối với người lao động thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày hàng giờ vì nó là nguồn thu nhập chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình.Ngoài ra, tiền lương còn thể hiện ở giá trị, đia vị, uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội. Đối với doanh nghiệp ,tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để kích thích người lao động và giữ chân nhân tài,duy trì lao động nên các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng cách trả lương, trả thưởng như thế nào cho chính xác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh gắn với trình độ chuyên môn của mỗi người
Nhằm trả lương hợp lý công bằng, công ty Cổ phần may Chiến Thắng đã tập trung xây dựng cho mình một quy chế trả lương, trả thưởng riêng nhưng trong quá trình thực hiện đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả trả lương, trả thưởng của công ty. Chính vì vậy,trong quá trình thực tập tại công ty em đã lựa chọn đề tài “ thực trạng trả lương, trả thưởng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trả lương, trả thưởng”
Nội dung báo cáo này gồm 2 phần
Phần I: Những vấn đề chung của công ty Cổ phần may Chiến Thắng. Phần này tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, thực trạng công tác quản lý lao động ở công ty và một số kết luận rút ra từ thực trạng quản lý lao động
Phần II: Chuyên đề . Phần này tập trung nghiên cứu thực trạng trả lương, trả thưởng, những kết luận rút ra từ thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện hình thức trả lương, trả thưởng ở công ty
67 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5934 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Thực trạng trả lương, trả thưởng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trả lương, trả thưởng tại công ty cổ phần may Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục
Lời nói đầu 1
Phần 1: Những vấn đề chung 2
I. Khái quát chung về công ty 2
1.Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của công ty 4
3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty 7
4. Một số kết quả đạt được của công ty trong những năm qua và 10
phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
II. Thực trạng công tác quản lý lao động của đơn vị 13
1. Hiện trạng chung của bộ máy đảm nhiệm công tác quản trị nhân sự 13
2.Quản lý và sử dụng nguồn nhân lực của đơn vị 15
3.Công tác phân tích công việc và hệ thống chức danh công việc 16
4. Tuyển mộ, tuyển chọn và bố trí sử dụng nhân lực 17
. 5. Đánh giá thực hiện công việc 20
6. Đào tạo nhân lực 21
7. Thù lao, phúc lợi cho người lao động và công tác tạo động lực 22
8. Vấn đề thực hiện pháp luật 25
9. Đánh giá chung 26
Phần II . Thực trạng trả lương, trả thưởng và một số biện pháp nhằm 27
nâng cao hiệu quả hình thức trả lương, trả thưởng
I. Cơ sở lý luận về vấn đề trả lương ,trả thưởng tại công ty 27
1.Khái niệm tiền lương ,tiền thưởng 27 . 2.Các hình thức trả lương 28
2.1 Hình thức trả lương theo thời gian 28
2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm 29
3. Các hình thức trả thưởng 33
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới trả lương, trả thưởng 33
4.1. Các yếu tố bên ngoài 33
4.2. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 34
4.3 . Yếu tố người lao động 34
5. Sự cần thiết của việc nghiên cứu hình thức trả lương ,trả thưởng 35
II. Thực trạng trả lương, trả thưởng tại công ty Cổ phần may Chien Thang 36
II.1. Tổng quan về công tác quản trị nhân sự 36
II.2. Thực trạng trả lương, trả thưởng 36
A Thực trạng trả lương 36
1.Hình thức trả lương theo thời gian 36
2.Hình thức trả lương theo sản phẩm 40
3. Trả lương theo quy định của bộ luật lao động 42
4. Kết luận rút ra từ thực trạng 43
4.1. Đối với hình thức trả lương thời gian 43
4.2. Đối với hình thức trả lương sản phẩm 45
B. Thực trạng trả thưởng 47
1.Thưởng tiết kiệm 47
2. Thưởng hàng tháng 48
3. Thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật 49
4. Các hình thức thưởng khác 49
5. Kết luận rút ra từ thực trạng 50
II .Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hình thức trả lương ,trả thưởng tại 51
công ty Cổ phần may Chiến Thắng
1.Quan điểm nhằm hoàn thiện hình thức trả lương ,trả thưởng 51
2 .Giải pháp và biện pháp 51
2.1 Biện pháp 51
2.1.1. Hoàn thiện hình thức trả lương thời gian 51
2.1.2. Xây dựng các mức lao động có căn cứ kỹ thuật thông qua 53
định mức lao động
2.1.3. Nâng cao quỹ tiền lương của công ty 54
2.1.4. Thống kê kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chính xác chặt chẽ 55
2.2 Giải pháp 57
3 .Một số khuyến nghị 58
4 . Phương hướng nhằm cải thiện hình thức trả lương, trả thưởng 58
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
NHẬT KÝ THỰC TẬP
LỜI NÓI ĐẦU
Tiền lương luôn là một vấn đề thời sự nóng bỏng trong đời sống xã hội và sản xuất không chỉ ở nước ta mà cả ở tất cả các nước trên thế giới vào mọi thời điểm của quá trình phát triển xã hội. Tiền lương hàm chứa nhiều mối quan hệ mâu thuẫn như quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, quan hệ phân chia lợi nhuận giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Đã có không ít cuộc đình công xảy ra để đòi quyền lợi của chính bản thân mình và đã làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất ,mất trật tự an ninh xã hội . Đối với người lao động thì tiền lương là mối quan tâm hàng ngày hàng giờ vì nó là nguồn thu nhập chủ yếu nhằm duy trì và nâng cao đời sống của họ và gia đình.Ngoài ra, tiền lương còn thể hiện ở giá trị, đia vị, uy tín của họ đối với bản thân gia đình và xã hội. Đối với doanh nghiệp ,tiền lương là một phần của chi phí sản xuất là hình thức chính để kích thích người lao động và giữ chân nhân tài,duy trì lao động nên các doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng cách trả lương, trả thưởng như thế nào cho chính xác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh gắn với trình độ chuyên môn của mỗi người
Nhằm trả lương hợp lý công bằng, công ty Cổ phần may Chiến Thắng đã tập trung xây dựng cho mình một quy chế trả lương, trả thưởng riêng nhưng trong quá trình thực hiện đã không tránh khỏi những yếu tố chủ quan và khách quan tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả trả lương, trả thưởng của công ty. Chính vì vậy,trong quá trình thực tập tại công ty em đã lựa chọn đề tài “ thực trạng trả lương, trả thưởng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trả lương, trả thưởng”
Nội dung báo cáo này gồm 2 phần
Phần I: Những vấn đề chung của công ty Cổ phần may Chiến Thắng. Phần này tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, thực trạng công tác quản lý lao động ở công ty và một số kết luận rút ra từ thực trạng quản lý lao động
Phần II: Chuyên đề . Phần này tập trung nghiên cứu thực trạng trả lương, trả thưởng, những kết luận rút ra từ thực trạng, từ đó đưa ra giải pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện hình thức trả lương, trả thưởng ở công ty
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I.Khái quát chung về công ty.
Công ty cổ phần may Chiến Thắng có tên giao dịch đối ngoại là:
Chiến Thắng Garment Joined Company.
Tên viết tắt: CHIGAMEX.
Website: http:// www.CHIGAMEX.com.vn
Trụ sở chính: 22 Thành Công – Ba Đình – Hà Nội.
Số điện thoại :(04)38312077
1 .Quá trình hình thành và phát triển.
Được thành lập từ năm 1968 đến nay đã 40 năm, trải qua nhiều khó khăn, biến cố cùng đất nước, với nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau nhưng công ty vẫn đứng vững cho đến nay và ngày càng phát triển trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Giai đoạn 1: Ra đời và lớn lên trong những điều kiện hết sức khó khăn ( từ năm 1968 – 1975)
Ngày 15/06/1968 xí nghiệp may Chiến Thắng thành lập, giám đốc là đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên với tổng số lao động là 325 người ( 147 lao động nữ ).
Năm 1969 đồng chí Hoàng Thị Thu Cúc được cử về thay đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên làm giám đốc xí nghiệp may Chiến Thắng. Lúc đó, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn mọi thứ, sản xuất phân tán. Các thiết bị máy móc và nhà xưởng đã cũ, dột nát, các cơ sở sản xuất cách xa nhau gần 20km, do đó việc đi lại và vận chuyển hang hoá gặp rất nhiều khó khăn. Xí nghiệp khi đó chỉ có 250 máy đạp chân của Đức, Tiệp và Liên Xô, 300 lao động, diện tích nhà xưởng và mặt bằng 3.00m2 tại 8B Lê Trực.Tháng 5 năm 1971, Xí nghiệp may Chiến Thắng được chính thức chuyển giao cho bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, do đó may Chiến Thắng có dịp tiếp xúc với trang thiết bị, máy móc hiện đại và phong cách quản lý công nghiệp hơn.
Năm 1973, tổng diên tích của xí nghiệp tại 8B Lê Trực được nâng lên thành 4.000m2. Sau khi được tập dượt chuẩn bị về lao động và thiêt bị, Xí nghiệp bắt đầu làm hàng xuất khẩu. Tiếp đó máy móc thiết bị liên tục được bổ sung, thay thế máy đạp chân bằng máy đạp điện… để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Năm 1975, đất nước thống nhất, cán bộ công nhân may Chiến Thắng cố gắng thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ khi thành lập 1968 đến 1975 xí nghiệp đã có bước tiến bộ vượt bậc, giá trị sản lượng tăng 10 lần, sản lượng tăng hơn 6 lần, đạt 1.969.343 sản phẩm. Giá trị xuất khẩu nâng lên, về cơ bản Xí nghiệp được khôi phuc trở lại, ổn định và từng bước phát triển.
1.2. Giai đoạn 2: Ổn định và từng bước phát triển sản xuất (1976 – 1986)
Năm 1976, Xí nghiệp được công nhận là lá cờ đầu của ngành May.
Năm 1978, giá trị tổng sản lượng tăng gấp 11 lần và tổng số công nhân tăng 3 lần so với năm 1968
Năm 1979 sản lượng đạt cao nhất trong vòng 10 năm của Xí nghiệp.
Năm 1980 nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, làm cho sản lượng giảm sút, nhiều ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong các năm tiếp theo. Đến năm 1983, 1984 khó khăn mới dần được tháo gỡ.
Giữa năm 1985,Xí nghiệp đón nhận Huân chương lao động hạng 3 – phần thưởng cao quý của Nhà Nước vì thành tích của mình.
1.3. Giai đoạn 3: Đổi mới để phát triển bền vững ( 1987 đến nay )
Đây là giai đoạn may Chiến Thắng tiếp tục đổi mới công tác quản lý, chuẩn bị mọi điều kiện tiền đề để bước vào cơ chế kinh tế mới: cơ chế thị trường.
Năm 1989 ,số lượng sản phẩm xuất khẩu là 1857000 sản phẩm ,doanh thu xuất khẩu 1 329 976 109 đồng ,lợi nhuận xuất khẩu:82 215 076 đồng
Năm 1992 mở rộng sản xuất khu vực số 10 Thành Công (nay là số 22 Thành Công) với 4 xưởng khép kín ,thiết bị máy móc đầu tư hiện đại nhà xưởng mới ,tăng lao động làm việc lên 1396 lao động .Ngày 25-8-1992 ,Bộ công nghiệp nhẹ quyết định chuyển xí nghiệp may Chiến Thắng thành công ty may may Chiến Thắng theo quyết định 730/CN-TCLĐ
Năm 1997, công trình đầu tư ở cơ sở 10 Thành Công được hoàn thành với tổng diện tích 13.000 m2, từ đó công ty có điều kiện tập trung các bộ phận quản lý tại một địa điểm, tạo điều kiện thuân lợi cho việc giao dịch và kinh doanh.
Năm 2005 công ty may Chiến Thắng có quyết định chính thức chuyển thành công ty cổ phần may Chiến Thắng, sau đó thành lập Hội đồng quản trị, thay thế 3 tổng giám đốc trước đây thành 1 tổng giám đốc. Sự thay đổi đánh dấu sự phát triển mới của công ty.
2 . Hệ thống tổ chức bộ máy ,chức năng nhiệm vụ của công ty
2.1 Hệ thống tổ chức bộ máy của công ty
Đây là mô hình tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, kiểu tổ chức này rất phù hợp với tình hình hoạt động chung của công ty, cũng như giống như hầu hết các công ty khác. Theo cơ cấu này, các cán bộ công nhân viên trong công ty được gắn chức năng với nhiệm vụ của họ, để chuyển các nhiệm vụ, thông báo, chỉ đạo của cấp lãnh đạo cao nhất cho đến tất cả mọi nhân viên trong công ty. Tuy nhiên các tổ chức này cũng đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban trong công ty.
2.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
- Chức năng: là một doanh nghiệp thuộc Tổng Công Ty Dệt may Việt Nam ,Công ty cổ phần may Chiến Thắng có chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh ,xuất khẩu các loại sản phẩm may mặc
- Nhiệm vụ : là một doanh nghiệp có 51 % vốn của nhà nước công ty cổ phần may Chiến Thắng có đầy đủ tư cách phap nhân trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập .Khi mới thành lập công ty có nhiệm vụ sản xuất quần ,áo ,mũ vải ,gang tay... theo chỉ tiêu kế hoạch của nhà nước
Từ năm 1986 trở lại đây ,nhiệm vụ sản xuất của công ty ngày càng nặng nề hơn, hằng năm ngoài phần trăm kế hoạch nhà nước giao,công ty còn chủ động tìm kiếm nguồn hàng ,tổ chức sản xuất ,gia công các mặt hàng may mặc theo các hợp đồng kinh tế với các tổ chức trong nước và quốc tế.Ngoài ra , công ty phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn , không ngừng cải thiện nâng cao đời sống cho người lao động
2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng ban trong công ty
Tổng giám đốc công ty: là người đứng đầu và đại diện cho toàn công ty ,chịu trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dướ sự trợ giúp của các phó tổng giám đốc và các phòng ban
Phó tổng giám đốc kinh tế: Là người trực tiếp phụ trách công tác kinh doanh của công ty và một số lĩnh vực phát triển thị trường nội địa và FOB xuất khẩu , ký kết các hợp đồng dịch vụ cung ứng vật tư ,nguyên phụ liệu và dụng cụ phục vụ cho sản xuất ...
Phó tổng giám đốc kỹ thuật : Là người được ủy quyền đầy đủ để điều hành công ty khi tổng giám đốc đi vắng và tham gia công tác đối ngoại cùng tổng giám đốc .Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng tiêu chuẩn ISO ,chỉ đạo thiết kế mẫu sản phẩm mới ...
Giám đốc điều hành : trực tiếp phụ trách và chỉ đạo các lĩnh vực :điều hành sản xuất các xí nghiệp thành viên ,công tác phục vụ sản xuất, cung ứng vật tư ,công tác an toàn vệ sinh lao động ,công tác đào tạo công nhân...
2.3.1 Phòng kế hoạch thị trường.
- Tham mưu cho tổng giám đốc về các vấn đề kinh doanh, xuất nhập khẩu để hoạch định kế hoạch kinh doanh của công ty theo từng thời kì.
- Tham mưu cho Tổng giám đốc về nhiệm vụ đối ngoại, tiếp xúc khách hàng, chủng loại mặt hàng, giá cả…
- Phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu, thị trường nguyên phụ liệu, mở rộng mạng lưới khách hàng, tìm kiếm đối tác.
- Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như: thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, thủ tục thanh toán, giao dịch, đối ngoại, giao dịch vận chuyển, giao dịch ngân hàng.
- Thực hiện các công tác tiếp thị, tham gia các hội chợ triển lãm, các biện pháp quảng bá sản phẩm.
2.3.2.Phòng kỹ thuật.
- Làm công tác chuẩn bị sản xuất, xác định chính sách chất lượng và năng suất trong từng thời kì cụ thể.
- Giám sát và hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật.
- Xây dựng định mức, quản lý các quy trình công nghệ, các tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của sản phẩm.
- Thiết kế và sản xuất các mẫu chào hàng, hàng thời trang,...
- Sửa chữa nhỏ và nâng cấp máy móc thiết bị.
- Xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc công nhân công nghệ may.
2.3.3 Phòng tài chính kế toán.
- Phòng kế toán tài chính có chức năng tham mưu, giúp việc tổng giám đốc và công tác kế toán tài chính của công ty, quản lý tài chính trong công ty và theo dõi tình hình sử dụng vốn và quỹ trong công ty, lập báo cáo kết quả tài chính của công ty nhằm sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục đích để việc sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Theo dõi ,kiểm tra tình hình diễn biến công nợ và đề xuất giải pháp
2.3.4 Phòng quản lý hệ thống chất lượng.
- Giúp đại diện lãnh đạo trong việc xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng – môi trường – trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn ISO.
- Định mức thời gian thao tác công nghệ.
- Tổng hợp và theo dõi để khắc phục, phòng ngừa, giải quyết các phản ánh, khiếu nại của khách hàng, đơn vị.
-Tổ chức các cuộc đánh giá nội bộ để duy trì bộ máy làm việc có hiệu quả với các cán bộ công nhân viên có phẩm chất tốt, có năng lực đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.3.5 Phòng tổ chức lao động tiền lương
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc trong công tác quản lý và sắp xếp tổ chức bộ máy công ty ,công tác cán bộ và tuyển dụng ,bố trí ,sắp xếp lao động
- Lập và thực hiện kế hoạch lao động ,tiền lương ,kế hoạch đào tạo và tuyển dụng
- Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên
- Thực hiện các chế độ ,chính sách liên quan đến cán bộ công nhân viên trong công ty :bảo hiểm xã hội ,bảo hiểm y tế ,công tác bảo hộ lao động
- Xây dựng định mức lao động ,xác định đơn giá tiền lương
2.3.6 Trung tâm thiết kế thời trang
- Thiết kế các kiểu mẫu thời trang cho công ty
- Thiết kế theo đơn đặt hàng của khách
- Tham khảo thị trường thời trang để thiết kế các kiểu mẫu mới
3.1. Đặc điểm về các yếu tố đầu vào
a. Vốn .
Vốn là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất ,là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử hơn 40 năm công ty cổ phần may Chiến Thắng không bảo ngừng lớn mạnh cả về quy mô hoạt động lẫn số vốn sản xuất kinh doanh .Với số vốn ban đầu khi mới thành lập là 12.049.950.000 đồng thì hiện nay số vốn của công ty dã lên tới 153.202.063.000 đồng trong đó vốn cố định là 93.056.867.000 đồng ,vốn lưu động là 60.145.196.000 đồng .Điều này sẽ giúp cho công ty có thể cạnh tranh được với các công ty may khác và là điều kiện tốt để công ty may Chiến Thắng đảm chiến lược sản xuất kinh doanh đã đề ra
b.Lao động
Số lượng lao động của công ty Cổ phần may Chiến Thắng qua các năm được thể hiện qua bảng số liệu sau
Năm
số lao động (người)
Tỷ lệ nữ (%)
2006
2012
84,4
2007
1468
85
2008
1300
82,3
(Nguồn :báo cáo tình hình lao động của công ty Cổ phần may Chiến Thắng)
Trong mấy năm gần đây số lương lao động có nhiều biến động cụ thể năm 2007 giảm so với năm 2006 là 544 người( giảm 27,03%).Năm 2008 tiếp tục giảm 168 người tương ứng với 11,44%.Nguyên nhân số lao động giảm là do nghỉ hưu và do chấm dứt hợp đồng lao động và công ty đã giải quyết những lao động dôi dư bằng cách giới thiệu công nhân sang làm ở doanh nghiệp khác trả trợ cấp thôi việc cho người lao động .Ngành may là một trong những ngành có sự biến đông về nhân lực rất lớn ,hằng năm có rất nhiều người rời khỏi công ty và cũng có nhiều người vào nên trình độ lành nghề của người lao động là không cao.Chính vì vậy ,công ty nên có những chính sách khuyến khích người lao động để giảm chi phí đào tạo và tuyển dụng lao động
c, Máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc
Khi mới thành lập, toàn xí nghiệp chỉ có khoảng 250 máy đạp chân của Đức, Tiệp ,Liên Xô .. nhưng đến nay công ty đã có một hệ thống máy móc thiết bị dây chuyên tương đối hiện đại như : máy may 1 kim ,2 kim ,cắt chỉ tự động ,máy vắt sổ, máy là ép, máy dập cúc ,máy thùa khuyết...hầu hết hệ thống máy móc đều được nhập từ các nước tiên tiến như :Nhật , Anh , Đức ,Mỹ
Do đặc điểm là công ty sản xuất chủ yếu hàng xuất khẩu nên việc nhập máy móc và công nghệ mới là rất cần thiết có như vậy mới đáp ứng được việc giao hàng đúng hẹn ,đảm bảo chất lượng sản phẩm ,đồng thời góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất lao động
3.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ
Sơ đồ quy trình công nghệ
Nguồn :( Phòng kỹ thuật –Công ty may Chiến Thắng)
3.3 Đặc điểm về các mặt hàng của doanh nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm
a, Đặc điểm về các mặt hàng
Công ty cổ phần may Chiến Thắng là công ty sản xuất chủ yếu hàng xuất khẩu,các nguyên liệu phụ liệu được nhập cả ở trong nước và ngoài nước .Các sản phẩm được làm theo đơn đặt hàng của nước ngoài ,hoặc bán trực tiếp trong nước
Sản phẩm may xuất khẩu chủ yếu của công ty là: Áo Jacket 1 lớp đến 3 lớp, khăn tay trẻ em, áo sơ mi, áo Gilê, quần sooc, quẩn thể thao, váy bộ .... Các sản phẩm trong nước gồm: Quần áo thể thao, áo Jacket, áo bảo hộ lao động, đồng phục học sinh, khẩu trang, ...
Mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày càng có nhiều sản phẩm của các công ty khác và sự tràn ngập của hàng Trung Quốc trong thị trường Việt Nam.
b, Đặc điểm về thị trường tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là thị trường quốc tế như Mỹ ,Canada ,Nhật ,Pháp ,Đức chiếm khoảng 90 % đến 95% .Riêng thị trường trong nước chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ khoảng 5%-10% công ty đã tạo ra mạng lưới tiêu thụ sản phẩm từ Bắc và Nam thông qua các cửa hàng phân phối các hội chợ triển lãm . Hiện nay đối thủ cạnh tranh của công ty rất nhiều vì vậy công ty phải luôn thay đổi kiểu dáng mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước nhăm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty